Saturday, June 13, 2015

Cờ vàng VNCH tung bay thường trực trên nền trời Houma

______________

Trần Triệu Hoàng

 Bài viết được Chuyển đến từ trưởng trại Reunion 2015 Lâm Sóc Hên








(Hình của Allen Trinh )


Houma là một quận lỵ ( hay là thủ phủ )  (tạm dịch từ  parish seat, county seat ) của quận Terrebonne thuộc tiểu bang Louisiana, ở cực nam nước Mỹ, nằm trên bờ vịnh Mexico.  ( Từ parish chỉ đơn vị địa lý hành chánh nhỏ nhất của tiểu bang Louisiana, các tiểu bang khác gọi là county- tạm dịch là quận.  ).
Houma là tên của bộ lạc Houma, thổ dân sống ở vùng đồng bằng ở phía đông hạ nguồn sông Red River. (tiếp vĩ ngữ houma có nghĩa là đỏ ). Tên Houma do sự đọc trại của từ gốc  sacktce-ho′ma để chỉ con red crawfish. Phù hiệu chiến tranh của dân Houma là  hình con tôm red crawfish.  Ngày nay, United Houma Nation, ở Louisiana vẫn còn dùng phù hiệu con tôm crawfish đỏ trên cờ của họ.






Phù hiệu của bộ tộc Houma

Dân số của Terrebonne theo thống kê tháng 7 năm  2014 là 113.455 người. Dân số Houma khoảng 33.800, nếu kể cả khu cư dân Bayou Cane tiếp sát Houma, tuy chưa sát nhập vào với Houma, cư dân tại đây vẫn tự coi như thuộc Houma, thì dân số khoảng 60.000 người, gồm nhiều sắc dân khác nhau.  Đa số là dân da trắng Âu châu, Pháp , Tây ban nha, dân da đen Mỹ gốc phi châu và thổ dân American Indian. … Dân gốc Á châu  có 346 người chiếm 1%. Trong số đó người Việt  Nam ước chừng trên 100 người.

Trong những tuần lễ cuối tháng 4 và tháng 5 năm 2015. kỷ niệm 40 năm ngày người Việt vượt biên tìm tự do, tại các thành phố lớn khắp nơi trên thế giới, nơi nào có người Việt tỵ nạn Cộng sản , đều có tổ chức những buổi hội họp,  lễ tưởng niệm các chiến sĩ VNCH vị quốc vong thân, và những thuyền nhân bỏ mình trên đường di tìm tự do; đồng thời có những cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ cho VN. Đòi nhà cầm quyền CS tôn trọng nhân quyền , thả các nhà tranh đấu cho nhân quyền trong nước. Trong khi cờ vàng quốc gia VN, đủ các cỡ lớn nhỏ, phấp phới, tưng bừng tại các thành phố lớn tại, Đức, Pháp, Mỹ, Canada , Úc,…vừa qua, thì ở Houma, một quận lỵ nhỏ vùng biển, với số cư dân người Việt ít ỏi đã có một buổi lễ thượng kỳ VNCH, vô cùng trang trọng , do người Việt thực hiện với sự hỗ trợ nhiệt tình của ông quận trưởng ( parish president ) quận Terrebonne.

Từ trước 7 giờ 30 sáng ngày 23 tháng 5 năm 2015, ngày cuối tuần  Memorial day  của Mỹ, có khoảng hơn một trăm người Viêt Nam, từ các nước Úc, Canada, Anh, Thụy sĩ và nhiều tiểu bang khác của Mỹ đã đến dự lễ thượng kỳ VNCH và đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ trận vong của Mỹ và VNCH tại Veterans Memorial park. Họ hầu hết là các cựu giáo sư và cựu học sinh các trường trung tiểu học Kiên Giang.

Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh ( Veterans Memorial park ) tại quận lỵ Houma , ngoài tấm bia chính ở giữa, trên có tượng hình con ó,  ghi danh các chiến binh đã hy sinh cho đất nước Hoa Kỳ, bên phải có một bảng lớn ghi danh chiến sĩ tử vong trong 2 cuộc đại chiến thế giới và tại Korea. Bên trái, một đài tưởng niệm khác có tấm thảm thêu cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH, trên đó có tấm biển ghi tên các chiến binh Terrebonne đã hy sinh ở Việt Nam.





   


Khi mọi người tề tựu đông đảo tại Veterans Memorial Park, một ký giả của đài truyển hình địa phương HTV 10 đã xin phỏng vấn một cựu quân nhân VNCH. Cựu Trung uy hải quân Đặng Văn Xê đã được đề cử đại diện anh em cựu quân nhân trả lời phỏng vấn.

Trả lời câu hỏi tại sao anh có mặt ở đây ? Anh Xê cho biết các cựu học sinh Kiên Giang ở hải ngoại thường tổ chức định kỳ, 2 năm một lần, buổi hội ngộ thày trò và bạn học cũ để cùng vui chơi và hàn huyên trong tinh thần “ trọng thày quý bạn” của Á đông. Mỗi lần tổ chức ở một địa phương khác nhau. Lần này tổ chức tại  Houma.

Câu hỏi thứ hai của cô ký giả là : mục đích anh đến đây (ý nói Veterans Memorial park ) hôm nay là gì ?
Anh Xê trả lời : Tôi tham dự lễ đặt vòng hoa để tưởng nhớ và cám ơn những người đã hy sinh cho đất nước này cũng như những người đã hy sinh cho quê hương tôi và cho lý tưởng tự do dân chủ.



Trung Úy Hải Quân Xê trả lời phỏng vấn của đài HTV10

Buổi lễ diễn ra một cách trang nghiêm và cảm động. Các cựu quân nhân VNCH đều mặc quân phục theo binh chủng của mình. Các bà thì áo dài tha thướt, đủ màu sắc. Hiện diện trong buổi lễ , còn có Cựu đại tá Tỉnh Trưởng Kiên Giang, Huỳnh văn Chính, tuổi đã trên 81, trầm lặng, trong thường phục.






Các bà với áo dài tha thướt

Lễ thượng kỳ bắt đầu lúc 8 giờ 25.  Khi chào quốc kỳ VNCH, mặc dầu đã có phát thanh bài quốc thiều, những người VN hiện diện đều đồng thanh hát quốc ca hòa theo, với tất cả nỗi xúc cảm, dưng dưng tưởng nhớ quê hương, đất nước.





Sau phần mặc niệm. 4 cựu quân nhân VNCH, từ cánh phải trịnh trọng mang hai vòng hoa đến đặt trước bia tử sĩ ở giữa. Mọi người cùng im lặng cầu nguyện cho các tử sĩ và những người đã thác trong cuộc vượt biển tìm tự do.







Cựu Đại tá Tỉnh trưởng KG  mặc veston đứng đằng sau bia tử sĩ

Buổi lễ kết thúc bằng lời cám ơn của ông Michel H. Claudet, quận trưởng Terrebonne.
Ngày Memorial của Mỹ, hôm nay người gốc VN đến làm lễ tưởng niệm, ông coi là ngày lễ đặc biệt của người cùng nhà.  

Tiếp theo là  phát biểu của trưởng ban tổ chức, Lâm Sóc Hên.

Trong kỳ họp mặt Liên trường Kiên Giang năm 2013 tại San José, Lâm Sóc Hên đã nhận cúp để tiếp tục ở Louisiana truyền thống họp mặt các cựu học sinh với các thày cô giáo cũ, trong tinh thần đạo lý ″trọng thày quý bạn″ mà họ đã đề ra từ lần tổ chức đầu tiên năm 1999.  Anh đã thông báo ngày Họp mặt Liên trường Kiên Giang lần thứ 10  sẽ tổ chức dưới hình thức trại sinh hoạt và chọn ngày 22, 23 tháng năm là ngày sinh hoạt chính. Nó khác hẳn 9 lần trước, các  ngày họp mặt đều tổ chức vào đầu tháng bảy. Anh giải thích tháng bảy tại Louisiana thời tiết xâu, thường có bão. Tháng năm vào dịp nghỉ Veterans Memorial của Mỹ thời tiết tốt hơn.
Tổ chức dưới hình thức trại,  sẽ có không gian rộng rãi, không như tổ chức tại nhà hang bị gò bó trong một không gian với thời gian hạn định di chuyển để tìm bạn bè khó khăn, mà có thể sống trọn ngày thoải mái. Hàn huyên tâm tình hay tham gia các sinh hoạt như các trò chơi tập thể, cùng ca hát hay quây quần thảo luận về một vấn đề gì trong đời sống thường nhật …hay… cùng nhau nhậu nhẹt và đấu láo. Tuỳ từng nhóm bạn….Vì là trại sinh hoạt nên thay vì ngày Hội ngộ liên trường Kiên Giang 2015 được đổi thảnh Trại Kiên Giang 2015 và trưởng ban tổ chức là Trại Trưởng.




