Wednesday, November 19, 2014

Dưới bóng giáo đường

____________

Mặc Nhân

Cô và tôi cùng đi dạy học nhưng khác trường. Mỗi sáng chúng tôi, kể cả những bạn đồng nghiệp khác, từ thành phố lên bến xe để cùng đi đến các trường chúng tôi dạy trong nông thôn gồm các trưởng tiểu học và trung học tỉnh hạt, cùng chung một tuyến đường. Trường của ai gần thì xuống trước, trường của ai xa thì xuống sau. Tan học chiều chúng tôi về nhà cũng trên chiếc xe đó nhưng có điều ngược với lộ trình ban sáng.
Chúng tôi số nam, nữ gần như bng nhau, tuổi tác cũng xê xích nhau nhưng có điều khác nhau vì có người đã có gia đình, có người chưa. Nhưng tình đồng nghiệp tình bạn bè của chúng tôi vẫn khắng khít, buộc ràng.

Lượt đi cũng như lượt về chúng tôi ngồi bên nhau trên hai cái băng cây cứng ngắc của chiếc xe đò cọc cạch cũ kỹ, chuyên đưa rước chúng tôi như vậy đã mấy năm nay và có lẽ nhờ chiếc xe ân tình nầy mà chúng tôi, tất cả chúng tôi, cảm thấy gần gũi nhau hơn, thương mến nhau hơn.
Thật vậy, thời gian ngồi bên nhau mỗi ngày hai lượt đi về thời gian không lâu, tuy nhiên cũng đủ cho chúng tôi trò chuyện, hàn huyên, kể cho nhau chuyện buồn chuyện vui của ngày qua. Thế nên có thể nói chúng tôi là một gia đình, một gia đình thật sự. Chúng tôi biết nhau cặn kẽ từ ông bà cha mẹ đến anh chị em vợ chồng của nhau kể cả con cái của chúng tôi từ ngày sanh của chúng, tên họ và chữ lót của chúng, kể cả bản tính của từng đứa.
Vậy đó, riết rồi sự gặp gỡ hằng ngày của chúng tôi đã trở thành một thói quen, một nhu cầu đến đi những ngày nghỉ ch nhật, nghỉ lễ nhất là ngày nghỉ hè chúng tôi nhớ những chuyến xe chật cứng, nhớ cái chỗ ngồi trên cái băng cứng ngắc, nhớ anh nầy lắm chuyện, nhớ anh kia hút thuốc liền miệng không ai muốn ngồi gần, nhớ chị nấy sáng nào cũng chia cho chúng tôi một củ khoai, một trái chuối nấu, cũng có một cô thường chọn một chỗ tận cùng để ngồi, cô nầy có đôi mắt u huyn thăm thm, mỗi lần ai nói đến hay trêu chọc, cô không bao giờ trả lời chỉ đáp bằng một nụ cười buồn.
Vì trường tôi dạy gn nhất, nên tôi chọn một chỗ gần cửa để khi đến trường tôi xuống xe cho dễ. Thế là chỗ tôi ngồi đối với chỗ cô có đôi mắt u huyền nầy là khoảng cách xa nhất theo đường đối góc, nhưng trái lại là tôi có được một tầm nhìn về cô tốt nhất. Và đối với tôi chắc có lẽ cô cũng trong vị trí để nhìn tôi rõ nhất nếu cô muốn.
Ngồi trên xe chật chội, những người ngồi đối diện quá gần để tôi nhìn mà không khỏi làm người ta khó chịu nên thôi đành gởi ánh mắt mình cho người xa nhất để rồi dần dà tôi cảm thấy ghiền đôi mắt u huyền của người nữ đồng nghiệp của mình vốn là em của một người bạn đồng nghiệp mà tôi biết cô từ thuở còn kẹp tóc đi học trung hoc. 
