_______________
PHẠM HỮU PHƯỚC
Chương 4
Hơn 45 năm trôi qua, những ngày tù đày cực khổ, đói khát của tôi ở Yên Bái đã thuộc hẳn về dĩ vãng. Lòng tôi thanh thản, không thù hằn ai. Thù hằn chỉ làm lòng mình quay quắt mà quên đi hiện tại tôi đã có đủ mọi thứ cần thiết cho một cuộc sống bình thường, an nhàn trong một đất nước mà tự do là tiêu chuẩn hàng đầu như ở Úc. Chỉ riêng về tự do thôi, đã có biết bao nhiêu người trên thế giới mơ ước, trong đó có cả gia đình tôi, bạn bè tôi đang sinh sống ở Việt Nam .
Tuy không thù hằn, nhưng những kỷ niệm cũ thật khó phai. Chúng cho tôi những hồi tưởng, những bài học thật quý giá cho đời sống của mình. Tôi sống đơn giản hơn ,ít cầu kỳ hơn, hòa đồng với mọi người hơn. Vì dẫu có gì đi nửa, cuộc sống bây giờ vẫn ngàn lần khá hơn thời ăn bo bo, ngủ sạp nứa 4 tấc bề ngang, xa yên ấm gia đình... Thế mà tôi đã sống qua năm tháng ở đấy cho đến khi được về. Cũng chính trong hoàn cảnh như thế tôi hiểu rõ lý " Khổ đế " của nhà Phật và đã đến với Phật giáo dễ dàng, một điều mà tôi cho là một trong những may mắn nhất đời tôi.
Tôi nghiệm ra ở nơi thiếu thốn cùng cực, nhân cách của mỗi người sẽ bộc lộ rõ ràng nhất, vì nó không còn phương tiện gì để che dấu. Nhân cách không phải lúc nào cũng đi đôi với tuổi tác hay cấp bậc. Có vài người đã đứng tuổi, mang cấp tá, nhưng tư cách chưa chắc đã hơn anh chuẩn úy.
Ở bệnh xá mỗi sáng tổ hộ lý đều nấu nước sôi phân phát cho mọi người, không thiếu một ai, chỉ cần đem lon sắp theo thứ tự để nhận nước. Thế mà có ông cấp tá ra sau, thừa lúc mọi người không để ý, bèn sắp lon của mình trước những người khác. Chuyện tuy nhỏ nhưng nó tố cáo một nhân cách chẳng ra gì.
Trong tù chúng tôi ghét nhất là mấy tên " ăn-teng ", thập thò ton hót, báo cáo với cán bộ để lấy điểm hòng mong về sớm.
Trong láng chúng tôi có anh đại úy phi công trực thăng làm " ăn-teng ". Anh dấu kỹ lắm, nhưng chúng tôi cũng biết. Chúng tôi khinh và xa lánh anh ra mặt. Một hôm chủ nhật chúng tôi được nghỉ lao động, chờ đến lúc hầu như mọi người có mặt đông đủ cả trong láng, tự dưng thằng bạn rất thân của tôi ngồi bật dậy nói lớn: " Tôi biết trong này có tên chó săn, tư cách hèn mọn, mọi người phải cẩn thận đừng để nó cắn càn. ". Chúng tôi yên lặng, nhưng mọi cặp mắt đều đổ dồn về phía anh. Anh ngượng chín người, mặt mày xanh mét, bẽn lẽn, chỉ còn nước độn thổ.
Cho đến khi chúng tôi lục tục được về Nam, anh vẫn còn ở lại.
Bài học là, CS dùng " ăn-teng ", nhưng chúng chỉ hứa hẹn ngoài mặt, không bao giờ tin tưởng loại người này. Bẵng đi một thời gian khá lâu, khi tôi đã sang Úc và hành nghề lại ở Melbourne, tôi rất đòi ngạc nhiên khi bổng dưng một hôm thấy anh ta ở đâu lù lù đến khám bệnh. Nói chuyện tôi mới biết anh được về sau chúng tôi tới 2 năm, sau đó vượt biên và đến Úc. Anh chỉ gặp tôi một lần duy nhất rồi biến mất .
Trong tù chẳng có gì vui, nhưng thỉnh thoảng chúng tôi cũng tìm ra được những nụ cười ý nhị. Trại thường khuyến khích và cho chúng tôi mượn những loại "sách chính trị thổ tả " về đọc. Một hôm trong một tập san văn nghệ quân đội tôi đọc đươc một bài thơ có mấy câu mà tôi vẫn còn nhớ đến bây giờ :
" Đào sâu, suy nghĩ , cảm thông
Mới hay Đảng ở trong lòng mà ra ".
Sáng hôm sau gặp thằng bạn thân ở hố xí lộ thiên của trại, tôi chỉ vào bụng và đọc hai câu thơ trên. Ngụy với nhau nên hiểu nhau còn hơn điện chớp, nó phá ra cười sặc sụa. Tôi cũng ôm bụng cười. Hai đứa được một trận cười nghiêng trời lở đất. Ở tù mà uống được " thang thuốc bổ " ấy là lên được mấy thần công lực. Khoảng thời gian ấy chúng tôi ăn toàn bo bo, ăn sao ra vậy, nên hai câu thơ càng hợp thời, hợp cảnh hơn. Trong tù có được người bạn thân có thể nói được hết những gì thầm kín trong lòng để xả " xú-bắp " mà không sợ bị báo cáo là cái may mắn tuyệt vời của đời tù.
( Còn tiếp)Phạm Hữu Phước
Hơn 45 năm trôi qua, những ngày tù đày cực khổ, đói khát của tôi ở Yên Bái đã thuộc hẳn về dĩ vãng. Lòng tôi thanh thản, không thù hằn ai. Thù hằn chỉ làm lòng mình quay quắt mà quên đi hiện tại tôi đã có đủ mọi thứ cần thiết cho một cuộc sống bình thường, an nhàn trong một đất nước mà tự do là tiêu chuẩn hàng đầu như ở Úc. Chỉ riêng về tự do thôi, đã có biết bao nhiêu người trên thế giới mơ ước, trong đó có cả gia đình tôi, bạn bè tôi đang sinh sống ở Việt Nam .
Tuy không thù hằn, nhưng những kỷ niệm cũ thật khó phai. Chúng cho tôi những hồi tưởng, những bài học thật quý giá cho đời sống của mình. Tôi sống đơn giản hơn ,ít cầu kỳ hơn, hòa đồng với mọi người hơn. Vì dẫu có gì đi nửa, cuộc sống bây giờ vẫn ngàn lần khá hơn thời ăn bo bo, ngủ sạp nứa 4 tấc bề ngang, xa yên ấm gia đình... Thế mà tôi đã sống qua năm tháng ở đấy cho đến khi được về. Cũng chính trong hoàn cảnh như thế tôi hiểu rõ lý " Khổ đế " của nhà Phật và đã đến với Phật giáo dễ dàng, một điều mà tôi cho là một trong những may mắn nhất đời tôi.
Tôi nghiệm ra ở nơi thiếu thốn cùng cực, nhân cách của mỗi người sẽ bộc lộ rõ ràng nhất, vì nó không còn phương tiện gì để che dấu. Nhân cách không phải lúc nào cũng đi đôi với tuổi tác hay cấp bậc. Có vài người đã đứng tuổi, mang cấp tá, nhưng tư cách chưa chắc đã hơn anh chuẩn úy.
Ở bệnh xá mỗi sáng tổ hộ lý đều nấu nước sôi phân phát cho mọi người, không thiếu một ai, chỉ cần đem lon sắp theo thứ tự để nhận nước. Thế mà có ông cấp tá ra sau, thừa lúc mọi người không để ý, bèn sắp lon của mình trước những người khác. Chuyện tuy nhỏ nhưng nó tố cáo một nhân cách chẳng ra gì.
Trong tù chúng tôi ghét nhất là mấy tên " ăn-teng ", thập thò ton hót, báo cáo với cán bộ để lấy điểm hòng mong về sớm.
Trong láng chúng tôi có anh đại úy phi công trực thăng làm " ăn-teng ". Anh dấu kỹ lắm, nhưng chúng tôi cũng biết. Chúng tôi khinh và xa lánh anh ra mặt. Một hôm chủ nhật chúng tôi được nghỉ lao động, chờ đến lúc hầu như mọi người có mặt đông đủ cả trong láng, tự dưng thằng bạn rất thân của tôi ngồi bật dậy nói lớn: " Tôi biết trong này có tên chó săn, tư cách hèn mọn, mọi người phải cẩn thận đừng để nó cắn càn. ". Chúng tôi yên lặng, nhưng mọi cặp mắt đều đổ dồn về phía anh. Anh ngượng chín người, mặt mày xanh mét, bẽn lẽn, chỉ còn nước độn thổ.
Cho đến khi chúng tôi lục tục được về Nam, anh vẫn còn ở lại.
Bài học là, CS dùng " ăn-teng ", nhưng chúng chỉ hứa hẹn ngoài mặt, không bao giờ tin tưởng loại người này. Bẵng đi một thời gian khá lâu, khi tôi đã sang Úc và hành nghề lại ở Melbourne, tôi rất đòi ngạc nhiên khi bổng dưng một hôm thấy anh ta ở đâu lù lù đến khám bệnh. Nói chuyện tôi mới biết anh được về sau chúng tôi tới 2 năm, sau đó vượt biên và đến Úc. Anh chỉ gặp tôi một lần duy nhất rồi biến mất .
Trong tù chẳng có gì vui, nhưng thỉnh thoảng chúng tôi cũng tìm ra được những nụ cười ý nhị. Trại thường khuyến khích và cho chúng tôi mượn những loại "sách chính trị thổ tả " về đọc. Một hôm trong một tập san văn nghệ quân đội tôi đọc đươc một bài thơ có mấy câu mà tôi vẫn còn nhớ đến bây giờ :
" Đào sâu, suy nghĩ , cảm thông
Mới hay Đảng ở trong lòng mà ra ".
Sáng hôm sau gặp thằng bạn thân ở hố xí lộ thiên của trại, tôi chỉ vào bụng và đọc hai câu thơ trên. Ngụy với nhau nên hiểu nhau còn hơn điện chớp, nó phá ra cười sặc sụa. Tôi cũng ôm bụng cười. Hai đứa được một trận cười nghiêng trời lở đất. Ở tù mà uống được " thang thuốc bổ " ấy là lên được mấy thần công lực. Khoảng thời gian ấy chúng tôi ăn toàn bo bo, ăn sao ra vậy, nên hai câu thơ càng hợp thời, hợp cảnh hơn. Trong tù có được người bạn thân có thể nói được hết những gì thầm kín trong lòng để xả " xú-bắp " mà không sợ bị báo cáo là cái may mắn tuyệt vời của đời tù.
( Còn tiếp)Phạm Hữu Phước
No comments:
Post a Comment