Tuesday, May 29, 2018

Tuổi Thơ Và Cuộc Đời - Kỳ 18

_________________

Tự truyện của Hình Toàn


....Hồi nào tới giờ tôi chưa từng đi Sài gòn ngoại trừ lần đi tu nghiệp Nha Trang 
ghé ngang để đổi chuyến xe nên lần đầu chế hai dắt tôi đi (tôi mượn chứng minh của Diệu lúc đó chứng minh không có hình) 5 giờ sáng phải ra bến xe Lạc Hồng ở Cổng Tam Quan xếp hàng mua vé hên thì mua được nếu hết thì hôm sau lại xếp hàng.

Lên tới sg thì cũng chiều từ xa cảng miền tây đi xe lam vô thành phố rồi đi xích lô máy về chung cư Nguyễn thiện thuật chị em chúng tôi có quen với gia đình chú thiếm hai (cũng người rạch giá cách nhà tôi một căn sau vì làm ăn thất bại nên bán nhà dọn lên Sài Gòn trước 75, nhờ trước 75 nên thỉnh thoảng chú thiếm có về quê cúng thanh minh nên cho địa chỉ chế hai mới biết)


.... Ngày xưa tình đồng hương và người cùng xóm nên cũng nhiệt tình lắm chế dắt tôi lên tỏ rõ đuôi đầu để mỗi lần tôi lên mua thuốc có chỗ mà ở gia đình chú thiếm rất tốt có mấy người con đã có vợ chồng sống riêng chỉ còn hai cô con gái chưa chồng sống chung, một người bằng tuổi chế hai đi làm việc nhà nước một người bằng chế ba làm thợ may ở nhà chú già rồi nhưng vẫn làm thợ mộc tại nhà ai mướn gì đóng nấy những món đồ nhỏ thiếm thì cơm nước trưa thì gói bánh ú bán thêm vì gần chợ vườn chuối....

....Nhà không phải ở trong chung cư Nguyễn Thiện Thuật ở dãy nhà ngang chung cư mới đầu tôi không biết nó nằm thông ra bốn mặt đường khác nhau chỉ biết một ngã đi vào trên đường cùng tên NTThuật đúng là thằng khờ ra tỉnh. Vậy mà cũng bày đặt đi buôn đường Sài Gòn lục tỉnh 
....Đã không biết đường xá sg mà chị 7 con thiếm hai đi làm rủ tôi chạy xe đạp theo qua chợ lớn ăn sáng rồi chị đi làm còn tôi và chế hai về lại Nguyễn Thiện Thuật thế mà tôi lại dám theo khi về tôi đi lạc còn hỏi thăm đường thì càng đi lạc xa thêm vì tôi có biết đường nào gặp đường nào càng chạy càng lạc. Cuối cùng tôi xì bánh xe đạp kêu xích lô máy chở về hỏi địa chỉ tôi không biết chỉ biết gần chung cư NTT tên đường cũng NTT có tiệm có hàng quán hai bên đường ông xích lô cười nói con đường Nguyễn Thiện Thuật dài lắm chỗ nào không có quán: 
....Nhìn bộ tuồng cô chắc dưới quê lên ....

Bị lạc lần đó nên tôi rút kinh nghiệm ra đường nhìn ngã tư ngã ba tên đường nào gần chợ nào hàng quán tên gì sau này tôi biết gần chợ Bàn Cờ Nguyễn Thiện Thuật + Cao Thắng ngã khác qua đường Lê Hồng Phong

....Lần thứ nhì tôi rủ Liên đi buôn với tôi hai thằng khờ ra tỉnh thời ấy đi xe đò cực lắm sáng 4,5 giờ thức dậy xếp hàng mua vé mua được tấm vé thì cũng trầy da tróc vảy xe chạy từ 6 giờ sáng phải qua hai bến phà. Phà vàm cống và phà mỹ thuận rồi suốt dọc đường còn bao nhiêu là trạm xét 
Rồi nào xe hư (hư thiệt hay giả bộ hư để hành khách chờ lâu bỏ vé bắt xe khác đi khi xe sửa xong dọc đường họ đón khách khác lấp vào) ....Ôi thời thế thế thời phải thế.....

Lên tới xa cảng miền tây thì cũng 5,6 giờ chiều còn phải đi xe lam vô thành phố
Liên và tôi ngồi sát bên nhau tay nó ôm khư khư giỏ đồ xe chạy được một khoảng nó lần tay bên hông giỏ thì rách một đường nó vội la lên:
.....Toàn ơi !  Tao bị rạch giỏ rồi 
     Mày kiểm coi có mất gì không ...
....Quần áo thì còn bóp tiền thì mất
Tôi nóng lòng hỏi bác tài xế gần đây có đồn công an nào không? Chú chở dùm tụi con tới đó và đừng cho ai lên xuống xe giúp dùm con 
Trên xe ai cũng đồng ý vì đồn cũng gần 
Nói thôi cổ mất của thì giúp dùm vì ở quê lên mà mất tiền thì cũng khổ ai cũng đồng ý chỉ có một bà không chịu đòi xuống xe tôi không cho bác tài không ngừng.Bả cứ nói này nói nọ đánh lạc hướng mình nói nào nếu người ta lấy người ta xuống xe rồi đâu để đến bây giờ ....bả nói nhiều quá tôi đâm bực nên nói:
....trên xe không ai nói gì ai cũng chịu đi công an sao dì không chịu bộ dì có tịch hay sao, thế là bả làm ầm lên 
....Tôi lại nói giờ tôi không nghi ai hết mà đoan chắc là dì ... vì thường những kẻ gian mới hay thề thốt mình trong sạch tội gì thề chớ theo tôi thì những người càng thề là những người nói dóc, dóc nhiều quá sợ người ta hỏng tin nên đem thần linh ra thề cho câu nói mình thêm nặng ký ...

Thế rồi tới đồn tôi nói dì bận thì xét dì trước (cho đỡ tốn công xét người khác)
Thì y như rằng ... công an hỏi Liên có bao nhiêu tiền và loại tiền nào bao nhiêu tấm giấy mười giấy hai chục, Liên nói đúng hết trơn vì tụi tui đâu có bao nhiêu tiền vốn đâu nên đếm rất kỷ...Rồi hỏi còn bà này hai cô tính sao có thưa bả không....
.....Thưa bả làm gì (thì cũng tại nghèo mà ra ....có người nghèo thì chịu thương chịu khó làm ăn lại cũng có nhiều người không lương thiện chỉ muốn ở không mà hưởng lợi chắc thuộc nằm lòng câu “con ơi nhớ lấy lời cha một năm ăn trộm bằng ba năm làm “tiền bạn tôi lấy lại rồi thì cho bả về đi...), thật là hú hồn lần đầu hai lúa lên thành phố mà ngơ ngác quá cho nên mới thấy dân quê mình mới thiệt thà làm sao...có lẽ quí vị sẽ bảo tôi lanh quá dzậy 
Xin thưa ....kinh nghiệm mồ hôi nước mắt cả năm tôi lăn lóc bên hè phố học những cách buôn lối bán kiểu nhìn người gian manh qua hành động và ánh mắt 

Về tới nhà chú thiếm hai thì cũng lên đèn hai đứa ghé ăn ở đầu đường rồi mới vô nhà,
thiếm hai hỏi sao mày lên trễ dzậy 
....Dạ tại xe hư dọc đường
.....Mày lên với ai...? 
Tôi giới thiệu Liên phải công nhận một điều người đồng hương tôi quá tốt ..
có lẽ nghèo với nghèo dễ thông cảm nhau hơn thế là từ đó mỗi lần lên Sài Gòn tụi tui có nơi tá túc, lúc ấy đời sống khó khăn gạo thóc đường nước nắm cũng khó mua mình dưới quê nên cũng đỡ nên mỗi lần lên sg tôi và Liên đem vài ký khô 5 kg gạo 5 lít nước mắm làm quà (không dám đem nhiều vì nhiều sẽ bị khép vào tội buôn lậu, ít mình còn nói đi thăm bà con)

...Hai đứa tôi mượn xe đạp chị 8 thợ may (con thiếm hai) đi ra góc Lê Thánh Tôn gần cửa Bắc chợ Bến Thành mua thuốc tây ở đây họ không có bày hàng bán mà chỉ đứng rải rác giống như những người khách bộ hành hay những người ăn hàng uống nước chúng tôi chỉ giao dịch bằng những cái nhìn những tấm giấy nhỏ ghi những hiệu thuốc mình cần và bao nhiêu hộp rồi ngã giá
.... xong hẹn nhau nơi giao hàng giao tiền thường thì người mua vẫn lang thang ở gần đó người bán chạy đi lấy, trong khi người đi lấy hàng mình vô hàng quán nào đếm tiền gói sẵn để trong túi nylon khi họ tới kẻ giao hàng người đưa tiền nhận hàng rồi phóng đi liền vì công an ruồng dữ lắm .

Thế mà không khi nào thiếu cả chúng tôi cả hai phía đều lấy chữ tín làm đầu vì cùng là dân chế độ trước thất thời cùng nhau kiếm miếng cơm nên chẳng ai nỡ lòng gạt nhau, có khi tụi tui cũng qua khu Nguyễn Thông hoặc khu hải thượng lãn ông ....nhưng đã đi buôn lậu thì mắt nhìn và tay chân phải nhanh nhẹn, lấy hàng rồi phải đem gởi hoặc về nhà cất rồi mới trở lại mua tiếp chớ đừng ngu dại mà ôm theo mình lỡ bị bắt là ở tù ghép vô tội hình sự ....nếu lỡ bị công an rượt thì bỏ của chạy lấy người đừng để bị bắt .....

.....Ôi ...hai cô gái bé nhỏ một lần vượt biển giờ phải chạy bằng đôi chân của mình đôi bàn tay cầm bút giờ cầm những gói thuốc, hai cái đầu mơ mộng thi văn giờ toan tính cái lời cái lỗ miếng cơm manh áo.....đoạn trường ai có qua cầu mới biết cầu bao nhiêu nhịp đường Sài Gòn - Rạch Giá bao xa ....


Thôi hẹn kỳ 19 đoạn đường này hai đứa trải qua đến bao lâu.....

Hình Toàn

5 comments:

trường tôi said...

Sao mà xì bánh xe chi vzậy thiệt là... tình mà... Nếu hỏng biết đường dìa thì hỏi người ta hoặc là nhờ xích lô đạp trước bồ đạp xe theo sau chắc cũng bớt được nữa giá kkk...

Người tiết kiệm

Lanh Nguyễn said...

Hồi lúc mới vừa mất nước thuốc tây từ các cửa hàng nhà nước ở vùng quê không ai xài tui phải mua dùm rồi bạn tui chuyển nó lên Sài Gòn tiêu thụ. Đi đường có giấy giới thiệu để ưu tiên mua vé xe đò. Tội nghiệp Hình Toàn phải chen chân xếp hàng mua vé xe ghê đi. Hi..hi..
Phải chi mà biết thầy Long
Thuốc tây đâu chạy lòng vòng xuống lên
Đi xe giấy phép đề tên
Ưu tiên có chổ thiệt hên quá trời.

Thích bò bía nguyễn said...

Ngày trước tui cũng từng đi buôn lậu thuốc không phải thuốc tây mà thuốc lá có lần bị bắt chạy bỏ của lấy người cục vốn trắng tay hu hu !!!

Quang Minh said...

Xì bánh xe là phải rồi, bánh xe xẹp chạy hỏng được mới đi xích lô, chứ không xẹp mà đi xích người ta nghĩ mình điên

Quang Minh said...

Khi hoạn nạn mới hiễu tình người
Trong thời gian sau 30-4-1975, vì tiền mà nhiều người bị gạt, nhất là vượt biên. Ai cũng đói, khó kiếm người giúp đở. Trong tù còn có ăng ten nữa nói chi