                                                Cổng vào trại Kiên Giang 2015

Nhân vì ngày họp mặt trùng vào dịp lễ trưởng niệm chỉến sĩ trận vong, chúng ta tụ họp đông người Mỹ gốc Việt, nên Lâm Sóc Hên đã nghĩ đến việc chúng ta nên làm một việc tỏ lòng biết ơn những người đã chết cho quê hương này. Trước ngày khai mạc một tuần, L.S.Hên đã gặp quận  trưởng Terrebonne tỏ ý muốn đến đặt vòng hoa tưởng niệm ở đài chiến sĩ trận vong Terrebonne và thượng quốc kỳ  VNCH. Ông thị trưởng rất vui vẻ hưởng ứng và hứa sẽ treo cờ vàng VNCH thường trực như cờ Mỹ ở Veterans Memorial park của  Houma.  Ông cũng hứa sẽ lo tất cả mọi hình thức nghi lễ thượng kỳ. L.S.H đã cẩn thận  thâu bài quốc thiều VNCH  vào CD thật rõ, và chuẩn bị một lá cờ vàng ba sọc đỏ mới đem đến cho ban nghi lễ của quận lỵ Terrebonne. Anh nói mình phải cẩn thận để tránh bị người Mỹ phụ trách nghi lễ nhầm lẫn lấy quốc ca của VC ra dùng. . .





L S Hên đem sẵn lá cờ của mình  cho chắc ăn

Một sự trùng hợp khác nữa đáng ghi nhận là ngày tổ chức Trại Kiên Giang 2015 lại đúng vào những ngày kỷ niệm 40 năm người Việt vượt biển đi tìm tự do, hay nếu ai muốn thì cứ giữ ngày 30 tháng tư là ngày tháng tư đen hay ngày quốc hận. Nhưng quốc hội Canada đã ban hành một đạo luật coi ngày 30 tháng tư là một ngày lễ chính thức của Canada có tên là ″Ngày hành trình đến tự do : Journey to freedom day.″ Ngày này có ý nghĩa đối với công dân Canada chứ không chỉ riêng cho người Việt tỵ nạn. Nó xác nhận với công dân Canada cũng như với khắp thế giới rằng cuộc vượt biên vô cùng gian khổ của người Việt ở nửa cuối thế kỷ 20 là một nỗ lực của con người đi tìm tự do, chống lại chế độ độc tài, toàn trị của Cộng sản, hay bất cứ hình thức hay thể chế độc tài nào.
Ngày chúng ta đặt vòng hoa ở đài tử sĩ Houma cũng đồng thời chúng ta tưởng niệm những người đã trải qua biết bao cam khổ và đã bỏ mạng  ngoài khơi biển Thài Bình Dương hay trên các đường bộ, trốn khỏi chế độ CS đi tìm tự do.
Và cũng vì lý do này, ngày khai mạc trại, ban tổ chức đã mời TS Nguyễn Hữu Xương, người đã khởi xướng việc thành lập Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển ( Boat People SOS Committee ),  nói chuyện về việc vớt người vượt biển ở thập niên 80, khi tình thế trở nên vô cùng nguy hiểm và nhiều nước đã đóng cửa không nhận người tị nạn nữa. Ông cũng là người đi đến nhiều nước vận động xin họ tiếp nhận những thuyền nhân được cứu vớt trên biển đông.

