Wednesday, March 2, 2011

Lên núi làm Thơ - Chân Diện Mục

_________


·          

Tại sao người ta thích lên núi làm thơ ?
Tôi không trả lời được câu hỏi này . Chỉ biết rằng những bài thơ trên núi rất là tuyệt cú mèo !  Phải chăng khi người ta lên núi là đã giũ sạch được bụi trần ? Phải chăng khi người ta lên núi thì đã được lạnh lẽo cô đơn ?
     Ông Inrasara than thở rằng Việt Nam ta đang chưa đủ cô đơn để sáng tạo ! Phải cô đơn thì thơ mới hay. Các cụ xưa đã từng cười loại thơ tập thể . Bài thơ con cóc đầu tiên là của ba anh chàng ngớ ngẩn, hay của một thi sĩ khinh bạc tự hô biến mình thành ba người .! Bài thơ vịnh Hồ Tây do bốn người: Liễu,Lý,Phùng,Ngô có lẽ chỉ là của một ông Phùng Khắc Khoan ?
     Từ xa xưa các cụ đã bị mê hoặc bởi Núi rồi . Đó là người bạn tri âm hay chính Thi Nhân đã thăng hoa, đã hoá thân hay nhập đồng vào núi.
     Ôi ! Mượn xác núi để nhập hồn vào nó mới thú vị làm sao! Từ xa xưa một vị Thiền Sư  đã muốn leo lên một đỉnh núi cô đơn hú lên một hơi dài cho bầu trời thêm băng lạnh . Tô Đông Pha đã được ngắm đỉnh Lô Sơn rồi thì suốt cuộc đời luân lạc của ông vẫntriền miên hình bóng một " Lô Sơn Yên Toả " . Mạnh Hạo Nhiên buồn tình thế sự, khấp khểnh trên hoạn lộ cong queo, lòng vẫn ai hoài tình Nam Sơn vẫy gọi .
       Lý Bạch cô đơn trên đường chạy loạn, nhưng trong khi nhìn quan ải núi cao ngất trời cũng không hẳn là yếm thế, chán nhà Đường . Và ngay cả một vị Anh Quân nhà Trần làm bài hùng thi để lại cho đời cũng không phải là bài thơ làm trong bữa tiệc  mừng thắng lợi ở Thăng Long, mà là ngài đã làmbài thơ đó trong khi cô đơn ngồi ngắm những ngọn núi chớm chở như những ngọn giáo ven sông Bạch Đằng.
        Xin quý vị đừng cười tôi tán phét hay nịnh bợ khi nói rằng hai vị Đại Thi Hào của Việt Nam thế kỷ 20 là Tuệ Sĩ và Nguyễn Đức Sơn làm những bài thơ trên cả tuyệt vời là những bài thơtrên núi . Nguyễ Đức Sơn đã tên là Sơn rồi lại mang thêm biệt danh Sơn Núi khi chàng mang cả vợ con lên núi, sống đời đói rét, để lại cho đời những vần thơ ngậm ngùi cho thân phận con người trước bao mùa tao loạn .
         Bà Tiền Sĩ Văn Chương  Dominique de Miscault không phải ngẫu nhiênmà chọn thơ Tuệ Sĩ để dịch và "giải mã" . Dó là những người đồng điệu thất rằng thơ có thể bay qua núi thiêng mà về nhập vào những tâm hồn đang suy niệm .
        Dù là thơ làm trước những núi hoang đồi trọc, không có gì ăn cho vợ con nheo nhóc,hay trong bốn bức từong rêu mốc,hôi sình , thì những vần thơ bay về từ núi thiêng đã làm ta ngậm ngùi trân trọng . Quý vị đừng vội cười tôi : núi nào mà thiêng, chỉ là những khối đá thôi! Ừ, chỉ là đá thôi! Tôi nào dám mê tín lậy cầu núi thiêng để hiện về ....báo mộng....phù hộ cho ta ! Thiêng đây là cái gí lung linh toả sáng trong hồn ta, dẫn dắt ta, là chỗ dựa của hồn tatrước cõi đời dâu bể !
        Từ cụ Nguyễn Thượng Hiền " Hỏi non xin mượn đá ngồi " để nghỉ ngơi tĩnh tâm trên bước đường gian nan chiến đấu . Đến cụ Nguyễn Du đã bước trầm trên 99 ngọn Hồng Sơn sau khi đã " Tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên " Rồi lại còn một anh chàng muốn " Lên non tìm động hoa vàng ngủ say " nữa chứ ! Anh chàng này đã dứt áo nâu sòng ra đi, sau mười năm dưa muối , để yêu đời nóng bỏng . Tôi vó chơi với anh chàng này . Dù có " Quanh mình phấn rụng hương rơi " như Vũ Hoàng Chương thì hắn cũng nhớ về núi thôi .
        Ôi những ngọn núi thiêng của ta . Nó vừa thân thương vừa xa vắng , vừa cô đơn,trầm buồn vừa linh thiêng, ai cũng muốn vọng về . Không phải như ngưòi ta vọng về Nhĩ Linh Sơn để tưởng nhớ công tàn sát hàng vạn người của vị Đại Tướng , mà là vọng về để cho lòng mình phản tỉnh, để nhận ra cái chân diện mục của mình .
        Lý Bạch muốn đi tìm chân diện mục của mình, bèn vao núi tìm Đạo Sĩ :
                                   Chó sủa trong tiếng suối
                                    Hoa đào hứng đậm mưa
                                    Cây xanh nai ẩn bóng
                                     Khe trưa chẳng chuông chùa
                                     Tre hoang xào xạc dậy
                                      Suối bay treo vách mờ
                                      Chẳng có ai mà hỏi
                                      Buồn dựa mấy cành khô
        Mà thôi , không muốn quý vị cười tôi nói chuyện viển vông, chuyện ở xa .
         Thì đây! chuyện gần ta, chuyện thân thương của ta . Xin quý vị cùng tôi thưởng thức bài thơ Đà Lạt Trăng Mờ của Đại Thi Hào Hàn Mặc Tử hồi đầu thế kỷ 20 . Dọc xong quý vị sẽ tức khắc muốn bay về rừng núi thiên liêng :
                           Đây phút thiêng liên đã khởi đầu
                           Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
                           Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
                           Như đón từ xa một ý thơ

                            Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều
                            Để nghe dưới đáy nước hồ reo
                            Để nghe tơ liễu run trong gió
                            Và để nghe trời giải nghĩa yêu

                            Hàng thông lấp loáng đứng trong im
                            Cành lá im như đã lặng chìm
                            Hư thực làm sao phân biệt được
                            Sông ngân hà nổi giữa màn đêm

                            Cả trời say nhuộm một màu trăng
                            Và cả lòng tôi chẳng nói rằng
                            Không một tiếng gì nghe đụng chạm
                            Dẫu là tiếng vỡ của sao băng

                                                             26-10-2009     
Top of Form
Bottom of Form

No comments: