Đoàn Xuân Thu
Nhớ
xưa khi mình thi tuyển đậu vào lớp Ðệ Thất là đứa học trò nào cũng phải học môn
Quốc Văn, tuần 6 giờ, nhiều nhứt hạng so với mấy môn khác! (Chỉ có môn Anh Văn
là dám đồng hạng mà thôi).
Quốc
văn có hai phần Kim Văn và Cổ Văn.
Tui
nhớ thầy Võ Văn Dung đã dạy cho đám nhỏ tụi tui ca dao ngay từ đầu niên khóa.
Thầy
dạy rằng: "Ca là bài hát có chương khúc, giai điệu! Dao là bài hát
ngắn, không có giai điệu, chương khúc, thường theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ,
dễ thuộc, được truyền miệng như những câu hát, lời ru con!"
Rồi
lại nhớ tới sau 75, tui đang làm thầy giáo thì bị tụi nó cho về vườn, thầy giáo
tháo giày, ngồi đưa võng ru con cho vợ nó đi làm, kiếm chục ký bo bo mỗi tháng.
Nhớ
những câu ca dao ngày cũ, tui ru thiệt là muồi nhe! Thằng nhỏ thèm sữa mẹ, khóc
lòi rún, tiếng khóc đã khàn, rè rè như dế kêu...
Dù vậy
nghe một hồi ca dao thay sữa mẹ, điệu lên trầm xuống bổng cũng buồn... rồi ngủ
ngon ơ.
Tiếng
ru trưa hè, mang một nỗi niềm u uất của một người sa cơ lỡ vận thất chí, vang
xa... qua nhà hàng xóm để con nhỏ Chín bờ đò láng giềng, chỉ cách một giậu mồng
tơi xanh rờn, nó ‘cảm' ngang hông nhà thơ trong cõi nhân gian dù tui đã có vợ
con đùm đề rồi.
Một
hôm, em Chín bờ đò, nhân lúc vợ tui vắng nhà, thò đầu qua rủ rỉ rù rì, rủ tui
cùng đi vượt biên với nó.
Mà
tui lại không nỡ bỏ con vợ (tui) cho đành. Nên nhắn với em Chín bờ đò rằng: "Ba
đồng một mớ trầu cay! Sao em không hỏi những ngày anh còn xanh. Bây giờ anh đã
banh chành. ‘Mết' em thì cũng ‘mết'... nhưng bỏ con anh không đành." Vậy
là em Chín bờ đò ‘dzọt' mình ên!
Giờ
nghe nói bên Mỹ, em giàu lắm, tài sản có tới cả chục triệu đô la Mỹ... nhờ làm
chủ hơn một chục cái nhà hàng chuyên bán bún mắm.
Thôi
tình ta đã lỡ! Số tui chẳng được sang giàu thì đành để cho đứa khác hưởng vậy
thôi. Giày dép còn có số! Tiếc con cá sổng mà chi kẻo con cá còn trong rộng, tức
em yêu, tức con vợ tui nó biết được tui một mặt hai lòng tham đó bỏ đăng, thấy
trăng quên đèn nó xuống tay tàn độc, hạ thủ là đời tui coi như vãn hát sớm.
***
Thưa
bây giờ thằng con tui ngày cũ đã lớn khôn, đã cưới vợ, và có con y hệt như tui
ngày xửa ngày xưa vậy.
Chiều
cuối năm, mang thằng cu, con nó, về gởi để hai vợ chồng đi ‘holiday', sau
một năm cày ná thở, ít có thời giờ cho tình ta cầm sắt nên tình đà nguội ngắt,
phải đi... hâm cho nó nóng.
Thằng
cu vắng hơi mẹ, cứ khóc i ỉ hoài mà em yêu tui dỗ không thèm nín.
Tui
tài khôn: "Ðể nó cho anh!" Rồi bồng thằng nhỏ ra ‘ga
ra' đằng sau hè, nơi tui có giăng chiếc võng.
Ðặt
thằng nhỏ lên, lắc qua lắc lại theo nhịp võng đưa, tui ầu ơ: "Chừng
nào xe lửa Mỹ bung vành. Tàu Tây kia liệt máy anh mới đành xa em!"
Muồi
tận mạng nên thằng cu thôi khóc hu hu... mà lại ngáy khò khò. Tui nghe còn buồn
ngủ thì nói chi tới thằng nhỏ chớ!
Ngồi
gục gặc, lim dim, tui thả hồn về quê cũ.
***
Quê
người, tiếng Anh, tiếng Em... tui bù trất nhưng nhất định không chịu học, bởi
khó quá nên đành cam phận làm cu li làm hãng với mấy cái máy chạy rầm rầm hoài.
Phần
cũng vì: "Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru
những câu xa vời. À à ơi! Tiếng ru muôn đời. Tiếng nước tôi. Bốn ngàn năm ròng
rã buồn vui. Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi. Tiếng nước tôi."
"Tàu
súp lê một còn trông còn đợi/ Tàu súp lê hai còn đợi còn chờ/Tàu súp lê ba tàu
ra biển Bắc/Tay anh vịn song sắt, nước mắt chảy ròng ròng/Anh lấy khăn mu soa
ra chậm/Cái điệu vợ chồng ngàn dặm không quên."
Khăn
mu soa (mouchoir) là khăn tay dùng chậm nước mắt. Nên sau nầy mấy em yêu mình
tin dị đoan, cữ không dám còn thêu con... ‘chim' trên khăn mu soa mà tặng anh
ngày tiễn biệt vì ảnh dông luôn.
Còn
súp-lê (souffler), hú còi tàu, nhắc bộ hành lẹ bước xuống làm hành khách vì tàu
sắp nhổ neo.
Câu
ca dao nói lên nỗi buồn ly biệt mà cũng còn có thể là vĩnh biệt giữa đôi vợ chồng
trẻ lâm vào cảnh trái ngang vì phận nghèo, không có tiền lo lót để trốn lại, phải
bị bắt đi lính cho Tây trong Ðệ nhứt Thế chiến (1914-1918) phải xa vợ, xa con,
xuống tàu đứng sau song sắt như bị ở tù, hổng khóc làm sao được?
Xúc
cảm như vậy mới làm được bài thơ não lòng, bi thiết. Rồi bài thơ đó trải qua biết
bao thử thách của thời gian mới được trở thành ca dao, thành tiếng hát ru cho thân
phận những người cùng khốn cũng như tui ngày cũ vậy.
***
Rồi
hồi xưa Bến Thành là một bến sông, nơi ghe thuyền đậu tấp nập, từ Sài Gòn ra biển
rồi lên cửa sông Tiền Giang, tàu ghé lại đỗ rước hành khách: Mỹ Tho, Vĩnh Long,
Sa Ðéc, Cái Tàu, Cao Lãnh, Hồng Ngự, Tân Châu, rồi tiếp tục lên Nam Vang.
Sau
khi đã vững chân trên đất Nam Kỳ, năm 1860, Tây đã cho xây cất lại chợ Bến
Thành bằng cột gạch, sườn gỗ, và lợp lá.
Ðến
năm 1911, Tây cất lại một chợ mới, lớn hơn do việc buôn bán ngày càng sầm uất.
Và
câu ca dao: "Mười giờ tàu lại Bến Thành/ Súp lê vội thổi bộ hành
xôn xao" có nghĩa gì?
"Mười
giờ tàu lại Bến Thành" là
tàu thủy nó cặp vô bến sông tên Bến Thành. Mới cặp vô mà đã vội thổi súp lê để
chạy trở ra liền mà không kịp cho khách xuống mà quày quả, tách bến, quay đầu
chạy trở ra sông, làm bộ hành, người đang đi trên bộ trên bến chuẩn bị xuống
nhưng không được nên rất xôn xao vì sự việc rất bất ngờ.
Chẳng
qua là do Sài Gòn đang có cuộc binh biến.
Lịch
sử cho biết rằng: Phan Xích Long tên thật là Phan Phát Sanh (1893 -1916), căm
thù giặc Pháp nên ông học cách làm lựu đạn, tự chế bom để làm vũ khí khởi
nghĩa.
Nhân
dân ở khắp nơi như Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Long An, Bến Lức, Cần Giuộc theo rất
nhiều.
Khuya
ngày 23 rạng ngày 24 tháng Ba, năm 1913, Phan Xích Long cho gài bom tự chế tại
Dinh thự quan Thống Ðốc Pháp, Khám lớn Sài Gòn, rải truyền đơn, dán bố cáo hiệu
triệu nhân dân nổi lên chống Pháp.
Không
may, bom nổ trước giờ quy định vài trái, nên quân Pháp có thời giờ phòng bị,
cho gỡ những quả bom còn lại, đồng thời xua quân truy tầm nghĩa quân.
Cuộc
nổi dậy bất thành, Phan Xích Long chạy ra Phan Thiết thì bị bắt giải về Sàigòn,
bị xử chung thân khổ sai, giam tại Khám lớn.
Ba
giờ sáng, rạng ngày 15, tháng Hai năm 1916, hằng mấy chục ghe thuyền cặp bến Cầu
Ông Lãnh, nghĩa quân cầm gươm, giáo, mác xông lên đánh vào dinh quan Thống đốc
Pháp để dương đông kích tây, nhưng mục tiêu chánh là: vào Khám lớn để giải
thoát cho Phan Xích Long cùng chiến hữu,
Nhưng
do có phòng bị trước nên Pháp phản công kịch liệt bằng súng đạn tối tân khiến
nghĩa quân thua to, hầu hết đều bị Pháp bắt.
Ngày
22 tháng Hai năm 1916, Pháp xử tử Phan Xích Long. Năm đó ông mới 23 tuổi.
Do
đó hai câu ca dao nầy ghi lại việc Tây trong cơn hoảng loạn, sợ dân mình dưới
tàu khách nhảy lên tham gia cuộc binh biến nên tàu mới cặp bến, khách chưa kịp
lên, là Tây nó đuổi phải chạy trở ra liền.
Chỉ
hai câu lục bát ca dao mà lại là một thiên anh hùng ca, ghi lại lời vĩnh quyết
của dân mình với những người tay không, chỉ có giáo mác, gậy tầm vông nhưng đầy
lòng yêu nước, dám đứng lên chống lại sự đô hộ sưu cao thuế nặng của thực dân
Pháp.
Ru
con, ru cháu bằng ca dao, như truyền cái dòng sữa ngọt ngào của quê mẹ để sau nầy
dầu ở quê người có học hành giỏi giang, rỡ ràng danh phận, thì cũng đừng bao giờ
quên quê mình vẫn còn chìm trong vòng cùng khốn .
***
Thưa
bà con! Chiều cuối năm, nhớ nhà, nhớ nước, nhớ Sài Gòn quá đỗi!
"Ôi
cố hương! xa nửa địa cầu / Nghìn trùng kỷ niệm vẫn theo nhau..."
Thì
em yêu trong nhà gọi vọng ra: "Ông nội ơi! Bồng thằng nhỏ vô kẻo
muỗi cắn!
Em
có xào cho ông nội một dĩa thịt bò nè, để thưởng công ru cháu"
Nghe
vậy tui khoái quá Trời nhe!
Tui
sẽ: "Ðêm nay ta đốt sầu lưu lạc/ Trong khói men nồng hạnh phúc
xưa."
đoàn xuân thu.
melbourne
No comments:
Post a Comment