Wednesday, January 27, 2021

Tỉnh Đường Làm Bằng Cây Lá

 

_________________

 CHÂN DIỆN MỤC

 



 

          Mỗi lần nghĩ tới Tỉnh đưởng Chương Thiện tôi lại mắc cười! Đó là Tỉnh Đường làm bằng cây lá!. Chả là vì hồi đó chiến tranh mở rộng, người ta thành lập một loạt các tỉnh mới! Tỉnh Chương Thiện ( Vị Thanh sau này ), tỉnh Phú Bổn ở Yaun Pa ( một phần của Cao Nguyên ) Tỉnh Bình Tuy ( một phần của Phan Thiết ) tỉnh Hậu Nghĩa (HUYỆN Đức Hòa,Đức Huệ bây giờ ). đây là những điểm nóng! Phe tả xâm nhập, đánh phá, khuynh đảo! Ôi! Chiến tranh tàn khốc!  Nghe nói " Mới " tưởng bở! Nhưng dân thì thở dài... vỉ đêm đêm nghe tiềng đại bác! Tôi khoái nhất cái tỉnh Chương Thiện vì nó không giống ai!!! Nó là con đưởng quan trọng để giữ cá tỉnh nam Cần Thơ. Xưa kia đi từ Cần Thơ qua Rạch Giá phải theo con đường qua phà Cái Tư. Nay thì Vị Thanh là trung tâm của tay nam Cần Thơ. Khi người ta thành lập tỉnh Hậu Giang thì Vị Thanh phát triển rất mau. Thị xã Long Mỹ rất sung, con đưởng số 6 rất đẹp, cầu Cái Tư xây rất hoàng tráng. Những xã như Vị Thủy, những ngã ba như Gò Quao, Sóc Ven càng lên đởi. Tóm lại,  những tỉnh mới mà người ta lập thời đó, bây giờ chỉ có Chương Thiện là giầu đẹp hơn cả. Tỉnh Phú Bổn chỉ là chống con đường xâm nhập từ Tây Nguyên xuống đồng bằng ( cái ông Nguyễn Bính Thinh chỉ vì lên An Khê và bị thương nên lấy bút hiệu là An Khê luôn ). Bình Tuy là con đường nam tiến của Phan Thiết. Huyện Hàm Tân không giầu, nhưng La Gi gần đó lại lên Thị Xã. Đặc biệt là cái anh Hậu Nghĩa. Củ Chi thì không có gì đặc biệt,Nhưng Đức Hòa thì có đấy, đặc biệt là giáp Miên ! Cái vùng gọi là Mỏ Vẹt được người ta tới hoài ( xưa ông Lê Duẩn đã từng xâm nhập miền Nam qua đường này ). Nay thì người ta kiến thiết hơi hơi hoành tráng, chắc mời gọi người Miên qua đây đánh bạc vì từ Nong Pênh qua đó cũng gần (!), Ngày nay nói đến hậu Nghĩa thì người ta xa lạ lắm!

     Tóm lại thời bình người ta cũng ngó tới những nơi hẻo lánh đẻ chứng tỏ ta đây cũng biết lo cho dân nghèo!!!

 

                                                                                                                                           C.D.M.

No comments: