Bài lượm trên Nét do Trần Bang Thạch chuyển
Sau ngáy 30/4/75, những con đường mang tên danh nhân lịch sữ đã bị đổi tên như Trương Minh Giảng thành Nguyễn văn trổi, rồi con đường Công Lý thành Nam kỳ khởi nghĩa, đường Tự Do thành Đồng Khởi. Nhà thơ Vũ Hoàng Chương bất bình đã làm 2 câu thơ bất hủ mà mọi người dân Sài Gònđều biết:
Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý,
Đồng Khởi Vùng Lên mất Tự Do!
Cuộc đổi đời đã gây ra nhiều cảnh éo le cả về hoàn cảnh xã hội lẫn nhân tình thế thái. Những khổ đau của người dân miền Nam bịcsđàiđi kinh tế mới để lấy nhà cửa, bắt quân cán chánh miền Nam đi học tập cãi tạo. Người dân miền Nam không biết tương lai ra sao trước cảnh tranh sáng tranh tối,rình rập, tố giác nhau
.CS đã quản lý chặt chẻ nền kinh tế, tài chánh của miền Nam, đóng cửa tịch thâu trường học, đốt sách, Ngân hàng, mua bán đều do nhà nước quản lý, hợp tác xả ruộng đất. Từng đoàn xe quân xa Molotova CSBV chở hàng hoá, dụng cụ, máy móc của miền Nam về ngoài Bắc.
Trước ngày 30/4/75 người dân miền Nam ăn cơm trắng cá tươi. Sau ngày "giải phóng" thì không đủ gạo ăn,phải ăn độn khoai, bo bo, cá ương, cá thúi của hợp tác xã bán cho dân, thịt thì vải trăm gram 1 tháng. Người dân SG đã chán ghét thốt lên những câu mỉa mai:
"Đã đảo Nguyễn văn Thiệu, Nguyễn cao kỳ. Mua gì cũng có
Hoan hô hồ chí minh mua cây đinh cũng xắp hàng"
Rồi người dân miền Nam nghĩ đến lời nói bất tử của TT Thiệu :
"Đừng nghe những gì CS nói. Hãy nhìn kỹ những gì CS làm"
Vũ hoàng Chương Tố Hữu , Huy-Cận là bạn nhưng VHC lớn tuổi.hơn Tố Hữu.
Năm 1946 Huy-Cận ra bưng theo kháng chiến dùng thi tài của mình để ca ngợibác và đảng, nên đã leo lên đến chức Thứ trưởng bộ Văn hóa. Vũ-hoàng-Chương không theo kháng chiến, sau hiệp định Genève năm 1954 di cư vào Saigon tiếp tục nghiệp thơ và sinh sống bằng nghề dạy học.
Sau ngày 30/4/75,Huy-Cận được CScử vào Saigon cùng một phái đoàn với mục đích thăm dò và chiêu dụ các văn nghệ sĩ miền Nam.Huy-Cận gặp Vũ-hoàng-Chương cũng vì tình bạn cũ đểchiêu dụ . Khiđến thăm Vũ-hoàng-Chương, Huy-Cận mang theomột chai rượu, một lọ thuốc phiện và bức hình Hồ chí Minh. Rượu và thuốc thì để biếu bạn( VHC có bệnh hút thuốc phiện), còn bức hình thì Huy-Cận mong sẽ được Vũ-hoàng-Chương đề tặng cho mấy vần ca ngợi HCM. Nhưng Vũ Hoang Chuong không dễ lung lạc .
Phái đoàn từ bắc vô nam cùng với Huy-Cận còn có Tố-Hữu, Hoài-Thanh, Xuân-Diệu, Vũ-đình-Liên…. Phái đoàn được Thanh-Nghị ký giả (nằm vùng)tiếp đón và tổ chức một đêm”họp mặt văn nghệ” với các nhân vật gạo cội miền Nam để cùng đánh giá văn hoá hai miền ngõ hầu thống nhất tư tưởng về một mối. Buổi họp này Vũ-hoàng-Chương được mời tham dự. Đề tài được đưa ra là mấy câu thơ của Tố-Hữu đã làm để khóc Stalin chết vào năm 1953
“Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương ông thương mười “
.Hoài Thanh mời Vũ Hoàng chương một nhà thơ của Miền Nam góp ý .Vũ H.Cđã yêu cầu cử tọa thông cảm nếu có chỗ nào thất thố.
Sau đây là lời của Vũ-hoàng-Chương;
... Cảm xúc trước cái chết của một thần tượng được ‘đóng khung’ tự bao giờ trong tâm cảnh mình, Tố-Hữu đã xuất thần vận dụng nỗi u hoài, phổ diễn nên những lời thơ thật khẩu chiếm, rồi dùng những từ thật tầm thường, ít thi tính, đãi lọc nỗi u hoài của mình thành một tiếng nấc rất tự nhiên, đạt đến một mức độ điêu luyện cao... Nhưng thơ không phải chỉ có thế.Xuất thần khẩu chiếm thuộc phạm vi kỹ thuật, dù đã có thi hứng phần nào, và nếu chỉ có thế thì thơ chỉ có khéo mà thôi, chưa gọi là đạt; tức chưa phải là hay. Thơ hay cần phải khéo như thế vừa phải đạt thật sự. Thi hứng nằm trong sự thực của tình tự phổ diễn nên lời. Tình tự mà không thực, lời thơ thành gượng ép...
Tố-Hữu đặt tiếng khóc của chính mình vào miệng một bà mẹ Việtnam, muốn bà dùng mối u hoài của một nhà thơ để dạy con trẻ Việtnam yêu cụ Stalin thay cho mình. Cũng chẳng sao vì đó cũng là một kỹ thuật của thi ca; nhưng trước hết phải biết bà mẹ Việtnam có cùng tâm cảnh với mình không, có chung một mối cảm xúc hay không?
Tôi biết chắc là không. Bởi trong đoạn trên của hai câu lục bát này trong bài ‘Đời đời nhớ Ông’ Tố-Hữu đã đặt vào lời bà mẹ hai câu:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin “
Chắc chắn là không có một bà mẹ Việtnam nào, kể cả Bà Tố-Hữu, mà thốt được những lời như vậy một cách chân thành. Cái không thực của hai câu này dẫn tới cái không thực hai câu sau mà ta đang mổ xẻ. Một tình tự không chân thực, dù đươc luồn vào những lời thơ xuất thần, khẩu chiếm đến đâu cũng không phải là thơ đẹp,thơ hay, mà chỉ là thơ khéo làm; đó chỉ là thơ thợ chứ không phải là thơ tiên. Loại thơ khéo này người thợ thơ nào lành nghề cũng quen làm, chẳng phải công phu lắm. Nhất là nếu có đòi hỏi một tuyên truyền nào đó. Tố-Hữu nếu khóc lấy, có lẽ là khóc thực, khóc một mình. Nhưng bà mẹ Việtnam trong bài đã khóc tiếng khóc tuyên truyền, không mấy truyền cảm“.
Lời phê bình của VHCđã gây sôi nổi trong đám thính giả có mặt hôm đó. Nhưng ôngvẫn ôn tồn phát biểu:
“Thơ vốn là mộng, là tưởng tượng, là tách rời thực tế, nhưng mộng trên những tình tự thực. Không chấp nhận loại thơ tình tự hoang. Có khoa học giả tưởng, không có thơ giả tưởng. Nói thơ là nói đến thế giới huyễn tưởng, huyễn tưởng trên sự thực để thăng hoa sự thực, chứ không bất chấp, không chối bỏ sự thực. Nhà thơ không được láo; nhà thơ phải thực nhưng thoát sáo sự thực thành mộng để đưa hồn tính người yêu thơ vươn lên sự thực muôn đời đạt đến chân lý cuộc sống. Thiên chức thi ca là ở chỗ đấy.
“Tôi xin nhắc ; sự thực muôn đời là cơ sở duy nhất của thi ca; vì có sự thực cho riêng một người, có sự thực cho riêng một thời, nhưng vẫn có sự thực cho muôn đời, sự thực bao quát không gian,thời gian, chân lý cuộc sống.
Sau đêm đó, Vũ Hoàng Chươngđã bị công an nửa đêm vào nhà bắt giam tại khám Chí Hoà, nhốt chung với BS Phan Huy Quat (cựu Thủ Tướng VNCH, sau đó chết trong tù). Trong nhà tù, ăn uống thiếu thốn, không có thuốc phiện để hút,bệnh không chothuốc uống nên ông kiệt sức, CS biết ông sắp chết nên thả về sau đó không lâu ông qua đời.
No comments:
Post a Comment