Sunday, August 14, 2016

Móc Ngoặc 36 & 37


Lanh Nguyễn

Chiến dịch xóa nạn mù chữ đã phát động cả tháng rồi vậy mà khi họp ở phòng GD chưa có trường nào báo cáo cho biết là trường mình đã tổ chức được một lớp học bổ túc văn hóa. 
Ngày bãi trương sắp đến nên phòng GD cũng không đốc thúc mà chỉ lờ đi thôi.
Vừa họp xong thì Út Nhứt tới nói:
- Mầy theo tao qua bên ủy ban huyện một chút. Năm Dồi muốn gặp mầy.
Lại có chuyện gì nữa đây trời. Long tự hỏi thầm. 
Nhưng mà mấy tháng nay anh chả có móc ngoéo cái gì hết. 
Gạo thì cô Hoa theo anh Khải đi mua bán rồi về chia tiền lại mà thôi anh không còn nhún tay vào nữa. Vậy thì chuyện gì mà Năm Dồi muốn gặp. Long đang thắc mắc trong bụng, tự hỏi mình.
- Ông ta tìm tôi làm chi dzậy chú Út.
- Tao cũng như mầy thôi đâu có biết nó muốn cái gì.

Năm Dồi đang ngồi trong văn phòng huyện vừa mới xây xong hơn tháng nay. Miệng phì phà điếu Sài Gòn giải phóng thơm phức. Hai chân ông ta gác trên mặt bàn, thân hình ngả ngửa ra phía sau ghế. Y chỉ 2 cái ghế không nằm đối diện nói:
- Hai người ngồi đi. Uống chà hay cà phê?
Mới có hơn năm mà đã thay đổi một cách đột ngột không thể ngờ. Văn phòng mới rộng rải bàn ghế đánh bóng sạch sẻ khang trang gọn gàng không như năm rồi bầy hầy lộn xộn...
- Cà phê đá đi. Có chuyện gì mà đ/c chủ tịch cho mời chúng tôi dzị? Út Nhứt hỏi.
Giả dối không chịu nổi. Nhậu chung cả chục lần, mầy mầy tao tao tưới sượi vậy mà hết rượu rồi thì đ/c đồng rận không thôi.
Long kéo gói thuốc Sài Gòn giải phóng đang để trên bàn ra đốt một điếu cho bỏ ghét trong khi Năm Dồi gọi cô thư ký pha cho 3 ly cà phê đá...
Năm Dồi nhìn Long buôn một câu tróng lỏng:
- Tình hình ở Đông Hưng thế nào?
Long không biết ông ta đang muốn tìm hiểu cái gì nên chỉ trả lời chung chung thôi:
- Cũng bình thường, anh chị em GV dạy tốt.
- Có ai bỏ nhiệm sở không dzậy?
Ạ! Chắc là cái vụ vượt biên của cô Kim. Nhưng chuyện đó thì có tụi công an lo sao ông ta lại muốn nhún tay vào làm cái gì. Khó hiểu quá.
- Có một cô giáo bỏ nhiệm sở không chừng đã đi vượt biên rồi.
-Hết gồi hả?
Ủa! Dzậy là không phải chuyện đó không lẻ cái chuyện thầy cô giáo luân phiên về nhà. Nhưng mà phòng GD còn không quan tâm thì ủy ban huyện đâu có quởn mà xía vô.
- Hết rồi. Không còn ai bỏ nhiệm sở cả chỉ có một GV hôm tết về nhà bị bệnh nên chưa xuống thôi. Mà tôi đã báo cáo cho phòng GD tháng trước rồi.
Năm Dồi hỏi tới:
- Nó bị bịnh gì mà lâu vậy gồi còn chưa chở xuống, mầy có biết hông dzậy?
Rồi. Vậy chắc là cái chuyện "đánh ngựa tìm gió" của thằng Bình rồi, hổng chừng cô Ba Lụa nầy có bà con bà kía với cha Năm Dồi cũng nên, vậy là trận nầy anh chàng Bắc Kỳ đào hoa trúng phải số độc đắc rồi.
- Tui làm sao mà biết được? Chỉ nghe thằng anh chú bác của nó nói lại mà thôi.
Cô thư ký bưng cà phê vào Năm Dồi dặn:
- Cô khép cửa lại dùm, từ bây giờ tới chiều tôi không tiếp khách nữa.
Năm Dồi đẩy 2 ly cà phê qua:
- Hai người uống đi. 
Long quậy cà phê mà lòng thắc mắc vô cùng không biết y muốn cái gì nữa. Nhưng anh hiểu mờ mờ thế nào cũng liên quan tới Bình.
Anh đốt thêm một điếu thuốc nữa cho thần trí tỉnh táo. Năm Dồi bắt đầu câu chuyện:
- Hai người biết chuyện thằng thầy giáo Bình cặp bồ với con Ba Lụa hông dzậy?
- Ba Lụa nào? Con của anh hai Thành anh vợ của ông phải hông? Út Nhứt hỏi.
-Thì nó đó chớ còn Ba Lụa nào vô đây nữa? Hôm gồi anh hai Thành lên đây nói "thằng Bình về ăn tết gồi ở luôn chên đó không xuống nữa làm con nhỏ khóc quá chời"
Long than thầm ông Bình nầy có lẻ đã noi gương anh "Đức chến" rồi, chắc là không xuống nữa đâu, không chừng đã tìm cơ quan khác trên đó mà nhảy rồi cũng nên vì vậy anh lên tiếng:
- Hơn 2 tháng rồi nó còn chưa xuống, vậy chắc nó đã xin vô được cơ quan nào khác rồi, chứ không có bịnh hoạn gì đâu...
Năm Dồi gật gù:
- Mầy nói cũng có lý lắm.
Thấy y đổi cách xưng hô Út Nhứt cũng đổi luôn.
- Nhưng chuyện của nó có mắc mớ gì tới mầy mà mầy lo? GV bỏ dạy đi qua cơ quan khác hà gầm chứ đâu phải có mình nó. Hổng có đứa nầy thì nhận đứa khác vô thế, thiếu cha gì.
Năm Dồi cười cười:
- Mầy nói đúng nó không có mắc mớ tới tao mà nó mắc mớ với vợ tao. Con Ba Lụa là cháu kêu vợ tao bằng cô mà. Từ hôm Thằng kia không chở lại đó tới nay con nhỏ ngày nào cũng gửa mặt bằng nước mắt.
Long cũng cười:
- Trời ơi! Tội nghiệp dữ hông. Cô ấy khoái thầy giáo dữ dzậy sao. Nhưng mà trường tui còn mấy chục thầy giáo độc thân lận đó. Chủ nhật họp trường kêu cô ta tới xem mặt đi. Chấm đúng người nào tui đổi người đó vô kinh Thứ 10 cho cô ta.
Năm Dồi la lên:
- Sao được mậy. Thằng Quỷ kia nó tặng cho con Lụa cái bầu 3 tháng gồi, làm sao mà tìm thằng khác thế mạng cho được?
Chết cha. Vậy là chuyến nầy đổ nợ lớn rồi. Long ngồi yên nín khe không dám hó hé nữa.
Út Nhứt cũng trầm ngâm hồi lâu mới hỏi:
- Hổng lẻ Hai Thành lên đây tố cáo thằng Bình?
- Không có ai tố cáo tố kiết gì hết. Là con Lụa nó khóc lóc với cô nó rồi vợ tao mới biểu Hai Thành lên đây kêu tao tìm cách giải quyết cái bầu cho con Lụa.
- Vậy gồi mầy tính sao?
Năm Dồi tay quậy quậy ly cà phê đăm chiêu trả lời:
- Phải nó ở đây mình làm lể tuyên bố cho tụi nó thì êm ge thôi, đằng nầy nó đang ở nhà, mà hổng biết là nó bịnh thiệt hay là nó ăn vụng đã đời gồi chốn 
con Lụa luôn cho nên tao muốn mượn thằng Long lên đó dẫn nó về dưới nầy dùm gồi mới tính được.
Long nghe mà giật mình nên thối thoát:
- Nếu nó bịnh thiệt thì hết bịnh nó sẻ xuống liền, còn như nó bịnh giả mà trốn ở nhà, tui có lên đó cũng vậy thôi đời nào nó thèm theo tôi về đây. Vậy tôi lên đó làm gì cho mất công.
Năm Dồi phân trần:
- Chắc hôm thằng Bình về ăn Tết nó chưa biết con Lụa có bầu đâu. Mầy về đó nói cho nó biết mọi chuyện coi nó tính thế nào. Nếu nó không xuống thì qua công an xã kêu tụi nó cồng đầu lại đem về tỉnh cho tao, gồi tao lên đó tính sổ với nó.
Út Nhứt lắc đầu:
- Đám Bắc Kỳ 54 nầy dữ lắm mầy kêu thằng Long vô đó một mình không yên đâu. Hay là kêu bên công an lo vụ nầy đi.
Năm Dồi lắc đầu:
- Không được. Chuyện nầy tao đã suy nghĩ kỹ gồi. Nếu nhờ bên công an giải quyết lở như thằng kia bịnh thiệt thì sau nầy con Lụa khó nhìn mặt chồng nó lắm. Cho nên tao tính dùng cách "tiên lễ hậu binh". Thằng Long đến nhà nó chước thông báo con Lụa có bầu gồi để coi nó tính sao. Nếu nó học theo thằng họ Sở thì mới chở qua công an xã đưa lịnh bắt nó về tỉnh.
- Rủi tụi công an xã không chấp hành lịnh của huyện mình thì sao? Mình ở khác huyện với nó mà. Út Nhứt hỏi.
Năm Dồi lôi cây K54 ra đưa cho Long rồi dặn:
- Nếu phải tới công an xã nhờ tụi nó thì mầy mang cây súng nầy vô cho tụi nó nể, thế nào tụi nó cũng thi hành chỉ thị mà...
Năm Dồi dặn dò kỹ lưỡng phải làm sao, làm sao cho được việc rồi mới ra kêu cô thư ký đánh cho cái lệnh nhờ bắt người và giấy sở hữu súng...
Long dở khóc dở cười lặng lẻ theo Út Nhứt ra về.
- Mầy định chừng nào đi tao đưa địa chỉ nhà nó cho.
- Tôi về dưới dắt thằng Lưu đi theo, nhà hai đứa nó gần nhau lắm...