Lâm Sóc Hên phát biểu khi kết thúc buổi lễ thượng kỳ có đoạn nói rằng chúng ta tưởng niệm ″những người đã bỏ mình hy sinh vì tự do đất nước, nhân đó tưởng nhớ  đến những bà con đã bỏ xứ đi tìm tự đo. Chúng ta đã làm một việc rất ý nghĩa… nếu nói cảm ơn thì thật vô lý vì đó là một bổn phận″.

Câu kết lời phát biểu của trại trưởng Lâm Sóc Hên xác nhận việc chúng ta đến tưởng niệm ở đài tử sĩ, hay bất cứ việc làm đóng góp của chúng ta cho đất nước dấn tộc này đều phải coi là một bổn phận của người công dân chứ không phải sự trả ơn của người chịu ơn.
Thứ nhất, đối với đất nước chúng ta đang sống phải coi mình là công dân đất nước này, mình có những bổn phận đối với đất nước dân tộc này cũng như với quê hương VN của mình. Chứ không phải người ở nhờ, sống tạm, Chúng ta đến đây là người tỵ nạn chính trị, đất  nước này cứu giúp và bảo vệ chúng ta. Chúng ta không như một số di dân khác, đi tìm đất sống chỉ để kiêm tiền, làm giàu để rồi đem tiền bạc về sống ở quê nhà. Họ không tự coi như công dân nơi họ đang sống dù họ đã có quốc tịch của nưóc này.  Họ không phải là người tỵ nạn chính trị, họ có thể muốn đi về  nước lúc nào cũng được. Chúng ta đi mà không thể về vì bị nhà cầm quyền trong nước coi ta là thù địch. Chúng ta được người đất nước này cứu vớt từ coi chết, cứu vớt khỏi sự hành hạ, thù nghịch, tù đày từ chính quê hương, dân tộc mình.  Những năm 70, 80 khi ta mới đến đất nước cưu mang mình ta thường có tâm trạng sống tạm chờ ngày về quê hương, nên ta coi đây chỉ là ″đất tạm dung″. Ngày nay, đã hơn 40 năm, con cái ta đã được học hành thành công, đã quen với nếp sống xã hội này, tiếp nhận nền giáo dục, văn hoá nơi này. Chúng xa lạ với tập tục, văn hoá Việt Nam.  Chúng ta là một với dân tộc này. Ta không thể coi đây là đất tạm dung nữa. Chúng ta, thế hệ thứ nhất đến đây, có người đã sống lâu hơn thời gian sống ở quê nhà. Chúng ta cũng như nhiều sắc dân khác sống trên đất nước này trở thành một dân tộc đa chủng. Ta với họ là một. Không phân biệt chủng tộc. Chúng ta không thể coi mình là du khách, dửng dưng với dân tộc, đất nước ta đang sống.
Thứ hai  - đổi với các chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc nội chiến khốc liệt thế kỷ trước trên đất nước Viêt Nam để bảo vệ nền tự do dân chủ và nền văn hoá dân tộc, chống lại chủ nghĩa quốc tế Cộng sản, và
- đối với những người đã bỏ mình khi vượt biển đi tìm tự do mà ta cũng là một với họ, chúng ta may mắn hơn đã an toàn đến bờ tự do, nên chúng ta cũng có những bổn phận đối với họ. Đó là bổn phận nuôi dưỡng tinh thần tự do, dân chủ, là gìn giữ văn hoá cội nguồn , trao truyền cho các thế hệ mai sau.

Cho nên nói cám ơn chỉ là nói xuông. Là lời của người ngoài cuộc. Qua rồi quên. Tục ngữ tây phương có câu ″ vội vã trả ơn là bội bạc ″.
Khi coi là bổn phận thì tự coi ta là một với người, cùng chung những bổn phận như nhau. Như lời ông quận tưởng Terrebonne nói ″we are all ours″





Trần Triệu Hoàng


Ghi chú : các hình chụp trong bài này là của Allen Trịnh, Cao Vị Khanh, HCNhân



21 comments:

rachgia said...

anh Lâm Sóc Hên thân mến

Chúc mừng sự thành công tuyệt vời của Reunion 2015 lần nầy, tôi đã nghe anh chị tôi ( anh Vinh và chị Loan) kể lại với sự ngưỡng mộ vô cùng việc tổ chức của anh
Cám ơn anh đã gửi bài viết của Thầy Nhân đến và tôi đã post lên Trang nhà Tha Hương
Cho gửi lời thăm chị và chúc sức khỏe đến anh chị và gia đình
TL

Anonymous said...

Tui tưởng HCN hông chịu cháo cờ vàng. Nếu tui nghĩ sai thì xí xóa nghen. HTQ

Anonymous said...



Cờ vàng ba sọc đỏ bay phất phới trên nền trời Houma là cờ của những người đã đổ mồ hôi, đã tốn bao nhiêu xương máu để bảo vệ nó, chớ không phải của những người ôm của bỏ chạy trước tháng 4 đen, đã chối bỏ lá cờ khi sang đây.
Đại tá Chính không có mặt trong buổi thượng kỳ, buổi chiều ông mới đến, cũng may nếu ông hiện diện trong buổi thượng kỳ cũng chỉ làm BUỒN cho lá cờ mà thôi.
Về việc gây quỷ của ông bà Nguyễn Hữu Xương cho việc nghiên cứu về ung thư chúng tôi rất đồng ý nếu ông bà để bao thơ trên bàn hay những thùng DONATION thì hay cho chúng tôi biết bao nhiêu. Đằng nầy ông bà gây quỷ bằng việc bán nước uống, bất kỳ những gì nhà bếp đem ra ngoài trừ những món chánh crawfish, bún mắm, gumbo, canh chua cá kho khiến cho những trại viên mất hứng, mất vui.
MỘT TRẠI VIÊN.

vđk said...

Thật tuyệt vời.

CỜ BAY.

Lạc Việt còn đây với đất trời.
Cờ vàng phất phới gọi hồn ơi.
Sông dài Tiên Tổ còn lưu đấu,
Biển rộng Cha Ông gửi giữ lời.
Máu quyện tô bồi in đậm sử,
Xương phơi vun đắp ẩn nhiều nơi.
Rồng Tiên mãi mãi còn trong gió.
Dịch biến ngày mai sẽ chuyển thời.

rachgia said...

nghe nguồn tin đáng tin cậy là năm 2019 Thầy Nhựt đem Reunion về Montreal

Hoan hô ông Thầy

Anonymous said...



Ủa, tôi nghe Rạch Giá Tiểu Thư bàn luận sẽ ôm cái Cúp Luân Lưu về Winnipeg năm 2019 mà, hoan nghênh Rạch Giá Tiểu Thư.
BLG

Anonymous said...


ha ha còn nghe 2021 là Thầy Vinh Cô Loan khiêng Reunion về Úc, ngầu chưa, nghe là mấy ông Thầy hứa hẹn bên Houma với nhau hết rồi mà

một người đi Houma

Anonymous said...

Nghe đâu HTX cũng rán dành cái cúp đem về Dallas
Chúc mừng ! Chúc mừng !

Người nghe tin .

Anonymous said...

Hello Cô TL;

Như vậy cô TL là em (Ruột hay họ hàng?) với Cô Loan, Bà Xã của GS Vinh ??? Nếu Cô TL là em ruột của Cô Loan thì chính là em ruột của Chị Sương ? Chị Sương là vợ của Anh NGUYỄN VĂN CƯƠNG (Anh ruột của Nguyễn Văn Trực- Anh Trực là chồng của Cô Tường Vi) - Anh NGUYỄN VĂN CƯƠNG nhà ở đường Lê Văn Duyệt cách nhà thuốc tây NAM LONG mấy căn - Anh CƯƠNG học lớp chung với chúng tôi và TRANG THIỆN NHƠN . Nếu Cô TL là em ruột của Chị Sương thì là quá quen nhưng sao tôi lại không nhớ ra ??? Sorry nhé cô TL !!! LHXung

rachgia said...

Chào anh LHX

Anh X thắc mắc muốn biết ruột hay không ruột hôm nào anh gặp anh chị tôi bên ấy anh hỏi thử coi nghe. Ha ha
Anh biết nhiều người ghê,

Anonymous said...

Hello Cô TL;

Tại thấy quen nên mới thử hỏi để mong ... làm HỌ HÀNG ! Và cũng bởi có người bạn mới tiết lộ Cô TL là em của Cô Mai, gần nhà của Cô Diễm và GS Ái. Như vậy là bạn tôi cũng chưa rành. Hơn nữa nếu Cô TL là em của Chị Sương thì hình như nhà bên khu NGUYỄN TRUNG TRỰC cũ. chứ không phải bên phía Ty Kiến Thiết có đúng không ?! Xin lỗi, tôi chỉ bình lọan vài chữ để góp phần qua lại với anh em, bà con RG mình cho có nhau thế thôi. Không có gì seriuos đâu, mong Cô TL và bạn bè RG có gì xí xóa cho. Thân kình- LHXưa- Rạch Sỏi.

Anonymous said...


Ủa, bài viết nầy không phải của Hoàng Chiều Nhân viết sao? Nghe Lâm trại chủ nói chính thầy Hoàng Chiều Nhân gửi tới mà, sao có chuyện lạ vậy?
BLG

Anonymous said...


blog Tha Hương hình như có ma bà con ơi, úm ba la bài nầy đổi tên người khác viết dzị cà, hỏng phải thầy tui viết sao

học trò thầy HCN

Anonymous said...

Trần Triệu Hoàng đọc ngược lại thì là Hoàng Triệu Trần cũng same same Hoàng Chiều Nhân

người nhiều chiện

Anonymous said...

Có gì mà lao xao zậy thì Trần Triệu Hoàng viết nhưng thầy Hoàng Chiều Nhân là người gửi cho Lâm Sóc Hên đơn giản như đang giởn vậy thôi !

Bạn đọc TH

Anonymous said...



Bây giờ trai gái ở miền Nam không bao giờ đánh lười đọc những chữ có vần R va TR , tất cả đọc như chữ CH. Chúng ta hay bắt chước đọc chữ HOÀNG TRIỆU TRẦN theo họ coi có giống không?
MỘT TRẠI VIÊN

Anonymous said...


phải có Lanh Nguyền đi Reunion Houma thì sẽ có một "câu chuyện bên lề" Reunion 2015 sốt dẻo cho bà con đọc giống kỳ họp mặt Tha Hương bên Cali

người không đi Houma

rachgia said...

chào anh LHX

Hình như anh Xưa đang học làm thám tử phải không? Vâng căn nhà của gia đình tôi gần NTT cũ, căn nhà đó vẫn còn nơi chốn cũ, nơi mà các anh chị bạn chị NS hay đến nhà gưi xe đạp trước khi đến trường( chắc không có anh Xưa đâu?)

Ha ha ai nói HHTL là em cô Phương Mai thì trật lất rồi, học trò cô Mai thì đúng hơn
anh còn điều tra gì nữa không ạ

Mau Than 68 said...

Hello Cô TL;

Biết Cô TL em của Chị Sương rồi ! Không hỏi gì thêm nhưng sao HỌ HÒANG ? !!! Anh Cương là người rất KHÍ KHÁI sau 30-4-1975. Tôi luôn nhớ và thán phục anh ấy - Thân kính -LHXung- Gốc Quán Cơm XÃ Hội Cầu Đúc RG

TL said...


vì hồi nhỏ tui khó nuôi đó anh X, tưởng xong rồi nên ba má tui phải cho người bà con nuôi mang họ khác mới sống nổi theo lời lão Thầy bói mù chọ nhà lồng bảo" phải cho con nhỏ nầy sống vì nó hứa với người Rạch giá nó sẽ làm Blog Tha Hương mấy chục năm sau cho bà con ... ha ha

Có lẽ hết thắc mắc rồi phải không?

Mau Than 68 said...

Hello TL;

Còn lòng dạ nào mà nỡ đành thắc mắc thêm nữa chứ !!! Thường thì vậy khi nhỏ khó nuôi nhưng lớn lên lại dễ nuôi nhứt có đúng không ? Thôi thì trước lạ, sau quen ! Khi nào có dịp sang thăm anh chị ở ÚC thì xin thân mời cô TL làm ơn ghé qua tệ xá cho thêm đậm tình NTT Rạch Gía nhé Cô TL! Thân kính -LHXung