____________________
Chuyển đến từ Nhung Phạm Nguyễn
Cám ơn
TH
Sau những ngày nắng ấm, đêm nay Paris trở lạnh, mưa sụt sùi như thông lệ mỗi 30-4: trời sầu, đất thảm. Dù sao cũng không ngăn được bước chân người Việt tìm đến nhau.
Ra khỏi métro, sân vận động với cả ngàn người rồng rắn xếp hàng vào giải trí; riêng mình, đơn độc, đội mưa, tìm nơi vắng vẻ mà đi. Nhưng kia rồi, cờ vàng đã uy nghi trên cao,
khiến ta vững lòng tiến bước. Con tầu xinh xắn, thân thiết với quốc kỳ VNCH, niềm nở với chào đón, ấm áp với đông đảo bà con quây quần để nhớ ngày định mệnh khắc nghiệt của đất nước.
Ra khỏi métro, sân vận động với cả ngàn người rồng rắn xếp hàng vào giải trí; riêng mình, đơn độc, đội mưa, tìm nơi vắng vẻ mà đi. Nhưng kia rồi, cờ vàng đã uy nghi trên cao,
khiến ta vững lòng tiến bước. Con tầu xinh xắn, thân thiết với quốc kỳ VNCH, niềm nở với chào đón, ấm áp với đông đảo bà con quây quần để nhớ ngày định mệnh khắc nghiệt của đất nước.
"Một ngày 75, con ở cuối đường,
Loài quỷ dữ xua con ra đại dương" (Phạm Duy)
"Tâm bồ đề kiên cố, xa bể khổ nguồn mê, sớm quay về bến giác".
Những người may mắn hơn, đến được bến bờ, với thương tích từ thể xác đến tâm hồn, làm lại từ đầu cuộc sống tha phương, và chắt chiu thương người ở lại:
" Gửi về cho cha vài viên thuốc ngủ,
Cha ru cuộc đời trong ngục tù chung thân"
"Gửi về cho em chiếc nhẫn yêu thương,
Em bán cho đời để tìm đường vượt biên." (Việt Dũng)
"Khi đã mất tất cả,
gia đình và quê hương,
chỉ còn bàn tay trắng".
-cho người ở lại:
"Khi ta chỉ còn tiếng nói,
để dành lại quyền dân ,
Khi ta chỉ còn niềm tin,
để khơi động sự chú ý của các dân tộc trên thế giới" .
Tuy nhiên, trong điêu tàn, đổ nát, hy vọng đã vươn lên, niềm tin vẫn còn đó, đó là lá cờ thiêng,
lá cờ vàng ba sọc đỏ, mà Quang Vinh, 17 tuổi, sinh trên đất Pháp, đã tràn đầy xúc cảm, viết
thành bài thơ:
lá cờ vàng ba sọc đỏ, mà Quang Vinh, 17 tuổi, sinh trên đất Pháp, đã tràn đầy xúc cảm, viết
thành bài thơ:
" Mon drapeau, ma fierté,
Je te porte sur mon cœur,
Tu as couvert tant de cerceuils.
Demain, je t'emmenerai voir notre terre natale."
(Lá cờ, niềm hãnh diện của ta,
Ta mang cờ trong tim,
Cờ đã phủ xác thân bao chiến sĩ,
Ngày mai, ta sẽ mang cờ về thăm lại quê hương.)
(Mai này, ta sẽ đem cờ về dựng lại quê xưa )
Đó là hoài bão của tất cả mọi người Việt ly hương, mà Nguyệt Anh đã nói thay mọi người:
"Em vẫn mơ một ngày nào,
Quê dấu yêu không còn hận thù,
Quê hương thanh bình, muôn dân yên lành,
Sống cuộc đời tự do muôn năm."
Ngày đó, muôn nơi sẽ phất phới bóng cờ vàng!!!
Ngày đó chắc không xa, khi mà "triệu con tim, một tiếng nói", bởi vì, ai có thể thờ ơ , ai có thể
làm ngơ , khi:
Ngày đó chắc không xa, khi mà "triệu con tim, một tiếng nói", bởi vì, ai có thể thờ ơ , ai có thể
làm ngơ , khi:
"Từ phương xa, nhìn về quê hương,
Đất nước tôi, sau 4000 năm,
Ải Nam Quan nay không còn,
Hoàng, Trường Sa, nay không còn,"
"Hãy biết yêu quê hương Việt Nam.
Hãy đứng lên cháu con Rồng Tiên",
"Hãy làm ngọn gió đổi thay" như NS Trúc Hồ kêu gọi.
Một trong những người đã góp tay tạo gió là Đặng Xuân Diệu, trong chiến dịch đòi Hoàng Sa-Trường Sa. Anh và các bạn đã vào tù. Riêng anh, 13 năm. Các bạn, kẻ còn trong lao lý, người mới bước chân vào. Anh đã xúc động trào lệ khi nhìn hình ảnh các hoạt động trong nước được ghi lại đầy đủ và được ngoài nước hỗ trợ.
"Đừng im tiếng, mà phải lên tiếng,
khi quân thù đàn áp dân ta." ( )
Thu Sương đã lên tiếng phản đối Formosa: "Đừng giết dân tôi"
"Ai đang giết dân tôi?
"chết thật tình cờ, chết không tiếng súng"
"Hãy trả lại tôi, sông vàng, núi bạc,"
Với "Trăng tù", chị ca ngợi những người xả thân vì đại nghĩa, trong đó có ông Nguyễn Hữu Cầu với hơn 30 năm tù. Khi trở về, đôi mắt ông chỉ còn lờ mờ ánh sáng.
" Xin cho quê hương tuổi thanh xuân ngọt ngào.
Xin cho quê hương máu xương thịt da.
Xin cho quê hương mái ấm gia đình.
Xin cho quê hương êm ấm duyên tình."
Những hy sinh to lớn này chỉ với lòng mong mỏi:
"Hãy trả lại cho dân, quyền tự do, quyền con người,
Quyền được nghe, được nhìn, được nói,
Quyền xóa bỏ độc tài, độc tôn."
Bởi muốn giúp người dân đòi quyền làm người, thầy giáo Phạm Minh Hoàng đã bị trục xuất
khỏi Việt Nam. Hôm nay, ông trình bầy về những bạn bè của ông, những người biết quan tâm tới người khác, chỉ bảo, hướng dẫn những kiến thức thiết yếu trong đời sống cho đồng bào, nhưng đã bị đọa đầy tàn nhẫn, như LS Nguyễn Văn Đài, như cậu sinh viên 24 tuổi.Trần Hoàng Phúc.
khỏi Việt Nam. Hôm nay, ông trình bầy về những bạn bè của ông, những người biết quan tâm tới người khác, chỉ bảo, hướng dẫn những kiến thức thiết yếu trong đời sống cho đồng bào, nhưng đã bị đọa đầy tàn nhẫn, như LS Nguyễn Văn Đài, như cậu sinh viên 24 tuổi.Trần Hoàng Phúc.
Việt Nam giờ chìm trong bóng tối: bạo quyền hiểm ác, kinh tế kiệt quệ, xã hội suy đồi; đến nỗi
cô giáo Lam đã phải ai oán thốt lên:"Đất nước này ngộ quá phải không anh?"
Đất nước này đang cần ánh sáng của Công Lý, Tự Do, Nhân Ái.
Đất nước đang trông chờ được khôi phục, bởi từ xưa, Việt Nam vẫn là "Quê hương ngạo nghễ".
cô giáo Lam đã phải ai oán thốt lên:"Đất nước này ngộ quá phải không anh?"
Đất nước này đang cần ánh sáng của Công Lý, Tự Do, Nhân Ái.
Đất nước đang trông chờ được khôi phục, bởi từ xưa, Việt Nam vẫn là "Quê hương ngạo nghễ".
"Chúng ta là một đoàn người hiên ngang,
trên bàn chông hát cười đùa vang vang,
Triệu con tim là một triệu khối kiêu hùng" (Nguyễn Đức Quang)
Giang sơn điêu đứng, tổ quốc lâm nguy.
"Thất phu hữu trách". "Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh"
"Tầu đưa ta đi, tầu sẽ đón ta hồi hương"
Tầu xưa đi, bao người tới bến?
Tầu nay, "Bali", trên bến sông Seine, nam, phụ, lão, ấu, quần anh tụ hội. Kẻ trước quốc nạn, người sau; kẻ sinh quê nhà, người chào đời nơi hải ngoại. Gặp nhau đây, do chung chí hướng
bốn biển một nhà. Thế hệ trước truyền trao kiến thức, kinh nghiệm, thệ hệ sau năng lực, dũng mãnh tiến lên. Mỗi người một bàn tay, một khối óc, nhưng chung trái tim Việt Nam, kết hợp,
đan lại mảnh sơn hà rách nát, vá lại núi sông tơi tả đang bị dẫm đạp không thương tiếc bởi
những kẻ vô minh. Họ tưởng sống ấm êm, không biết đang trong căn nhà lửa, không thấy viễn
cảnh Tây Tạng gần kề, không thấy vài lá cờ đỏ còn sót lại trên bản đồ thế giới chỉ là những vết
nhơ, các dân tộc văn minh đều hoặc kinh sợ, hoặc xót thương, nhưng đều xa lánh.
bốn biển một nhà. Thế hệ trước truyền trao kiến thức, kinh nghiệm, thệ hệ sau năng lực, dũng mãnh tiến lên. Mỗi người một bàn tay, một khối óc, nhưng chung trái tim Việt Nam, kết hợp,
đan lại mảnh sơn hà rách nát, vá lại núi sông tơi tả đang bị dẫm đạp không thương tiếc bởi
những kẻ vô minh. Họ tưởng sống ấm êm, không biết đang trong căn nhà lửa, không thấy viễn
cảnh Tây Tạng gần kề, không thấy vài lá cờ đỏ còn sót lại trên bản đồ thế giới chỉ là những vết
nhơ, các dân tộc văn minh đều hoặc kinh sợ, hoặc xót thương, nhưng đều xa lánh.
"Mẹ Việt Nam ơi, chúng con xin thề giữ thơm quê mẹ".
Nguyễn Paris, 30-4-2018.
No comments:
Post a Comment