Saturday, September 18, 2010

Trang nhật ký cho con-Ngày xưa hoàng thị

__________________________



Thương mến tặng  tất cả các cháu VN lạ, quen bên trời viễn xứ


Ngày Xưa Hoàng Thị




 Con yêu dấu

Mới đó mà Bố Mẹ đã ở thành phố nầy hơn 20 năm . Thành phố nơi mình tạm dung mà Mẹ hay goi là thành phố buồn . Con bao nhiêu tuổi là bao nhiêu năm Bố Mẹ rời bỏ quê nhà . Ra đi lưu lạc xứ người để làm thân lữ khách .. Bố con một đời người mà đã hai lần di tản .Từ thuở lên năm lên  sáu đã theo gia đình bỏ quê Bắc mà đi . Lũy tre làng . Giếng nước . Cầu ao chỉ còn là  huyền thoại trong những câu chuyện cổ tích xưa  . Rồi Bố con  lớn lên ở miền  Nam Tự Do chan hòa nắng ấm . Hạt cơm Sài gòn đã nuôi nấng Bố  con đến ngày khôn lớn . Dân Bắc kỳ lại nói tiếng Saigon sao thật dễ thương cùng lời ca đêm nào như ngút ngàn cả một trời tâm sự " Ngừng đây soi bóng bên dòng nước lũ . Cầu cao nghiêng dốc bên dòng sông sâu . Sầu vương theo sóng xuôi về cuối trời . Một vùng đau thương chốn làng cũ quê xưa …" đã làm chao đảo tâm hồn của Mẹ - cô con gái Nam Kỳ - sau một lần tình cờ biết nhau trong buổi trại hè  của sinh viên nơi Đường Sơn Quán . Cũng là cái duyên ông tơ bà nguyệt đã định phải không con ? Và một chiều nào trên con đường Tú Xương xưa, hoa hoàng lan tỏa ngát  . Ai theo gót chân ai làm quen  để rồi sau đó Bố Mẹ  đã  nắm tay cùng nhau chung một lối về  . Suốt đời suốt kiếp . Rồi phong ba nổi lên . Rồi đất bằng dậy sóng . 30-4-75 ập đến như một tai trời ách nước . Sau bao năm trời nơi trại cải tạo . Ngày trở về, Bố con một lần nữa gồng gánh gia đình ra đi . Từ biệt quê nhà  .  Thân trai thêm một lần  lưu lạc . Cất bước lên đường . Thêm một lần  nữa đi tìm mảnh đất Tự do.

Sáng nay trong sân trường Đại Học  xứ người, nhìn con rạng rỡ súng sính trong bộ lễ  phục giữa hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp. Mẹ sung sướng biết là bao nhiêu  .Những giọt lệ rưng rưng , mừng mừng tủi tủi chứa chan một trời hạnh phúc. Ngồi một mình trong đêm viết những dòng nầy cho con mà Mẹ tưởng là đang chiêm bao . Bao nhiêu chuyện ngày qua như một cuốn phim đang trải dài trước mặt Mẹ . Từ chặng đường vượt bao biển rộng sông dài , một trời hiểm nguy để  mang con đến bến bờ tự do . Những đêm lênh đênh trên trùng dương dậy sóng  mà giữa cái sống và cái chết thật  mong manh gần  như trong gang tấc . Rồi những ngày mòn mỏi lê thê nơi trại tị nạn Mã Lai sống bằng lòng nhân đạo của Cao Ủy Quốc Tế để chờ ngày định cư nơi một Đệ Tam quốc gia  khác . Mẹ không làm sao quên được hình ảnh một người VN mình bị tụi lính Mã Lai trói như con heo bị đá lăn lóc ra sân trại để cảnh giác mọi người vì tội đêm qua anh ta đã  trèo lên hái trộm dừa trong khuôn viên trại. Đời sống ở trại thiếu thốn  . Tội nghiệp anh . Có lẽ anh thèm lắm chút miếng ăn cho nên mới làm chuyện nông nổi như thế nầy  . Thương cho dân tôi biết chừng nào  Một niềm tủi nhục pha lẫn xót xa cho thân phận những người vong quốc.

Tự do ơi Tự Do
Tôi trả bằng nước mắt
Tự Do hỡi Tự Do
Anh trao bằng máu xương
Tự Do ôi Tự Do
Em đổi bằng thân xác
Vì hai chữ Tự Do
Ta mang đời lưu vong
Nam Lộc – Xin đời một nụ cười



Cuối cùng rồi Mẹ cũng lên phi cơ về vùng đất mới . Nhớ những ngày đầu bỡ ngỡ nơi đây mà hành trang là một bộ quần áo  của  cô bé học trò Mai Xuân  ngày nào, mang tặng cho cô giáo cũ mà nghẹn ngào tiễn cô đi không biết bao giờ thầy trò có lần gặp lại . Rồi  từng năm , từng tháng theo con từ những bước chân đầu tiên con e ấp đến trường . Đêm đêm Mẹ đọc cho con nghe từng trang cổ tích xưa, nào là Phù Đổng Thiên Vương đuổi giặc Ân , Sự tích An Tiêm và quả dưa hấu , truyền thuyết Âu Cơ  v..v  cho đến khi con thiếp đi ngủ vùi bên tay Mẹ . Mẹ lại viết cửu chương lên giấy rồi bắt con phải học thuộc lòng  để rồi mỗi ngày sau buổi tan trường con hớn hở khoe với  Mẹ rằng "con làm toán chạy hay nhứt lớp Mẹ ơi , tụi nó làm  toán không lợi con đâu nhờ con thuộc làu làu cửu chương Mẹ dạy" . Nhớ có lần con bị ban bè chọc ghẹo vì cái tên Việt Nam  xa lạ của con . Về nhà con dỗi con hờn . Con nằng nặc đòi  Mẹ đổi tên Tây cho giống người ta  . Mẹ vỗ về con biết là bao nhiêu. Mẹ nhớ hoài câu nói của Mẹ với con ngày hôm ấy "Con ơi Mẹ đã mất tất cả rồi Mẹ chỉ xin con giữ cái tên VN cho Mẹ . Con là người VN mà . Con phải hãnh diện vì cái tên VN của con mới phải"  . Con ngúng nguẩy bậm môi  khẽ nói  "Mà tụi nó make fun con". Mẹ còn nhớ buổi chiều hôm đó có con bé nào đó đến nhà mình . Thấy nó thập thò ngoài cổng rào Mẹ chạy ra hỏi nó kiếm ai . Nó nói nó looking for Cindy . Mẹ khoát tay bảo nhà nầy không có ai tên Cindy hết á . Con đứng sau lưng Mẹ từ lúc nào mà Mẹ không biết, con lên tiếng "Nó kiếm con đó Mẹ" . Mẹ giận con ghê đi . Mẹ không nói chuyện với con suốt buổi chiều hôm ấy . Sau lần đó con xin lỗi Mẹ và con hứa với Mẹ  không bao giờ con nhắc đến cái tên Cindy nữa . Sẽ không bao giờ con làm Mẹ buồn lần nữa .  Con  có còn nhớ không  ngày còn bé con thông minh lắm . Đêm nào cũng vậy  Mẹ hay đọc thơ Nguyễn Bính để ru con ngủ . Con nghe riết  rồi con thuộc lúc nào Mẹ cũng không hay. Một hôm  tình cờ nghe con đọc lại, Mẹ nghe mà Mẹ rưng rưng nước mắt  . Có lần Bác Hưng - bạn Bố Mẹ - đến nhà chơi  con thỏ thẻ nói với Bác "con đọc thơ cho Bác nghe nha". Giọng con ngọng nghịu, dễ thương làm sao !

Tết nầy em chắc không về được
Em gửi về đây một tấm lòng

Ôi chị một em em một chị

Trời làm chia cách mấy con sông

hoặc là

Em  ơi em ở lại nhà
Vườn dâu em hái Mẹ già em thương

Mẹ già một nắng hai sương

Chị đi một bước trăm đường xót xa

Làm Bác Hưng quay sang hỏi Mẹ "Bộ chị dạy cháu đọc sao" Rồi Bác ôm con vào lòng Bác bảo “ Con đừng đọc nữa . Bác nhớ nhà lắm . Bác khóc bây giờ đây ”. Ngày ấy . Quê người . Đất khách . Lần trở lại quê nhà biết đến bao giờ . Mẹ chỉ biết đêm đêm  mượn những vần thơ dạt dào nhớ thương để gửi gấm nỗi lòng của mình  . Rồi con đọc cả chinh phụ ngâm nữa làm Bác Hưng hết hồn hết vía luôn . Viết thơ cho Ngoại, Mẹ kể cho Ngoại nghe, Ngoại rầy Mẹ  . Ngoại bảo  Mẹ đừng đọc chinh phụ ngâm để ru con ngủ  nữa , cho con quên đi . Ngoại sợ cái cảnh trong chinh phụ ngâm lắm nỗi đoạn trường

Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp lại về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã cách ngăn
Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh

Những chuyện nhỏ nhặt  ngày xưa bây giờ không biết con có còn nhớ không … . Thời gian ở đây qua thật nhanh quá ngày nào con còn bé tí mỗi ngày Mẹ đưa con đến trường đến lớp . Rồi  mới hôm nào đây Mẹ dự lễ  tốt  nghiệp Trung Học của con  thế mà hôm nay  trong khuôn viên Đại học nhìn con mũ áo xênh xang . Với ánh mắt tự tin . Với từng bước chân vững chãi thật trưởng thành khi con lên khán đài  chững chạc bắt tay vị khoa trưởng để nhận bằng tốt nghiệp  Cử nhân Giáo Dục. Con Mẹ đã thật sự trưởng thành . Con  gái của Mẹ lại đi  đúng con đường của Bố của Mẹ năm xưa . Con biết không Mẹ hãnh diện vì con biết là bao nhiêu . Giờ nầy con như con chim đã đủ lông đủ cánh  đủ sức một mình để tung cánh bay  vào vòm  trời  cao rộng thêng thang trước mặt,  nhưng với Mẹ con vẫn bé bỏng như  ngày nào suốt ngày làm nũng bên Mẹ . Với Mẹ , con không bao giờ lớn cả . Người Mẹ Việt Nam là như thế đấy con ơi . Cứ lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ cho mãi khi con đã thành gia thất cũng còn lo. Cứ muốn ôm con mãi trong vòng tay của mình  Đừng buồn Mẹ khi Mẹ lo lắng quá nhiều cho con làm con đôi lúc cảm thấy như mất tự do . Con có cảm tưởng con là baby dưới mắt Mẹ. Khi con đi đâu hơi khuya Mẹ  nhấc phone gọi con , nhắc nhở con về  làm con quê với bạn bè.  Con không nói  nhưng Mẹ biết con buồn, nhưng con phải thông cảm mà thương Mẹ vì Mẹ được sinh ra và lớn lên ở một đất nước chiến tranh ly loạn bên Trời Đông  kia . Nửa phần đời của Mẹ đầy dẫy những bất trắc.  Lo âu . Buồn bã . Cái gì cũng làm Mẹ lo . Mẹ sợ . Mẹ nghi ngờ . Con lại sinh ra và lớn lên bên Trời Tây  nầy . Sống trên một đất nước mà chưa một lần con nghe tiếng đại bác trong đêm như Mẹ đã từng . Chưa một lần con nghe tiếng còi hụ vang lên nửa đêm báo hiệu giờ giới nghiêm đã điểm thì làm sao con hiểu được những cái lo sợ mà đã thành cái nếp trong tâm hồn Mẹ . Ở đây xã hội phương Tây hết sức tự do và chính vì cái tự do quá trớn của nó đã giết bao nhiêu  cuộc đời của bao thanh thiếu niên cùng trang lứa như con  . Biết bao bậc phụ huynh VN dở khóc dở cười nhìn con dần dần  vuột ra khỏi tầm tay mình cho đến khi mất con lúc nào không hay . Lại có các con xem cha mẹ như những người lắm chuyện lúc nào cũng muốn chen vào đời tư của các con ư ? . Không phải thế đâu con  . Hai mươi  tuổi con nào đã lớn , con dễ lầm lạc trong giao tiếp ban bè . Mẹ cũng đã qua một thời thiếu nữ như con và đời sống xô bồ của xã hội Tây phương làm sao mà Mẹ không khỏi quan tâm  đến những chuyện tình cảm đến trong đời con của Mẹ .. Vì vậy con phải hiểu và thương Mẹ mà ráng làm sao dung hòa để đừng làm buồn lòng Mẹ . Mẹ như cây quít nơi quê nhà  năm xưa bị bứng đem đi trồng ở một đất trời xa lạ  . Cây vẫn sống nhưng đất đai quê người làm sao cho cây sai oằn trái ngọt như thuở nào còn ở quê nhà . Có khi Mẹ cao giọng với con bắt con phải như thế nầy , thế nọ làm đúng như ý Mẹ chẳng qua là Mẹ muốn con hãy giữ hoài cái khuôn phép của người con gái VN mà ngày xưa Mẹ đã từng được rèn luyện uốn nắn bởi Ngoại với  bốn chữ công-dung-ngôn-hạnh . Nói như thế không phải là Mẹ muốn con phải là mẫu người của thế hệ Mẹ   nhưng ít ra những giềng mối đạo đức , luân lý của tổ tiên ta con phải nâng niu gìn giữ  . Đi phải thưa về phải trình . Người xưa đã nói "Tiên học lễ hậu học văn" mà  . Thậm chí có lắm các con khi đã thành tài là sửa soạn đòi "move out" , để các con có cuộc đời riêng mà không bị cha mẹ quấy rầy , phiền nhiễu . Các con đã quên đi ai đã nuôi nấng các con nên vóc nên hình để có ngày hôm nay . Đừng bao giờ hất cha mẹ ra khỏi cuộc đời các con . Đừng làm cha mẹ các con tủi hờn trong cách cư xử quá đỗi vô tình của  con mình mà ngày ra đi cha mẹ các con đặt biết bao nhiêu kỳ vọng ở các con . Nói như thế không phải là Cha Mẹ  đòi  hỏi các con phải đền ơn đáp nghĩa nhưng các con có biết rằng cái thái độ đó, cách cư xử đó  không bao giờ có ở  một đứa con VN . Đó là biểu lộ sự ích kỷ, lòng vô ơn của các con đối với  những đấng sanh thành . Mẹ có xưa lắm không ? Mẹ có cổ hủ lắm phải không ? Mẹ đôi lúc cũng làm các con bực bội , phật lòng . Song con ơi đó chẳng qua là sự thương yêu lo lắng vô bờ của một bà mẹ VN . Mai này con lớn thêm hơn . Con sẽ có lần tìm về nguồn  xưa , cội cũ . Con sẽ hiểu sự khác biệt giữa  hai nền văn hóa Đông Tây  và chính các con , những đứa con VN sinh ra và lớn lên  nơi xứ người đã ít nhiều làm rạn nứt và mất dần đi những sợi dây thiêng liêng của tình mẫu tử thâm tình . Lúc dó  các con có ân hận thì tất cả đã muộn mất rồi.

Đêm đã khuya lắm rồi. Bao nhiêu dòng chữ cho con trong đêm nay như món quà thương yêu Mẹ gửi tặng con . Như chút hành trang cho con  trong ngày con thành đạt. Cầu chúc con của Mẹ thênh thang trên đường sự nghiệp . Hãy nhớ một điều rằng  : mãi mãi và suốt cuộc đời của Mẹ, Mẹ vẫn dõi mắt theo từng bước chân con  trên vạn nẻo đường … Thôi nhé con yêu ! Cánh con đã vững  lắm rồi, con hãy vỗ cánh bay đi . Đường công danh xán lạn đang chờ con kia . Hãy  lên đường với muôn vàn may mắn nha con yêu dấu !




                                              


                     A PAGE OF DIARY FOR OUR CHILD

                                                 Translated by Vũ đình Nam

(For all unknown and known Vietnamese children in oversea with love)


                                                                        

My beloved child,


It seems like yesterday, but your mom and Dad lived in this city over 20 years. The city, which we thought to live temporarily and I named them the SORROW CITY. How old you are is how long we left our homeland. Wandering in exile like a strange traveler…. Your dad did that twice in his life, since he was 6 years old. His family left the Northern country. The bamboo fence of the village, the well, the pond are the only myths in the old legends, then your dad grew up in the free South with bright warm sunshine. The rice seeds of SAIGON had nurtured him until he became a young man. The Northerner, who speaks Saigon accent is very cute; with the lyrics he sang that night, it carried a profound sorrow and had shaken my soul, a southern girl   
                                                   Stop on the way
                                                   Reflex my shadow
                                                   On the flooded tide
                                                   The high bridge sloping
                                                   Over the deep river
                                                   Carry my sorrow tide
                                                    Follow the ending sky
                                                    To the tragic region
                                                     My old village
                                                    My old cradle 
,                     
After that coincident meeting in the Summer Camp for university students at DUONG SON QUAN, it was like the destiny for us. Then one afternoon on TU XUONG Street, in the aroma of blossom yellow orchid flowers, someone followed someone’s foot steps
 and after that mom and dad have held hands to go in the same direction through this life and forever. Suddenly the storm arose, peaceful land was swept into chaos. April 30th, 1975 came abruptly like a natural disaster.After many years in the re-education camp. Upon returning from the camp, your dad gathered family and left the country once again! Goodbye the homeland! Once again marching into exile, one more time going and looking for the land of freedom.
                                                                                    

This morning at the University Assembly in the exile, watching you with the glowing in the graduated uniform among thousand graduated students. My happiness was profound; the drops of tear from the joys, the sacrifices overwhelmed me in the utmost happiness! I sat alone, awake tonight to write for you these (paragraphs) lines in a dreaming state of mind. The past days and years were replayed before my eyes. From the day we crossed many long rivers and wide oceans, through many dangerous situation in order to bring you to this free land. Many nights afloat on the fierce ocean, where the line between life and death was a thin thread. Then, the exhausted and endless days in Refugee Camp in Malaysia, survived by humanitarian support of UN. High commission, awaited for the date to be resettled in the other 3rd country. I could never forget the image of a Vietnamese young man, who was tied up like a pig and kicked around on the ground by Malaysia’s soldiers. It was a warning for everyone, because in the previous nigh, he climbed up a tree and stole a coconut within the camp area. Pity for him, life in the camp was a shortage of foods and everything. The desire of food brought him that consequence. Pity for my fellow country people. A mixed feeling of shame and bitterness for the fate of the stateless people!
Freedom Oh! Freedom!
I paid with my tear
Freedom Oh! Freedom!
You traded by bone and blood.
Freedom Oh! Freedom!
You traded by your body
Because of the words Freedom
We acquired the life in exile
                     (Nam Loc)
Finally, our family boarded a flight to the new land.I remembered the first confused days with the only luggage was a gift from my old student Mai Xuan, who I met in the camp. It was a parting goodbye present for the former teacher without knowing the date for reunion.
Then the months, the years passing by with your first steps to schools. Every night, I read every page of Vietnamese legends to you, from PHU DONG THIEN VUONG  KING defeated the invasion AN. The legend of AN TIEM and the watermelon, the AUCO Myth, etc…. until you fell asleep in my arms. I wrote the time table in the paper and forced you to learn it by heart, then everyday after school you were delighted to bring to me that: “I was the best in class with minute Math, my classmate couldn’t compete with me because I memorized by heart the timetable you taught me. “I still remember the time you were teasing by your friends about your strange Vietnamese name, you came have crying and whining, you insisted that I had to change your name to a Canadian name like others. I had to console you many times. I still remember the message I told you that day: “My child! Mom had lost everything, I only begged you to keep your Vietnamese name for me. You are Vietnamese. You should be proud with your Vietnamese name! You bit your lips reluctantly and whispered: But they made fun of me! I also remember that same afternoon there was a girl came to our house. I saw her standing on and off outside of the fence and I came out to ask her who she was looking for? She responded that she was looking for CINDY. I waved my hand away and told her that there is no one by that name in this house! I didn’t know that you’re already standing behind my back and spoke up “She was looking for me! Mom” I was very angry with you. I couldn’t talk with you for that whole afternoon. After that time, you apologized to me and promised that you’ll never repeat the Cindy name and never make me sad again. Do you remember! When you were a child, you were so bright. Every night, I read Nguyen Binh poetry to put you to sleep. After listening many times you remembered them by heart. I didn’t know until one day you read back to me and your reading brought tears to my eyes. There was a time when a friend of your dad uncle Hung came to visit us and you whispered to him that you can read the poems for him. The sound of the poetry through your voice was so cute and amazing.

                                     This new year, I probably won’t be back,
                                      but I would like to send you my feelin g
                                     a sister and her baby brother, that me!
                                       Heaven put us many rivers apart.
OR
                                       Honey! You should stay at home!
                                       Looking after strawberry garden
                                       taking care of our old mother.
                                      Our mother endures the sun and the den
                                       one step away from her, a hundred times I suffer.

Uncle Hung turned his head to me and asked “Did you teach her read?” Then he hug you real tight and said to you: “Please don’t read any more, I missed my home, I’ll cry this minute” That day in the Strange Land_ Will we ever returning to our homeland? Every night, I only borrow these loving poetry verses to express my feelings. You also read “CHINH PHU NGAM” which put Uncle Hung in shock. Writing to your grandmother, I told her that story and she was upset because that poetry was so sad and I shouldn’t use that to put you to bed. 
          
