Sunday, August 16, 2020

American Dream

 

__________________________

Tùy bút của Hình Toàn 


 Sau một thời gian sinh sống tại Mỹ, vượt qua bao khó khăn để hoà nhập nơi xứ người xây dựng tương lai cho thế hệ mai sau và cho cuộc sống gia đình nên tôi cũng chăm chỉ đi làm, làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm (ban ngày đi dũa móng tay, chiều vô hãng lắp rắp máy điện toán (nếu mới qua đừng vội lấy chồng, bỏ 5-7 năm đi học lấy mãnh bằng thì đỡ vất vã tấm thân) 
    
      Nhưng trong tôi vẫn có nhiều mơ ước (American dream) ai cấm mình mơ 
ai ngăn mình xây mộng, như tôi đã nói tuổi thơ của tôi chỉ thả hồn theo từng trang sách từ những hình ảnh trong tờ báo thế giới tự do 

    1- lúc xưa đọc truyện tàu cho bà ngoại nghe nào : tam quốc chí (Tào Tháo, Lưu Bị, Quan Vân Trường, Triệu Tử Long và Khổng Minh Gia Cát Lượng 
Rồi sang Tần Thuỷ Hoàng xây vạn lý trường thành để chống giặc hung nô, nói đến trường thành thì ai cũng biết dù đã trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử, nay nó đã trở thành một biểu tượng một di sản một khu du lịch nổi tiếng của Trung Hoa lục địa, lúc nhỏ tôi đọc sách đọc truyện cũng từng mơ ước đi xem cho tận mắt và sau này tôi đã hai lần đứng trên thành trường mà nghe gió lộng 
      Thú thật lần đầu tiên năm 1999 tôi cùng con gái đi theo đoàn du lịch gồm 120 người, đứng trên vạn lý trường thành cao vời vợi lòng tôi xúc động bồi hồi không ngờ giấc mơ khi xưa nay thành hiện thực và lần thứ nhì vào năm 2007 
     Hai ngàn năm về trước mà người TQ đã biết xây vạn lý trường thành bao bọc để giữ biên cương lãnh thổ .....thế thì tại sao Tổng Thống nước tôi không có quyền “xây tường biên giới” chống nạn di dân bất hợp pháp, nói chi đất nước cho dù một căn nhà ở phải có hàng rào ngăn cách với hàng xóm, có cửa ra vào có cửa sổ, đi ra khỏi nhà khoá cửa đàng hoàng, chớ hỏng lẽ cửa mở toang ai muốn vào thì vào ? Đâu có được... muốn hỏi thăm hay kiếm ai cũng phải bấm chuông gõ cửa phải không các bạn ? 
    Còn muốn vào đất nước nào cũng phải xin visa xin chiếu khán chớ không phải cứ bầy đàn thê tử kéo qua ...thì đâu còn ra thể thống gì nữa 
“Nhập gia tuỳ luật” chứ ? Xin hỏi bạn nếu nhà bạn đang ở có anh hàng xóm phóng rào nhảy qua ở lỳ trong nhà hỏng chịu đi làm, bạn phải đi làm rồi về nấu cơm mời ảnh xơi bạn có chịu không ? Nếu bạn nói được tôi xin để bạn lên bàn (thờ) còn nếu không thì xin miễn bàn (nhà ai nấy giữ) 

    Khi định cư ở Mỹ, có thời gian ghiền coi phim bộ tôi mê bộ phim “máu nhuộm bến Thượng Hải” do Châu Nhuận Phát và Triệu Nhã Chi cùng Lữ Lương Vĩ đóng 
nên tôi cũng đến xem thành phố Thượng Hải sông Hoàng Phố như thế nào ?
những địa danh đã một thời nỗi tiếng, giờ đã lùi vào dĩ vãng, chỉ còn lại một phần trong ký ức mọi người, những sự giàu sang bằng những việc làm bất hợp pháp, những xã hội đen, những chuyện buôn thuốc phiện không còn mà đổi qua một hình thức khác tinh vi hơn và thủ đoạn hơn .


2- Khi lớn lên một chút vào trung học biết mơ mộng biết thơ văn thì tôi lại mê tiểu thuyết, mê truyện thằng gù trong nhà thờ Đức Bà, thích tháp Eiffel, dòng sông Seine của pháp và tôi cũng tìm đến đây đi du thuyền trên dòng sông Seine đầy thi ca và lãng mạn như lời thơ của thi sĩ Nguyên Sa mà Ngô Thụy miên phổ nhạc :

PARIS có gì lạ không em ?
Mai anh về giữa bến sông Seine 
Anh về giữa một dòng sông trắng 
Là áo sương mù hay áo em ?

     3 -Và tìm hiểu về xứ sở sương mù có những lâu đài nguy Nga tráng lệ, có những chiếc xe song mã, có những đám cưới thần tiên như chuyện cổ tích 
“ nàng công chúa lọ lem’ như đám cưới thái tử Charles & công nương Diana 
Nhưng đời không như là mơ, không có chuyện cổ tích trong thời hiện đại, nên hôn nhân hoàng gia vọng tộc uy quyền rồi cũng chia tay (vì hôn nhân không có tình yêu mà được xây dựng trên quyền lợi đất nước vì ngôi vị kế thừa thì không bền vững) kết thúc câu chuyện tình buồn bằng một cái chết đau thương. 
Ôi ! Hồng nhan bạc phận . 

   4-Tôi tuy không phải là người công giáo nhưng đã một lần đặt chân đến toà thánh Vatican ở Ý, một đất nước nhỏ bé nhất thế giới nhưng quyền lực tối cao của tôn giáo có đi mới thấy những đền đài cung điện khi xưa được xây dựng bởi những nghệ nhân đầy nghệ thuật, tôi đứng giữa quảng trường rộng lớn mà cứ ngỡ trong mơ 

    5-Rồi nào Thụy Sĩ với những loại pho mát và đồng hồ nỗi tiếng khắp năm châu và hình ảnh thanh bình với những chú bò ngặm cỏ trên cánh đồng xanh mướt cổ đeo một cái chuông mỗi khi di chuyển tạo thành một âm thanh vang trong gió 

  6-Sang đến thành phố cổ La Mã với một đấu trường (nay còn 1 nửa) mà khi xưa đã xảy ra những trận đấu dã man giữa những tù nhân và mãnh thú (cọp, beo, sư tử) Ôi ! Những vị vua hay những bạo chúa ngày xưa độc ác vô cùng 
chỉ dùng bạo lực để nắm lấy giang mạnh được yếu thua .

 7-Rồi sang Đông Đức ...vào tham quan những di tích tội phạm chiến tranh,
Các bạn sẽ không tin vào mắt mình khi xem lại những thước phim tài liệu và hình ảnh của thời phát xít Hitler, những trại giam những lò hỏa táng, những phòng xã hơi ngạt ....Ô! Nhân loại người lại giết người, diệt chủng một quốc gia 
Chuyện này xảy ra thời cận đại chưa đến 100 năm, những dấu tích còn ghi 

     Những chốn tôi qua những nơi tôi đến ...lúc xưa tôi nhìn bằng tranh ảnh, nay 
nhìn bằng mắt thường và đặt chân đến từng quốc gia. Những sự tự do nào không đổi bằng sinh mạng .

     Bốn mươi năm nay tôi vẫn tự hào và hãnh diện về quê hương thứ hai của tôi 
và rất ngưỡng mộ những nước láng giềng những nền văn minh thế giới về sự tự do, tiến bộ khoa học kỷ thuật và sự phát triển về mặt kinh tế thị trường nhưng nay nhờ con dịch Vũ Hán này đã phơi bày mặt trái của cả thế giới (Corona hại chết rất nhiều người và hủy hoại cả nền kinh tế khắp nơi) 

     Nay tất cả mới vỡ lẽ lại thì không đất nước nào mà không bị ảnh hưởng đến 
 vật dụng dùng hằng ngày, nhà bếp tới công sở đều sản xuất từ TQ.
Những tín đồ xưa nay vốn tự hào mình giàu sang xài hàng hiệu, từ đôi giày cái bóp (mua giá mắc vì là hàng hiệu nỗi tiếng) nhưng “made in China”
Đúng là “ Hồn Trương Ba da hàng thịt” 

 Ôi ! Hỏng biết thế giới sẽ giải quyết sao với vấn nạn này 
Đúng là một bài toán khó, vì không phải một sớm một chiều mà nó đã bám rễ từ lâu hỏng biết đời con cháu sau này có được sự TỰ DO để có được ước mơ 
AMERICAN DREAM .


Hình Toàn   


1 comment:

trường tôi said...

Bài viết hay ,tấm hình đầu đẹp tưởng đâu ai tao nhìn hoài hỏng ra kkk...
Người Bạn Xưa