Bút ký
VUI BUỒN GIÁNG SINH
ĐIỆP MỸ LINH
Từ phòng khách, tiếng
Piano rộn ràng trong nhạc khúc Jingle Bells của James Lord Pierpont
gợi lại trong hồn bà Mai mùa Noel đầu tiên
trên đất Mỹ, sau khi gia đình Bà vượt biển, đến Mã Lai.
Chiều gần Noel, năm 1977, Mai, sau khi tan sở, về nhà, cùng các con đi bộ đến chợ Safeway, mua thức ăn.
Trong chợ, vừa
theo Mẹ chọn hoa quả, thịt, cá, v.v... vừa nghe ca khúc Jingle Bells chơi liên
tục, các con của Mai đều ngạc nhiên và vui thích.
Trên đường về,
Mai và các con, mỗi người ôm một bao giấy – thời điểm đó chưa có bao nhựa – bên
trong đựng thức ăn. Bất ngờ, một chiếc xe dừng lại. Cụ bà người Mỹ, quay cửa kính
xuống, hỏi:
-Mấy người đi
về đâu?
Mai đáp:
-Về đường
Walnut.
-Tôi cũng ở đường
Walnut. Lên xe tôi đưa về. Trời lạnh thế này, để mấy đứa bé đi bộ, không có áo
lạnh, dễ bị bệnh!
Trong khi các
con ngồi vào băng sau, Mai vừa bước vào, ngồi cạnh bà lái xe, vừa đáp:
-Thưa bà, tôi
tên Mai. Tôi biết trời lạnh, nhưng chúng tôi không có áo lạnh, đành chịu thôi!
Vừa cho xe chạy
từ từ, bà Kelly vừa nói:
-Hân hạnh được
biết em. Tôi tên Kelly. Tại sao em không đi chợ sớm hơn cho đỡ lạnh?
-Sau khi tan sở,
tôi phải đạp xe đạp gần một tiếng đồng hồ mới về đến nhà.
-Em có chồng
hay không?
-Có. Chồng tôi
tên Hảo, phải dọn dẹp khu vực trailers của người già cho xong; hơn nữa, đàn ông
Á Đông, ít người biết chuyện nội trợ.
-Ở đây, trẻ
con dưới 14 tuổi không được ở nhà mà không có người lớn, em biết không?
-Rất tiếc, tôi
không biết!
-Chốc nữa tôi
sẽ đưa số điện thoại của tôi cho em; khi nào em cần, gọi tôi, tôi sẽ đến trông
chừng mấy đứa bé hộ em.
-Ô! Làm thế
nào mà tôi có thể gặp được một phụ nữ tốt bụng như Bà! Bà Kelly! Làm ơn cho con
được gọi Bà là Mẹ!
-Em muốn gọi
tôi bằng danh xưng nào cũng được.
-Cảm ơn Mẹ. Từ
bây giờ vợ chồng con là con của Mẹ; các con của con là cháu của Mẹ.
Bà Kelley cười tươi:
-Tốt! Tôi rất
vui và sẽ cư xử với gia đình con đúng với danh xưng đó. Gia đình con từ đâu tới?
-Việt Nam.
Tự dưng nụ cười biến mất trên khuôn
mặt của bà Kelly! Một chốc sau, như không nén được nỗi đau thương, bà Kelly lấy
Kleenex thấm nước
mắt. Mai ngạc nhiên:
-Tại sao Mẹ
khóc? Nếu con lỡ lời, con xin lỗi; vì tiếng Anh của con còn “nghèo” lắm!
-Con không có
lỗi gì cả.
-Thế thì tại
sao Mẹ lại khóc khi con vừa nói lên hai tiếng Việt Nam?
-Brandon – con
trai duy nhất của chúng tôi – đã tử trận tại chiến trường Việt Nam, vào một chiều
gần Giáng Sinh!
-Oh, no! No!
Mai ôm mặt,
khóc! Bà Kelly vỗ vỗ vào vai Mai:
-Không phải lỗi
của con.
-Con biết.
Nhưng sự hiện diện của chúng con đã vô tình khơi lại nỗi đau không bao giờ lành
trong lòng Mẹ! Con rất tiếc!
Bà Kelly nói
như đang mơ:
-Brandon tốt nghiệp từ United States Naval
Academy với vị thứ rất cao, muốn xin tòng sự tại đơn vị nào cũng được; thế mà con
tôi lại tình nguyện tham chiến tại Việt Nam!
Tên Brandon
nghe quen quen, bây giờ bà Kelly lại cho biết Brandon xuất thân từ United
States Naval Academy khiến Mai tò mò:
-Brandon họ gì,
thưa Mẹ?
-Smith.
Mai sửng sờ, rồi
than nho nhỏ:
-No way!
Brandon Smith là Cao Bồi Texas; đây là Chicago mà!
-Làm thế nào
con biết Brandon Smith là Cao Bồi Texas?
-Hồi đó, Hảo có một vị cố vấn tên Brandon
Smith. Brandon đẹp trai, hát và đàn Guitar rất hay; vóc dáng hiên ngang không
khác chi tài tử Ricky Nelson. Hảo và con thường đùa, gọi Brandon là Cao Bồi
Texas. Brandon xác nhận biệt danh Cao Bồi Texas là do bạn hữu tặng cho Brandon
từ khi Brandon còn học tại Memorial
High School,
Houston.
-Con không phải là người Mỹ, cho nên, con không nhận ra giọng
Texas của tôi. Chúng tôi là dân Texas. Sau khi Brandon tử trận, chúng tôi dời
lên Chicago để trốn chạy dĩ vãng đầy đau thương!
Trong khi Mai
hoang mang tột cùng, bà Kelly than:
-Chúa ơi! Tại
sao lại có sự trùng hợp kỳ lạ này?
-Con cũng không
hiểu!
-Con có thể
cho tôi đưa con và các cháu gặp chồng tôi rồi con nói về Brandon Cao Bồi Texas
cho chồng tôi nghe hay không?
-Con không dám
xác quyết Brandon của Bố Mẹ có phải là Brandon Smith, ngày trước là cố vấn cho
chồng của con hay không.
-Không sao.
Con cứ kể những gì con biết về Brandon Cao Bồi Texas cho chồng tôi nghe; ông ấy
sẽ kiểm chứng với Bộ Quốc Phòng.
Bà Kelly lái chầm
chậm, dường như Bà đang bị phân tâm rất nhiều. Mai im lặng, nhìn ra khoảng
không gian rực rỡ ánh đèn, lòng bồi hồi với niềm thương cảm. Xe chạy qua chiếc
cầu nho nhỏ. Thấy ánh đèn phản chiếu trên dòng nước lặng lờ, Mai thở dài, chạnh
nhớ những dòng sông xưa!
Trên một trong
những dòng sông nhuộm máu đó, vào một chiều gần Giáng Sinh, năm 1970, đoàn chiến
đỉnh – do Hảo chỉ huy – đang ủi bãi tại Xẻo Rô. Trong khi đang viết bài tường
thuật về trận đụng độ ngày hôm trước giữa Giang Đoàn 26 Xung Phong với Việt cộng,
tại quận Kiên An, Mai nghe tiếng Guitar văng vẳng trong không gian lắng đọng của
muôn loài. Nghĩ rằng tiếng đàn đó cũng do một trong các anh thủy thủ “từng
tưng” cho đỡ buồn sau những lúc trực diện với cuộc chiến “nồi da xáo thịt” do
ông Hồ Chí Minh chủ xướng, Mai không để ý. Bỗng dưng Mai nhận ra dòng nhạc lạ
và rồi tiếng hát văng vẳng, từ mũi chiếc Command. Chỉ một thoáng sau, tiếng hát lớn dần
và Mai nghe:
“... I just want you for my own
More than you could ever know
Make my wish come true
All I want for Christmas is you...” (1)
Mai thầm nhủ: “Lại
‘anh chàng’ Cao Bồi Texas Brandon Smith”! Giữa khi Mai xót xa theo niềm thương nhớ trong tiếng đàn
dìu dặc và giọng hát nồng nàn của Brandon, Hảo nhận được lời kêu cứu – qua máy
truyền tin – của thiếu tá Phép, quận Trưởng quận Gò Quao.
Đoàn chiến
đỉnh cấp tốc khởi hành, hướng về Chương Thiện.
Trước khi đoàn
chiến đỉnh từ sông lớn quẹo vào dòng sông nhỏ để đến giải vây quận Gò Quao, Hảo
ra lệnh cặp Foms và chiếc Combat tác xạ tối đa vào khúc cua ngặc; thế mà, không
biết từ đâu, một trái B-40, bắn trực xạ vào chiếc Command trong khi Hảo và Brandon
đang đứng gần mũi chiếc Command để chỉ huy! Hảo bị thương nặng. Brandon và anh
truyền tin bị tử thương!
Dòng hồi tưởng
của bà Mai vừa đến đây, tiếng gõ cửa đưa Bà trở về hiện tại. Mở cửa phòng, thấy
Cindy – cháu Nội của Bà đi học xa, về nghỉ lễ Giáng Sinh với hai cô bạn cùng
phân khoa: Debbie và Laura – bà Mai cười, hỏi bằng tiếng Anh:
-Trang hoàng
xong chưa, con?
-Xong rồi. Mời
“Ba Noi” dùng cơm chiều.
Trong bữa cơm
chiều đầm ấm, sau khi nói chuyện với Debbie và Laura, bà Mai khuyên:
-Các cháu cố
gắng nói tiếng Việt, nha!
Laura đáp bằng
tiếng Anh:
-Ba Má cháu
cũng dặn cháu như thế; nhưng trong trường không ai nói tiếng Việt cả, nên cháu không
biết nhiều.
-Các cháu cứ
cố gắng nói tiếng Việt khi điều kiện cho phép.
Ba cô sinh
viên “chụm” vào nhau, thầm thì rồi cười. Bà Mai đùa, bằng tiếng Việt:
-Mấy người
“nói hành” Bà, phải không?
Laura, Debbie
và Cindy ngơ ngác nhìn mọi người. Mẹ của Cindy dịch câu nói của bà Mai sang tiếng
Anh. Laura cố gắng đáp bằng tiếng Việt “ba rọi”:
-Dạ khon. Con chi
muốn bét, một ... “đúa” nua đâu?
Bà Mai ngạc
nhiên, hỏi bằng tiếng Anh:
-Một “đứa” nữa
là đứa nào? Nói tiếng Anh đi, Laura!
Laura đáp:
-“Ong Noi” của
Cindy!
Không ai dám
cười! Lúc này Cindy mới cho Laura và Debbie biết ông Hảo vừa qua đời cách nay
vài năm! Ba cô sinh viên lại thì thầm. Cindy nói tiếng Anh:
-“Ba Noi”!
Debbie nói “Ba Noi” trẻ và đẹp!
Bà Mai cười:
-Cảm ơn
Debbie. Con biết Bà bao nhiêu tuổi không?
Debbie lắc
đầu. Bà Mai nói số tuổi của Bà. Debbie và Laura tròn mắt, ngạc nhiên. Laura “ậm ự” một chốc rồi nói chầm chậm bằng tiếng
Việt:
-Ba...ăn...
gian!
Mọi người giật
mình. Debbie cố gắng nói tiếng Việt:
-Ba nhiêu nam,
nhưng Bà khon ... “cũ”! (Bà nhiều tuổi nhưng bà không già)
Tiếng Việt “ba
rọi” của thế hệ di tản thứ ba làm mọi người cười vui bao nhiêu thì bà Mai lại cảm
thấy đau lòng bấy nhiêu!
Nhận ra nét
không vui trên khuôn mặt người Mẹ đa cảm, con trai của bà Mai chuyển đề tài:
-Măng! Sáng
nay, vô tình xem youtube do nhà thơ Sa Chi Lệ thực hiện và diễn ngâm thơ của
thi sĩ Hoàng Vũ Bão, con thấy hay ghê đó, Măng.
-Ờ, bác Sa Chi
Lệ thực hiện youtube đó rất công phu.
-Con nghĩ,
Măng nên về Việt Nam, thăm lại những nơi Măng đã có nhiều kỷ niệm như ông Hoàng
Vũ Bão đã đề cập trong tập thơ của ông ấy.
-Thôi, con!
-Măng không
buồn, tiếc gì cả à?
-Buồn thì có
buồn; tiếc thì không!
-Sao lại không
tiếc?
-Măng thà làm
một “Thủy Thủ không số quân” để thấy được sự dã man, tàn ác của chiến tranh; để
thấy được sự chiến đấu can cường của người Lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH); để
thấy rõ sự vô nhân tính, sự tàn độc, xảo trá và kỹ thuật đánh lén rất hèn hạ –
như núp sau lưng trẻ em và đàn bà – của cộng sản Việt Nam (csVN); để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của Quê
Hương mình...
Bà Mai vừa nói
đến đây, điện thoại cầm tay của Bà rung. Sau khi người gọi xin lỗi, vì nhầm số,
bà Mai chợt nhớ, hôm nay chưa đọc tin tức.
Sẵn điện
thoại, bà Mai vào BBC news tiếng Việt, thấy bảng tin ngày 21-12-2021: Giải thưởng Lenin cho TBT Trọng không phải chính thức của Liên bang Nga.
Link:
https://www.bbc.com/vietnamese/world-59741041
Theo bảng
tin này, ngày 15/12/2021 TBT Nguyễn Phú Trọng được một quan chức đảng cộng sản
liên bang Nga (không cầm quyền) trao tặng giải thưởng Lenin tại Hà Nội.
Đọc qua bảng tin, bà Mai chú ý
đến đoạn: Các báo Việt Nam
viết: "Việc
đảng cộng sản liên
bang Nga trao tặng tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng giải thưởng cao quý này nhân dịp 150 năm kỷ niệm ngày
sinh của Lênin thể hiện sự trân trọng và ghi nhận đối với những đóng góp xuất
sắc của tổng bí thư - nhà hoạt động
chính trị lỗi lạc, được đánh giá cao tại Nga và trên thế giới, trong việc phấn
đấu vì công bằng, nhân văn và tiến bộ xã hội; vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội và nghiên cứu làm phong phú lý luận và thực tiễn cho việc phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin, cũng như những nỗ lực không ngừng nhằm củng cố quan hệ hữu
nghị Việt Nam - Liên bang Nga."
Truyền thông Việt Nam cũng nói: "Đây là giải thưởng cao quý nhất của đảng cộng
sản liên bang Nga và đảng cộng
sản Liên Xô (cũ)".
Bà Mai tò mò, muốn tìm hiểu xem
có vị lãnh tụ nào của chính thể VNCH nhận giải thưởng từ chính phủ Hoa Kỳ hay
không mà Quân Lực VNCH lại bị csVN gán cho ba chữ “lính đánh thuê”?
Trong khi tìm kiếm, bà Mai vô
tình “gõ” tên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Đọc qua bảng tin trên wikipedia,
bà Mai lưu ý đoạn này: “... In his
farewell speech, Thiệu said, ‘I resign,
but I do not desert,’ but he fled to Taiwan on a C-118 transport
plane five days later. According to Morley Safer,
the CIA was involved in the flight of Thiệu, his aides, and a ‘planeload of suitcases containing heavy metal,’ though it was revealed in 2015 by Tuổi Trẻ, a Vietnamese
news source, that the ‘heavy metal’, which
was 16 tons of gold, was left behind and given to the Soviet Union from 1979 onwards.”
Đấy, Tổng Thống
Nguyễn Văn Thiệu đã không nhận giải thưởng nào của Hoa Kỳ mà Tổng Thống Nguyễn
Văn Thiệu cũng không đem theo tài sản của Quốc Gia VNCH khi Ông rời Việt Nam,
1975.
Cũng theo phân
đoạn trích dẫn bên trên, sự tiết lộ, năm 2015, của báo Tuổi Trẻ, cơ quan báo
chí của Việt Nam, thì, 16 tấn vàng – tài sản của Quốc Gia VNCH để lại – đã được
tặng cho Nga Sô kể từ năm 1979.
Báo Tuổi Trẻ
đã “tránh né” một cách khéo léo khi không nêu danh tánh của tổ chức, đảng phái
hoặc cá nhân nào đã tặng 16 tấn vàng cho Nga Sô.
Nhưng,
ngược dòng lịch sử, bà Mai thấy: Năm 1979 là thời điểm toàn nước Việt Nam đã bị
csVN khống trị rồi. Thế thì csVN không tặng 16 tấn vàng cho Nga Sô thì ai tặng?
Căn cứ vào tài
liệu đã dẫn, bà Mai cay đắng nhận ra rằng: Chính đảng và người csVN đã dâng tài
sản Quốc Gia cho Nga Sô từ năm 1979, đúng vào giai đoạn toàn dân Việt Nam sắp chết
đói vì thời bao cấp; nếu không nhờ ngoại tệ của người Việt di tản gửi về!
Gần
nửa thế kỷ qua, lúc nào người csVN cũng “rêu rao” trên mọi phương tiện truyền
thông rằng Quân Lực VNCH là lính đánh thuê!
Thế thì, người
csVN, kể cả “bộ đội ông Hồ” và ông Nguyễn Phú Trọng, từ năm 1979, dâng tài sản
của Quốc Gia – 16 tấn vàng của VNCH để lại – cho Nga Sô; ngày nay ông Nguyễn
Phú Trọng nhận giải thưởng cao quý nhất của Nga Sô nhân sinh nhật 150 năm của Lênin,
thì người csVN, “bộ đội ông Hồ” và ông Nguyễn Phú Trọng thuộc hạng người gì?
Câu trả lời xin
dành cho những người Việt Nam yêu nước!
ĐIỆP MỸ LINH
https://www.diepmylinh.com/
1.- Của Mariah Carey, Walter Afanasieff.
No comments:
Post a Comment