Thursday, July 27, 2017

Canada Xứ Lạnh Tình Nồng



Canada nằm phía trên bắc Mỹ có một đường biên giới dài hơn 5500 miles giáp với Hoa Kỳ (dài nhất thế giới). Là một nước có lảnh thổ vô cùng rộng lớn đứng vào hàng thứ nhì nhưng dân số thì lại rất khiêm nhường. Năm 1975 chỉ hơn 23 triệu một tí, còn hiện nay chỉ vào khoản 36 triệu mà thôi, nó còn ít hơn cái tiểu bang California nơi tôi đang sống tới 3 triệu người lận đó. 
Hồi mới tới Hoa Kỳ tôi có một thời gian khá dài sống ở Ohio cũng thuộc vùng Bắc Mỹ. Mùa đông tuyết rơi ngập lối, lạnh cắt da vậy thì Canada nằm phía trên gần bắc cực hơn, cho nên chắc chắn xứ Canada phải lạnh lắm. 
Không lạnh sao được? Mùa đông nhiệt độ trung bình âm 15 độ C. Có khi xuống tới âm 40 độ C. Thử tượng tượng 0 độ là nước đã biến thành cục nước đá rồi vậy thì âm 40 độ chắc chắn là nó biến thành khối băng vô cùng cứng rắn, cho nên có lần Kim Trúc nói:
-  Vào mùa đông xe có thể chạy trên mặt sông mặt hồ bon bon khỏi cần chạy trên đường. 



Ở giáp xứ Mỹ mà còn lạnh như vậy, càng lên trên phía bắc mùa đông càng kéo dài ra, có nơi mùa đông dài hằng 6, 7 tháng trời. Khỏ tới đây là tôi phát run rồi đó. 
Cái xứ lạnh chết người như vậy mà người Việt Nam cũng ở đông lắm. Năm 2011 theo thống kê có đến hơn 220 ngàn người Việt Nam trốn khỏi thiên đường XHCN để vấn thân vào cái xứ lạnh chết người đó. Còn bây giờ theo phỏng đoán của tôi người Việt Nam ở Canada không dưới 300 ngàn người.
Thời tiết khắc nghiệt lạnh lẻo như vậy hơn 40 năm qua người Việt Nam ta sống ở đó như thế nào? Tình cảm con người có bị đóng băng như nước của xứ Canada không? Để trả lời câu hỏi đó xin mời các bạn theo dỏi cuộc hành trình viếng thăm người Việt trên xứ Canada của tôi qua loạt bài "Canada Xứ Lạnh Tình Nồng".

Nhớ cách nay 3 năm tôi đi tìm sư phụ mình mà tình cờ lại lạc bước vào nhà Tha Hương của sư thúc HTTL rồi được quen với sư bá cũng như các sư huynh sư muội và sư đệ Cóc Con. Chuyện quen nhau trên mạng nhiều người cho đó chỉ là thứ tình cảm ảo, không thật. Tôi lúc đầu cũng tưởng nó là như vậy. Nhưng rồi sư thúc Tố Lang có lần vân du sang California miền nắng ấm và rồi chúng tôi thật sự gặp mặt nhau bằng xương bằng thịt. Tiếp theo chúng tôi cùng Nam Hạ Ca-Li và lần đó đã gặp gần 1/3 ê-kíp Tha Hương. 
Mấy tháng sau sư bá tôi cũng sang Nam Ca-Li dự đại hội anh hùng Hoa Sơn Lụm Kiếm do trường Trung Học Hà Tiên tổ chức. Lần đó vợ chồng tôi theo chơi vui quá lúc sắp chia tay có ai đó đã đề nghị:     
- Phải chi Tha Hương tổ chức họp mặt quần hùng ở tổng đàn bên Canada chắc là vui lắm đây.
Xưa nay tôi không thích chổ hội họp đông người nhất là của các tổ chức hội đoàn nầy, hội đoàn kia. Nhiều người ý kiến qua lại dể sanh chuyện mích lòng. Tôi chỉ thích họp nhóm trong tình gia đình mà thôi cho nên nghe cái đề nghị trên là tôi khoái tỉ: 
- Được à. Kiên Giang reunion thì tui không dám hứa chứ Tha Hương họp mặt, tổ chức ở đâu tui cũng mò tới. 
Sư Bá tôi cười cười ghẹo liền:
- LN nói giởn hay nói chơi vậy? Lần nầy về Mộng Lệ An tôi sẻ bàn với Hoàng Bang Chủ mở Tha Hương đại hội trên đỉnh Winnipeg chừng đó mà LN không đi thì tôi sẻ đổi tên lại là Lèo Nguyễn mà không phải tốn nồi chè. 
Ngọc Lan binh tôi liền:
- Đi sang Montreal chơi cho biết chứ thầy. Ảnh có quên thì còn em chi. Em sẻ nhớ mà. 
Lần đó người Canada chuẩn bị chu đáo định mướn một cái biệt thự thật lớn rồi cả đoàn sẻ ở chung vừa nấu ăn vừa ngắm lá vàng rơi để cho các thi sĩ Tha Hương mặc tình phung châu nhả ngọc. Nhưng đến giờ chót vì một vài lý do trục trặc nên TH đại hội phải dời lại. Buồn...
Không mở đại hội vào mùa thu được, đến mùa xuân năm sau chúng tôi bèn mở tiểu hội bên Hawaii. 
Mười hôm ở thiên đàng hạ giới chơi chưa đã ông thầy và anh chị Quang lại rủ sang Canada chơi tiếp...
Chương trình dự định cũng vào mùa thu bởi vì nghe nói mùa thu ở Canada đẹp lắm 

Thu sang có lá vàng rơi 
Lá rơi như thể cuộc đời Tha Hương 
Thu phong lá rụng bên đường
Đông sang mục lá, lòng vương nổi buồn 
Nhìn trời tuyết phủ lệ tuôn 
Đêm nghe gió hú ngở chuông giáo đường 

Thường thì chuyện gì dự trù lâu quá hay bị thay đổi giữa chừng. Sư bá tôi cùng các bạn của người đã lập một chương trình cho chúng tôi đến Canada chơi thật tuyệt vời. 
Đang nôn nóng chờ đến mùa thu để đi ngắm lá vàng rơi thì chuyện book khách sạn cho kỳ reunion 2017 có chút hiểu lầm. Rồi cũng tại máu tài lanh của tôi bổng dưng nổi lên cho nên mới lòi ra câu "Chuyện Bên Lề Hội nghị Reunion 2017".
Mới đầu viết chơi thôi nhưng đâu có ngờ lại biến thành sự thật.
Như vậy là thay vì phải đến mùa thu chúng tôi mới tới Canada thì sau khi đi dự reunion xong cả đám kéo róc qua nhà sư bá quậy tưng bừng hoa lá chơi cho nó đã...

Đêm chủ nhật đi dự reunion về tới khách sạn đã gần nửa đêm rồi vậy thì còn thời gian đâu nữa mà cờ bạc chúng tôi mệt quá nên lăn đùn ra ngủ...
Sáng thứ hai sau một đêm ngủ dưỡng sức mọi người tập họp dưới lobby để check-out và chờ người cháu của anh Tâm đem cá tới cho, sau đó chúng tui bắt đầu khỏi hành trực chỉ hướng bắc, tiến về Canada, cái nơi mà được người ta tặng cho hổn danh Xứ Lạnh.
Anh Tâm dẫn đầu, Kim Trúc đi giữa và rể Rạch Giá hộ tống phía sau cùng. Ba chiếc xe lần lượt rời khỏi parking lot của khách sạn Marriott để lại những kỹ niệm tuyệt vời khó quên...
Từ Boston muốn đi tới biên giới Canada phải vượt qua 2 tiểu bang New Hampshire và Vermont. Xe chạy trên xa lộ 93 chừng non một giờ là qua khỏi khu dân cư cho nên đường rất vắng xe, mà 2 bên cũng vắng người, xa xa có những cái bảng nhắc nhở "coi chừng nai rừng". 
Chu choa ơi! Nếu tui ở gần đó. Có đi đâu nhất định tui sẻ chọn đi vào ban đêm vì ban đêm mấy con nai mới chạy ngang lộ mình cứ gìm cứng tay lái mà sắn ngay nó thì thế nào cũng có nai nướng vĩ hay nai xào lăn dài dài. 
Bây giờ thì tui biết tại sao mấy thằng bạn tui sắm xe truck bành ky mà phía trước nó còn trang bị một cái cảng sắt nữa. 
Xe chuyển qua xa lộ 91 cũng là lúc chúng tui qua địa phận của tiểu bang Vermont rừng núi vẫn còn chập chùng, cây xanh cao ngất ngưởng mà nhà cửa thì lại vắng hoe.
Cái xứ nầy buồn bỏ bú có cho vàng tui cũng không thèm ở nhưng nếu có người rủ đi săn nai đem về ướp lạnh để dành ăn dần thì tui theo liền  nghen. 
Nghe mấy anh ở Boston kể lại rằng:
- Dân địa phương đi săn nai chỉ lấy cái sừng thôi còn thịt thì bỏ lại. Tui vốn người tu hành nên không muốn sát sanh chỉ muốn đi theo lụm thịt nai của người ta bỏ tôi sẻ lấy hết đem về đông lạnh lại để dành ăn lần lần mà thôi. 

Ôi tiếc thay... 

Thịt nai tươi sao người nở bỏ
Chốn rừng hoang lũ sói nó xơi 
Thiệt là uổng phí của trời 
Xào lăn, nướng vĩ xin mời nâng ly...

Từ Boston đến biên giới Canada mất gần 4 giờ lái xe. Trước khi qua trạm để đến viếng thăm xứ lạnh chúng tôi ghé lại châm đầy bình xăng bởi vì cách đó không xa bên kia trạm giá xăng đã vượt lên rất cao rồi. 
Cổng biên giới thiết kế không khác gì mấy cái trạm thu tiền cầu ở Mỹ vì ít xe cho nên chúng tôi không phải xếp hàng đợi lâu. Cô Cảnh Sát biên giới nhìn những khuôn mặt tươi rói của chúng tôi chỉ mĩm cười nói:
- Have a nice trip 
Thiệt là tình, người Canada dể thương làm sao á. 

Vừa qua trạm kiểm soát biên giới đã thấy ngay cái bảng "Welcome to Canada". Cái điện thoại bổng dưng mất sóng. Hay thiệt nghen...
Phải lái xe chừng 10 phút sau thì điện thoại mới bắt đầu có sóng lại mà lần nầy không phải của AT&T xứ Mẽo mà là của Rogger bên xứ Canada. Xe chạy hơn một giờ nữa thì mới tới địa phận của thành phố Montreal. 
Montreal tọa lạc trên một hòn đảo nằm giữa lòng sông Saint Lawrence. Nó là thành phố lớn thứ nhì của Canada mà cũng là quê hương của những người nói tiếng Pháp. Ở đây tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ chính mọi bãng hiệu và tên đường đều dùng tiếng Pháp. Mặc dù vậy, hầu hết người Montreal đều nói được tiếng Anh.
Hai cái xa lộ chạy vào thành phố thường hay bị kẹt xe nhưng Kim Trúc đã quen đường bên xứ Cà Na rồi cho nên cô nàng bám theo anh Tâm sát nút, còn cái đuôi của rể Rạch Giá thì bị lạc mất tiêu nhưng cuối cùng thì lão Google cũng dẫn chúng tôi về đến căn Apartment của anh Tâm an toàn...
Gần 4 giờ chiều chúng tôi đến check in. Hai căn aparment nằm ngay trung tâm thị tứ. Nó thuộc dạng cho khách du lịch mướn qua công ty môi giới mướn nhà là  Airb&b nó y chang như là một cái khách sạn nhỏ.
Nhớ lần trước bên Hawaii check in phải sau 5 giờ còn bây giờ thì đến giờ nào check in giờ nấy chẳng những vậy ông bà chủ không thu tiền phòng mà lại còn mua đồ ăn thức uống chất đầy tủ lạnh từ cà phâ, bánh ngọt và cả bia nữa. 
Cả bọn chúng tôi xin chân thành cám ơn anh Tâm cũng như chị Bảo Phương đã lo chu đáo trong những ngày chúng tôi trọ trong hai căn aparment lộng lẫy của anh chị....
Ôi! Người Canada sao mà tuyệt vời thế...
Chúng tui được tự do tắm rữa nghỉ ngơi để chờ đến 7 giờ tối vào nhà hàng ăn mừng giây phút hội ngộ giữa người Việt bên xứ Mỹ & người Việt bên xứ Canada lạnh lẽo mà tình thì nóng rực như hỏa diệm sơn....




(Mời Các bạn xem tiếp kỳ 2 ở lần sau)

4 comments:

Katie co5rg said...

KT cám ơn anh LN Biển Đông Cá Kình nha, loạt bài này của anh thật hay, hấp dẫn và vui quá xá, dù KT là người trong cuộc mà với cách viết tài tình của anh vẫn vừa đọc vừa tũm tĩm cười...thú vị vô cùng.
Dù đã sống ở Xứ Lạnh Tình Nồng gần 40 năm mà vẫn chưa biết chính xác quê hương thứ 2 của mình bằng anh nha...hihihi 😍🌹👍👍

trường tôi said...

Anh LN kể rất tỉ mĩ không thiếu sót gì hết, hay thiệt , đợi kỳ 2 có gì thiếu sót tui sẽ ké thêm ...giờ đói bụng rồi thôi lên xe đi ăn...

Unknown said...

Mùa đông ở thủ đô Ottawa vào khoản tháng 2 khi thấy độ dầy của nước sông đông lại hơn 25cm thì con rạch bao quanh thủ đô trở thành bải trượt tuyết cho dân thành phố. Còn ở các con sông của Quebec, người ta dùng khoan khoét một lổ nhỏ rồi dùng cần câu đặc biệt câu cá mùa đông. Khi nào lạnh quá thì vào một cái chòi nhỏ kế bên uống vài ly rượu cho ấm lòng rồi trở ra câu tiếp. Cá câu được giao cho nhà hàng gần đó nướng chiên, bia ào ào tuôn ra. HTX hãy dẫn rễ RG qua đây mùa đông, thưởng thức cá chiên mùa đông.
Một chuyện nữa LN không nghe được để tả tình tả cảnh, đó là mùa đông không có ai có gan "bị bịnh tiểu đường"....hi hi hi....

Lanh Nguyễn said...
This comment has been removed by the author.