Sunday, October 20, 2019

Vườn Rau sau hè




_____________________⁩

 Thầy Phạm Công Nhựt




       Chắc ai cũng biết cây mắc cở, nó như cô gái còn trinh nguyên ai đụng đến nó( từ lúc mặt trời mọc đến 10g) là các lá như e thẹn xếp cánh lại..Còn ai hồi nhỏ tắm sông chắc biết con cá nóc....nhứt là tắm sông ở truồng thế nào cũng bị con cá nóc hỏi thăm sức khoẻ, nó nóc một cái là da chỗ đó bị khoét tròn như đồng xu...còn ở chỗ nghiệt là mất giống luôn.
Con cá nóc ở sông không ăn được, còn cá nóc biển lớn gấp 5 lần cá nóc sông người ta làm khô, nhưng phải cẩn thận vì mật của nó rất độc như rắn hổ mang. Con cá nóc ở sông cở bằng ba ngón tay, bắt nó rồi quay vòng tròn nó sẽ phồng lớn lên  như trái chanh ...tụi con nít rán mắt để nó dưới đất rồi lấy cục gạch đập cho nó nổ phanh thây...

                            Còn con cuốn chiếu nữa, nó có nhiều chân như con rết, ai đụng đến nó là nó cuộn tròn lại như chiếc chiếu.
       Cây mắc cở, con cá nóc, con cuốn chiếu động đến nó là nó phản ứng lại ngay...
nếu chúng ta nhớ lại thuở xưa học trò đi học một tay ôm cặp bằng lát đan, một tay xách tòn ten bình mực tím để vô lớp chấm mực chép bài học trên bảng đen...và khi bải trường bình mực không còn dùng nữa, mực trong bình cạn dần rồi khô đọng lại một lớp dưới đáy. Muốn có mực viết phải đổ nước vô, nếu mực còn lợt thêm vài viên mực tím nữa...
     Nói dài dòng như vậy để biết nếu cây viết hết mực chỉ việc bơm mực vô nếu là cây viết máy, nếu là cây viết chấm mực chỉ việc đổ nước và bỏ vài viên mực tím là xong ngay..Còn cây viết của tui từ bấy lâu nay mãi lo đi chơi  tui đành để nó trong giá để viết, bây giờ chỉ lấy ra là viết thôi.....
                   Đọc "Vườn rau sau hè" qua ngòi bút dí dỏm của anh  Cương, một người vừa là bác sĩ, vừa là một nhiếp ảnh gia, vừa là một văn sĩ...khiến những ai không tham gia chuyến viếng thăm vườn rau như thấy rõ tường tận từ đầu chí đuôi...          
   "Vườn rau sau hè" nầy tui đã nghe nói đến từ lâu rồi mà chưa có dịp thăm viếng...vì mãi lo chăm sóc "vườn nhỏ sau nhà" của tui. Mấy năm đầu tiên, đất còn đầy đủ "nhu yếu phẩm" cho rau cỏ sực dài dài nên rau húng cây, rau húng nhủi, rau dấp cá, tía tô, hành hẹ mọc lên tươi tốt. Giàn bầu, giàn bí trái đầy giàn....nhứt là bầu trái thôi là trái ăn làm sao hết nên mấy bà bạn lối xóm gần xa tui đều cho các bả bầu hết...mà mấy bà bạn tui cũng kỳ mỗi lần tui tặng bầu cũng đều bị mắn yêu " đồ quỉ nè"...
      Đó là "vườn nhỏ sau hè "của tui, còn "vườn rau sau hè "không biết nó ra sau mà đa số Cà Na Điên gốc Việt ở đây đều biết đến. Khi được anh Tước thông báo sẽ tổ chức cuộc du ngoạn thăm viếng vườn rau sau hè là tui không cần hỏi ý kiến bà xã ghi tên liền tức khắc. Mục đích là để học hỏi những kinh nghiệm của ông bà chủ vườn danh tiếng nầy hầu áp dụng cho miếng vườn của mình. 
      Phải có mặt ở metro Plamondon trước 6g30, thật không có cực hình nào bằng khi phải bỏ giấc ngủ nướng, bỏ thói quen nhìn những giọt cà phê đen rơi tí tách để thay thế vào đó những tiếng rì rầm của bánh xe lăn trên đường sắt...Vừa ra khỏi metro là gặp ngay anh chị Thanh Trước và một số anh chị đã đứng chờ xe tới. Khoản 15 phút sau, một chiếc xe chở học sinh màu vàng chạy trờ tới. Khi mới đến đất nước nầy thấy người ta lo cho học sinh mà ham. Học sinh nhà ở xa trường được xe màu vàng đưa rước mỗi bữa,còn lúc trước mình đi học cũng được xe đưa tận nơi, rước tận chỗ nhưng mà bằng xe "lô ca chân". Thôi thì cứ tưởng tượng mình đi học được xe màu vàng đưa rước, để khỏi ấm ức....
         Những khuôn mặt quen thân trong chuyến viễn du 2 năm trước đều có mặt trong chuyến thăm viếng nầy. Có một sự trùng hợp là trong chuyến xe viễn du  3 tỉnh miền đông, ngồi bên trái của tui là anh chị Hồng Hưng, phía trước tui là cô Cúc, trong chuyến xe nầy cũng ngồi y như vậy.
         Xe vừa lăn bánh thì bà Anh Cô với mái tóc bạc trắng từ phía sau xe thi triển bộ pháp Lăng Ba Vi Bộ 
nhanh như chớp chụp lấy micro nói vài lời cám ơn anh chị em đã sốt sắng ghi tên đã làm nức lòng ban tổ chức và để không phụ lòng anh chị em, ban tổ chức sẽ thực hiện một chuyến du ngoạn vùng Charlevoid một ngày gần đây. Tưởng đã chấm dứt tui nhắm mắt mơ màng ngủ tiếp, ai dè đâu bà Anh Cô không chịu tha, bà nói trên xe có anh Nhựt là một nhà văn....sẽ lên kể vài câu chuyện vui....Trời đất tui mà là nhà văn cái gì, tui chỉ quọt quẹt viết vài ba câu như làm bài luận văn thuở tuổi học trò. Có điều làm bài luận được thầy cô chấm điểm,còn bây giờ tui làm bài luận để đầu óc khỏi bị lú lẫn. Bà Anh Cô ơi, trên xe có một nữ văn sĩ thuộc hạng chánh ngạch, thượng hạng ngoại hạng là nữ văn sĩ Tiểu Thu đang ngồi mơ màng sắp xếp cốt chuyện cho cuốn sách sắp tới. Đành chịu, tui loạng choạng tiến về phía trước cầm lấy micro nhưng không biết kể chuyện gì bây giờ. Chợt nhớ hôm qua cải nhau với bà xã thôi thì những chuyện có liên quan đến vợ chồng cải nhau cứ đem ra kể hết. 
                Có một nhóm bạn ngồi nhậu với nhau, rượu vào lời ra, một anh có lẻ còn bực mình bà xã liền phân trần:
         Mỗi cuối tuần tui phải chở ba đi chợ, tò tò đẩy xe theo sau bả...một bửa mua xong xe vừa chạy ra khỏi tiệm 'một đổi bả quay qua nói :" Anh ơi lái xe qua tiệm đàng kia để em mua nước mắm, bên đó nước mắm rẻ hơn ở đây 25 cents. Bực quá, tui nói em nghỉ làm sao mà bắt anh lái xe qua đó tốn gần một lít xăng giá hơn 1$ để em lời 25 cent cho chai nước mắm,thế là tui với bả cải nhau...Còntui mới tức chớ, một anh khác xe vô...Một bửa đang đi trên xa lộ, tui bị cảnh sát chận lại. Cảnh sát hỏi tui có biết tội gì không, tui chưa kịp trả lời thì bà xã ở phía sau chồm tới nói:
          - Tui đã nói với ổng rồi chạy chậm lại người ta chỉ cho chạy tối đa 70km mà ổng chạy tới 100km...Tức quá tui nói với bả:
           - Bà im đi, không ai đánh mà khai ....
         Nghe tui lớn tiếng, viên cảnh sát  liền hỏi bả:
           - Vậy chớ ông nhà thường có lớn tiếng với bà không?
         Bả liền trả lời:
            - Ít lắm, chỉ khi nào ổng nhậu, ổng mới lớn tiếng với tôi!!!!
       Thế là tui bị ghi thêm một tội nữa.....
        Lảnh giấy phạt xong, tui với bả lại cải lộn!!!!!
    Một anh khác xen vô nói: Có một hôm tui gặp một đám ma, theo sau là một người đàn ông vừa đi vừa ca co bộ vui vẻ lắm. Tôi mới tới hỏi người đàn ông:
               -Ai chết mà ông ca hát vui vẻ vậy?
      Anh ta trả lời:
               - Bà xã tui đó vì lần đầu tiên đi chung với bả mà tụi tui không có cải nhau!!!!

     
 Tui giao micro lại cho bà Anh Cô để trở về khép nép ngồi kế bên bà xã chờ cuộc chiến sẽ xãy ra bất cứ lúc nào...
       Khoản một tiếng đồng hồ sau, chiếc xe chở học sinh già từ từ quẹo vô con đường làng báo hiệu cho chúng tôi biết là sắp tới Vườn Rau Sau Hè. Anh Cương đã diễn tả rõ ràng từng chi tiết hoạt cảnh của anh chị em trong đoàn;  riêng tui đi thẳng ra vườn coi cách trồng trọt và cách săn sóc miếng vườn ra sao mà tiếng đồn vang dội khắp nơi. Không gặp ai để hỏi nhưng thấy mấy trái khổ qua thon nhỏ bày bán, tôi nghĩ chủ vườn không bón phân hoá học nghĩa là rau cỏ ở đây đúng nghĩa BIO .'.'.
       Rất tiếc Vườn Rau Sau Hè không có mấy Bụi Chuối Sau Hè, nhưng may quá có Ruộng Bắp Sau Hè. Ngồi tình tự dưới gốc Buội Chuối Sau Hè tuy lãng mạn thật nhưng phập phòng vì nó chỉ che kín một bên; còn chun vô ngồi trong Ruộng Bắp Sau Hè tứ bề cây bắp bao quanh vừa lãng mạn, vừa yên tâm....'.Đó có phải là một trong những lý do Vườn Rau Sau Hè nổi tiếng vang dội.



5 comments:

trường tôi said...

Sáng chủ nhật đọc xong bài vbài của Thầy vui nhộn, cám ơn Sư Phụ , sẵn trớn viết thêm vài bài nữa đi Ông Thầy ui !kkk...
Học Trò Xưa

Quang Minh said...


Thầy ơi,

Vườn rau sau hè mọc tươi tốt
Nhờ công lao chăm sóc bón phân
Rất bổ dưỡng vì là organic
Tuổi già ít bệnh hoạn tấm thân

Đôi lúc cũng đi đây đi đó

Quang Minh said...

Để tìm vui trong buỗi hoàng hôn
Về kể lại vui buồn hôm ấy
Để dưỡng nuôi tâm trí hanh thông

Quang Minh said...

Chúc Cô luôn vui cười mạnh khỏe
Và Thầy sống như Lão Ngoan Đồng

rachgia said...

Comment của anh Trần Phiêu

Mừng Sinh Nhật Thầy Phạm Công Nhựt

Xuân về kính chúc Thầy Cô
Tiền vô như nước; đi mô tháng ngày
Lương hưu; cứ lảnh dài dài
Rày đây, mai đó; tháng ngày thong dong

Đi Đông, rồi lại sang Tây
Việt Nam lui tới; gió mây, trăng ngàn!
Đêm đêm dưới ánh trăng vàng
Ông đàn, Bà hát; xê xàng thâu canh!