Cao Vị Khanh
tặng bậu, mỏng dánh
Bắt đầu…
……..bắt đầu là một lời tán thán (hay tán tỉnh cũng vậy thôi) như vầy ” em hai ơi sao em nhẹ hếu (đẹp giàng trời) như cái bông hường (mới nở) vậy mà tôi thì (uổng quá!) đã là một con bướm hết thời (quờ quạng). Nói cho văn vẻ hơn một chút thì là em-nhẹ-quá-như-bông-hường-mà-tôi-cánh-bướm-tà-dương-chập-chờn.
Như vậy tại-sao lại ra nông nổi này khi viết lại thành lục bát
em nhẹ quá (khi khổng khi không xuống hàng bất tử)
như bông hường
mà tôi cánh bướm tà dương (lại bất tử xuống hàng)
chập chờn
Tại-sao-không-là
Em nhẹ quá như bông hường
Mà tôi cánh bướm tà dương chập chờn
(như từ hồi nẳm vậy đó, coi phải cái điệu thì thầm thủ thỉ dụ dỗ vo ve ong bướm … hơn không )
Nhưng mà tại sao lại hỏi tại-sao. ( có khi nào ngồi lơ mơ, đầu óc thả lang vơ vẩn, rồi bất chợt ngó chăm bẳm vào bất kỳ một chữ nào đó-chẳng hạn như chữ tại-sao, sẽ thấy cái chữ tại-sao này nó kỳ cục như chính cái ý nghĩa tại sao kỳ cục của nó vậy). Không tin thử coi. Không tin nữa, cứ thử lên giọng hỏi coi, tại-sao? Coi có câu trả lời nào không. Hay chỉ là một sự im lặng dị thường.
Thiên hà ngôn tai!
ngày khuỵu xuống trên thân . thồ
kiếp xưa chim hạc
ốm o gầy mòn
hát ru trầm
điệu vai thon
gối đầu lên nỗi mất, còn
thịt xương
em nhẹ quá
như bông hường
mà tôi cánh bướm tà dương
chập chờn
chẻ hai lời
vệt môi hôn
mớm câu hoa mị nhiếp hồn tân toan
ừ !
kiếp vui cũng họa hoằn
thì đường quang quẽ đừng băn khoăn
chờ
tôi-nơi-em-khất-đời-thơ
có nhau vụng dại
dăm tờ
bối thơm
Xuống hàng là xuống hàng. Chấm và hết. Không có hỏi han lôi thôi. Mà cũng không có phân trần lếch thếch. (thơ chớ bộ nhân tình nhân ngãi gì sao mà ỉ ôi… )
Xuống hàng là xuống hàng. Giống y cái ngã ba đường đời vậy đó. Tới đó là phải tan-hàng-cố-gắng. Tới đó là phải anh-đường-anh-tôi-đường-tôi. Tới đó là người-lên-ngựa-kẻ-chia-bào. Có níu có kéo có trì thì cũng có cưỡng lại được đâu. Thì còn hỏi tại sao làm chi cho thêm ngớ ngẩn. Mà có hỏi thì cũng có ai trả lời đâu. Thiên hà ngôn tai !
Tới đó thì xuống hàng vậy đó. Mà điều có thấy không. Tự dưng nghe như thảm thiết hơn khi lời thơ bị bứt rời ra, đứt lìa. Và hình ảnh không còn là một bức tranh tĩnh (chết) nữa mà trở thành một hoạt cảnh (sống, động) hẵn hoi. Mà tôi cánh bướm tà dương chập chờn. Thơ đi một hơi một mạch nghĩa là vẫn còn đó, sức sống. Sự liền lạc của chữ nghĩa mang trong nó hình ảnh của gắn bó, của tồn tại… nghĩa là của hy vọng (dù le lói)? Như vậy là câu thơ không chuyển được hết cái ý nghĩa của thôi-đành, của đành-vậy, của cũng-đành, của đầu-hàng, của chịu-trận, của hết-thuốc-chữa… nghĩa là của tuyệt vọng.
mà tôi cánh bướm tà dương
chập chờn
(hai chữ “chập chờn” rớt xuống hàng dưới in hình như đôi cánh mỏi đã rụng xuống chiều nào, thấy không)
Câu thơ động đậy làm hình ảnh cánh bướm xao xác, chấp chới, như rụng, như rơi. Ý thơ được phụ diễn thêm bằng hình thơ. Tuyệt cú! Chẳng phải phương pháp audio-visuel vẫn được coi là cách thức truyền đạt hiệu quả nhất sao. Nhất ông, ông hoàng…
Ðã biểu xuống hàng thì phải xuống hàng, vậy thôi.
Thì
ừ !
kiếp vui cũng họa hoằn
thì đường quang quẽ đừng băn khoăn
chờ
ờ vậy đó mà lạ lắm. Cái chữ “chờ” bỏ hàng nhảy xuống đứng trơ trọi một mình, băn khoăn thấy rõ. Thấy không, cái tình cảnh một-mình-đứng-giữa-khoảng-chơ-vơ, cái chữ “chờ” lơ láo đó. Dặn đừng chờ mà thật ra biết rằng không cần dặn. Nên dặn mà rất ngại ngùng. Bởi có gì hứa hẹn đâu, sự chênh lệch đó, mà chờ mà dặn mà không ngại ngùng khi dặn đừng chờ. Thành ra giữa chữ “chờ” (lẻ ra) ở trên với chữ “chờ” bỏ xuống câu dưới là một khoảng cách có thật không đo được của bao nhiêu ray rứt của bấy nhiêu do dự của chừng ấy phân vân của rất mực tần ngần, của một thú nhận về sự thất bại tự thân nằm trong mối hạnh ngộ bất thường. Và… thấp thoáng trong đó, không chừng còn nguyên… một nỗi tiếc thương.
Vì vậy thơ làm sao êm xuôi cho được khi cuộc tình đã đòi đoạn như chính cái hạnh-phúc-thiên-tai vốn đã là yếu tính của cuộc tình trái cựa. Thơ phải trắc trở trặc trẹo cho đúng kiểu tréo ngoe của tình yêu trễ nãi đó thôi. Cho nên có phải chính cái ngắt chữ bất ngờ như hơi thở đứt quảng, cái nhảy câu bất tử như cơn thở dốc đứt hơi , cái hình thức vặn vẹo như cơn mê sảng đồng thiếp mới nói được hết mức cái lạng quạng cái băng hăng bó hó cái nhăn nhó chần chừ cái nửa đời nửa đoạn cái dở dang tức tưởi của những toan tính muộn màng. (có nghe chăng, cái hơi thở hắt, cam đành!)
