Quán đẹp, tên quán đẹp, ngó ra dòng sông đẹp. Đằng trước người ta quây rào tre giữ lại một đám lục bình đang trổ bông, cũng đẹp. Tôi đứng nhìn mãi những bông hoa tím co ro trong gió, trong chiều nắng tắt, quặn lòng, như gặp lại người bạn cũ.
Từ dạo con tôm lên ngôi, dài theo những dòng sông quê xứ đã xa vắng lục bình, mỗi khi có dịp đi đâu đó, gặp loại cỏ thuỷ sinh ấy, tôi mừng húm. Có điều, lần này, gặp bạn trong hoàn cảnh trái thường bởi lục bình trong nỗi nhớ, trong giấc mơ tôi lúc nào cũng trôi mênh mang trên một dòng sông nào, xa vắng. Lục bình mà bị cầm tù thì còn gì là lục bình nữa.
Thân ái mời Qúy vị nghe Hoa Tím Lục Bình của Lý Dũng Liêm - Một nhạc sĩ của đất Kiên Giang-
Tố Lang & Ngọc Vân
________________________----
ChịLang, V chỉnh lại cái size lớn hơn cho dễ thấy chữ Anh Liêm lúc nào cũng số một hihi, V nhớ hoài ảnh hát: Trời còn làm cho Tivi na sô nal bay tời tiệm cầm đồ....hihi...
Thầy Nguyễn Khắc Kham không còn nữa!
Tôi có hân hạnh được là một học trò nhỏ của Thầy. Được tin Thầy ra đi, tôi rất buồn. Nhưng tôi rất hãnh diện vì Thầy đã ở tuổi thượng thọ 100. Thầy đã để lại rất nhiều: từ tác phong đạo đức tới gương gia đình hạnh phúc mẫu mực, tới những công trình sáng tác biên khảo đồ sộ, những bôn ba khắp năm châu để diễn thuyết và hội thảo về văn hoá Việt Nam. Ôi! thật là một tấm gương sáng ngời đáng để chúng ta muôn phần hãnh diện.
Nhớ xưa, Khoảng năm 1957-1958 tôi được học Thầy.Một số bạn tôi nói Thầy dậy khô khan, bèn cúp cua đi chơi. Nhưng tôi lại mê kiến thức uyên bác của Thầy. Tôi học được ở Thầy niềm đam mê đọc sách chăng?
Các bạn vào trang blog hôm nay các bạn sẽ thấy số lượt khách ghé thăm đã tròn 20.000. Một kết quả mà thầy Phạm Huy Viên bảo là rất khích lê. Thầy tôi còn bảo" Chắc TL có nhiều người ái mộ lắm nhỉ ? " Thầy thương học trò Thầy bảo vậy, chớ kết quả có được hôm nay có phải là riêng cá nhân nhóm thực hiện chăng ? Câu trả lời là không. Không do một người nào mà do biết bao bàn tay góp lại . Buổi sáng thật đẹp dù bên ngoài mưa tuyết bão bùng . Nơi tôi ở lạnh chỉ thua vùng Bắc Cực mà thôi . Nhớ hồi ở trại tỵ nạn nghe tôi chọn Canada để định cư Thầy Phùng Nhật Nam bảo " Canada lạnh lắm . Cô chịu nỗi không ? ( Thầy Nam đi cùng tàu với tôi . Bây giờ nghe bạn tôi bảo Thầy định cư ở Texas" Tôi nhớ tôi đã trả lời Thầy" em nghĩ người ta ở được thì mình ở đươc mà. Em nghĩ bất cứ nơi nào em sẽ đến có lẽ khá hơn nơi chốn em đã rời bỏ " Rồi tôi đi . Tôi đến đây và ở lại đây - vùng trời giá băng- nầy hơn 30 năm . Bạn bè bao lần khuyên tôi di chuyển về vùng nắng ấm . Tôi nói với bạn " Nơi đâu thì cũng là quê người thế thôi , có phải là quê nhà đâu "
Anh có nghe môi mặn mà vị biển? và mùi bùn khăn khắn rất quê hương Đăng cá khô phơi trãi dọc theo đường Khung cảnh đó bây giờ còn hay mất??
Dân xóm biển sống cuộc đời tất bật Buổi tàu dìa vang tiếng gọi râm ran Cá tươi xanh lớn nhỏ chất đầy khoang Phu khuân vác gánh lên bờ tấp nập
Cá bè , cá thu , cá thiều...rồi cá mập... Bán chợ nhà hay chở bán phương xa Nguồn cá biển xa nuôi một nửa quê nhà (RG) Tuy cực nhọc nhưng cũng là no ấm
Ăn cá tươi vẫn còn thèm vị đậm Cá biển còn được xẻ để phơi khô Cô làm khô lia dao lẹ thấy mồ Vài đứa nhỏ cong lưng gom cần xé...
Anh ngư phủ lên bờ rồi thì khỏe Chuyện trùng khơi để lại cuối boong tàu Chiều ấm êm phố nhỏ hẹn hò nhau Hay hạnh phúc dưới mái nhà chờ đợi
Và nhớ biển không những mùa nước nổi Tháng Tám đầy âm vang biển hoang mang Nước đục ngầu tràn lan khắp xóm làng Mùa chạy nước..kê bờ..lo mọi nỗi..
Con sông nhỏ chẻ đôi dòng chảy tới Nửa xanh phèn từ phía ruộng đồng xa Nửa mặn khắn môi con nước đục la đà Tắm (sông) mùa đó dìa nhà chờ một trận..(*)
Sống ở quê mắt nhìn đời lận đận Mà xa rồi lòng nghe nhớ thương ghê Những buồn vui trăn trở bộn bề Đeo đẳng mãi trong tim người viễn xứ
Mấy ngày giáp năm, lòng bỗng nhong nhóng chờ một cái gì dù biết mình đã thật không có gì để đợi. Ở cheo leo ngay trên vĩ độ 45 bắc, núi rừng ao hồ thành phố vẫn bằn bặt trong cơn đồng thiếp trắng. Và gió và tuyết cứ tha hồ đục đẽo mặt người. Và người xa xứ cứ vật vã với mớ kinh nghiệm càng lúc càng còm cõi về một nhiệt đới vàng.
Rồi tết đến. Rồi tết đến, rồi lòng anh nhớ quá. Thơ Nguyễn Đình Toàn đẹp như một kỷ niệm. Và tết, rồi cũng chỉ là một kỷ niệm trong mớ kỷ niệm tội nghiệp đang lún dần vào phía bên kia của trí nhớ.
Ở giữa cái thờ ơ của đất trời xứ lạ và lòng người lạ xứ, âm vang tết nghe mơ hồ như chính cái quê hương chẳng những đã xa mút ngoài dặm trường mà còn xa mù trong lý tưởng. Người về người qua kể chuyện này chuyện nọ đã có lúc làm nhớ đến Túy Hồng có lần mô tả Huế như một thành phố «đi xa để mà nhớ chớ không phải ở để mà thương». Câu viết trong một tâm cảnh đặc biệt nào đó chẳng lẻ trở thành một lời tiên tri thấu thị, cho từng lượt người qua lại đi về,
Hàng năm tết đến lại thấy lũ lượt người về… Rồi lũ lượt kéo qua, và những lời phiền trách!
Thì đã đành là lá rụng về cội, chỉ có điều cái cội này sao có quá nhiều gai góc nhất là cho những chiếc lá còn quá xanh non.
Vâng những chiếc lá còn quá xanh non, những tuổi-trẻ-việt-nam không quá khứ, chẳng hận thù đang phơi phới lớn lên khắp cùng mặt đất này, ngoại trừ cái phần đất có hình cong cong chữ S… và đang náo nức muốn tìm lại về nguồn. Cái ước muốn đúng đắn và cảm động biết bao. Cha chú đã bồng ẳm họ trên tay, giấu diếm họ trong nách, những bà mẹ đã mang họ trong bụng, những dì cô đã cỏng họ trên lưng lội bùn lầy, chui rừng rậm trốn tránh đồn bót và băng qua những cơn bão dữ của thiên nhiên và lòng người, cốt tìm cho họ một-chỗ-đứng-dưới-ánh-sáng-mặt-trời, những người đó chắc cũng vừa lòng lắm. Hổng vừa lòng sao trong mấy ngày tết vừa qua, lòng ai nấy bỗng thấy rưng rưng khi tình cờ nghe được một giọng vành khuyên non xèo, hát lên lời hoài vọng quê hương nghe thương đến đứt ruột.
Bẽn lẽn không phải là mắc cở , xấu hổ , cũng chẳng phải là e lệ , e ấp . Mắc cở là phản ứng trước việc ta làm sai … Ăn tham hay nói bậy khiến nguời ta có thể mắc cở .
Trước kia , khi “ bị “ cầu hôn hay tỏ tình … người con gái thường e lệ hay e ấp vì lễ giáo thời đó cho rằng đàn bà con gái biểu lô tình cảm ra ngoài là không tốt :
Vô duyên chưa nói đã cười
Có duyên hỏi chín mười lời chửa thưa
Chính vì thế mà khi “ bị “ người con trai tỏ tình…thì lấy tay che mặt , lấy khăn che miệng , cúi xuống hoặc quay đi . Đó là phản ứng giữ gìn , tự bảo vệ ( hay keep distance ) . Đó chính là thái độ tự ty của người con gái dưới chế độ trọng nam khinh nữ . Người đàn ông có quyền trêu gái ( làm hoa cho người ta hái , làm gái cho người ta trêu ) , còn người con gái thì phải luôn luôn gìn vàng giữ ngọc .
Đêm qua được email của em.Tôi mừng lắm. Ít khi nào em viết cho tôi. Nước mắt ứa ra, thương em tôi vô cùng....
Chị hỏi dùm Thiện có ai nhớ bài này không ? Nhớ thuở xưa kia, non nước an lạc thái bình , thái thái bình Có cô Mị Nương tuổi xuân vừa đang đôi tám Ôi xinh tươi như hoa, ôi đẹp như tiên nga non Bồng giáng sinh, non Bồng giáng sinh. Có một bữa kia, bỗng thấy ra mặt hai chàng, hai hai chàng Tâu xin vua cha cầu hôn , cầu hôn cùng cô công chúa Hai trai hiên ngang, liệt oanh như nhau vua Hùng khó phân, vua Hùng nhó phân. Khó dữ a! Ta biết phân liệu thế nào, thế thế nào Mai ai nhanh chân thì được câu hôn công chúa Mai ta đây nhanh chân - Mai ta đây nhanh chân , thỏa lòng ước mong, thỏa lòng ước mong. Sáng sớm hôm sau, đây đó hoa nở tưng bừng, tưng tưng bừng Sơn Tinh nhanh chân cầu hôn được cô công chúa Đem lên non cao, đem lên non xa trao lời ái ân, trao lời ái ân. Thủy tinh đến sau, thua phép nên chịu rút về, rút rút về ( Giậm chân ) Tức quá đi thôi thua phép nên chịu rút về , rút rút về Sơn Tinh mi ơi! Thù mi ngàn năm vẫn nhớ Sơn Tinh mi ơi! Mị Nương em ơi thôi rồi chết tôi, thôi rồi chết tôi Màn từ từ hạ ...
(Xuân này, nối lại những dòng bút ký về xuân năm trước)
Ba người bạn rủ nhau ra ngồi ở cái quán có tên “Chim Én Biển” (Paloma) mà một số người Việt xa xứ thích ngồi hàng quán lại kêu là quán “Cái Chùa” Silicon Valley để đỡ nhớ cái quán “La Pagode” Sàigòn bên quê nhà nay chỉ còn là hoài niệm.
Khi đủ mặt ba người, buổi đầu định “ngồi trà đàm” nhìn ngắm thiên hạ ngoài kia du xuân, tận hưởng hết những ngày Tết còn vương vấn trong tiết trời se lạnh mùa xuân. Sau có thêm một người bạn hóa bốn. Như kinh nghiệm sống của người xưa qua câu nói “trà tam, tửu tứ,” trà uống ba người, rượu uống bốn người là đắc điệu nhất, dễ tạo được lạc thú nhất, vì không quá tẻ nhạt cũng không quá ồn ào. Còn như một mình ngồi uống rượu thường là chuyện không lành không ổn, người đó hoặc là sâu nát rượu, nếu không cũng chất chứa trong dạ vạn cổ sầu! Ngay như thi hào Lý Bạch được thiên hạ phong cho danh vị “Túy Thi Tiên” (ông Tiên Thơ Say) cũng còn cần rủ bạn đồng ẩm để cùng tát cho mau cạn cái hồ chứa nỗi sầu muôn thuở của kiếp nhân sinh, qua câu thơ “dữ ngã đồng tiêu vạn cổ sầu” (xin cùng ta làm tan đi sầu vạn cổ). Hai người bạn, một nhâm nhi ly rượu chát đỏ để sưởi ấm lòng, người mượn bia giải nhiệt. Hai người bạn còn lại mời nhau rượu Whisky Tô Cách Lan cay nồng, vỏ chai xanh, nhãn màu vàng, hiệu “Cutty Sark” hình chiếc tàu buồm trang bị bảy cánh buồm lớn nhỏ căng gió. Được biết, theo sự quảng cáo của chủ nhân hãng rượu, rượu mạnh thương hiệu Scot Whisky “Cutty Sark” bán chạy nhất và được vận tải trên các thương thuyền vượt biển nhanh nhất vào giữa thế kỷ thứ 19 phân phối bán ra khắp thế giới. Cũng qua tài liệu sách vở chiến tranh Việt Nam, vị tổng thống Hoa Kỳ bị thiêu rụi sự nghiệp chính trị của người trượng phu chí cả trong “hỏa lò Việt Nam” là Lyndon B. Johnson đã chọn loại Whisky “tàu buồm bảy cánh” để tiêu sầu sau ngày lui về mai danh ẩn tích tại trang trại nhà bên xứ cao bồi Texas. Bà vợ ông cho biết nhiều đêm ông uống say khướt và nằm ngủ vùi luôn dưới chuồng ngựa bên cạnh máng ngựa cho tới sáng khi đã tỉnh rượu. Chúng ta cũng ít nhiều cảm thương cho số phận buồn đau của vị tổng thống Hoa Kỳ có thể được ví như một thuyền trưởng của chiếc tàu buồm bị bão tố thổi gẫy hết cả bảy cột buồm! Ngôn ngữ thói thường bình dân nhiều khi cũng hay ví von người chồng, người đàn ông “gẫy cột buồm” là những người thua thiệt, bất lực trước những bà vợ, đàn bà đường đường lẫm liệt đủ mọi thứ chuyện trần đời!
Bà Tư đặt chiếc hộp gỗ lên bàn. Chiếc hộp gỗ mà bà lưu giữ bao nhiêu thứ kỷ niệm thuộc về bà. Ngót chừng hơn năm năm nay, từ khi ông nhà mất, bà không dám nhìn lại cái hộp gỗ đó nữa. Hôm nay, lấy ra từ cái góc của một ngăn kéo đựng hình ảnh và một số sách báo cũ, bà thấy lòng bùi ngùi. Bà chậm rãi mở chiếc hộp, mang ra một xấp những tấm ảnh. Trong đó có những tấm ảnh còn mới tinh trong trí nhớ của bà. Mới mấy năm trước đây, trước khi ông ngã bịnh. Con cái tề tụ về trong dip Tết, hay lễ lạc gì đó. Mấy tấm hình chụp các con, dâu, rể và lũ cháu quây quanh ông bà. Bà nhìn thấy ông cười trong tấm hình mà nhớ nụ cười hiền hậu của ông. Có những tấm ảnh cũ, đen trắng, giờ cũng đã ngả vàng. Nhưng chúng là những tấm ảnh bà quí lắm, vì đó là tài sản của bà cụ bị mang từ Việt nam qua; vì đó là cả quá khứ, cả kỷ niệm từ thời bà còn son trẻ cho đến bây giờ. Mỗi tấm ảnh như vẽ lại cho bà cả một quảng đời đã qua, đầy ấp những kỷ niệm vui buồn.
Các bạn mến !
Các em mến !
Hôm nay, một ngày đẹp trời của Rạch giá.Tôi lạnh lùng nói tới Phạm Thiên Thư. Tôi say sưa trôi về thơ Phạm Thiên Thư với ngàn con sông,ngàn ngọn suối hoa vàng bập bùng trôi trong vô thức khi thế gian còn sáng chói tình yêu. Khi thế gian toàn là mai mơ với đỉnh núi trăng vần,với vực sâu trăng té,tà áo em trăng thõng thượt và mái tóc em trăng ngủ vùi. Từ chim thuở núi xa xưa,về đây rớt lại hạt mơ cuối rừng, từ em khép nép hài xanh,về qua giục nở hồn anh đoá sầu. Ừ ! Thì mình ngại mưa mau, cũng đưa anh đến bên cầu nước xuôi, sông này chảy một giòng thôi, mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông.
Bạn mến !
Có bao giờ bạn thấy cuối đông, một bóng giai nhân bên cầu,bước những bước dài trần tục xuống dòng sông vẩn đục thơ tình mà đôi tay ngập ngừng hờ hững đùa cợt cùng tơ liễu ngậm ngùi và yến oanh xao xác.
Có bao giờ bạn thấy đầu xuân một danh sĩ thơ ngây, với áo xanh lam chùng bén gót, lẩn thẩn bên con lừa si ngốc, mà tay bút tay giấy,với gió lay mái tóc, với mây phủ vai gầy, đang tập tễnh qua cầu, than thở khóm mai gầy. Đó là hình ảnh Cuồng si Bồ Tát Phạm Thiên Thư: Một tình yêu bao la như trăng lạc ngoài biển đông, như sóng cồn một buổi chiều tức tưởi, như mạch sầu khi tang tóc dâng người niềm cô đơn vĩ đại, niềm cô đơn không cùng, niềm cô đơn mênh mông. Đố ai tát cạn mạch sầu, thì ta để tóc lên cầu đón ai, em về sương đẫm hai vai,dấu chân là cánh lan đài nở đêm, từ em hé nụ cười huyền,mùa thu đi mất trên miền cỏ hoa, nụ vàng hương rộ tháng ba, nửa đêm dậy ngó trăng tà tiêu tương.
Đố ai nhớ hết hoa vàng
Đố ai uống cạn sương tàng trăng thu
Đố ai tát cạn mạch sầu
Thì ta để tóc lên cầu đón ai
Nỗi cô đơn mênh mông triền miên muôn thuở đó, Phạm Thiên Thư gửi vào ngàn ly rượu vô vị vô hương, gửi vào mắt em vô thanh vô sắc và chôn kín bên mộ em khi qua sông chiều tà, không lời chim thăm hỏi, không tà áo ni cô xuống giọng suối thầm thì.
Để Mốt mai lòng có nghe buồn
Thì Sông ơi xanh nhé một giòng
Khi cuối đông sương muối nặng trời,con đò tình mắt em chở chàng Bồ Tát si cuồng chơi vơi cành nhã lan bên vườn chùa hò hẹn. Hẹn ta về với ta khi chiều lạc sóng thiên thần, tà áo xanh đam mê tả tơi ánh trăng tim yêu nứt rạn bàng hoàng. Hò hẹn cùng ta khi gối trên ánh trăng ngủ giấc dài bên đồi dạ lan và tỉnh giấc tình khuya khi nhạn lạc kêu dập vùi ngoài bãi lạnh. Xa xa là tiếng ngâm thơ. Xa xa là tiếng ngâm vô cùng vô tận. Tiếng ngâm khi gõ nhịp mạn thuyền ca lời thơ tặng em, khi uống cạn sông Kiên,khi uống cạn hết biển Rạch Giá không khuây khoả giấc mộng ba kiếp cợt đùa. Và ly rượu vô tâm tưới bên đường cổ mộ, tưới bên trời cành mai tuyết trắng, tưới bên giòng sông xanh hoa điểm loạn cuồng.
Tiếng ngâm thơ thăm thẳm lên non ngàn sao rụng xuống ly lạnh oà vỡ giòng đời.
Tiếng ngâm thơ thao thao bất tuyệt hoa không.
Soi gương vào ly rượu không, thấy hình ta tang trắng ơ hờ,thấy mặt ta đĩa dầu lửa lụn: Chờ em như ngóng chim trời, hạt rơi rụng ngọc mai rời rã hoa. Thấy tình ta ngủ môi em,máu xuân mạch lạnh trong miền xương da. Mắt nàng ru chiếc nôi êm, ru hồn tôi ngủ ngàn đêm tuyệt vời, em là hoa hiện dáng người, tôi là cánh bướm cung trời về say, một đêm nằm ngủ trong mây, nhớ đâu tiền kiếp có cây hương trời.
Áo em vạt tím ngàn sim
Nửa nao nức gọi nửa im lặng chờ
Yêu nhau từ thuở bao giờ
Gặp nhau giả bộ hững hờ khói bay
Ôi ! Phạm Thiên Thư ! Vĩ đại thay Phạm Thiên Thư! Khi Phạm Công Thiện sang Mỹ gặp Henry Miller, ông bổ nhào tới, hét lên : Henry Miller ! Tôi giết ông!
Tôi cũng mong được gặp Phạm Thiên Thư,và tôi gặp thật. Gặp người khi đêm về thắp nến làm thơ,những hàng mà chữ trong giấy quí chữ ngoài chân chim. Tôi đã gặp người trong giấc chiêm bao! Tôi nhào tới… vung tay tát mạnh vào…mặt tôi ba chiếc, và tôi chợt… không dám chửi thề!
Tôi chạy về hát bên mộ mẹ tôi
Mẹ ơi con đã lớn rồi
Lớn khôn khôn lớn cũng đời vong nô
Quê nhà chẳng ấm chẳng no
Nơi đây chinh chiến khói tro ngập trời
Mẹ ơi con mẹ khôn rồi
Dại khôn khôn dại cũng đời lầm than
Người đời say máu say xương
Say mùi phú quý say men đế đình
Lòng người gió thoảng tàn canh
Níu sao Bắc đẩu hỏi tình thế nhân
Trắng tay mắt đục mây vần
Giang san úp mở căn phần bạc đen
Ba mươi tám tuổi ngồi xem
Rã rời tâm sự tàn đêm lửa bừng
Lưng cong đầu cúi ngập ngừng
Hai mươi năm lẻ mơ mòng chiến chinh
Ôi ! Phạm Thiên Thư! Tôi muốn là Phạm Thiên Thư. Vì Phạm Thiên Thư là Nguyễn Du + Ôn Như Hầu + Phạm Thiên Thư. Tôi muốn là Phạm Thiên Thư + Phạm Huy Viên. Tôi muốn là Phạm Huy Viên + 2 lần Phạm Huy Viên + 2 lần Phạm Thiên Thư. Xin các bạn đừng cho rằng tôi nói lảm nhảm. Phạm Thiên Thư là giấc mộng, tôi cũng là giấc mộng,vậy xin bạn đừng đòi hỏi tôi nói chuyện không phải mộng.
Câu thơ là hư ảo . Nghe rồi xin đừng nhớ làm chi.
Đa Tạ người bỏ công sức tìm tòi tô điểm Cho cõi đời thêm Hương thêm Hoa Dù đang lênh đênh trên Bể Khổ cõi ta bà Nhưng ở miết trên Du Thuyền chắc có nhiều người tình nguyện đó Trong Bể Khổ nhưng ẩn chưá cả kho tàng Niềm Vui Toàn khổ không ai ngu dại gì sống tiếp ? Cám ơn người sưu tầm nhiều thiệt Nào thức ăn, thức uống Quê Nhà Trái cây, nhiều hình ảnh Thiết Tha Đậm Đà Mỗi lần xem nước mắt tự nhiên lăn dài trên má.....
Tôi sinh ra ở cái thời người ta gọi là giao thời . Nghĩa là cái thời học sinh được học cái yêu đương của mấy ông Tây trong khi gia đình lại đe nẹt theo kiểu Nho giáo. Thật là phiền cho mấy tay có trái tim hay rung động linh tinh khi đọc những Tố Tâm, những Tuyết Hồng Lệ Sử, Chiếc Bóng Song The, Thuyền Tình Bể Ái.
Dĩ nhiên tôi không thích nhân vật Lục vân Tiên:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Người yêu nhỏ
Hôm nào thì sẽ tới
Em mặc áo xanh hay mặc áo thêu hồng
Bầu trời mây ở dưới áng mi cong
Em có muốn anh giữ giùm phân nửa
Tháng Giêng và anh vươn vai và mở cửa
Trời trên cao em cũng ở trên cao
Tháng Giêng cho anh một nụ hoa đào Tháng Giêng và anh rủ nhau ngồi dưới phố
Tô môi hồng xin nhớ cánh sen non
Tháng Giêng chờ một chút lượng xuân em
Nụ cười đó anh chờ xuân vĩnh viễn
Tháng Giêng và anh rủ nhau châm điếu thuốc
Điếu thuốc đầu ngày và điếu thuốc đầu năm
Yêu cuộn tròn trong áo trắng mây qua
Một góc trời âu yếm khúc Bolsa.
____________________________________
thơ Du Tử Lê
nhạc Nguyên Bích
tiếng hát Đinh Ngọc
(kính mời bấm vào dấu tam giác trên ảnh để thưởng thức nhạc phẩm vô cùng đáng yêu này.CV)
Hiến Chương Tình Yêu Ngày 14-2
Em đã biết Hiến Chương nào cũng vậy
có những điều bắt buộc chúng ta theo
(như ngày mai thi lấy bằng lái xe)
ta cẩn thận ghi những điều phải nhớ
I
Khi em lạnh tôi biến thành ngọn lửa
củi thương yêu. Than đỏ hực ân tình
em cần thơ cho sáng dậy thơm hơn
tôi lập tức hóa thân thành vần điệu
II
Khi em bước tôi biến thành chiếc kiệu
ngựa hai hàng. Tứ mã chắc.... nan truy ?
có sao đâu ? Tôi nào hỏi mấy khi ?
(dù lắm lúc cũng thầm ghen tức chứ)
III
Khi em viết tôi biến thành giấy mực
bút tương tư mực nhớ đến ai kìa ?
giấy từ cây. Bút từ gỗ xa xưa
mực từ nhựa. Tôi từ em sống lại
IV
Khi em ngủ tôi biến thành chiếc gối
để phòng hờ.... ngộ nhỡ em muốn ôm
để đêm hờn em có cái vứt luôn
sáng nhặt lại. Thấy mình sao.... dữ thiệt
V
Khi em đọc, tôi biến thành chữ viết,
cả nghìn chương, chỉ chép chuyện đôi ta
mỗi đầu giòng : tên em sắp chữ hoa
cả chấm, hỏi cũng đậm mùi hạnh phúc.
VI
Khi em ốm, tôi biến thành tủ thuốc
thành tấm màn, che gió máy cho em
em chả cần phải lể, giác, hay xông
vì tôi đã hóa thành cây ngải cứu
VII
Khi em khóc tôi biến thành.... nước mắt
chảy giùm em - cho cạn sạch nổi niềm
để mắt em xanh - để môi em mềm
tôi là lá giữa buổi chiều.... sắp tối
IX
Khi em hát, tôi thành loa khuếch đại
cho cả làng, cả nước đổ ra nghe
giọng em cao - tôi bảo "gớm, thanh ghê"
giọng em thấp - tôi tha hồ thêu dệt
X
Khi em chết - cuộc đời này phải hết
không chỉ tôi, hoa cỏ cũng lên trời
thú lìa rừng. Chim chóc lạnh từng đôi
bao thế hệ vì em mà.... biến mất
Hiến Chương viết ngày tình yêu vô lượng
của hai người ? - Vâng, của chúng ta thôi
mặc ai cười ? mặc ai đó bĩu môi
họ ghen đấy. Bởi em là Thánh Nữ
Ta sẽ chết. Nhưng tình ta bất tử
vì mở đầu nhân loại : cuộc chơi riêng