Cô luôn luôn mặc một chiếc áo dài trắng một cái quần đen vừa vặn, không kiểu cách, đơn giản, tay nầy ôm một cặp da sổ sách, tay kia nắm hờ chiếc nón lá, quai nhung màu hoa cà. Cô ngồi như bất động, đôi mắt mùa thu lơ đãng nhìn qua cửa xe ra khung trời loang loáng những cánh đồng lúa và miệng cô sẵn sàng một nụ cười buồn để đáp lại cho những ai muốn nói chuyện với cô.
Tôi nhìn cô, mãi nhìn cô, nhìn đôi mắt xa xôi của cô, nhìn nụ cười buồn của cô mà không sợ cô phật ý vì dường như không bao giờ cô nhìn tôi. Những chuyến xe đưa rước thầy cô giáo như vậy cứ tuần tự, nhẫn nại đưa chúng tôi về làng xã nông thôn, để trước là chúng tôi có đồng lương sinh sống sau nữa đem mấy cái chữ ít ỏi của chúng tôi trao lại cho các trẻ em dốt nát, nghèo khó, quê mùa. Chúng tôi không dám xem đây là một thiên chức như nhiều người thường gán cho nhà giáo, nhưng rất vui với cái nghề nghiệp nhỏ bé, khiêm nhường của mình nhất là khi cuối năm các em thi đậu được tiếp tục ra tỉnh học tập.
Còn phần chúng tôi cũng vậy, năm tháng gần gũi nhau, tình cảm giữa chúng tôi càng thêm sâu đậm, cái vui của người nầy là cáí vui của người kia, cái buồn của người kia là cái buồn của người nầy. Cho nên khi gặp nhau ở bến xe là chúng tôi đã thấy vui, chiều lại xuống xe chia tay lòng đã chợt buồn.
Một hôm chuyến xe chiều đưa chúng tôi về thành phố để trên đường về nhà, cô giáo đồng nghiệp của tôi, cô có đôi mắt u huyền, có nụ cười buồn này đến bên tôi và khẽ khàng nói với tôi: Chiều mai là Lễ Giáng Sinh anh đi Nhà Thờ xem máng cỏ đi.
Tôi biết gia đình cô vốn là một gia đình thờ Chúa rất ngoan đạo, cô vẫn biết tôi không có đạo mà vẫn mời tôi dự Lễ Giáng Sinh, thật sự tôi vô cùng cảm động, nên tôi nói với cô: Cám ơn cô, chiều mai tôi s đến.
Thế là hôm sau, Lễ Giáng sinh năm ấy tôi đã đến khu NhàThờ như đang trong hội hoa đăng, đèn đóm sáng trưng, lồng đèn đủ kiểu đủ cách lung linh rực rỡ muôn màu. Tôi vào xem máng cỏ trong khu Nhà Thờ, nơi đây có thiết kế một cái máng cỏ có lẽ lớn nhất, không thiếu bất cứ một dấu vết lịch sử của Chúa ra đời. Từ tượng Đức Mẹ trên tay là Chúa Hài Đồng đến những thiên thần múa khúc giáng sinh kể cả những con trừu, con lừa dễ thương...Tất cả khung cảnh huyền ảo kỳ diệu nầy trong một ánh sáng mông lung, chập chờn hoà quyện với điệu Thánh ca đâu đây, cùng với tiếng chuông Nhà Thờ thánh thoát, khiến cho tôi là người ngoại đạo mà vẫn thấy lòng mình như được chắp cánh lên cao.
Tôi đang thơ thẩn xem từng hang đá, từng cảnh tượng, từng lối trưng bày của máng cỏ nầy đến máng cỏ kia hầu so sánh xem cái nào đep hơn cái nào thì bước chân nhẹ nhàng khiến tôi nhìn lại.Thì ra cô giáo, cô đồng nghiệp của tôi, cô đồng nghiệp có đôi mắt u huyền và nụ cười buồn muôn thuở. Cô nhìn tôi và nói: Cám ơn anh đã đến.Tôi đáp: Lễ năm nay vui quáEm mừng lễ chưa?. Bỗng nhiên tôi gọi cô là em. Và dường như cô không để ý đến tôi thay đổi lối gọi như vậy, trái lại cô cười, vẫn nụ cười buồn và nói: Em vừa trong Nhà Thờ ra.
Và em - thôi thì tôi gọi em vậy, vì em nhỏ tuổi hơn tôi, vì em là em của một bạn thân của tôi - em đã đưa tôi đi vòng quanh trong khu giáo đường đang vào lễ tưng bừng náo nhiệt và đến khi chúng tôi chào nhau ra về, chúng tôi cũng không nói một lời nào thêm.
Tháng ba năm sau vào mùa Phục sinh, hôm nay là ngày lễ Lá, tôi tự động đến trước Nhà Thờ chờ em ra lễ. Không lâu, đoàn người từ trong Nhà Thờ đi ra mỗi người trân trọng với hai tay cầm một cành cọ. Em là người ra sau cùng, cành cọ trên tay, mắt đăm đăm nhìn lên khoảng trời xanh trước mặt, miệng còn đang lâm râm một đoạn kinh Thánh nào đó.
Tôi nhìn em với tất cả lòng ái mộ đối với một tâm hồn thánh thiện đang tìm đường về với Chúa. Tôi tránh không cho em thấy và tôi đã ra về mang theo hình ảnh của em với đôi mắt u huyền với nụ cười buồn và có thể vi trái tim của Chúa trong em.
Ngày chiến tranh chấm dứt, hoà bình trở lại tất cả chúng tôi những thầy giáo cô giáo phải tri qua nhiều khó khăn. Trong số tất cả thầy giáo cô giáo đã cùng đi chung xe vào nông thôn ruộng ry để dạy học nay không còn ở nhiệm sở cũ. Kẻ chuyển đi trường nầy, người chuyển đi trường khác, Chúng tôi ít gặp nhau, thảng đôi khi gặp nhau là chỉ để chúng tôi chia nhau từng trăm gam bột ngọt, một mảnh thịt vụn, một khứa cá thu... và chúng tôi, em và tôi chỉ nhìn nhau mà không nói điều gì, đôi khi em ban cho tôi một cái nhìn sâu thăm thm và đương nhiên với một nụ cười, vẫn nụ cười buồn muôn thuở.
Tôi nghỉ dạy sớm hơn em, em tiếp tục đến tuổi về hưu và vẫn ở chung với gia đình người anh, bạn tôi vốn đông con. Sức khoẻ em càng ngày càng kém. Mỗi lần tôi gặp – ít khi lắm – là tôi thấy em gầy thêm, đi đứng khó khăn hơn và đôi mắt không còn u huyền nữa mà đã mệt mỏi với thời gian cũng như nụ cười buồn giờ đã trở nên héo hắt.
Có một lần tôi gặp em đi xe đạp khá xa nhà với vẻ tiều tuỵ rõ rệt. Tôi dừng xe lại hỏi, em cho biết là em đi mua thuốc. Bỗng nhiên tôi nắm lấy tay em, nhìn em mà tôi muốn khóc. Tay em lạnh ngắt và em cũng nắm tay tôi với bàn tay gầy guộc, khẳng khiu của một phụ nữ tuổi đã về chiều.
Thời gian không chờ ai, tôi nghe tin em bị tai biến đường tim mạch. Tôi đến thăm em. Vốn là bạn thân với anh của em nên anh em bảo tôi tự tiện vào thăm em. Em nằm trên giường bịnh, mặt thanh thản, thấy tôi đến thăm, em cố nở một nụ cười, một nụ cười theo tôi là một nụ cười vui nhất mà em ban cho tôi. Thăm em xong, tôi nắm tay em từ giã và chúc em: Hãy can đảm, Chúa che chở cho em.
Một lần khác tôi đến nhà không phải để thăm em mà để gặp anh của em thì thấy em cùng người em gái đi xem lễ về, dáng người khá khoẻ mạnh. Tôi chúc mừng em. Em cảm ơn.
Thế rồi vào một ngày cách nay hai năm, trong khi tôi vắng nhà, giọng một người phụ nữ lớn tuổi báo với gia đình tôi qua điện thoại: Xin báo với ông C., cô Đ. đã mất rồi!!!
Tôi được tin nầy với một nỗi xúc động vô cùng. Hình ảnh một nữ sinh còn kẹp tóc đuôi gà cho đến khi là một cô giáo chung xe với mình đi dạy, có một lần đã mời mình dự lễ Giáng Sinh, đồng cam cộng khổ sau ngày đất nước hết chiến tranh, hai lần để cho mình nắm tay trong giây phút bịnh hoạn và nhất là còn đó trong tôi, đôi mắt u huyền và nụ cười buồn thăm thẳm..
Tôi đặt một vòng hoa tươi màu trắng, viết trên băng màu tím hai câu bằng chữ la-tinh: Requiescat in pace. Vade in pace. (Nguyện cầu cho Bằng an. Bằng an trong Chúa). Tôi đặt tràng hoa trước linh cữu em và nguyện cầu cho em về với cõi Chúa. Tôi nhìn di ảnh em và vẫn còn nhận ra gương mặt bình thản của một người cô nữ suốt đời chỉ biết ban phát cho người ánh mắt và nụ cười thánh thiện, nhân hậu, hiền hoà.
Em về với Chúa đã hai năm, tôi c tìm hỏi trong số những người trong gia đình cô, tôi cũng tìm những người bạn của cô và cả của tôi để thử tìm hiểu người phụ nữ nào đã gọi báo tin chẳng lành cho tôi là ai. Nhưng đến nay người tôi muốn biết vẫn chưa được biết.
Năm nay trước ngày Giáng Sinh, tôi có viết một bản nhạc với tựa là Tiếng chuông gợi buồn và nhờ một ca sĩ vốn trong ca đoàn Nhà Thờ trình bày. Tôi đã đem đến tặng gia đình em. Ông anh của em nay cũng đã lớn tuổi, sau khi nghe bản nhạc ông để lời cám ơn tôi và bảo trong một cuộc họp gia đình đông đảo ông sẽ cho hát lại để mọi người cùng nghe.            
Tôi xin chép lại li ca trong bản nhạc để thay lời kết:
Tiếng chuông gợi buồn
Người đã đi rồi mà sađâu đây vẫn còn vương vấn một bóng hình.
Người đã đi rồi đôi mắt người xưa vẫn còn thăm thẳm trong tôi.
Người đã đi rồi vào một mùa đông một mùa đông lạnh căm gió rét.
Người đã đi rồi và đã mang theo mang theo bóng ngả hoàng hôn.
Giáng sinh năm xưa sương lạnh chiều đông nhớ em nhuộm buồn qua đôi mắt.
Giáng sinh năm nầy tiếng chuông giáo đường để em chắp cánh trên no đường về
Lạy Chúa trên cao, cho con hãy ban cho con một ngôi sao, một ngôi sao hồng ân nhỏ bé để con dâng tặng người xưa..
Lạy Chúa trên cao, cho con hãy ban cho con một ngôi sao, một ngôi sao hồng ân nhỏ bé để con dâng tặng người xưa....
Lễ Giáng sinh sau nầy, tôi thường nghe lại bản nhạc buồn nầy và tôi vào Nhà Thờ đặt một bông hoa hồng trước lọ tro của một người cô nữ đã từng ban phát cho đời và cho tôi những nụ cười thánh thiện.




1 comment:

Anonymous said...

Kính chào Bác MN ! Tình cảm của Bác đối với người bạn đồng nghiệp thật là cao cả và thánh thiện , chẳng mờ ám gì hết..Con thật cảm phục Bác . HTX