___________
CHÂN DIỆN MỤC
Trúc tượng
trưng cho người quân tử!
Tôi không thích mẫu
người quân tử của
Trung Hoa, nhưng tôi lại
thích Trúc!
Tôi không thích Khổng
Tử ví người quân tử
như gió, kẻ
tiểu nhân như cỏ (?).
Người bình dân suy ra: người
quân tử giầu sang cao quí, kẻ
tiểu nhân nghèo hèn đê
tiện! Tôi không hiểu đó là cái
đạo lí gì?
Nhưng
với người Âu Mỹ
thì cỏ cũng có
vẻ đẹp riêng của nó! Vườn
hoa, vườn cảnh nào mà không có
cỏ, người ta tuyển
lựa những loài cỏ
đẹp! Từ sân Gôn cho tới
biệt thự: cỏ
đẹp tuyệt vời!
Người
Việt thì rất thích cây Trúc!
Hàng trăm đức tính đáng yêu của
nó, người Việt ca tụng
nhất đức tính ngay thẳng:
Ngọc dù tan vẻ trắng nào phai
Trúc dẫu cháy tiết ngay vẫn để
Nhiều
ông Tầu ngầm coi mình như
những người quân tử
(!) nhưng ông Pháp
gọi cái trò đê tiện,
hèn hạ là Chinoiserie!
Người
Việt coi cây tre là bạn, thân
thiết! và… đa năng:
Cây tre trăm mắt
đã khắc
xuất… khắc nhập…
và làm nên những kỳ tích tuyệt
vời!
Không hiểu
cây tre trăm mắt là tre ngà hay
tre mạnh tông. Nhưng hàng
trăm thứ tre, nứa,
hóp, luồng, vầu… cứ
gọi đại là trúc đi
cho các nhà văn
tô vẽ… Nhưng
với người bình dân thì nó rất
thân thiết, hữu dụng,
đa năng…
và xài hàng
ngày… như không
có nó không
được!
Tôi đã đếm sơ sơ
các vật dụng
sinh hoạt của các cụ
thì đến… gần ngàn thứ!!!
Từ nhà cửa,
hàng rào, cầu ao… cho tới áo tơi,
nón… cối xay, nong, nia,
sàng sẩy… những ống
tre đựng đồ, cắm
nhang, cắm hoa, hạt giống,
hàng
trăm thứ lỉnh
kỉnh trên vách lá! Riêng dụng cụ
bắt cá, lươn đã tới cả
trăm thứ!
Nói về
cái cần câu thì các cụ tỏ
vẻ triết học,
ngạo đời và… cũng
thi vị. Từ ông Lã Vọng
câu mà nghĩ đâu đâu… vì cần…
không có lưỡi câu (?). Nhiều
ông câu lại buộc bông trang cho nó…
thơ mộng. Nhiều
khi o bế người đẹp…
cũng gọi là câu:
Người ta câu bể câu sông
Tôi nay câu lấy con ông cháu bà
Tệ nhất là anh ăn trộm câu con gà: Tính toán làm sao cho con gà không kêu,
không dãy đạp, cứ im re theo cần câu về nhà anh ăn trộm !!!
Ôi! Cây tre đầu làng, hàng rào… nó
mới thân thương, ấm cúng, gợi nhớ làm sao!
Cây tre trước sân đã từng là bạn tri âm của Thi Hào Nguyễn Du:
Vô ngôn độc đối đình tiền trúc
Còn rặng tre ở một thôn hẻo lánh đượm mù sương đã làm Cao Bá Quát nao lòng trước cảnh tuyệt vời đó:
Vụ hợp thâm thôn trúc thụ bình
Bụi tre trước sân cũng dẫn dụ Vương Dương Minh (Vương Thủ Nhân đời Minh) ra ngồi chồm hổm hàng giờ để suy nghĩ “trí tri tại cách vật”. Cuối cùng ngài đã xướng lên thuyết “Tri Hành Hợp Nhứt”.
Trong khi người ta ngắm trúc, xài đồ trúc thoải mái thì người chặt trúc gánh đi bán… hơi bị buồn:
Ngày vác vài cây trúc
Bán đi để no bụng
Trong nhà chất đống tre tới nóc
Ngoài cửa đợi không tiền
Nói ra ăn gậy gộc
Ôi! Thôi! Thôi!
Về thôi, về thôi, lệ tuôn đầy ngực!
Từ nay cạch mặt tre
Thà nằm bên tre đói chết tức
(Tùng Thiện Vương)
A Ha! Tôi trồng được hai chậu trúc, gốc vẫn khỏe, vẫn đẻ con, nhưng trên ngọn thì nhiều lá vàng, xơ xác! Tôi nghĩ tới ông Ba Tầu, ổng nói: Trúc tượng trưng cho người quân tử, người quân tử thì phải xơ xác (?), trúc mà xanh tươi xum xuê thì không phải trúc (?). Tôi nhìn mà cười hoài! Xơ xác đến thế sao??? A Ha!
Lạ một nỗi là đạo Phật có nhiều Trúc Lâm Tự! Nhưng tôi thấy từ ngài Thích Ca cho tới các đệ tử có vào vườn trúc bao giờ đâu? Chỉ thấy nói đến cây Bồ Đề thôi! Cái chùa Yên Tử ở Quảng Ninh là gốc gác của phái thiền Trúc Lâm nếu tôi không lầm thì cũng không có rừng trúc!
Nước Cô Trúc của Bá Di, Thúc Tề không thấy nói đến trúc! Nước Thiên Trúc (Ấn Độ) cũng không nói đến trúc nhiều?
Vậy phải chăng chỉ có ở Việt Nam cây trúc thân thiết, mến thương, hữu ích đến kỳ diệu… vĩ đại!
Thời ông Diệm, định lấy cây trúc làm Quốc Huy! Không
hiểu sau này người ta nghĩ sao… lại lấy cây lúa!!!
Tôi là một phó thường dân, suy nghĩ vớ vẩn thế nào… lại nghĩ đến những món ăn dân giả:
Măng tươi xào thịt gà!
Măng tươi xào thịt bò!
Măng khô hầm vịt!
Ngon lắm! Quí vị thử xem!
C.D.M.
3 comments:
Kính Thầy,
Nhà em cũng có trồng hai chậu trúc, khí hậu mát mẻ thì chậu trúc xanh tươi, khi oi bức thì lá trổ vàng như chậu trúc của Thầy
Tre thì mọc cao lớn và cây hơi cong, còn trúc thì thấp nhỏ hơn và ĐỨNG THẲNG cho nên gán cho trúc là QUÂN TỬ. Vì vậy người ta thường trồng trúc trong chậu, rất ít khi trồng tre trong chậu. Khõng biết em nói vậy có đúng không,
" Lạ một nổi là đạo Phật có nhiều Trúc Lâm Tự ! Nhưng tôi thấy từ Ngài Thích Ca cho tới các đệ tử có vảo vườn trúc bao giờ đâu? "
Kính Thầy, theo lịch sử về cuộc đời của Phật Thích Ca, thì sau khi thái tử Tất Đạt Đa hay ngải Cồ Đàm ( Sidharta Gotama ) chứng giác ngộ dưới cội bồ đề ( bodhi ) Ngài đi thuyết pháp 49 năm dài đăng đẳng, từ vườn lộc uyển chuyển pháp luân ( bánh xe pháp ) tứ Tam Báo ( Phật, pháp, tăng) được thành láp , tức Đức PHẬT giảng bài PHÁP đầu tiên là tứ diệu đế cho TĂNG , 5 anh em Kiều Trần Như. Trên đường giảng pháp đó, vua Bình Sa Vương ( cha của vua A Xà Thế )cứa xứ Ma Kiệt Đà đã dâng cho Đức Phật vườn trúc ( Trúc Lâm ) để cho ngài và để tử có nơi an cư kiết hạ, vì mùa mưa, côn trùng rắn rít rất nhiều, sợ đi đạp phải và cũng là dịp các chư tăng ôn luyện lại Phật pháp và luật lệ trong đạo cũng như nghe Phật thuyết giảng. Như vậy không những Đức Phật và các đệ tử của Ngài vào vườn Trúc Lâm mà còn lưu lại đó 3 tháng.
Do sự tích trên mà các chư tăng lập chùa hay lấy Trúc Lâm mà đặt tên chùa và khônhaast thiết nơi đó có trúc hay không
Vài lời thô thiển, nếu có gì sai sót, kính mong Thầy hoan hỉ mà lượng thứ cho
Em Đào Minh Quang/ Nhật Đạo
Học trò của Thầy ở trường NTT
Kính Thầy,
Em đãi đi Ấn, hai lần, viếng tứ động tâm ( 1-vườn Lâm Tì Ni, nơi Phật đản sinh ; 2- Bồ Đề Đạo Tràng ( Bodhigaya ), 3-vườn Lộc Uyển hay vườn na, nơi Đức Phật thuyết pháp cho 5 anh em Kiều Trần Như, 4- Câu Thi Na ( Kusinaga ) nơi Đức Phật nhập diệt hay nhập Niết Bàn. Ngoài ra còn thăm viếng kỳ quan thứ 8 của UNESCO tức đền Takmaha và đi 2 ngày một đêm trên tàu hoả ( xe lửa ) tới Agar viếng 17 hang động vào thế kỷ khoảng thứ 3 hay 4 gì đó được khám phá bở một sĩ quan người Anh
Lần đầu đi tự túc cùng anh bạn Nhật Huy với hai Thầy hướng dẩn. Sau về tổ chức hành hương với 43 người tham gia, tạm thành công 95%
Quên nữa em có ghé Trúc Lâm tịnh xá, vẫn còn tre, nhưng không nhiều như xưa. Tiếc là em không tự gửi hình vào được
Comment thêm của thầy CDM-PHV:
Trong bài Trúc : Măng chua xào thịt bò !
Post a Comment