Lúc đó khoảng 8.30 sáng, phòng cấp cứu rất bận rộn. Một ông cụ khoảng trên 80 tuổi bước vào phòng và yêu cầu được cắt chỉ khâu ở ngón tay cái. Ông cụ nói, ông rất vội vì ông có một cuộc hẹn vào lúc 9 giờ. Tôi bắt mạch, đo huyết áp cho ông cụ xong, tôi bảo ông ngôi chờ vì tôi biết phải hơn một tiếng đồng hồ nữa mới có người đến cắt chỉ khâu cho ông. Tôi thấy ông nôn nóng nhìn đồng hồ nên tôi quyết định sẽ đích thân khám vết thương ở ngón tay cái của ông cụ. Vì lúc đó tôi cũng không bận với một bịnh nhân nào khác cả.
Khi khám tôi nhận thấy vết thương đã lành tốt vì vậy tôi đi lấy dụng cụ để tháo chỉ khâu ra và bôi thuốc vào vết thương cho ông cụ. Trong khi săn sóc vết thương cho ông cụ, tôi hỏi ông là, ông vội như vậy chắc là ông có môt cuộc hẹn với một bác sĩ khác sáng hôm nay phải không.
Ông nói không phải vậy nhưng ông cần phải đi đến nhà dưỡng lão để ăn điểm tâm với bà cụ vợ của ông ở đó. Tôi hỏi thăm sức khỏe của bà cụ thì ông cho biết là bà đã ở viện dưỡng lão một thời gian khá lâu rồi và bà bị bịnh Alzheimer (bịnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi). Khi nói chuyện tôi có hỏi ông cụ là liệu bà cụ có buồn không nếu ông đến trễ một chút. Ông cụ nói bà ấy không còn biết ông là ai nữa và đã 5 năm nay rồi bà không còn nhận ra ông nữa.
Tôi ngạc nhiên quá và hỏi ông cụ, “và Bác vẫn đến ăn sáng với Bác gái mỗi buổi sáng mặc dù Bác gái không còn biết Bác là ai nữa?”
Ông cụ mĩm cười, vỗ nhẹ vào tay tôi rồi nói:
“Bà ấy không còn biết tôi nữa, nhưng tôi vẫn còn biết bà ấy là ai.”
Khi ông cụ bước ra khỏi phòng, tôi phải cố gắng lắm để khỏi bật khóc. Tôi vô cùng xúc động và thầm nghĩ, “Ước gì đời mình có được một tình yêu như thế!”
Ông nói không phải vậy nhưng ông cần phải đi đến nhà dưỡng lão để ăn điểm tâm với bà cụ vợ của ông ở đó. Tôi hỏi thăm sức khỏe của bà cụ thì ông cho biết là bà đã ở viện dưỡng lão một thời gian khá lâu rồi và bà bị bịnh Alzheimer (bịnh mất trí nhớ ở người lớn tuổi). Khi nói chuyện tôi có hỏi ông cụ là liệu bà cụ có buồn không nếu ông đến trễ một chút. Ông cụ nói bà ấy không còn biết ông là ai nữa và đã 5 năm nay rồi bà không còn nhận ra ông nữa.
Tôi ngạc nhiên quá và hỏi ông cụ, “và Bác vẫn đến ăn sáng với Bác gái mỗi buổi sáng mặc dù Bác gái không còn biết Bác là ai nữa?”
Ông cụ mĩm cười, vỗ nhẹ vào tay tôi rồi nói:
“Bà ấy không còn biết tôi nữa, nhưng tôi vẫn còn biết bà ấy là ai.”
Khi ông cụ bước ra khỏi phòng, tôi phải cố gắng lắm để khỏi bật khóc. Tôi vô cùng xúc động và thầm nghĩ, “Ước gì đời mình có được một tình yêu như thế!”
Tình yêu thật sự không phải là tình yêu thân xác, cũng không phải là tình yêu lãng mạn.
Tình yêu thật sự là sự chấp nhận tất cả những gì đang có, đã từng có, và sẽ có hoặc không.
Tình yêu thật sự là sự chấp nhận tất cả những gì đang có, đã từng có, và sẽ có hoặc không.
Mỗi ngày bạn nhận được rất nhiều email và phần lớn là chuyện vui hoặc chuyện khôi hài; nhưng thỉnh thoảng cũng có những email mang theo những thông điệp có ý nghĩa như thế này. Và hôm nay tôi muốn được chia sẻ thông điệp này với các bạn.
Người hạnh phúc nhất không nhất thiết là người có được những điều tốt đẹp nhất,
mà là người biết chấp nhận và sống một cách tốt đẹp nhất với những gì mà mình có được.
Người hạnh phúc nhất không nhất thiết là người có được những điều tốt đẹp nhất,
mà là người biết chấp nhận và sống một cách tốt đẹp nhất với những gì mà mình có được.
Tôi hy vọng bạn chia sẻ ý tưởng này với những người mà bạn yêu mến.
“Cuộc sống không phải là làm sao để chịu đựng cho qua cơn bão, mà là làm sao để biết nhảy múa dưới cơn mưa”
“Cuộc sống không phải là làm sao để chịu đựng cho qua cơn bão, mà là làm sao để biết nhảy múa dưới cơn mưa”
1 comment:
Đọc câu chuyện do Bác sĩ kể lại, ngắn lắm, thường lắm nhưng cũng như Bác sĩ tôi đã khóc vì xúc cảm trước tình yêu thiêng liêng thánh thiện mà một người chồng dành cho người vợ mình dù rắng bà không còn hiểu gì nữa cả. Nhưng tôi nghĩ là linh hồn bà hiểu.
Còn nữa, chính Bác sĩ, chính hành vi đầy tình Người của Bác Sĩ khi hỏi thăm ông cụ, khóc vì xúc dộng rồi kể lại cho mọi người nghe cũng đã đánh động lòng trắc ẩn người khác mà tôi nghĩ ít có bác sĩ nào có trách nhiệm nầy.
Tôi xin kể cách nay 60 năm người vợ của tôi bịnh và mất tại nhà thương Grall Sài Gòn khi còn quá trẻ, 29 tuổi. Vị Bác sĩ người Pháp trị bịnh cho vợ tôi thấy tôi khóc, ông ôm tôi vào lòng an ủi tôi câu nầy giống như Đức Phật đã nóitôi thấy nhẹ nhàng: Ông đừng quá đau khổ, Trước đây Chị tôi cũng trẻ như bà, chết trong tay tôi,tôi không biết làm gi khi tôi là BS.
Những lời nói nầy của BS thật sự có khả năng chữa "bịnh đaukhổ" con người. Tôi mong những BS ngoài chửa bịnh cũng nên xoa dịu nỗi đau khổ của con người. Một người trọng diều thiện.
Post a Comment