Friday, November 7, 2014

Căn nhà của tôi



___________

Lanh Nguyễn


Nước Mỹ có diện tích rộng gấp nhiều lần nước Việt Nam nhỏ bé của tôi. Một bên nằm giáp biển Đại Tây Dương, bên tôi sinh sống thì lại giáp Thái Bình dương. Thiên tai có nhiều loại khác nhau, chổ tôi sợ động đất, vùng khác sợ lóc xoáy, bảo tuyết, bảo bùng, lụt lội... Thiên tai thì thật là đúng với câu "Trời kêu ai nấy dạ" không thể nào chạy trốn được. Ở bất cứ tiểu bang nào cũng có nổi lo về thiên tai hết. Sống ở Ca-Li sợ động đất, về Florida sợ bảo, sang New Orleans sợ lụt lội, trốn ở Alaska sợ bảo tuyết qua Hawaii sợ sống thần...

Thằng bạn nối khố của tôi bảo:
-       Ở Mỹ chổ nào cũng sợ ông trời hết, vậy mầy theo tao về Việt Nam dưỡng già đi.
Tôi nhìn nó cười trừ:
-       Mầy mới cưới vợ có thể về bển ở đở, cho tới khi nào giấy tờ bảo lảnh xong thì cũng chạy về đây thôi, rủ rê làm gì?
Nó vênh mặt hiu hiu tự đắc:
-       Tao không có làm bảo lảnh cho nàng thì làm sao mà rước nàng về Mỹ được? Tụi tao nhất định ở Việt Nam xây dựng lại đất nước.
Tôi nhìn kỹ lại coi thử có đúng là bạn mình không, hay là một nhân vật nào từ hành tinh khác đến. Nó thường nói với tôi trước khi lấy vợ thêm lần nửa. Rằng thì là "Vợ nó vì tình yêu đến muộn chứ không phải vì cái thẻ xanh". Thật tình mà nói tôi cũng không chắc nó đúng hay sai nên chỉ buôn nhẹ hai tiếng “Will See"...
Nói thì nói vậy cho vui chứ thật ra tôi không hề lo sợ thiên tai, bởi vì thiên tai thì đâu có ai biết trước được để mà tránh. Mấy tháng trước có một bà đang nằm phơi nắng trên bải cỏ trong công viên, cách đường xe chạy mấy chục mét, vậy mà cũng bị ông thần men lái xe cán chết queo, cho nên đâu có phải bị trời hại mới chết, ông thần men viếng nhà cũng tiêu tùng mà... Bởi vậy cho nên chúng ta sống ở đâu cũng thế mà thôi, chổ nào vui vẻ là ở được rồi, đòi hỏi nhiều quá chỉ tổ làm cho cuộc sống thêm rắc rối chứ có béo bổ gì đâu.


Tôi nhớ lúc nhỏ xíu, ba anh em tôi sống trên chiếc ghe tam bản bằng bụm tay, xoay qua xoay lại còn không được; vậy mà rất là vui vẻ, anh em, cha mẹ đầy đủ, có ít ăn ít, có nhiều ăn nhiều, muốn nói thì nói, muốn ca hát thì ca hát, chả có gì phải lo ...
Khi tôi bị đưa lên bờ để ở nhờ nhà bà con mà đi học, chổ ở tuy rộng rải hơn, đồ ăn có nhiều hơn, nhưng mà thiếu cha mẹ, thiếu em út nên chả có gì là vui cả...
Rồi năm sau đó, ba anh em tôi cùng lên bờ sống nhờ nhà bà tôi. Tuy ông bà thương anh em tôi lắm, nhưng cha mẹ thì ít khi ghé nhà, vẩn ngược xuôi buôn bán trên sông, vì vậy khi nghe ba má tôi định lên bờ cất nhà ở, đổi qua nghề làm ruộng, ba anh em tôi mừng lắm. Hai đứa em gái luôn miệng hỏi:
-       Vậy là mình có nhà rồi hả anh Hai?
Tôi vui vẻ trả lời chúng:
-       Ừ! Sắp có rồi, không lâu đâu.
Nhưng mà số chúng tôi là số khổ, nhà ba má tôi chưa cất thì cơn bảo khủng khiếp đã thổi ập lên xóm nghèo của tôi. Trong đời tôi từng chứng kiến hai cơn bão. Lần đầu năm tôi 9 tuổi, lần thứ hai trên đường vượt biển.
Buổi chiều hôm đó mây đen bao kín cả bầu trời, mưa như trút nước ào ào trên mái lá, gió rít từng cơn làm những cành cây oằn oại, đưa qua ngã lại. Ông tôi lo sợ nói:
-       Gió hú kiểu nầy không chừng có bão lớn. Thằng Sáu, mầy tìm coi mấy tấm cao su lớn để ở đâu, gôm lại một chổ, rủi nhà có bị sập thì che đở cho tụi nhỏ.
Ông tôi, mặc áo mưa vào, xách theo cuộc giây chì lớn, cuộn giây chì đó chuẩn bị cất nhà cho gia đình tôi, ông dùng những thanh củi tràm đẽo nhọn làm cọc rồi lấy giây chì niềng chặt bốn gốc cái chuồng nuôi heo phía sau nhà. Cái chuồng heo bây giờ không có nuôi con heo nào hết, tại vì hai đứa em tôi khi bước lên bờ cứ luôn miệng than phiền thúi quá, thúi quá. Ông tôi thì cưng cháu gái nên hạ lệnh cho bà, hết đợt heo đó thì không được nuôi nửa. Hai đứa em gái tôi hay đốn lá chuối xây nhà chòi chơi với nhau trong đó. Ông vừa niềng xong cái chuồng heo bước vào nhà thì bị bà tôi cự:
-       Cái nhà ở ông không lo, mà ông lại đi lo cái chuồng heo, thiệt là quởn quá mà.
Ông tôi chỉ cười cười trả lời:
-       Dây chì thì ít mà lại nhỏ, có niềng cái nhà cũng không đủ sức chịu đựng, với lại gió lớn như vậy bà kêu tui lên nóc nhà mà cột, bộ bà muốn gió thổi bay tui về lại Lấp Vò sao?
Ông tôi dự đoán thời tiết y chang như đài khí tượng, càng về khuya gió càng mạnh dữ dội, gió hú đinh tai nhức óc, ba anh em tôi ngồi nép vào nhau trong gốc mùng, sợ quá không ngủ được.
Gió càng mạnh làm căn nhà sàn qua, đưa lại chực chờ xập xuống bất cứ lúc nào. Ông tôi ra lịnh:


-       Con Sáu dắt tụi nhỏ vô trong buồng ngủ tạm đi. Còn thằng Sáu phụ tao dùng mấy tấm ván ngựa nầy mà chống đở mấy cây cột nhà.
Bốn tấm ván được chia ra làm 2 bên để chỏi 2 cây cột cái nhưng mà gió mạnh quá căn nhà cứ sàn qua sàn lại làm mấy tấm ván rớt xuống hoài, không có tác dụng gì hết. Mưa càng lớn nước tràn vào nhà làm lỏng mấy chân cột cho nên căn nhà càng lúc càng đong đưa dữ dội .Ông tôi thấy việc không xong nên ra lịnh:
-       Thằng Sáu ra xem thử cái chuồng heo coi có bị gì không, rồi đem tụi nhỏ ra đó ở đở, cái nhà nầy chắc không chịu nổi nửa đâu, nó mà xập xuống coi chừng đè xẹp luôn tụi nhỏ.
Chúng tôi được di tản ra chuồn heo trốn bão, chuồn heo thấp hơn căn nhà lại được hai bụi tre gai che chở mặt sau, căn nhà cản gió phía trước, bốn sợi dây chì bảo vệ kiên cố nên vẫn hiên ngang chống chọi với cơn bão lớn, không một chút sợ hãi. Ba tôi dùng cao su che chung quanh nó, để nước mưa không tạt vào. Bà và má tôi dắt anh em tụi tôi chui vào đó chơi nhà chòi giữa đêm...
Ngồi trong nhà chòi chưa được bao lâu chúng tôi nghe một tiếng "rầm” thiệt lớn, căn nhà thân yêu của ông tôi ngã xẹp xuống như một một người già đã hết sức chống chọi với những căn bệnh của mình, cuối cùng cũng đành phải chịu xuôi tay...
Nghe tiếng nhà rầm lớn quá, hai đứa em tôi sợ, mình mẩy run lên cầm cập, má tôi kéo chúng ôm trọn vào lòng, như gà mẹ dang rộng đôi cánh để bảo vệ đàn con trước sự tấn công của con diều hâu quái ác...
Cơn bão sau khi giật sập căn nhà của ông tôi thì hình như đã thõa mãn trong lòng, nên dần dần dịu bớt cơn thịnh nộ, gió không còn hú hay rít lên từng hồi nửa, mưa cũng nhẹ hột bớt cho đến khi trời sáng thì dứt hẳn...
Xóm nhà lá bị cơn bão tàn phá tan tành, không chỉ có riêng nhà ông tôi bị xập mà từ đầu trên tới xóm dưới, nhà nào cũng nằm xẹp lép "đầu một nơi còn tứ chi thì rải rác chung quanh". Vậy mà xóm nhà giàu bên chợ không hề hấn gì. Không biết là vì nhà họ xây cất kiên cố hay là xây cất liền nhau cái nầy dựa vào cái kia hoặc giả luồng gió mạnh không đi qua hướng đó... Còn bên xóm nhà lá thì căn nầy cách căn kia hàng chục mét nằm chơ vơ riêng rẻ với nhau cho nên bị gió cuốn đi là việc tất nhiên rồi. Hay là ông Trời chỉ muốn ban thử thách cho dân nghèo chúng tôi mà thôi...
Mấy người lớn tuổi trong xóm họp nhau lại, xem xét bàn thảo coi cất lại nhà cho ai trước. Chú hai Tân có con nhỏ mới sanh chưa đầy một tuần tuổi được quyết định cất lại nhà trước nhất, kế đến là nhà chú tư Sâm có con vừa giáp thôi nôi, em tôi sáu tuổi rồi nên nhà tôi ở hạng thứ ba, sau mới đến những nhà kế tiếp còn nhà ông tôi thì xếp hàng chót nhất .Khi đi mua lá lợp nhà thì chủ vựa lên giá gấp đôi bởi vì ai cũng cần sửa chửa hay cất lại nhà, số cầu thì quá lớn mà số lá thì chỉ có bao nhiêu đó thôi, nên chủ vựa muốn tăng bao nhiêu thì tùy ý thích. 
Chú hai Tân qua bàn với ông tôi để cho ba má tôi cất nhà trước rồi cho vợ con chú ở tạm chờ đến khi ghe lá dạo đến bán, mua sẻ rẻ hơn chứ ngay bây giờ thì chú không đủ tiền trả. Ba má tôi thì đã chuẩn bị tất cả rồi, từ cột kèo đòn tay, lá lợp nhà lá tào dừng vách giây chì, dây lạc v.v. mọi thứ đều có sẵn chỉ chờ ngày tốt là cất nhà lên liền...
Vậy là sau cơn bão có mấy ngày, gia đình tôi từ chổ ở nhờ, rày đây mai đó bổng chốc biến thành chủ nhà cho người khác ở tạm. Ông bà tôi, vợ chồng chú hai Tân và mấy đứa con. Căn nhà nhỏ rí, chiều ngang chừng bốn hay năm mét, chiều dài sáu bảy mét gì đó, nằm trong khu đất rộng thênh thang, cách nhà cũ của ông tôi chừng hơn trăm mét. 
Căn nhà nhỏ nền đất có duy nhất một cái giường tre, một bộ ván ngựa mà chứa đúng một chục đủ đầu, ăn cơm thì trải cao su ngồi dưới đất quây quần nhau, ngủ thì 5 đứa con nít nằm sắp lớp trên bộ ván ngựa, còn cái giường tre thì bà, má tôi, thím hai Tân và em bé mới sanh chiếm hữu, ba người đàn ông thì trải cao su ngủ dưới nền đất ẩm ướt’..
Ông tôi, ba tôi và chú hai mổi ngày đều đi dựng lại nhà cho lối xóm phải hai tuần sau thì mới tới lượt cất nhà cho ông tôi, rồi chú Tân cũng có tiền mua được lá cất lại nhà sau đó...
Cơn bảo tuy tàn phá làm tiêu hao khá nhiều tài sản nhưng cũng làm cho tình thân lối xóm thắt chặt thêm nhiều, gia đình tôi chính thức bắt đầu sống với nghề làm ruộng là chính, rồi buôn bán phụ thêm trong khi rổi rảnh. Căn nhà nhỏ đó một vài năm thì phải sửa chửa lại, anh em tôi ngày một lớn lên năm tôi 12 tuổi ba má tôi cất thêm căn nhà nhỏ kế bên để chứa lúa và chứa hàng hóa mua về bán thêm ở chợ. Tôi xin riêng một góc nhỏ để cái chỏng tre và cái bàn học có lẻ từ đó đến giờ tôi luôn sống xa gia đình. Có lúc gần mà như xa có lúc xa mà như gần không được khắn khít với gia đình như hồi còn sống trên chiếc ghe tam bản...
Đúng là số mạng Trời đã định sẵn rồi không có cách nào xoay chuyển càng khôn được hết...

Đời Tha Hương 
Đời cô độc
Khóc một mình 
Ai khóc cho ta?
Sống xa quê, làm kiếp không nhà.
Buồn viễn xứ.

Bôn ba đời khách trú...

12 comments:

Anonymous said...



À, LN tôi định lướt qua căn nhà quê khang trang,tươi mát của hình post lên bài Căn nhà của tôi rồi chay lẹ qua nhà đứa bạn thân làm một chầu không say không về. Nhưng mà càng đọc, càng bị khung cảnh đồng quê và đời sống của nhà LN cuồn hút trong nổi bi ai và suy tư, sự đoàn kết, cùng nhau chia xẻ những nổi khổ đau của dân xóm làng quê.
BLG




rachgia said...

HTTL thấy tác giả diễ tả cuộc đời của nhân vật "tôi" trong truyện rất thấy thương, từ những ngày mấy anh em sống tre6n ghe tam bản đến căn nhà lá nghèo nàn tơi tả, có lúc ngủ ngoài chuồng heo nên căn nhà lá khang trang trên tôi nghĩ ngày xưa chẳng từng là những giấc mơ của một kiệp người trong hoàn cảnh cơ cực tột cùng ...

Anonymous said...

Cám ơn Sư bá có lời khen và khích lệ tinh thần cho đệ tử . Cám ơn Sư thúc đã tìm ra ba bức ảnh ,diễn tả đúng y chang từ cuộc sống trên chiếc ghe tam bản ,căn nhà củ và căn nhà mới ...
Bây giờ những căn nhà tơi tả đó vẫn còn rất nhiều trong vùng thôn quê ,trong những kinh rạch xa đường lộ xe . Đệ tử đã nhiều lần vào thăm ...LN

Anonymous said...

Truyện hay nha anh LN , mong đọc thêm nữa . Lúc còn nhỏ thỉnh thỏang tui hay về quê chơi vui lắm , bà con ở quê tánh tình rất hiền lành và chất phác. HTX

Anonymous said...

Không biết phải con người có số hay không?? Sau cơn bảo mọi người đều xính dính vì nhà của bị cuốn đi, còn anh LN thì được căn nhà mới nguyên giống như anh LN được đền bù cho một thời cơ cực vậy. "Sau cơn mưa trời lại sáng". bc

Anonymous said...

Tui và CV là đệ tử của cô LK . Thầy chùa nhỏ Cóc Con là đệ tử của sư thúc KQ vậy HTX và BC xưng hô như thế nào đây ? Cám ơn comment của hai vị LN

Anonymous said...

Hello Tiểu Đệ LN !
Đệ viết truyện xưa 3 down 7 up (ba chìm bảy nổi) làm ngu huynh nhớ lại thuở little boy sống trong căn nhà lá ở miền quê. Hai chị em ngủ chung cái chõng tre mà lúc nào cũng khai ngấy vì ngu huynh có tật đái dầm (không biết bà chị có cùng bịnh không). Vậy mà cứ ngủ tỉnh bơ. Hình như hồi đó còn ghiền cái mùi đó mới ngủ ngon. Í ẹ !!!
MVN

Anonymous said...

Hồi đó anh ghiền mùi ammoniac, bây giờ anh ghiền mùi gì ?...Ha...ha...

Tui đó

Anonymous said...

Mèn ơi ! Ca ca Vô kỵ MVN thật thà khai hết chiện hồi nhỏ...chắc chị Triệu Minh cũng biết hết luôn !!!

Dương Bất Hối

Anonymous said...

Tôi học NTT từ năm 1965-1972, thầy cô thì thiệt nhiều lắm, trong đó có thầy Phạm Huy Viên nè. Lúc còn đi học tôi không là học sinh giỏi, cũng không có gì nổi bật nên thầy cô ít ai còn nhớ đến tôi. bc

Anonymous said...

Ủa mấy ngày nay sao anh LN nín thinh rồi, nghĩ tôi viết đúng quá phải không? Thật ra không phải vậy đâu, các thầy có trí nhớ rất phi thường dù tôi không phải là học sinh giỏi, nhưng mà thầy cô vẩn nhớ tôi đó, nhớ lần đầu tiên gặp thầy PHV trên mạng tôi hỏi: "thầy còn nhớ em không? thầy nói: "nhớ chớ, cái năm em học có 2 BC, BC kia cao, thường ngồi dãy bàn phía sau, và em thường ngồi dãy phía trước, còn nữa có một thầy khác tôi gọi điện thoại hỏi thăm thầy và cũng hỏi thầy còn nhớ em không? thầy nói "nhớ chớ" rồi thầy tả lại tôi đúng boong như lúc còn nhỏ. Các thầy có biết không em rất là vui và rất là cảm động vì trong một thời gian lâu như vậy mà các thầy vẩn nhớ đến em.....
Nhưng dù thầy cô có nhớ đến học trò không? đó không phải là vấn đề quan trọng đâu, quan trọng là thầy cô đã làm xong trọng trách của thầy cô lúc ban đầu khi tụi mình mới bước vào trung học....bc

Anonymous said...

BC !
Cuối tuần mà ,khách khứa viếng nhà ,vừa lai rai vừa xem bóng cà- na đâu có quởn mà mở máy lên mạng .
Sáng nay vừa mở web TH thì đã bị quở trách rồi .Nhưng cũng xin lỗi vì cái tội chậm chạp . SH Y Tả thường hay nói "chắc LN nầy đang xỉn ở đâu đó ". Đúng boong mà ,đâu có chối nổi .
Nếu tính năm học thì tụi mình cũng " sem sem " chỉ là BC thì học trường tỉnh còn tui thì học trường quận ,nhưng "tứ hải giai huynh đệ" vậy thì xem nhau ngang hàng ,bạn bè đi nghen
Thầy cô thích và nhớ học trò mình chưa hẳng vì là học trò giỏi mà còn nhiều yếu tố khác ai biết được .Biết đâu BC hiền ,ngoan vậy thì cô thầy làm sao mà quên ? ? ? LN