Hai con kinh C và D thuộc xã Thạnh An huyện Tân Hiệp nằm song song cách nhau chừng 2 cây số. Long theo Lưu về nhà nó trên chiếc Honda 68 của mình. Hai con đường đất được đấp thẳng tấp bên 2 bờ kinh, các con mương nhỏ đều được bắt cầu ván xe honda chạy ngon lành.
Nhà cửa 2 bên đường rất khang trang đa số nhà xây bằng gạch nhưng cũng không ít nhà xây bằng đất bùn trộn rơm rồi quét vôi lên. Mới nhìn lướt qua cũng không khác nhà tường mấy...
Khoảng 4 giờ chiều là 2 người có mặt tại nhà Lưu. 
Khi Long rủ nó về nhà chơi thì Lưu hơi ngạc nhiên hỏi:
- Kinh C chổ em cũng như mấy con kinh số ở chổ anh vậy thôi có khác biệt gì đâu mà đòi vô coi chơi?
Long mỉm cười trả lời:
- Ai mà không biết nó giống nhau, nhưng hồi nào tới giờ tuy ở gần mà không quen ai trong đó nên đâu có vô chơi lần nào. Hơn nữa nghe người ta nói con gái người Bắc nói năng nhỏ nhẹ ngọt như mía lùi nên muốn vô xem thử chơi cho biết vậy mà.
Lưu cười lớn:
- Thì anh thấy rồi đó. Trường mình cũng có gần chục em Bắc Kỳ nho nhỏ dể thương. Ở trong kinh cũng vậy thôi có khác gì đâu?
- Khác chứ. Các nàng ở đây nói năng giữ kẻ chứ đâu có được tự nhiên. Nhưng mà sao bàn ra hoài dzị? Bộ sợ tôi biết nhà rồi mai mốt không dám trốn chứ gì? Vậy có muốn dẫn tôi về chơi không? Nếu không thì tôi rủ thằng Bằng...

Vô nhà Lưu vừa chào hỏi xong thì Long hỏi má anh ta:
- Cháu muốn qua nhà Phạm Công Bình vậy thì mình đi đường nào gần vậy Bác?
Bà già chỉ ra sau nhà trả lời:
- Nếu cháu đi bộ thì ra sau ruộng đi tắt ngang 2 cây số thôi còn đi honda thì phải chạy vòng ra bờ sáng 6 cây rồi chạy lên kinh D 2 cây nữa sau đó quẹo trở vô kinh 6 cây nữa tổng cộng 14 cây số. Ở đây mùa khô nầy ai cũng lội tắt qua đó hết.
Quay sang Lưu Long hỏi:
- Muốn qua nhà thằng Bình với tôi hông?
Lưu ngần ngại hỏi lại:
- Anh muốn qua đó làm cái gì giờ nầy? Ở nhà cơm nước rồi sáng mai hảy đi cũng được mà.
Long cười cười:
- Muốn biết hả? Lội theo đi rồi tôi nói cho biết.
Nói xong Long xin gởi nhờ chiếc xe rồi quảy ba-lô lên bước ra ruộng. Lưu lơn tơn lội theo.
Trời chiều tháng tư mát rượi gió hiu hiu thổi làm tan đi hơi nóng bóc lên từ những thửa ruộng thẳng tấp được cày lên. Ra khỏi nhà khá xa Lưu mói dám hỏi:
- Anh tìm thằng Bình làm chi vậy? Chắc nó không có nhà đâu.
Long móc trong ba-lô cái lệnh nhờ công an bắt người ra đưa cho Lưu xem rồi nói:
- Phải gặp nó để xem ý nó tính thế nào rồi mới có thể nghĩ cách mà giúp đở. Không gặp được thì tôi phải giao qua công an cho tụi nó tính. Vậy phiền ông bạn qua đó nhắn lại nó dùm. Anh em mình tính thử với nhau coi giải quết thế nào. Nếu tôi mà muốn bắt nó là tới thẳng công an huyện trình giấy nầy rồi, đâu có cần rủ ông bạn theo làm chi phải hông?
Lưu nghe chí lý nên làm thinh mà bước theo.

Nhà của Bình không khá bằng nhà Lưu chung quanh nhà trồng nhiều cây ăn trái rất mát mẻ. Nhà nhỏ vách làm bằng đất trộn rơm nhưng được quét nước vôi dầy coi cũng đẹp lắm. Bên trong trang trí giản dị nhưng rất sạch sẻ. Bình đang sống với mẹ và đứa em gái đang học lới 11 tên Hoài Hương. Ba là sĩ quan cấp úy đã mất hơn 10 năm nhưng lúc khai lý lịch nó chỉ ghi vