______________
Lão Ngoan Đồng
Hát quốc ca mà mắt lệ tôi trào
Bởi tủi phận mình là người vong quốc
Ngày xưa có quê, có nhà, có nước
Tôi hân hoan hãnh diện kém chi người
Bởi tủi phận mình là người vong quốc
Ngày xưa có quê, có nhà, có nước
Tôi hân hoan hãnh diện kém chi người
(Trích Thơ: Tôi HÁT QUỐC CA của Ngô Minh Hằng)
Từ trại tỵ nan Paulo-Bidong, chuyển tiếp qua Montreal,đếnđịnh cư tại thành phố Winnipeg cuối tháng 9 năm 1980, trời đã vào thu, cái không khí lạnh của xứ người mà mình chưa từng diện kiến…tôi tưỡng chừng như không thể chịu đựng được lâu dài, trên xứ sở mà mọi người đều đặt cho nó một cái tên rất thâm thúy: “Canada Xứ Lạnh Tình Nồng”.
Vâng, đúng vậy!
Trải qua mùa Đông với tuyết trắng chồng chất trên lòng đường, trên lề đường, trên mái nhà, tôi thầm nghĩ chắc sẽ không thế kham nổi cái lạnh của nhiệt độ âm ( - ) ba bốn chục độ bách phân, cộng với gió rét mà người dân ởđây gọi là “windchill”, đôi khi cái lạnh đó tương đương với nhiệt độâm 50 độ bách phân.
Trực diện với cái lạnh của thành phố Winnipeg, tôi mới thấm thía lời nói của một vị trong phái đoàn (delegate) Hoa kỳ tại trại tỵ nạn Mã Lai Paulo Bidong: “tên nầy muốn chui vào freezer” lúc tôi từ chối sự chấp nhận của họ cho tôiđịnh cư tại Hoa Kỳ, để xin định cư tại Canada.
Tuy nhiên, với sự nhiệt tình giúp đỡ của cộng đồng Người Việt Tự Do Manitoba, cũng như người dân tại thành phố Winnipeg, đã luôn luôn nở một nụ cười thương mến, mở rộng vòng tay nhân ái đối với những người mới đến (new comers), dù có khác màu da, khác chủng tộc, khác cả văn hóa, ngôn ngữ, đã tạo nên sựấm áp trong lòng, gạt bỏđi sự nghi ngại, sợ hải lúc ban đầu, đã sưởi ấm cho tôi trong cái lạnh giá buốt mùa đông.
Khi đã sinh hoạt với Hội Người Việt Tự Do Manitoba, tôi mới được biết, cùng là hội đoàn của những người Việt trốn chạy chế độ cộng sản, liều chết để tìm tự do, mà vẫn còn có một vài Hội ở những tỉnh thành khác, không chịu treo cờ Vàng ba sọc đỏ trong những buổi họp mặt, trong những lễ lạc theo truyền thống Việt Nam.
Nổi bất mãndằn dặt trong lòng mà không thể chỉ trích thẳng những thái độ bất phân định kiến, bất minh bạch về lập trường chánh trịđó, Hội Người Việt Tự Do Manitoba, dù chân ướt chân ráo tại xứ người, nhưng quyết lòng tìm cách treo cờ Việt Nam Tự Do nền vàng với ba sọc đỏ tại nơi công cộng trong thành phố Winnipeg, một thành phố lớn hạng 5 hạng 6 trong toàn Canada, thủ phủ của tỉnh Manitoba.
May mắn thay, vị cố vấn của Hội là Ông Leslie L. Latinecz,tiến sĩ Chính TrịXã Hội học, người Hungarian và bà giáo sư Zyna Denaka, dạy Anh Ngữ cho hội viên của Hội là một người Ukrainian.Cả hai vị nầy đều là người tỵ nạn cộng sản, đã chạy khỏi xứ họ để đến định cư nơi nầy từ hàng chục năm về trước. Nhờ họ dẩn dắt cách liên lạc với chánh quyền thành phố, Hội NVTDM đã trình thỉnh nguyện thư xin thành Phố Winnipeg công nhận ba ngày Tết Nguyên Đán Tân Dậu (từ 5 đến 7 tháng 2 năm 1981) là Ngày Việt Nam. Trong 3 ngày đó, quốc Kỳ nền Vàng với ba sọc đỏ sẽ được kéo lên trên ngọn kỳ dài của Tòa Đô Chánh Winnipeg, và tên đường SARGENT được đổi thành tên NGUYỄN HUỆ.
Nhờ sự vận động của của hai vị trên, Ông Thị Trưởng William Norrie đã chấp thuận thỉnh nguyện thư của Hội, và ra Bảng Tuyên Bố (Mayor’s Proclamation) về NGÀY VIỆT NAM tại thành phố Winnipeg.
Ngày mồng 1 Tết Tân Dậu, khoảng trên 20 hội viên chúng tôi đã xếp hàng 2 dưới chân cột cờ để làm lễ chào cờ Việt Nam, tại kỳ đài của một toà Đô Chánh, thành phố ngoài xứ sở Việt Nam, lần đầu tiên kể từ ngày mất nước 30-4-1975.
Đúng 9 giờ sáng, ngày 5 tháng 2 năm 1981 (mồng 1 tháng giêng năm Tân Dậu),dưới thời tiết lạnh cóng của miền đồng bằng Canada, Ông Thị Trưởng Bill Norrieđã cùng với anh chị em tỵ nạn Việt Nam chào Quốc Kỳ Việt Nam.Chính ông Thị Trưởng Bill Norrie đã cùng với anh Hội Trưởng kéo cờ.
Quốc Kỳ Việt Nam Tự Do nền Vàng ba sọc đỏ đang từ từ được kéo lên, trong khi tất cảngười Việt Nam hiện diện đứng nghiêm trang, mắt nhìn chăm chăm vào lá quốc kỳ thân yêu, miệng hát bài Quốc Ca “Nầy Công Dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi…” trong âm thanh tức tưởi nghẹn ngào, dường như mắt ai cũng mờ lệ vì quá cảm xúc cho thân phận lưu vong, được chào Quốc Kỳ của mình nơi công cộng tại xứ lạ quê người.
Trong số đồng bào tham dự lễ chào Quốc Kỳ, có những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa, trong những y phục dân sự, vẫn hiên ngang giữ quân cách của một quân nhân, đứng nghiêm chào tay, dù giọng đứt khoảng vì nghẹn ngào tức tưởi, nhưng âm thanh vẫn hùng tráng như thuở nào miệng hô “diệt cộng”.
Nhìn lá Cờ Vàng của dân tộc phất phới bay song hành với quốc kỳ Canada, lòng tôi cảm thấy vừa hãnh diện vừa chua xót.
Hãnh diện vìđã bao năm mất đi lảnh thổ, không thể xuất hiện hiên ngang trên quê hương Việt Nam, ngày hôm nay Quốc Kỳ lại tung bay ngạo nghễ trên nền trời, chứng minh rằng chính nghĩa của dân tộc Việt Nam, dù bị những con người cộng sản ác tâm vùi dập, nhưng không bao giờ bị tan biến trong lòng của con dân nước Việt.
Chua xót vì nơi lảnh thổ ngoài biên giới Việt Nam, trong xứ sở của những người khác giống mà họ lại coi trong cái trân quý của mình, trái lại cũng là người Việt, có những người tin theo tà thuyết cộng sản,xem thường vàquên đi nguồn cội trân quý của giống nòi,lại tung hô những tên bại hoại, tung hôcái xã hội cộng sản, cái tai ách của loài người với lá cờ máu sao vàng của chúng.
Sau lễ chào Quốc Kỳ Việt Nam Tự Do, là phút mặc niệm cho những chiến sĩ, chiến đấu dưới ngọn cờ nầy để bảo vệ non sông, đã Vị Quốc Vong Thân; tưởng niệm đến những thuyền nhân kém may mắn, đã chết trên hành trình tìm Tự Do, và những đồng bào đã chết thảm vì sự tàn ác của chế độ việt cộng trên quê hương mình.
Buổi chiều tối hôm đó, lần thứ nhứt kể từ sau Ngày Quốc Hận, tôi lại được hưởng một cái tết Tự Do đầu tiên, tuy rằng tại xứ người, nhưng không thiếu phần trang nghiêm đượm tình dân tộc, trong đêm văn nghệ mừng xuân Tân Dậu 1981, do Hội Người Việt Tự Do Manitoba tổ chức tại trường học Tech-Voc với khoảng sáu trăm (600) đồng bào Việt Nam tham dự.
Kể từ hôm đó đến những năm kế tiếp sau nầy, vào nhửng ngày Tết Việt Nam, Quốc Kỳ Việt Nam nền vàng với ba sọc đỏ, lại được tung bay trên kỳ đài của toà Thị Sảnh Winnipeg, nhiều con đường khác cũng đã được đổi tên thành Hùng Vương, Nguyễn Huệ, Văn Lang,…. Và mỗi lần chào Quốc Kỳ như vậy, là mỗi lần những giọt lệ vừa mừng vừa tủi lại chảy dài xuống má của những người tham dự.
Cũng từ ngày Tết Tân Dậuđó, không biết có phải vì HNVTD Manitoba đã làm một tiền lệ xung kích hay không, lần lượt các Hội Đoàn Việt Nam tỵ nạn cộng sản trên toàn Canada, và cả trên các nước khác, đã có những lần ngọn cờ chính nghĩa Việt Nam đã được tung bay trên các kỳđài tại những thành phố có người Việt tỵ nạn định cư.Và tôi tin chắc rằng, ở những nơi đó, mỗi khi chào Quốc Kỳ và hát Quốc ca, đều có nhiều người đã rơi lệ vì vừa mừng vừa tủi.
Ngày 04/03/2015
Lão Ngoan Đồng
Lão Ngoan Đồng
1 comment:
Bà Anh Cô đang than trời bổng nhiên xuất hiện một Lão Ngoan Đồng nữa, biết Lão nào thiệt, Lão nào giả đây. Thôi đành cho hai Lão nằm ngủ ôm gối chiếc. Nếu không phân biệt thật giả ra sao, đành cho hai ông làm Táo Quân.
Đúng Manitoba đi tiên phuông trong việc thành lập Công Đồng với cờ vàng ba sọc đỏ. Trong chuyến viễn du 4 tỉnh miền Tây, khi tới Manitoba, cộng đồng người Việt với cờ vàng ba sọc đỏ đã đón tiếp chúng tôi vô cùng nồng hậu. Ông chủ tịch cộng đồng là dân du học, thế mà ông hết lòng bảo vệ lá cờ ba sọc đỏ.
Post a Comment