                                Under the windy and rainy front, away you go!
                                 The old chamber with pillow and blanket, I return.
                                 Looking up, we are already apart!
                                  Following the color of jade cloud over thousand green mountains.

Those little stories from the old days, I wonder if you still remember them? The time is flying so fast in this world. Just yesterday, you were so little and following me to school everyday, then another day your high school graduation and today in the gymnasium of the university with the graduation gown with the confident eyes with every maturing steps when you came up to the centre stage to receive the Bachelor Degree from the Dean of Education. My baby is already grown up and coincidentally following your parent’s step. Do you know how proud I am; At this moment, you’re like a bird with mature wings and have self-confidence to fly high up in to the front opening sky. But to me, you’re always my baby whining with me all day! With me you’ll never an adult. The Vietnamese another is like that! Looking after from the food you eat and the nap you take until the day you’ll have a family of your own and I’m still worried. I just want to hold and keep you in my arms. Don’t be mad at me when I was over-protected of you, sometimes this attitude make you feel that you lost your freedom, that you’re still treated like a baby. When you went a little late in the evening, I would call you to remind you to come home. You didn’t say much, but I know you’re sad and embarassed with friends but you’re must understand and feel my love. Because I was born and grew up in a torn country with war on the other Eastern horizon, half of my life was so full of uncertainties, worrisomes, sadness! Anything could make me worried, afraid, suspectful. You on the other hand were born and grew up in this Western horizon, never heard of the mortar sound in the night like I heard. You never once heard of the Siren in the middle of the night to sound off the curfew, therefore how can you understand the worrisomes, which were printed in my soul. In this Western society, there is so much freedom and this overwhelm freedom had destroyed many teenagers’ life with the same age as you. Many Vietnamese parents don’t know to laugh or cry watching their children slowly sliding off their arms until they lost their children without knowing it. Some of the children perceive their parents as nosy people who always wants to interfere into their private life. It’s not like that. Twenty years old is not mature enough, you can make mistake in relationships with friends. I was a teenage once and the complicated life in this Western world makes me concerned about the relationships, which would come into your life. Therefore, you have to understand and compromise in order not to make me sad. I am like the old mandarin tree, which was uprooted from its homeland and grew in a strange land. The tree is still surviving but it couldn’t give many sweet fruits it once did in the homeland. Sometimes I raised my voice to you to force you to do things my way, the only reason was for you to keep the virtue of a Vietnamese girl like I was raised by your Grandma with the 4 virtues: CÔNG DUNG NGÔN HANH. The first virtue is to be hardworking, the second is to be careful about one physical appearance, the third is spoken with more gracious words and the fourth is to behave properly. By saying that doesn’t mean I want you to be the person of my generation but at least the moral frame of our ancestor, which we have to maintain respectfully. Ask permission before going out of the house and report when coming back. Old proverb say “First you learn how to behave and after you learn the letters.”

There are many people who have planned to move out of the house once they graduated and got employment in order not to be disturbed or interfered by their parents. You forgot the people who have nurtured, raised you to become who you are today. Don’t reject your parents out of your life. Don’t let your cold treatment making your parents suffered. They left their homeland along with you and have put a great deal of expectation in your future. By saying that, it doesn’t mean that you have to compensate your parents for their contribution. But a Vietnamese son or daughter never should have that selfishness, betrayed behavior toward his/her parents. Am I old-fashioned? Old school? I admit that sometimes I bothered and made you upset; but my dear children; It is only the unconditional love of a Vietnamese mother. In the coming future, you’ll find your old root; you’ll understand the differences between two cultures: East and West. At that time, it might be too late to undo the damage of the mother and son/daughter relationship.

It’s very late in the night! These sentences which I wrote tonight for you as a loving present, which considered as same baggage in your graduation day. Best wished to my child in the future endeavor. But you should remember one thing: Forever and ever in my life, I’ll always looking and following every single step, which you’ll take on the world. I’ll stop here my dear! Your wings have grown my strong! Go ahead and fly away my child! The bright future is waiting for you! Step in the future with the best of luck my child. Your mother!

 Winnipeg, Summer 2008


Ngay Xua Hoang Thi
(Translated by Nam Vu)

                               




No comments: