Lanh Nguyễn
Cùn tất biến, biến tất thông.
Biến không thông, đừng mong mà sống
Cái thời giải phóng biến cũng như không
Cả nước bị gông, đừng mong gì biến...
Hai hôm rồi kể từ khi ở phòng giáo dục trở về Long chưa tìm ra được cách gì có thể mua được ván đóng bàn cho học trò mà khỏi bỏ tiền móc ngoặc ra. Các ông chủ Ấp thì cứ đến hỏi thăm chừng nào khai giảng được. Long đành lần chuổi bồ đề với họ:
- Giáo viên thì ngày mai có thêm rồi, còn ván đóng bàn đang chờ ủy ban huyện duyệt kế hoạch giúp đở...
Cô Thắm và Nhân cũng thúc hối:
- Ai anh cũng phân công hết rồi, còn tụi tui tính sao đây? Hổng có lớp để dạy có khi nào bị người ta cho ra rìa hông dzậy?
Long cười trấn an:
- Phòng giáo dục còn hứa đưa xuống chổ mình 10 người nữa kìa. Mấy nơi khác còn cả đám ở không, thiên hạ hổng ai lo hết, hai người lo chi cho mệt. Nghĩ thử xem coi có cách gì moi ra tiền để mua ván đóng bàn cho tụi nhỏ thì hổng ai chịu suy nghĩ dùm, cứ lo chuyện "bò trắng răng không thôi"...
Thằng Nghiệp móc họng liền:
- Sao 2 thầy trò mầy hổng tái diễn lại cái màng cũ hôm trước đi, có phải gọn hơn hông, suy nghĩ làm giống gì cho mệt xác?
Long định nói:
- Làm được thì tao kêu mầy làm chi? Cái thằng đó đang cần tiền để cua gái dể gì nó chịu bỏ ra một phuy xăng. Hổng lẻ bắt mình tao gánh trọn sao?
Nhưng mà có 2 đứa lạ nên chàng làm thinh chỉ lườm nó cho nó nín mà thôi, rồi lái qua chuyện khác:
- Mầy đi Thứ Ba rước thêm người hông thì đi với tao, còn không thì ở nhà cạy dừa nước đi chứ đừng có móc họng móc hầu. Làm được nữa thì tao làm rồi chứ ai thèm nhờ tụi bây nghĩ cách khác...
Hôm đó ở phòng giáo dục có một vài tin chấn động làm xôn xao mọi người
Đầu tháng tới giáo dục được phát lương, được phân phối nhu yếu phầm.
Tin đó đúng là tin tốt, nhưng nó lại không tốt chút nào nếu so sánh tình hình với nửa tháng về trước.
Hàng hóa mổi ngày mổi khan hiếm hơn, giá cả mổi ngày mổi tăng hơn, sợi dây thòng lọng mổi ngày mổi siết chặt vào cần cổ của mổi người hơn.
An Biên là nơi sản xuất lúa gạo và các mặt hàng nông phẩm khác như mật ong, tôm cá...
Ngày xưa thương lái mua lúa cũng như nông phẩm khác, dập dìu qua lại dưới sông. Muốn bán lúa thì chỉ cần đón chiếc ghe nào để cái táo đong lúa phía trước, hoặc nghe họ rao:
Lúa hông. Lúa hông là kêu vô để thương lượng giá cả, nếu đồng ý thì "a-lê-hấp" vô bồ xúc ra đong cho họ vác xuống ghe, lấy tiền là xong rồi.
Ở nhà hết gạo ăn thì chỉ việc xúc vài bao lúa bỏ xuống vỏ máy chạy qua nhà máy xây lúa, xây xong đem về ăn rất đơn giản dể dàng.
Còn bây giờ phải làm đơn xin xây lúa, xây bao nhiêu phải kê khai hợp lý với tay tổ đảng, có chử ký của tay nầy thì mới lên xã mà xin đóng cái mộc vào được, có tờ đơn với cái mộc đỏ chói thì nhà máy xây lúa mới chịu xây cho, mà ở đâu thì phải xây lúa ở đó, chứ đi qua nơi khác thì không được. Cho nên dân chúng ở xã Đông Yên than trời như bọng.
Cái nhà máy bên Tắc Cậu chỉ cần qua sông Cái Lớn là dân Đông Yên tới nơi rồi nhưng mà họ không giải quyết cho người khác xã, chứ đừng nói chi đến khác cả huyện.Vì vậy bây giờ muốn xây lúa họ phải xuống Thứ Ba, xa hơn 6 cây số nữa. Có máy chạy thì tốn thêm xăng bơi xuồng thì tốn thêm hơn 2 giờ đồng hồ nữa, thiệt đúng là bị trời đày mà.
Vậy cho nên nhu yếu phẩm đối với giáo viên bây giờ cũng cần thiết không thua gì tiền lương...
Phòng giáo dục đưa cho thêm 10 người, mấy người nầy được rút về từ Đông Hòa và Đông Thái. Họ nghe được cho lên Đông Yên là mừng như trúng số. Đường về nhà đã gần hơn mấy tiếng đồng hồ, tiền đò cũng rẻ hơn, nhưng Long đang còn 2 người chưa có lớp mà nhận thêm 10 người nữa thì quá dư.
Nhưng mà 10 cái miệng ở không ăn là một gánh nặng, không ai muốn lảnh nợ, mặc dù họ cũng có tiền túi mang theo nhưng trong vùng quê nghèo nàn thì tiền có cũng như không, đâu có mua được cái gì ngoài cá...Vì thế cho nên Long dùng kế hoản binh:
- Tui còn 2 người chưa phân công, nhận thêm 10 người nhiều quá lo ăn ở chắc hổng nổi đâu.
Chú Út "động viên":
- Mầy có 5 phòng học sắp xong thì chắc phải cần 10 người. Hai người dư để hờ đó thế chổ cho mấy đứa bỏ trốn. Hổm rày ở miệt dưới tụi nó bỏ trốn hết 4 đứa rồi. Phòng sẻ giới thiệu cho mầy qua thương nghiệp nhận nhu yếu phẩm tháng nầy, còn gạo nếu cần thì tới cửa hàng lương thực mua luôn đi.
Những người sống ở thành phố nếu chưa từng về vùng quê Miệt Thứ thì không thể nào hiểu được tại sao các bạn giáo viên vừa mới ra trường nhận nhiệm sở đã bỏ trốn về nhà.
Ngoài cái việc di chuyển khó khăn, mất nhiều thời gian nó còn buồn thê thảm cho nên người ta mới than, rồi viết thành những bài ca dao sau đây:
Má ơi đừng gã con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu
Sương rơi ướt động giàn bầu
Em về miệt thứ để sầu cho anh.
Chẵng những buồn mà còn bị muỗi nó hành hạ, các bạn hãy nghe câu ca dao dưới đây để tưởng tượng số muỗi mà dân Miệt Thứ phải sống chung...
Xứ đâu bằng xứ Cạnh Đền
Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội lềnh bềnh như bánh canh
Nước cũng là một vấn nạn lúc đó là cuối mùa thu mưa nhiều, nên nước chưa là vấn đề cho các nàng, chỉ trở ngại cho việc tắm rửa mà thôi.
Con gái nông thôn để nguyên quần áo mà xuống sông tắm, rất ít có nhà nào cất cái phòng tắm lắm, cho dù nó rất đơn giản, chỉ là bốn tấm vách vừng bằng lá tàu mà thôi...
Chị em nào sống ở trong quê thì không có vấn đề, mấy cô tiểu thư ở chợ dể tánh có thể hòa mình hội nhập được, còn người nào đài các một chút thì không thể nào chịu nổi, cho nên ngày xưa chánh phủ VNCH mới cho thêm phụ cấp vùng sâu...
Có đến sống ở đó rồi mới thương cho anh chị em làm tiên mắc đọa ở An Biên.
Nhận nhu yếu phẩm từ cửa hàng thương nghiệp bằng tờ giấy nợ trừ vào lương tháng tới, Long đến cửa hàng lương thực mua gạo.
Gạo chất đầy kho mà kế hoạch phân phối chưa thông.
Hàng hóa của thương nghiệp là hàng không vốn, là đồ tịch thu lấy không của người ta cho nên thương nghiệp cho thiếu.
Lương thực thì khác. Lúa phải mua của người dân nên họ đòi tiền liền còn không có tiền thì thôi, cho dù gạo có nổi mốc nổi meo cũng mặt. Tiêu chuẩn cho mỗi người là 15 kí gạo mỗi tháng.
Với 12 người cũ mấy tuần qua ăn ké gạo của ủy ban xã, của học trò cho, nhưng thêm 10 miệng ăn nữa chắc là hơi khó cho nên Long phải bóp bụng xuất tiền móc ngoặc ứng trước rồi chờ khi họ lảnh lương sẻ trừ lại...
Đoàn người "hồ hởi" tới trường Đông Yên A. Anh chị em giáo viên mới được bớt một đoạn đường đi tàu khá dài, lại có nhu yếu phẩm mặc dù là mua chịu nhưng họ rất mừng vì coi như được nhà nước nhận là nhân viên rồi, chỉ có mình Long đang xẩu mình vì có thêm 10 cục nợ đời nữa.
Thằng Tòng tìm được chổ gởi cho 2 người đó là nhà ông Hai Lúa chồng của cô tư nó.
Ông Hai Lúa nầy không phải là người mà mấy tay viết chuyện tiếu lâm đặt ra để ngạo dân miền quê đâu nha.
Ông độ chừng trên dưới 40 tuổi, nhà có lẻ khá nhất trong ấp Xẻo Đước. Ông có 4 đứa con thằng con trai lớn sắp nói vợ. 3 đứa nhỏ đã quá tuổi đi học.
Ông cho ở tạm 2 cô giáo ở trong buồng với 2 đứa con gái ông, còn 2 thằng con trai thì ngủ ở nhà sau coi chừng mấy cái bồ lúa.
Sở dĩ người ta gọi ông là Hai Lúa là vì mỗi năm khi thu hoạch lúa xong người dân ai cũng bán đi để trả nợ hay để chi xài vào dịp tết.
Lúc còn nghèo ông không thèm bán lúa ra, cũng không chịu xài tiền mà để dành lúa lại chờ đến tháng 9 tháng 10 thiên hạ hết lúa ăn , cũng không còn lúa bán thì ông mới đem lúa của mình ra bán.
Năm nào cũng vậy số tiền dư ra ngày càng nhiều nên ông trở thành người vựa lúa, thay vì người ta gọi ông là Hai Vựa Lúa nhưng mà để ngắn gọn họ gọi là Hai Lúa chứ thật ra ông không lúa chút nào hết, mà ông khôn tổ mẹ...
Long đem đồ nhu yếu phẩm đến giao cho cô Thắm và cô Hà người vừa mới tới hôm nay, rồi làm quen nói 3 điều bốn chuyện về tình hình thời sự với ông ta để mà gởi nhờ 2 cô giáo ở nhà ông.
Chủ khách nói chuyện cũng tương đồng vui vẻ trước khi từ giả ra về Long không quên nhắc chuyện 30 ký gạo và đồ nhu yếu phẩm của 2 cô giáo xin được hùn vô phụ giúp cho gia đình trong những ngày sắp tới.
Hai Lúa cười tươi phân bua:
- Tui nói thiệt với mấy thầy cô, năm nay tui bị kẹt mấy trăm giạ lúa mua vô hồi đầu năm mà bây giờ bán ra hổng được cho nên hổng có nhận giúp đở được nhiều người, chỉ có thể cho ở 2 người thôi, tui cũng ái nái trong bụng lắm. Hai cô cứ ở đây đi, còn gạo lúa ở nhà thiếu gì, cất lại gạo đó khi nào về nhà mang về làm quà cho gia đình.
Cô Hà thì mừng ra mặt còn cô Thắm thì nói:
- Nhà cháu bên Tắc Cậu hồi trước má bán gạo hàng sáo, còn ba thì chạy gằn cho nhà máy xay lúa nên gạo cũng còn nhiều lắm thôi chú để cho cháu hùn một ít đi, để lúc ăn cơm cháu khỏi ái ngại...
Chú Hai Lúa còn chưa nói gì thì cô Hà nghe vậy lên tiếng:
- Hay là cho tụi cháu hùn đường với bột ngọt đi, còn gạo để cháu đem về nhà. Nhà cháu ngoài chợ mua gạo mắc quá mà 8 miệng ăn ba má cháu chạy ăn xịt xì dầu vẫn không đủ tiền mua gạo.
Chú Hai chép miệng than:
- Ừ! Tính dzị đi. Thiệt là tình tui hổng hiểu nổi mấy cha nầy bày đặt thu mua thu miết làm chi mà khó khăn thấy bà. Người bán phải đem tới trạm thu mua với cái giá rẻ mạt, lại còn phải chờ cho họ phân phối xong mới nhận được tiền, sớm lắm cũng mất cả tuần lễ. Còn người mua gạo chờ phân phối, nhà đông, nhà ít, kẻ mạnh ăn người kiêng ăn, đâu có ai giống ai, rốt cuộc mọi người cùng nhau chịu khổ....
Long từ giả mọi người ra về trong đầu luôn suy nghĩ về hoàn cảnh của 3 gia đình, hình như nó có cái sợi dây liên kết với nhau nhưng nhất thời chàng không biết điểm nào là tụ điểm của vấn đề. Chàng ngồi dưới vỏ máy móc thuốc ra hút cố tìm cho đầu óc một phút yên bình...
(Mời các bạn xem tiếp kỳ sau )
MÓC NGOẶC 14
Long ngồi lặng yên sau lái của cái vỏ máy, anh đã hút hết 2 điếu thuốc ̣ mà chưa nghĩ ra sự liên hệ giây mơ rể má của 3 hoàng cảnh gia đình mình vừa tiếp xúc, hình như nó có cái gì đó liên hệ với nhau mà nhất thời chàng mơ hồ chưa nghĩ ra...
Long ngồi lặng yên sau lái của cái vỏ máy, anh đã hút hết 2 điếu thuốc ̣ mà chưa nghĩ ra sự liên hệ giây mơ rể má của 3 hoàng cảnh gia đình mình vừa tiếp xúc, hình như nó có cái gì đó liên hệ với nhau mà nhất thời chàng mơ hồ chưa nghĩ ra...
Chú Hai Lúa có lúa mà bán không được.
Cô Hà nhà đông người lại phải mua gạo với giá cắt cổ.
Nhà cô Thắm bán hàng sáo mà lại không có lúa để xay gạo bán, phải bỏ nghề.
Chung quy cũng tại sách lượt thu mua, phân phối không có kế hoạch của chánh quyền, đưa tới những phiền phức không cần thiết cho người dân...
Long chợt muốn làm người bạn hàng sáo bất đắc dỉ. Anh trở lên nhà tìm chú Hai Lúa nói rỏ ý mình:
- Tôi muốn đề nghị với chú một việc.
Chú Hai ngạc nhiên khi thấy Long về rồi còn trở lại:
- Thầy muốn bàn chuyện gì, chớ cái chuyện nhờ chứa thêm người nữa thì tui hổng nhận đâu khỏi cần bàn.
Long cười cười:
- Không phải, chỉ là tôi muốn mua ít lúa của chú đem đi xay gạo bán kiếm lời để mua ván đóng bàn cho tụi nhỏ vậy mà. Nhưng tôi chưa chắc có tìm được chổ để mà xay lúa hông. Nếu chú có thể cho tôi ít ngày để tôi đi tìm cho ra chổ xay lúa và chổ bán gạo thì tôi sẻ thảo luận với chú về giá cả. Nhưng tôi bảo đảm một điều nếu tôi mua lúa của chú thì tôi sẻ mua giá cao hơn trạm thu mua của huyện, còn cao hơn bao nhiêu thì tôi thật không nói trước được.
Chú Hai Lúa nghe xong thì khoái lắm:
- Tôi cũng chưa cần tiền gấp lắm đâu vì 2 tháng nữa mới đi nói vợ cho thằng hai nhà tui, vậy tui cho thầy 1 tuần lễ để đi tìm mối bán, hể bằng giá trạm thu mua mà lấy tiền liền thì được rồi, dù gì năm nay tui cũng bị lổ thấu xương...
Long và cô Thắm về tới nhà cô đã hơn 3 giờ chiều. Ba má cô thấy cô về nhà với một thằng con trai lạ quắc thì dương cặp mắt ngạc nhiên nhìn cô như muốn hỏi:
- Cái thằng quỷ nào đang đi với con dzậy?
Nhưng mà ông bà không dám lên tiếng chỉ chờ cô Thắm giới thiệu.
Long hỏi bác gái:
- Nghe cô Thắm kể lúc trước, ở đây bác xay gạo hàng sáo rồi bán gạo lẻ phải hông?
Bác gái dè dặt trả lời:
- Thời chưa giải phóng ông nhà tôi coi gằn cho nhà máy nầy còn tôi thì cân lúa rồi xay gạo bán, nhưng bây giờ cái gì nhà nước cũng quản lý hết, tôi nghỉ làm rồi, mà chú hỏi làm chi dzậy?
Chắc má cô Thắm đang sợ tay cách mạng 30 gài bẩy cho nên Long phải tỉ mỉ kể lại từ chuyện bán xăng lấy tiền mua ván, bây giờ hết xăng bán mà ván vẫn còn thiếu để đóng bàn cho học trò, nhất là nơi đó lại là chổ con gái bà sắp sửa dạy...
Chờ cho bà thấm ý Long mới nói thêm:
- Ông chủ nhà mà cô Thắm ở trọ có khoảng 300 giạ lúa muốn bán, nhưng ông ta không muốn bán thiếu cho trạm thu mua ở huyện mà lại đồng ý bán cho cháu nhưng cháu mua nó đâu có làm gì được, nếu có chổ xay ra gạo và tiêu thụ thì mới làm được. Vậy hai bác có muốn hợp tác với tụi cháu để tụi cháu kiếm chút tiền mà mua ván đóng bàn cho tụi nhỏ học hông?
Bác gái thì kéo cô Thắm vô buồn rù rì tra hỏi còn bác trai thì đăm chiêu suy nghĩ Long nói thêm:
- Thật ra lần nầy tụi cháu kẹt, nếu không có tiền mua ván đóng bàn cho tụi nhỏ không chừng 10 cô giáo thầy giáo mới hổng có nơi dạy buộc lòng cháu phải gởi lại phòng giáo dục mà thôi. Hơn nữa mấy cha chánh quyền không chịu xuất tiền ra cất trường, túng quá cháu mới nghĩ ra cách nầy. Mà cháu là thầy giáo thời Ngụy chứ không phải cán bộ nhà nước đâu, bác đừng lo.
Bác trai thư thả trả lời:
- Thật ra nhìn tướng của chú tui biết là dân Ngụy rồi, hổng có tinh thần cách mạng gì hết trơn, cái tôi đang suy nghĩ là làm thế nào mà xay lúa của chú được đây nè.
Dầu thì nhà nước quản lý rất chặt chẻ, xay hết 300 giạ lúa cũng phải tốn cở 4, 5 chục lít dầu chứ hổng ít đâu. Mua chợ đen một số lượng lớn như vậy có khi công an nó nghi mình chuẩn bị dầu để vượt biên. Còn tiêu thụ gạo chắc là phải đi hỏi lại mấy người bạn hàng cũ xem thử coi họ có muốn lấy gạo bán không.
Lúa xay xong là phải tẩu tán gạo liền để nhiều trong nhà hổng tốt.
Long nghe xong thì mừng quá trả lời liền:
- Cháu không đem hết 300 giạ lúa đến một lượt đâu, chắc là mỗi lần cháu chở tới vài chục giạ thôi, còn dầu thì cháu có thể cung cấp cho bác. Vậy bác xem thử mình có hợp tác được không?
Bác gái vô buồng tra khảo cô Thắm xong thì bước ra cười tươi:
- Được rồi, chiều nay tôi sẻ đi đi bắt mối bán gạo cho chú, còn giá cả cụ thể như thế nào ngày mai chú trở lại đây rồi mình bàn cho rỏ...
Long gởi cái vỏ máy lại nhà cô Thắm rồi qua đò tới nhà anh Tấn lấy xe về thăm nhà...
Hôm sau thỏa thuận xong giá cả cũng như giờ giấc đem lúa tới thì chàng trở lại nhà chú hai Lúa để bàn về giá mua lúa rồi tìm thằng Tòng hỏi mua dầu chạy máy.
Đông Yên đa số dân chúng xài máy xăng rất ít người xử dụng máy dầu, lâu lâu họ thiếu dầu lửa đốt đèn thì mua thêm dầu máy nhưng đốt đèn bằng dầu chạy máy đèn không sáng mấy mà lại có khói đen rất nhiều vì vậy mà trạm xăng dầu ở đây còn ế cả phuy hổng ai rớ. Thằng Tòng hỏi:
- Thầy muốn mua dầu chạy máy để làm gì? Hồng lẻ tìm được mối bán nó, thầy coi chừng họ tổ chức vượt biên đó nghen...
- Vượt biên cái gì? Đem đi xay lúa cho cô của em để kiếm tiền mua ván. Không cho bán phuy xăng thì phải tìm cách khác chứ, hổng lẻ để cho 3 cái thằng cha chủ ấp cằn nhằn hoài ai chịu đời cho thấu? Hơn nữa cũng phải làm sao cho tụi nhỏ đi học được chứ.
Thằng Tòng cười hi hì:
- Em bị kẹt mà...
Năm giờ sáng Long đã đem vỏ máy của mình vô tới nhà chú Hai, 2 cha con chú đã đổ lúa vô bao sẵn sàng cho chàng rồi, 3 người vác lúa xuống vỏ máy xong là Long và Thắm từ giả lên đường. Long nói:
- Trưa nay tôi sẻ về giao tiền cho chú.
Xay được 2 lần lúa thì đã dư tiền mua ván đóng bàn và cất được 2 cái nhà nhỏ cho mấy cô giáo ở tạm.
Năm điểm trường còn lại cũng đồng loạt khai giảng.
Xã ủy cái gì không giỏi chứ ăn nhậu thì một cây xanh dờn, tổ chức linh đình mời phòng giáo dục rồi ủy ban huyện xuống xem thành tích xây trường của xã Đông Yên, hứng chí ông ta hứa với Long:
- Các đ/c chí giáo viên sẻ được ghi tên vào danh sách nhân sự của xã và sẻ được nhận 1 phần nhu yếu phẩm của xã như những cán bộ khác.
Vậy là anh chị em trường Đông Yên A "giàu"...
Giàu vì có nhà riêng, giàu vì ở đó cá nhiều lắm, cá đồng trên ruộng, cá nước lợ dưới sông, người ta câu tôm cũng nhiều, giàu vì được 2 đầu nhu yếu phẩm một mua từ danh sách giáo viên của phòng giáo dục, một mua từ ủy ban xã.
Lại còn đã hơn nữa là ngoài hai người trưởng phó ở không khỏi phải dạy lớp, lại còn dư ra 2 thầy giáo cho nên ai có việc cần ra chợ hay về nhà là có người dạy thế...
Lâu lâu được ông Hai Lúa hay hai Tòng rủ rê là Long trúng mánh có được thêm tháng lương phụ trội...
Anh em giáo viên mổi tuần hội họp cũng được ăn ké chút đỉnh khói phải hùn tiền...
Trường Đông Yên A vừa tổ chức xong đang đi vào nề nếp thì Út Nhứt đi xuống thăm tất cả 9 điểm trường rồi thuận tay lôi luôn Long về phòng:
- Thằng Năm Dồi muốn gặp mầy. Chú Út nói.
- Ông ta là ai dzị?
Út Nhứt không vui nói cọc lóc:
- Thì là thằng chủ tịch huyện lần trước tao dẫn mầy tới gặp nó chứ còn ai vô đây?
Long giật mình lo lắng tưởng là chuyện bán xăng bị bại lộ nên hỏi lại:
- Tìm tôi làm gì? Tôi đâu có quen với ổng.
- Nó muốn tao điều mầy về Đông Hưng, tại vì hôm trước tao có hứa cho 2 thằng mầy ở chung trên Đông Yên nên tao đâu có chịu, nhưng mà nó nói "đi làm cách mạng thì tổ chức phân công ở đâu là phải chấp hành tới đó". Cho nên tao nói với nó "đời tao không thích nói 2 lời, nó muốn điều mầy xuống Đông Hưng thì cứ nói trực tiếp nói với mầy còn tao thì không". Tư Thọ sắp được rút về ty rồi nên y cũng không muốn nhúng tay vô. Vậy mầy đi với tao qua gặp nó, còn xuống Đông Hưng hay không thì tùy mầy...
Năm Dồi cho biết:
"Đông Hưng là cái nôi của cách mạng tỉnh" là quê hương, sanh quán của các tỉnh ủy, huyện ủy viên cho nên cần phải được quan tâm đúng mức, phải là xã dẫn đầu về mọi mặt. Đông Yên xây dựng được 9 điểm trường mới thì Đông Hưng phải làm sao cho hơn con số đó. Vậy cho nên tui quyết định điều đ/c về Đông Hưng để lo công tác xây dựng trường tại nơi đó...
Ông bà ông dãi ơi! Nghe xong là đã lạnh mình rồi. Ở Đông Yên hên hên gặp thằng học trò mê gái cho nên móc được cái ngoặc mà xây được mấy phòng học còn dư chút đỉnh anh em chia nhau sống qua ngày tháng, chưa gì đã bị đẩy xuống Đông Hưng, chổ lạ quắc chỉ có nước chết vì muỗi chứ làm được cái giống gì.
Không cần suy nghĩ Long từ chối liền:
- Chắc là tôi không hoàn thành nổi nhiệm vụ đó đâu. Ở Đông Yên nầy thường vụ Xã quỷ tôi quen thân nên anh ta giúp đở tận tình, hơn nữa địa bàn Đông Yên tôi quen rất nhiều người, xuống Đông Hưng lạ chổ, lạ người làm sao có "quan hệ tốt" với dân chúng cũng như bên xã ủy để mà kêu gọi họ đóng góp xây trường như ở Đông Yên được?
Năm Dồi lạnh lùng nói:
- Hôm học chánh trị đ/c không có học qua câu bác Hồ dạy sao? "Chổ nào cần thanh niên có, chổ nào khó có thanh niên?". Tôi ra lịnh cho đ/c thu xếp 1 tuần lễ rồi trở lại đây nhận nhiệm vụ mới...
Vậy là không có chuyện bàn thảo, mà chỉ có chọn một trong 2 con đường đi xuống Đông Hưng hay là bỏ trốn trở về nhà...
Thấy Long buồn hiu, lặng thinh không nói tiếng nào Út Nhứt an ủi:
- Hay là mầy xuống dưới đó đở vài tháng cất được vài cái trường rồi thì trở về phòng, tao sẻ nói với thằng Năm Dồi giới thiệu cho mầy quen với các cán bộ địa phương dưới đó. Thôi mầy về trển bàn giao cho thằng Nghiệp rồi chọn cho nó một thằng hiệu phó tuần sau tao xuống rước mầy đi gặp Năm Dồi...
Thiệt tình là số con rệp, đang sống phây phây trong chiếc giường trên đó có những món thịt ngon thơm phức, chưa được thưởng thức thì bị chủ nhân của chiếc giường dùng nước sôi mà tống cổ ra ngoài.
Thằng Nghiệp la làng:
- Mầy đi thì tao làm sao? Hay là tao theo mầy xuống dưới đó luôn cho có bạn...
- Ai cho mầy theo mà đòi? Người ta biểu tao bàn giao lại rồi chọn luôn cho mầy một hiệu phó, mà cái trường nầy hiện giờ có cái gì để bàn giao đâu? Vậy mầy muốn chọn ai thì tao báo cáo lại phòng cho mầy. Hay là chọn đại cô Hương đi rồi sẵn đó mầy o nàng luôn cho tiện.
Thằng Nghiệp khổ sở trả lời:
- Thôi mầy ơi, Hương với phấn gì nữa tao mà rớ vô chắc nó cho tao đi mò tôm quá. Thôi thì chọn đại thằng Nhân đi nó lái vỏ máy giỏi để nó dạy tao luôn thể...
Thằng Tòng nghe Long bị đổi đi thì theo năn nỉ:
- Thầy đi rồi thì cũng phải chỉ lại cái mối bán xăng cho em chớ, hổng lẻ bắt em bỏ luôn sao?
- Vậy thì đi theo tôi ra gặp người ta. Người đó hồm rày cũng nhắc em hoài...
Trường Đông Yên A chả có tài sản gì để bàn giao lại cho người kế nhiệm, tiền đóng góp của học sinh không đủ chi cho việc cất trường. Có còn chăng là những cục nợ mà anh chị em giáo viên xin khất lại, và 2 cái móc xăng với gạo mà thôi.
Bên xăng dầu 2 cô trò gặp nhau thì vui vẻ tiếp tục.
Còn lúa của chú Hai thì ba má cô Thắm trực tiếp thảo luận lại giá giả với người cung cấp mới...
Một buổi tiệc linh đình được tổ chức để chia tay nhau...
Hai cái móc không bị vuột mà bị thiên hạ gở tay giao qua cho người khác...
Long lại phải một mình xách ba lô đi đến một nơi hoàn toàn xa lạ...
Cả ba điều kiện thiên thời, địa lợi và nhân hòa đều không có lấy 1...vậy là chết chắc thiệt là tình mà...
(Chuyện móc ngoặc của thầy Long còn dài cho tới ngày vượt biên nhưng mà xin chấm dứt phần một ở đây. Bởi vì tốn nhiều thời gian viết quá nên bề trên không vui.
Hẹn sẻ tiếp tục khi nào nàng vui vẻ trở lại. Xin chân thành cám ơn tất cả các bạn đọc, đã bỏ công theo dỏi.) LN
7 comments:
Hello Lanh ơi!
Rất cám ơn Nguyễn Lanh đã gởi cho đọc xuyên suốt 14 kỳ "Móc Ngoặc".
Bạn đã đam mê viết lách cũng như mất nhiều thời gian cho sự Đam Mê.Bà Xã nóng ruột là đúng,Khi nào Bà Nhà "mát ruột"(Có nghĩa là vui lòng)Thì viết tiếp! Tôi cũng vậy mà!
Khi nào thuận tiện thì lại tiếp,môn chơi này cũng gây go lắm.Có lúc hứng thì không rảnh,mà khi rảnh thì lại không hứng!!!!Nhưng ai cũng vậy ,chìu Bà Nhà đó là thượng sách,Bạn nghĩ có đúng không?.Đừng cho bà xã biết là tôi nói như vậy nghe!!!!Biết để bụng.
Good luck!
Khi nào có gì vui gởi cho đọc ké cho vui nhen!
Thân mến,
Trạng
Thầy xui mới gặp Năm Dồi
Phải gặp Tư Chả thì đời lên hương
Số thầy là phải cất trường
Ngoặc hết móc được kiếm đường vượt biên
Buôn lậu trên đảo khẩm tiền
Yêu nàng Mỹ Ngọc pị điên cái đầu
Tới Mỹ thầy mới thấy rầu
Nhân tình ấm lạnh biết đâu mà mò
Uổng công xúc tép nuôi cò
Cò bay qua Mỹ cò dò mất tiêu
Thầy Long chết giấc vì yêu
Thiệt là ....tình mà!
KP
Thầy Long chết giấc vì yêu
Giật mình tỉnh lại một chiều chuyển mưa
Một mình đi sớm về trưa
Xuống vùng Miệt Thứ tìm dừa cạy ăn
Vậy là thầy hết khó khăn
Cuộc đời phó mặc, băng khoăn làm gì?
Thôi thì thầy cứ đi đi...
Gáng lên nghen thầy Long
KK
Danh từ giải phóng của cs khi cưỡng chiếm miên Nam phải được đọc ngược lại là "Phỏng dái" Vì sau 30-4-75 các tâng lớp xã hội miên Nam đều bị phỏng ráo trọi, từ tài sản, ruộng vườn, nhà cửa ...đều bị tưới nước sôi cho lột, đến chỗ cả kín cũng không yên. Đấu tranh giai cấp, cào cho nghèo đói bằng miền Bắc." Người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng " Đèn Cù- Trần Đĩnh.
Đọc xong 14 kỳ móc ngoặc, tác giả đã vẻ lại một bức tranh khá rỏ ràng. Cuộc sống của những người cầm cục phấn thời đó cho dù mới hay cũ nếu không nhận "họ" với người CS thì thường bị đày vô vùng sâu . Trường sở không có, lương lậu cũng không, biết bao nhiêu là khổ cực. Nhưng không theo họ chả lẻ theo thanh niên xung phong hay là theo thủy lợi? Người can đảm móc ngoặc để có tiền mà sống kẻ nhát gan như tôi chỉ biết làm nhà "báo"mà thôi. Nhưng báo hại ở nhà hoài rồi nhà cũng kiệt sức. Thiệt là khổ ải trần ai...
Cám ơn tác giả đã nhắc nhở cho chúng tôi nhớ lại những gì đáng nhớ...
Giáo Nghèo
Yêu Thầm
Chiếc đò tách bến chở anh đi
Em lặng nhìn theo chẵng nói gì
Mấy tháng quen nhau tình chớm nở
Giờ em còn lại mối tình si
Con nước lớn lục bình trôi trở lại
Bến cũ chẵng ngừng, nó phải trôi xa
Đời lênh đênh sống vùi dập thân hoa
Thương một kiếp bôn ba không định hướng
Anh đi rồi mình em ngồi mơ tưởng
Biết đến bao giờ ta mới gặp lại nhau?
Sông ngoài kia cơn sóng gợn lao xao
Làm em nhớ biết bao là kỹ niệm
Trái tim em anh vô tình chiếm giữ
Ai bày ra chi hai chữ tình yêu?
Để cho em buồn bã biết bao nhiêu
Yêu thầm lặng là điều đau khổ nhất .
Em Đây
Tha Hương rất may mắn có được cây bút'móc ngoặc' của thầy Long.14 cây "móc cua" của thầy
CRD tui đọc rất mê say.
Thuở nhỏ CRD đã từng ở thôn quê,gọi là Cả Bần,vào năm 1945,46,47...nên đọc 'móc ngoặc" của thầy Long làm tôi nhớ lại những thú vui của thôn quê : câu cá,tát đìa,bắt chuột đồng,xay lúa ,giã gạo,trầm lá,lợp nhà,chẻ dừa nước ...Tuy thầy không nói rõ cách sinh hoạt của thôn quê,nhưng những địa danh trong bài,những tấm lòng của dân làng làm rõ nét đặc thù của kinh làng miệt thứ tỉnh Rạchgía.
CRD.
Post a Comment