Thấy chưa, thấy cái xuống hàng lạ lắm đó chưa.
Ðêm
chườm
củi, khói
ngây ngây
nhà ai sưởi muộn
cuối ngày đông miên
bước chân đi giữa vạn miền
về nghe một chút bình yên
phập phồng
đã quen đời
gánh
mênh mông
vết thương vết nhớ
mặn nồng
vết đâm…
giả sử làm ngang viết ( đọc, coi, ngó… ) vầy được không
bước chân đi giữa vạn miền
về nghe một chút bình yên phập phồng
đã quen đời gánh mênh mông
vết thương vết nhớ mặn nồng vết đâm
có thấy gì khác lạ không. Người nghe chắc không thấy lạ. Nghe xuôi tai. Nghe thuận thảo. Nghe êm ái như có ngón tay nghê thường nào sờ soạng lên vết cắt còn rịn máu. Nghe như có hơi thở trầm hương nào rà sát lên lớp da non mới vừa bắt miệng. Thơ đó. Có gì lạ đâu. Thơ y như hồi nào tới giờ. Y như cái hồi cô Kiều chảy giọt nước mắt thất thân theo kiểu sáu-tám-ôi-kim-lang-hởi-kim-lang-thôi-thôi-thiếp-đã-phụ-chàng-từ-đây. Hơn nữa muốn cho đúng điệu nhất thì phải đọc và viết rõ ràng như vầy : (hai chấm, xuống hàng)
(thụt vô một hàng ) Ôi Kim lang, hởi Kim lang (xuống hàng)
(ló ra một hàng ) Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
Lục bát là phải vậy. Luật chơi đã rành rành ra thế. Dẫu có chịu chơi cách mấy (phá thể, biến thể… gì gì đi nữa) thì cũng phải trên dưới rõ ràng. Sáu trên tám dưới. Sáu trên tám dưới. Sáu trên tám dưới. Cứ như vậy đó mà bốn-câu-ba-vần hay trường-thiên lưu liên sao sao cũng được. (Ngoại trừ một ít bài ca dao có 8,10,12,14 chữ mỗi câu cũng chỉ phá lệ cho vui mà số lượng rất ít, không đáng kể)
Còn về nhịp thơ (tiết tấu, ngắt câu ngắt chữ ) thì phải là nhịp chẳng (2/2/2/2 hay 2/2/4 hoặc 4/4) như để phù họp với cách thở hít của người ta, nhẹ nhàng, đều đặn, hòa hoản.
Vậy sao (lại tại-sao) mà ngang ngược trồi sụt cho đến đỗi thắc thẻo thất thường như vậy.
đã quen đời
gánh
mênh mông
vết thương vết nhớ
mặn nồng
vết đâm
mà không thắc thẻo sao được vì có phải vết nào cũng giống vết nào đâu. Cái làm nên thương nên nhớ đâu phải cái hời hợt cạn sớt phủi rớt ngoài da. Cái làm nên thương nên nhớ phải là cái hun hút thăm thẳm, cái trong trỏng tuyệt mù, cái người-Huế-nhớ-nhau-trọn-đời, hết kiếp. Như vậy nếu không xuống-hàng, nếu cứ viết ngang bằng thì làm sao khỏi lấn cấn. Thử coi. Vết thương vết nhớ mặn nồng vết đâm. Vết nào như vết nấy. Ai mà chịu. Cái vết quan trọng nhất, đầu mối của mọi thứ dấu vết trên đời này phải có cái chỗ riêng của nó, một mình, để thấy được cái chỗ đương hai hóa thành một, để thấy được bỗng chốc đầu cổ tay chân gì cũng mất tiêu ráo trọi mà chỉ còn gom lại có một chỗ duy nhất, để gọi nhau nấn níu, tượng hình mà cũng tượng tình nhất, cái chỗ để gọi nhau “mình ơi”. Vết đâm.
vết thương vết nhớ
mặn nồng
vết đâm
(có nghe không hơi thở rướn rờn rợn vết mặn nồng !)
Tại vậy đó mà thơ cứ phải dẩy nẩy, vùng vằn, vụt chạc vì có quá nhiều điều lấn cấn, tức tưởi, không yên. Muốn nói cho hết, cho đủ, cho vừa thì chỉ còn cách bứt tung ra khỏi cái vòng khuôn chặt chịa êm xuôi quen thuộc đó.
Có điều gì khó nói hay nói mà không thể nói hết. Có điều gì phải giấu lại dù vốn muốn phơi trần. Ấm a ấm ức. Lở dở. Nửa chừng. Có điều gì muốn la hét mà môi cứ ngậm câm. Hay miệng há hốc mà tiếng cứ ứ nghẹn.
ngồi bên cửa
lọt ưu phiền
dễ chừng năm tháng
đã quên
lòng người
một vòng dang rộng xa khơi
một ôm hụt hẫng
phiên trời thâm căn
ngồi nghe thương thế lịm dần
với mốc meo nắng
với tần ngần
mưa
với mưa
với mưa
với mưa
với môi bằn bặt âm thừa khổ sai
Mắt nhắm nghe thơ hẳn cũng nói không trật rằng thì là thơ lục bát. Mà mở mắt ngó trừng trừng thì lại ngờ ngợ không chắc. Cái hình ảnh và nhịp điệu quen thuộc sáu tám đâu còn nữa. Ma lực của vần điệu và cú pháp đã phù phép hồn người ra khỏi cái mặt phẳng một chiều tỉnh lặng để hóa thân vào cái cõi lừng lững ba chiều. Ở đó thơ đục đá đẽo tượng. Ở đó thơ điêu khắc trầm luân. Có lúc nào thấy được chăng cái hình người gãy gập, ngồi bó gối, gục đầu chịu trận dưới cơn mưa xối xả của định mạng, hồn thương phế, miệng ngậm câm đến nỗi mỗi tiếng hét bất lực chưa kịp thoát ra đã vỗ ngược vào lồng ngực từng tràng sấm sét. Ðọc thơ, nhìn thơ mà như mường tượng sờ được từng mảng-thơ bôi tô đắp trét. Thấy không, nỗi phiền muộn như một thứ chất lỏng dẻo nhẹo ẩm rít chảy-ngấm-thấm-lọt vào lòng người vốn dĩ như cái miệng phễu nên hứng không sót một giọt nào, lệ cường toan. Thấy không cái hụt hẫng có thật, có thật đến quơ tay còn ôm được cái trống không, thật như đuôi-mắt-chân-chim đã mỏi, thật như đường-môi-cắn-chỉ đã tưa, thật như sợi-tóc-ráng-chiều đã tối. Thấy không, mùa nắng đã qua, em đã xa và mùa mưa đang tới. Những giọt mưa mang hơi ẩm phủ mốc meo lên tấm lòng cổ độ. Và tình chúng ta, tình chúng ta còn lại gì ngoài một nắm di hài.
ngồi bên lệ cỗ di hài
dễ chừng năm tháng
đã dài
thiên thu
ngồi vàng vọt
bóng trăng
lu
với riêng ngồi lại
ao tù
thiết thân
Thử chép lại bài thơ theo cái khuôn khổ ngay ngắn, nghiêm chỉnh, cân xứng như vốn dĩ đã ngàn năm coi còn có cái tác dụng huyễn hoặc đó chăng ?
Câu thơ lục bát tự thân rất xuôi chèo mát mái, vần điệu thảo ngay, dịu dàng, dễ chịu. Vừa có yêu vận vừa có cước vận làm bài thơ có quá hai câu trở lên nối nhau khít rim, chặt chịa, liền lạc như một tràng chuổi hột hiền lành mà vị trí và vai trò của từng hột chuổi được phân bổ đồng đều tạo nên một thế quân bình hoàn chỉnh. Nhìn như vậy, lục bát chính là thể thơ biểu hiện rõ nhất cho cái thế thăng bằng tuyệt diệu trong lòng người Việt, bài học khôn ngoan nhất của cuộc trường chinh cam go dành đất sống với hai thế lực đối nghịch thường xuyên, thiên nhiên và ngoại xâm. Sự hòa điệu giữa người và người cũng như giữa người và thiên nhiên đã phản ảnh trong cái nhịp hài hòa, thuận thảo, êm ái, tự tại… của những câu lục bát ngay từ thời còn là ca dao bay lượn trên sông nước ruộng đồng. Vì vậy, nếu có tìm đọc lại ngàn bài lục bát cũng vẫn y cái giọng điệu và nhịp tiết đều đặn, hiền lành, ngọt ngào… như ru như dỗ. Dỗ người vì chính lòng mình đã được dỗ yên.
Ngay cả đến thời gần đây, lục bát vẫn còn nguyên cái thế thăng bằng dễ thương đó. Nhìn một bài thơ lục bát của Nguyễn Bính được chép tay bằng mực tím y như ngó một cô con gái nhà lành, thùy mị, phía trước phía sau tề chỉnh, cái gì cũng vừa vừa phải phải, như chính cái đòi hỏi chừng mực của một thời kỳ mực thước.
Nhưng mà có còn nữa đâu, cái thời vừa-vừa-phải-phải đó.
Những khám phá mới của khoa học và triết học giữa hai thời hũy diệt lớn đã làm thay đổi hẵn lối sống và nếp suy nghĩ của con người. Ðã có người kêu lên thượng đế đã chết. Không biết ông ta có chết thật không chớ con người thì quả tình ngất ngư đến mất thở. Khoa học tăng hiệu năng tàn phá theo cấp số nhân, triết lý cứu rỗi con người theo cấp số cộng, chiến tranh làm mọc lên những thành phố lở lói nhanh hơn cây xanh, máy móc tăng vọt tốc độ của đời sống lẹ hơn suy nghĩ và đô thị vây khốn con người trong những giấc mộng cụt đầu cụt đuôi. Chung cư khoá trái cửa kín mít, ngã tư ngã năm ngã sáu ngã bảy, đèn xanh đỏ chớp tắt chớp tắt, chiếc đinh ốc của Charlot, con chó điều-kiện-hoá của Palow, miệng đại vực mở toác hoác ngay giữa con phố triệu người, miệng đại vực mở tanh banh ngay giữa lồng ngực ám khói, mặt trời rồ dại, mặt trăng thất tiết… Và con người, con người thành kẻ thất lạc chính mình.
mỗi lần đi
một hỏi đường
tôi chậm lụt giữa nộ cuồng thế gian
giữa trăm khốc liệt giăng hàng
tìm đâu
tôi ?
ở ngổn ngang sự tình
Không phải tự nhiên mà lục bát đèo bồng làm mặt lạ. Tại đã tới lúc người ta lạ mặt với chính mình và với cả thế giới chung quanh. Thiên nhiên không còn là cõi trú ẩn bao dung và tha nhân thì trở thành địa ngục. Con người tới và đi như khách lạ ngang qua cuộc đời tựa quán trọ buồn hiu. Cõi nhân gian rốt lại chỉ là một cõi giả hình và cuộc sống nếu có thật chỉ gom lại trong từng khoảnh khắc. Chân lý thay đổi như trò mạo hóa. Mọi đối cực của cuộc đời là trò chơi của chữ nghĩa và sự chọn lựa về một phía nhất định chỉ là thái độ ngụy tín nhất của con người. Ðầu-đuôi, trên-dưới, ngược-xuôi, trong-ngoài, tốt-xấu rồi ra cũng chỉ là những khái niệm hết sức tương đối, hình học không gian đã phá vỡ định đề Euclide, ở bên ngoài trái đất trên tuốt mấy tầng mây mọi thứ đã lộn nhào, và sau cuộc đổi đời năm ấy, những nấc thang giá trị cũng lộn tùng phèo trong lòng ta. Còn lại gì không, có còn lại gì không trong lòng ta, thế quân bình huyền thoại.
mỏng manh
là sợi tơ tằm
hoang mang là tiếng thơ
thầm gọi tên
là trăm con chữ tật nguyền
là trăm con chữ tật nguyền ? ờ chữ nghĩa đã tật nguyền nên chỉ đưa đến ngộ nhận và bế tắc.
Ðến một lúc tất cả trở nên nhòe nhoẹt, lờ mờ, nhập nhằng, lợn cợn… đường ranh biện biệt đã mỏng hơn sợi tơ tằm thì còn chỗ nào để phân biệt phải-trái, đúng-sai, vui-buồn, mê-tỉnh… Ðã không rõ ràng thì chỗ nào là chỗ phải dừng. Mà dừng lại có chắc đã đúng chưa khi hạnh phúc chỉ là mặt này của đau khổ mặt kia, khi tiếng cười có khi chỉ là ngụy trang của tiếng khóc, khi yêu đương chỉ là mầm móng của tan vỡ, và mộng mị chính là khởi đầu cho một cuộc tự sát dịu dàng. Vậy thì có cần phải đi ngay về thẳng, đường đi có còn chỗ tới khi chỗ về đã bít đường lui. Sao không lung lăng khi chính lòng ta khệnh khạng, bối rối, mù mờ trước những đối cực bất phân. Sao không xiên xẹo khi chính lòng ta còn không ngay ngắn, nữa là.
chao ơi
thiệt tội đêm dài
nghiến sâu thân thế
lạc loài thể thân
chừ
trùm cái bóng phân vân
về mô cũng đụng chút gần
thịt xương
……………..
ta về
nhang khói lắt lay
thôi âm hồn nọ
vẫn ngày dương gian
………………
ta về
như gợn gió âm
ở lâu vết buốt
ngực trầm tích kia
giọt mưa giọt lệ đầm đìa
thất phu
nhoè buổi ta về
trắng
không
nghe không em, thơ như cái hơi thở rướn từ một vết thương chí tử, vói, níu, bắt tràm qua cuộc sống, như cái hơi thở hắt từ một trái tim đã mỏi nấn nuối qua bờ cõi tử sinh. Những câu những chữ rơi, rụng bất ngờ như chính những bày-đặt-rất-tình-cờ của định mạng. Ðọc lại trên môi, đọc lại trong mắt để thấy rõ ràng cái chúng ta không thấy được, bộ mặt thật của cõi người, phân vân, lay lắt, lộn xộn, lu bu, rối bù… Thơ như một cố gắng vớt vát để định hình cái không có hình dáng nhất định, cuộc đời, tình yêu, hạnh phúc, đau khổ, niềm vui, tiếng khóc, câu cười… đã không còn là cái như ta đã tưởng, đã thay đổi rồi khi chính lòng ta đã lụy, từ khi…
Bởi vậy, đâu phải khi không lục bát bỏ hàng rẽ lối, chệnh choạng, khấp khểnh. Bởi chính lòng người đã thương tật nên vóc hình cũng khấp khểnh, chệnh choạng, bỏ lối rẽ hàng đó thôi.
Mà hổng chừng phải vậy lục bát mới tận tụy được cùng ta, cuộc trầm luân đó.
Từ khi Picasso chẻ hình người ra làm trăm mảnh vụn thì bộ mặt nhân gian cũng đâu còn lành lặn nữa. Hoặc chỉ lành lặn theo cái mỹ cảm mới. Mỹ cảm của chất nổ banh da xé thịt, của lò thiêu người, của ám sát chính trị, của họa diệt chủng… Lần này, với Hoàng Xuân Sơn cái trật tự lành lặn cũ cũng phải bị phá đổ đi để lập lại một trật tự mới, trật tự của cuộc điêu tàn mới. Lục bát bị xé ra từng mảnh rồi ráp lại theo cái nhìn vỡ vụn của con mắt điêu linh. Chỏng ngược đầu xuống đất, mọi sự có dị thường hơn khi đứng hai chân trên mặt trần gian này mà làm thơ ? Thơ lộn lạo như cõi hồng trần tất tả, thơ hổn hển khi con tim đập sái nhịp nhân gian, mệt đừ
tiễn cung
vút một đuôi mày
hỡi ơi tình lụy
ngón tay
trễ tràng
Từ cái vị trí lỏng chỏng của cuộc sống bất an, của cái tâm bất định, của cái tình bất khả, thơ là đường bay lêu lỏng của con tim bất trắc trong một thế giới bất ổn. Như vậy có gì bất thường đâu khi lục bát vặn vẹo, co rúm hay luông tuồng suồng sả… chẳng qua như cái hơi thở của mình, những khi… đời dở chứng.
… khi đó, con tim nhỏ xíu đập, chòi như đuôi cá mắc cạn
… khi đó, cổ thắt nghẽn như cái cần đàn bẻ quặp lại sợi trúc ti
lệ từ trích một nét ngang
nguyền thân đuối . lả
quy hàng mỵ nương
Khi đó, lục bát là hơi thở rướn níu ta lại với cuộc đời.
Cao Vị Khanh
Nguồn: Sáng Tạo
……..bắt đầu là một lời tán thán (hay tán tỉnh cũng vậy thôi) như vầy ” em hai ơi sao em nhẹ hếu (đẹp giàng trời) như cái bông hường (mới nở) vậy mà tôi thì (uổng quá!) đã là một con bướm hết thời (quờ quạng). Nói cho văn vẻ hơn một chút thì là em-nhẹ-quá-như-bông-hường-mà-tôi-cánh-bướm-tà-dương-chập-chờn.
Như vậy tại-sao lại ra nông nổi này khi viết lại thành lục bát
em nhẹ quá (khi khổng khi không xuống hàng bất tử)
như bông hường
mà tôi cánh bướm tà dương (lại bất tử xuống hàng)
chập chờn
Tại-sao-không-là
Em nhẹ quá như bông hường
Mà tôi cánh bướm tà dương chập chờn
(như từ hồi nẳm vậy đó, coi phải cái điệu thì thầm thủ thỉ dụ dỗ vo ve ong bướm … hơn không )
Nhưng mà tại sao lại hỏi tại-sao. ( có khi nào ngồi lơ mơ, đầu óc thả lang vơ vẩn, rồi bất chợt ngó chăm bẳm vào bất kỳ một chữ nào đó-chẳng hạn như chữ tại-sao, sẽ thấy cái chữ tại-sao này nó kỳ cục như chính cái ý nghĩa tại sao kỳ cục của nó vậy). Không tin thử coi. Không tin nữa, cứ thử lên giọng hỏi coi, tại-sao? Coi có câu trả lời nào không. Hay chỉ là một sự im lặng dị thường.
Thiên hà ngôn tai!
ngày khuỵu xuống trên thân . thồ
kiếp xưa chim hạc
ốm o gầy mòn
hát ru trầm
điệu vai thon
gối đầu lên nỗi mất, còn
thịt xương
em nhẹ quá
như bông hường
mà tôi cánh bướm tà dương
chập chờn
chẻ hai lời
vệt môi hôn
mớm câu hoa mị nhiếp hồn tân toan
ừ !
kiếp vui cũng họa hoằn
thì đường quang quẽ đừng băn khoăn
chờ
tôi-nơi-em-khất-đời-thơ
có nhau vụng dại
dăm tờ
bối thơm
Xuống hàng là xuống hàng. Chấm và hết. Không có hỏi han lôi thôi. Mà cũng không có phân trần lếch thếch. (thơ chớ bộ nhân tình nhân ngãi gì sao mà ỉ ôi… )
Xuống hàng là xuống hàng. Giống y cái ngã ba đường đời vậy đó. Tới đó là phải tan-hàng-cố-gắng. Tới đó là phải anh-đường-anh-tôi-đường-tôi. Tới đó là người-lên-ngựa-kẻ-chia-bào. Có níu có kéo có trì thì cũng có cưỡng lại được đâu. Thì còn hỏi tại sao làm chi cho thêm ngớ ngẩn. Mà có hỏi thì cũng có ai trả lời đâu. Thiên hà ngôn tai !
Tới đó thì xuống hàng vậy đó. Mà điều có thấy không. Tự dưng nghe như thảm thiết hơn khi lời thơ bị bứt rời ra, đứt lìa. Và hình ảnh không còn là một bức tranh tĩnh (chết) nữa mà trở thành một hoạt cảnh (sống, động) hẵn hoi. Mà tôi cánh bướm tà dương chập chờn. Thơ đi một hơi một mạch nghĩa là vẫn còn đó, sức sống. Sự liền lạc của chữ nghĩa mang trong nó hình ảnh của gắn bó, của tồn tại… nghĩa là của hy vọng (dù le lói)? Như vậy là câu thơ không chuyển được hết cái ý nghĩa của thôi-đành, của đành-vậy, của cũng-đành, của đầu-hàng, của chịu-trận, của hết-thuốc-chữa… nghĩa là của tuyệt vọng.
mà tôi cánh bướm tà dương
chập chờn
(hai chữ “chập chờn” rớt xuống hàng dưới in hình như đôi cánh mỏi đã rụng xuống chiều nào, thấy không)
Câu thơ động đậy làm hình ảnh cánh bướm xao xác, chấp chới, như rụng, như rơi. Ý thơ được phụ diễn thêm bằng hình thơ. Tuyệt cú! Chẳng phải phương pháp audio-visuel vẫn được coi là cách thức truyền đạt hiệu quả nhất sao. Nhất ông, ông hoàng…
Ðã biểu xuống hàng thì phải xuống hàng, vậy thôi.
Thì
ừ !
kiếp vui cũng họa hoằn
thì đường quang quẽ đừng băn khoăn
chờ
ờ vậy đó mà lạ lắm. Cái chữ “chờ” bỏ hàng nhảy xuống đứng trơ trọi một mình, băn khoăn thấy rõ. Thấy không, cái tình cảnh một-mình-đứng-giữa-khoảng-chơ-vơ, cái chữ “chờ” lơ láo đó. Dặn đừng chờ mà thật ra biết rằng không cần dặn. Nên dặn mà rất ngại ngùng. Bởi có gì hứa hẹn đâu, sự chênh lệch đó, mà chờ mà dặn mà không ngại ngùng khi dặn đừng chờ. Thành ra giữa chữ “chờ” (lẻ ra) ở trên với chữ “chờ” bỏ xuống câu dưới là một khoảng cách có thật không đo được của bao nhiêu ray rứt của bấy nhiêu do dự của chừng ấy phân vân của rất mực tần ngần, của một thú nhận về sự thất bại tự thân nằm trong mối hạnh ngộ bất thường. Và… thấp thoáng trong đó, không chừng còn nguyên… một nỗi tiếc thương.
Vì vậy thơ làm sao êm xuôi cho được khi cuộc tình đã đòi đoạn như chính cái hạnh-phúc-thiên-tai vốn đã là yếu tính của cuộc tình trái cựa. Thơ phải trắc trở trặc trẹo cho đúng kiểu tréo ngoe của tình yêu trễ nãi đó thôi. Cho nên có phải chính cái ngắt chữ bất ngờ như hơi thở đứt quảng, cái nhảy câu bất tử như cơn thở dốc đứt hơi , cái hình thức vặn vẹo như cơn mê sảng đồng thiếp mới nói được hết mức cái lạng quạng cái băng hăng bó hó cái nhăn nhó chần chừ cái nửa đời nửa đoạn cái dở dang tức tưởi của những toan tính muộn màng. (có nghe chăng, cái hơi thở hắt, cam đành!)
Thấy chưa, thấy cái xuống hàng lạ lắm đó chưa.
Ðêm
chườm
củi, khói
ngây ngây
nhà ai sưởi muộn
cuối ngày đông miên
bước chân đi giữa vạn miền
về nghe một chút bình yên
phập phồng
đã quen đời
gánh
mênh mông
vết thương vết nhớ
mặn nồng
vết đâm…
giả sử làm ngang viết ( đọc, coi, ngó… ) vầy được không
bước chân đi giữa vạn miền
về nghe một chút bình yên phập phồng
đã quen đời gánh mênh mông
vết thương vết nhớ mặn nồng vết đâm
có thấy gì khác lạ không. Người nghe chắc không thấy lạ. Nghe xuôi tai. Nghe thuận thảo. Nghe êm ái như có ngón tay nghê thường nào sờ soạng lên vết cắt còn rịn máu. Nghe như có hơi thở trầm hương nào rà sát lên lớp da non mới vừa bắt miệng. Thơ đó. Có gì lạ đâu. Thơ y như hồi nào tới giờ. Y như cái hồi cô Kiều chảy giọt nước mắt thất thân theo kiểu sáu-tám-ôi-kim-lang-hởi-kim-lang-thôi-thôi-thiếp-đã-phụ-chàng-từ-đây. Hơn nữa muốn cho đúng điệu nhất thì phải đọc và viết rõ ràng như vầy : (hai chấm, xuống hàng)
(thụt vô một hàng ) Ôi Kim lang, hởi Kim lang (xuống hàng)
(ló ra một hàng ) Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây
Lục bát là phải vậy. Luật chơi đã rành rành ra thế. Dẫu có chịu chơi cách mấy (phá thể, biến thể… gì gì đi nữa) thì cũng phải trên dưới rõ ràng. Sáu trên tám dưới. Sáu trên tám dưới. Sáu trên tám dưới. Cứ như vậy đó mà bốn-câu-ba-vần hay trường-thiên lưu liên sao sao cũng được. (Ngoại trừ một ít bài ca dao có 8,10,12,14 chữ mỗi câu cũng chỉ phá lệ cho vui mà số lượng rất ít, không đáng kể)
Còn về nhịp thơ (tiết tấu, ngắt câu ngắt chữ ) thì phải là nhịp chẳng (2/2/2/2 hay 2/2/4 hoặc 4/4) như để phù họp với cách thở hít của người ta, nhẹ nhàng, đều đặn, hòa hoản.
Vậy sao (lại tại-sao) mà ngang ngược trồi sụt cho đến đỗi thắc thẻo thất thường như vậy.
đã quen đời
gánh
mênh mông
vết thương vết nhớ
mặn nồng
vết đâm
mà không thắc thẻo sao được vì có phải vết nào cũng giống vết nào đâu. Cái làm nên thương nên nhớ đâu phải cái hời hợt cạn sớt phủi rớt ngoài da. Cái làm nên thương nên nhớ phải là cái hun hút thăm thẳm, cái trong trỏng tuyệt mù, cái người-Huế-nhớ-nhau-trọn-đời, hết kiếp. Như vậy nếu không xuống-hàng, nếu cứ viết ngang bằng thì làm sao khỏi lấn cấn. Thử coi. Vết thương vết nhớ mặn nồng vết đâm. Vết nào như vết nấy. Ai mà chịu. Cái vết quan trọng nhất, đầu mối của mọi thứ dấu vết trên đời này phải có cái chỗ riêng của nó, một mình, để thấy được cái chỗ đương hai hóa thành một, để thấy được bỗng chốc đầu cổ tay chân gì cũng mất tiêu ráo trọi mà chỉ còn gom lại có một chỗ duy nhất, để gọi nhau nấn níu, tượng hình mà cũng tượng tình nhất, cái chỗ để gọi nhau “mình ơi”. Vết đâm.
vết thương vết nhớ
mặn nồng
vết đâm
(có nghe không hơi thở rướn rờn rợn vết mặn nồng !)
Tại vậy đó mà thơ cứ phải dẩy nẩy, vùng vằn, vụt chạc vì có quá nhiều điều lấn cấn, tức tưởi, không yên. Muốn nói cho hết, cho đủ, cho vừa thì chỉ còn cách bứt tung ra khỏi cái vòng khuôn chặt chịa êm xuôi quen thuộc đó.
Có điều gì khó nói hay nói mà không thể nói hết. Có điều gì phải giấu lại dù vốn muốn phơi trần. Ấm a ấm ức. Lở dở. Nửa chừng. Có điều gì muốn la hét mà môi cứ ngậm câm. Hay miệng há hốc mà tiếng cứ ứ nghẹn.
ngồi bên cửa
lọt ưu phiền
dễ chừng năm tháng
đã quên
lòng người
một vòng dang rộng xa khơi
một ôm hụt hẫng
phiên trời thâm căn
ngồi nghe thương thế lịm dần
với mốc meo nắng
với tần ngần
mưa
với mưa
với mưa
với mưa
với môi bằn bặt âm thừa khổ sai
Mắt nhắm nghe thơ hẳn cũng nói không trật rằng thì là thơ lục bát. Mà mở mắt ngó trừng trừng thì lại ngờ ngợ không chắc. Cái hình ảnh và nhịp điệu quen thuộc sáu tám đâu còn nữa. Ma lực của vần điệu và cú pháp đã phù phép hồn người ra khỏi cái mặt phẳng một chiều tỉnh lặng để hóa thân vào cái cõi lừng lững ba chiều. Ở đó thơ đục đá đẽo tượng. Ở đó thơ điêu khắc trầm luân. Có lúc nào thấy được chăng cái hình người gãy gập, ngồi bó gối, gục đầu chịu trận dưới cơn mưa xối xả của định mạng, hồn thương phế, miệng ngậm câm đến nỗi mỗi tiếng hét bất lực chưa kịp thoát ra đã vỗ ngược vào lồng ngực từng tràng sấm sét. Ðọc thơ, nhìn thơ mà như mường tượng sờ được từng mảng-thơ bôi tô đắp trét. Thấy không, nỗi phiền muộn như một thứ chất lỏng dẻo nhẹo ẩm rít chảy-ngấm-thấm-lọt vào lòng người vốn dĩ như cái miệng phễu nên hứng không sót một giọt nào, lệ cường toan. Thấy không cái hụt hẫng có thật, có thật đến quơ tay còn ôm được cái trống không, thật như đuôi-mắt-chân-chim đã mỏi, thật như đường-môi-cắn-chỉ đã tưa, thật như sợi-tóc-ráng-chiều đã tối. Thấy không, mùa nắng đã qua, em đã xa và mùa mưa đang tới. Những giọt mưa mang hơi ẩm phủ mốc meo lên tấm lòng cổ độ. Và tình chúng ta, tình chúng ta còn lại gì ngoài một nắm di hài.
ngồi bên lệ cỗ di hài
dễ chừng năm tháng
đã dài
thiên thu
ngồi vàng vọt
bóng trăng
lu
với riêng ngồi lại
ao tù
thiết thân
Thử chép lại bài thơ theo cái khuôn khổ ngay ngắn, nghiêm chỉnh, cân xứng như vốn dĩ đã ngàn năm coi còn có cái tác dụng huyễn hoặc đó chăng ?
Câu thơ lục bát tự thân rất xuôi chèo mát mái, vần điệu thảo ngay, dịu dàng, dễ chịu. Vừa có yêu vận vừa có cước vận làm bài thơ có quá hai câu trở lên nối nhau khít rim, chặt chịa, liền lạc như một tràng chuổi hột hiền lành mà vị trí và vai trò của từng hột chuổi được phân bổ đồng đều tạo nên một thế quân bình hoàn chỉnh. Nhìn như vậy, lục bát chính là thể thơ biểu hiện rõ nhất cho cái thế thăng bằng tuyệt diệu trong lòng người Việt, bài học khôn ngoan nhất của cuộc trường chinh cam go dành đất sống với hai thế lực đối nghịch thường xuyên, thiên nhiên và ngoại xâm. Sự hòa điệu giữa người và người cũng như giữa người và thiên nhiên đã phản ảnh trong cái nhịp hài hòa, thuận thảo, êm ái, tự tại… của những câu lục bát ngay từ thời còn là ca dao bay lượn trên sông nước ruộng đồng. Vì vậy, nếu có tìm đọc lại ngàn bài lục bát cũng vẫn y cái giọng điệu và nhịp tiết đều đặn, hiền lành, ngọt ngào… như ru như dỗ. Dỗ người vì chính lòng mình đã được dỗ yên.
Ngay cả đến thời gần đây, lục bát vẫn còn nguyên cái thế thăng bằng dễ thương đó. Nhìn một bài thơ lục bát của Nguyễn Bính được chép tay bằng mực tím y như ngó một cô con gái nhà lành, thùy mị, phía trước phía sau tề chỉnh, cái gì cũng vừa vừa phải phải, như chính cái đòi hỏi chừng mực của một thời kỳ mực thước.
Nhưng mà có còn nữa đâu, cái thời vừa-vừa-phải-phải đó.
Những khám phá mới của khoa học và triết học giữa hai thời hũy diệt lớn đã làm thay đổi hẵn lối sống và nếp suy nghĩ của con người. Ðã có người kêu lên thượng đế đã chết. Không biết ông ta có chết thật không chớ con người thì quả tình ngất ngư đến mất thở. Khoa học tăng hiệu năng tàn phá theo cấp số nhân, triết lý cứu rỗi con người theo cấp số cộng, chiến tranh làm mọc lên những thành phố lở lói nhanh hơn cây xanh, máy móc tăng vọt tốc độ của đời sống lẹ hơn suy nghĩ và đô thị vây khốn con người trong những giấc mộng cụt đầu cụt đuôi. Chung cư khoá trái cửa kín mít, ngã tư ngã năm ngã sáu ngã bảy, đèn xanh đỏ chớp tắt chớp tắt, chiếc đinh ốc của Charlot, con chó điều-kiện-hoá của Palow, miệng đại vực mở toác hoác ngay giữa con phố triệu người, miệng đại vực mở tanh banh ngay giữa lồng ngực ám khói, mặt trời rồ dại, mặt trăng thất tiết… Và con người, con người thành kẻ thất lạc chính mình.
mỗi lần đi
một hỏi đường
tôi chậm lụt giữa nộ cuồng thế gian
giữa trăm khốc liệt giăng hàng
tìm đâu
tôi ?
ở ngổn ngang sự tình
Không phải tự nhiên mà lục bát đèo bồng làm mặt lạ. Tại đã tới lúc người ta lạ mặt với chính mình và với cả thế giới chung quanh. Thiên nhiên không còn là cõi trú ẩn bao dung và tha nhân thì trở thành địa ngục. Con người tới và đi như khách lạ ngang qua cuộc đời tựa quán trọ buồn hiu. Cõi nhân gian rốt lại chỉ là một cõi giả hình và cuộc sống nếu có thật chỉ gom lại trong từng khoảnh khắc. Chân lý thay đổi như trò mạo hóa. Mọi đối cực của cuộc đời là trò chơi của chữ nghĩa và sự chọn lựa về một phía nhất định chỉ là thái độ ngụy tín nhất của con người. Ðầu-đuôi, trên-dưới, ngược-xuôi, trong-ngoài, tốt-xấu rồi ra cũng chỉ là những khái niệm hết sức tương đối, hình học không gian đã phá vỡ định đề Euclide, ở bên ngoài trái đất trên tuốt mấy tầng mây mọi thứ đã lộn nhào, và sau cuộc đổi đời năm ấy, những nấc thang giá trị cũng lộn tùng phèo trong lòng ta. Còn lại gì không, có còn lại gì không trong lòng ta, thế quân bình huyền thoại.
mỏng manh
là sợi tơ tằm
hoang mang là tiếng thơ
thầm gọi tên
là trăm con chữ tật nguyền
là trăm con chữ tật nguyền ? ờ chữ nghĩa đã tật nguyền nên chỉ đưa đến ngộ nhận và bế tắc.
Ðến một lúc tất cả trở nên nhòe nhoẹt, lờ mờ, nhập nhằng, lợn cợn… đường ranh biện biệt đã mỏng hơn sợi tơ tằm thì còn chỗ nào để phân biệt phải-trái, đúng-sai, vui-buồn, mê-tỉnh… Ðã không rõ ràng thì chỗ nào là chỗ phải dừng. Mà dừng lại có chắc đã đúng chưa khi hạnh phúc chỉ là mặt này của đau khổ mặt kia, khi tiếng cười có khi chỉ là ngụy trang của tiếng khóc, khi yêu đương chỉ là mầm móng của tan vỡ, và mộng mị chính là khởi đầu cho một cuộc tự sát dịu dàng. Vậy thì có cần phải đi ngay về thẳng, đường đi có còn chỗ tới khi chỗ về đã bít đường lui. Sao không lung lăng khi chính lòng ta khệnh khạng, bối rối, mù mờ trước những đối cực bất phân. Sao không xiên xẹo khi chính lòng ta còn không ngay ngắn, nữa là.
chao ơi
thiệt tội đêm dài
nghiến sâu thân thế
lạc loài thể thân
chừ
trùm cái bóng phân vân
về mô cũng đụng chút gần
thịt xương
……………..
ta về
nhang khói lắt lay
thôi âm hồn nọ
vẫn ngày dương gian
………………
ta về
như gợn gió âm
ở lâu vết buốt
ngực trầm tích kia
giọt mưa giọt lệ đầm đìa
thất phu
nhoè buổi ta về
trắng
không
nghe không em, thơ như cái hơi thở rướn từ một vết thương chí tử, vói, níu, bắt tràm qua cuộc sống, như cái hơi thở hắt từ một trái tim đã mỏi nấn nuối qua bờ cõi tử sinh. Những câu những chữ rơi, rụng bất ngờ như chính những bày-đặt-rất-tình-cờ của định mạng. Ðọc lại trên môi, đọc lại trong mắt để thấy rõ ràng cái chúng ta không thấy được, bộ mặt thật của cõi người, phân vân, lay lắt, lộn xộn, lu bu, rối bù… Thơ như một cố gắng vớt vát để định hình cái không có hình dáng nhất định, cuộc đời, tình yêu, hạnh phúc, đau khổ, niềm vui, tiếng khóc, câu cười… đã không còn là cái như ta đã tưởng, đã thay đổi rồi khi chính lòng ta đã lụy, từ khi…
Bởi vậy, đâu phải khi không lục bát bỏ hàng rẽ lối, chệnh choạng, khấp khểnh. Bởi chính lòng người đã thương tật nên vóc hình cũng khấp khểnh, chệnh choạng, bỏ lối rẽ hàng đó thôi.
Mà hổng chừng phải vậy lục bát mới tận tụy được cùng ta, cuộc trầm luân đó.
Từ khi Picasso chẻ hình người ra làm trăm mảnh vụn thì bộ mặt nhân gian cũng đâu còn lành lặn nữa. Hoặc chỉ lành lặn theo cái mỹ cảm mới. Mỹ cảm của chất nổ banh da xé thịt, của lò thiêu người, của ám sát chính trị, của họa diệt chủng… Lần này, với Hoàng Xuân Sơn cái trật tự lành lặn cũ cũng phải bị phá đổ đi để lập lại một trật tự mới, trật tự của cuộc điêu tàn mới. Lục bát bị xé ra từng mảnh rồi ráp lại theo cái nhìn vỡ vụn của con mắt điêu linh. Chỏng ngược đầu xuống đất, mọi sự có dị thường hơn khi đứng hai chân trên mặt trần gian này mà làm thơ ? Thơ lộn lạo như cõi hồng trần tất tả, thơ hổn hển khi con tim đập sái nhịp nhân gian, mệt đừ
tiễn cung
vút một đuôi mày
hỡi ơi tình lụy
ngón tay
trễ tràng
Từ cái vị trí lỏng chỏng của cuộc sống bất an, của cái tâm bất định, của cái tình bất khả, thơ là đường bay lêu lỏng của con tim bất trắc trong một thế giới bất ổn. Như vậy có gì bất thường đâu khi lục bát vặn vẹo, co rúm hay luông tuồng suồng sả… chẳng qua như cái hơi thở của mình, những khi… đời dở chứng.
… khi đó, con tim nhỏ xíu đập, chòi như đuôi cá mắc cạn
… khi đó, cổ thắt nghẽn như cái cần đàn bẻ quặp lại sợi trúc ti
lệ từ trích một nét ngang
nguyền thân đuối . lả
quy hàng mỵ nương
Khi đó, lục bát là hơi thở rướn níu ta lại với cuộc đời.
Cao Vị Khanh
Nguồn: Sáng Tạo
4 comments:
Rướn hoài cũng rã thịt xương
Níu hoài cũng oải tâm hồn ca dao
Thổi hoài bong bóng trăng sao
Khuya mèm
gục bóng
hồng đào
tỉnh tinh
Hận ngàn năm
một vết
tình
Thơ lục bát, 6 trên 8 dưới khi ngâm bao giờ cũng nhịp chẳn: -2-2-2 và 4-4 nghe như thể quân hành và rum ba .
Các hoạ sĩ trừu tượng thường vẻ vật gì cũng chia làm nhiều phần, đầu đuôi lộn ngược, người coi không biết họ vẻ cái gì.? Bây giờ những câu lục bát cũng bị chia năm xẻ bảy, nhứt là câu 6 vừa có nhịp lẻ vừa có nhịp chẳn.
1-2-3 hay 1-1-2-1-1 hay 1-2-2-1 hay 3-3 hay 1-5
Và câu 8:
2-2-2-2- hay 6-2 hay 7-1 hay 4-2-2
Tuy chia xẻ như vậy nhưng THƠ khác với HOẠ.
Hoạ xẻ nhiều thì không hiểu nhưng thơ càng xẻ thì lời thơ càng ý nhị thâm thuý. CVK hé lộ cho ta thấy:
Vết thương vết nhớ
Mặn nồng
Vết đâm
" MÌNH ƠI"
Hết sức hình tượng!
BLG
Thật lý thú khi đọc một bài biện luận dài của tác CVK với những thuật ngữ, những liên từ phong phú độc đáo, những "biện từ" (trong ngoặc kép)lạ lẫm mà hình tượng, những dữ kiện mịnh hoạ lục ra đầu từ trong sâu thẩm kiến thức của tác giả, lôi cả nhà danh hoạ Picasso cắt người ta ra trăm mảnh, Thuý Kiều cho Kim Trọng leo cây...... chỉ để nói "lối sắp xếp 2 câu thơ Lục Bát theo một số tác giả bây giờ " mà đôi lúc cứ nghĩ là tác giả OK có luc lại thấy tác giả nguây nguẩy...mờ mờ ảo ảo như sương như khói.
Cách nay 80 năm nhà thơ Tản Đà có cảm hứng phóng tác từ thơ Cô phong Trung Hoa bài "Tống biệt". Cũng vậy, ông cũng dùng thơ 7 chữ trộn lộn với thơ 8 chữ rồi ngắt câu bất tử, xuống hàng vô tôi dạ,,,,hổng biết là thơ gì mà cũng thấy hay hay ai cũng dọc ai cũng thích, có người phổ nhạc và có người cho là TIỀN ĐỀ CHO THƠ MỚI HAY TỰ DO của Việt Nam. Kẻ viết comment nầy hổng biết phải vậy không. Xin đọc Tống Biệt dưới đây.
Người thắp đuốc tìm thầy.
Tống biệt
Tác giả: Tản Đà
Lá đào rơi rắc lối thiên thai
Suối tiễn,oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt.
Nước chảy, hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đừơng lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi ....
Đại Sư Ca BLG ơi !
Sao sư ca "nhạy cảm" hơn tiểu đệ quá vậy !?
Đọc comment của sư ca :
VẾT THƯƠNG VẾT NHỚ
MẶN NỒNG
VẾT ĐÂM
"MìNH ƠI"
Hết sức hình tượng !
Khiến tiểu đệ giật mình nhớ tới Bà Hồ Xuân Hương cũng hình tượng không kém :
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay (Quả Mít)
Còn ông cố nhạc sĩ TCS trong bài hát Ru Đời Đi Nhé có câu ;
"Ta nghe tịch lặng rơi nhanh dưới khe im lìm" cũng TRỪU-TƯỢNG-GỢI- HÌNH hết sẩy. !!!
Tôi lỗi ! Tội lỗi !!!
MVN
Post a Comment