______________
Số phần như đã buộc tôi vào cuộc đời từ lúc trưởng thành khôn lớn bên cạnh tôi
luôn có trẻ con.
Khi đến nơi này đi xin việc... xin vào làm những nơi người lớn họ chưa dám nhận...
nhưng khi được chấp nhận rồi thi suy nghĩ lại đúng là số mạng mình.
Phải làm Mẹ dù không phải con mình và...
phải săn sóc người ta như Cha Mẹ mình dù họ không là Chame.
Mỗi ngày từ sáng sớm thức dậy ; tề chỉnh trong trang phục, dịu dàng hòa nhả
trong tư cách... tôi lên xe chờ ngoài ngõ và làm công việc của mình...
Tôi có 10 đứa trẻ trên xe tuổi thấp nhất là 11 tới 18
... với 10 cá tính bịnh tình riêng biêt.
xếp hỏi liệu tôi có thể cán đáng được công việc hay không, liệu tôi có cần thêm
người trợ giúp.
Đối với người Anh thực thụ họ sẽ từ chối làm việc 1 mình,
nhưng riêng tôi, tôi nói với anh Txe : hãy để tôi tự quản lý, tại sao phải trả
tiền cho 2 người trên chuyến xe như thế này...
Và tôi đã phục vụ, đại loại làm công việc này gần 8 năm.
(Những năm đầu tiên vì tôi chỉ là 1 người nhỏ bé nên xếp để tôi đi với trẻ nhỏ
dưới 10 tuổi... đến trưởng Tiểu học thôi... hoặc thêm giờ với DAYCARE... mang
người già tới trung tâm cho họ tiêu khiển trong ngày rồi chiều đến lại mang họ
về)
7 tuần tôi vắng mặt vì tai nạn, có 1 người đàn bà Anh 49 tuổi thế chỗ tôi...
khi gặp lại bà nói :
''chuyến xe của mày phải nói là áp suất cao Song ạ ! 10 đứa 10 vấn đề, mày giải
quyết thật giỏi... Tao sẽ không chịu nổi lâu dài đâu !"
Có lẻ vì tôi là người Viêtnam !
Tai tôi đã quen sự ồn ào, những tháng ngày lao đao vì chinh chiến trên quê
hương, rồi sự thiếu thốn đã dạy tôi phải thích ứng hoàn cảnh. nên tôi không cảm
thấy khó khăn khi quản lí chúng.
Bù lại, chúng đã cho tôi tình thương mến đối xử như bạn bè... như mẹ chung.
Đói cũng kêu... đau cũng gọi... ai đánh ai rày cũng méc... phân xử cũng kêu
mình... ngược lại tôi cũng ghi nhận và thông báo cho Thày cô những biểu hiện bất
thường vui hay buồn trên chuyến xe.
Có 3 cô gái mà đã 2 cô nhiều chuyện, gây nhau vì những bạn trai.
Và điều mà những chuyến xe khác phàn nàn nhìn ngo :
''bọn nhóc xe mày quậy kinh dị''
tôi chỉ cười : ''chúng vui vẻ thôi, tôi không cản !"
Mỗi tuần tới thứ 6 tôi luôn nhín tiền mình mua gói kẹo phan phát cho chúng
thành thoi quen, cứ đến ngày là chúng sôi nổi đợi chờ tới phiên mình nhận, dù
chỉ là viên kẹo bé tí ti nhưng luôn là sự hứng khởi được cho và nhận.
Tôi thương chúng vì tôi chẳng còn ai gần gủi mình...
Chúng chẳng phải tật nguyền như kiểu mình nghi đúng nghĩa...
Chúng chỉ thiếu tập trung không như trẻ bình thường,
Dân Tây chúng đẹp đẻ và rất dễ thương, tướng tá không khác biệt,
dù đến trường đã 8 năm vẫn chưa viết tròn xong 1 chữ đúng vần.
Chúng nhớ rành luật lệ, thông hiểu tất cả những gì mình nói...
Nhưng Không thể ngăn chân được sự sợ hãi hoặc cơn giận...
chúng sẽ như con thú hoang nếu không người kềm chế.
Dù là vậy, nhưng tôi không có quyền sử dụng bạo lực, phải có được tính thuyết
phục cương quyết khi cần thiết để bảo đảm an toàn trên chuyến đi về mỗi ngày.
Vào trường... các người trong bộ phận trường học rất kín, họ có đầy đủ tư cách
pháp nhân và được huấn luyện để làm chúng ngừng manh động.
Hãy tưởng tượng, tới 14 15 chúng đã cao hơn 170cm, to con chửng chạc chạy leo
như khỉ hét lớn như thú hoang xổng chuồng... ai có thể làm được gì chúng ?
vậy mà chúng tôi những người làm việc nay phải đều có chuyên môn để ngọt ngào để
trấn áp để làm dịu lại những phản xạ thần kinh không đúng lúc.
Vậy đó... và 1 lần tôi đã phải dùng kế đánh xịt máu mũi thằng bé to con làm loạn
trên xe !
Nhưng cũng từ đó nó ngoan hơn nghe lời tôi hơn...
Công việc chỉ được thở ra khi xong lúc về nhà sau 4.30pm
Ở VN không có trường như thế... mà dù có thì kinh phí lấy đâu ra. Anh là 1 nuoc
phát triển nên họ đối xử công bằng theo trình độ...
họ không dùng từ : ĐIÊN KHÙNG.
Họ chỉ nói : THIỂU NĂNG TRÍ TUỆ.
nếu sai lệch trong body thì : CHẬM KÉM PHÁT TRIỂN.
Xã hội Anh phải nuôi dưỡng trả nợ cho chúng cả 1 đời dù đôi khi chúng tồn tại
mà chẳng hiểu được xung quanh chẳng hòa nhập được vào thế giới con người ...
Chúng mãi mãi vẫn là những đứa trẻ con dù chúng biết yêu thương biết đòi hỏi giận
hờn...
No comments:
Post a Comment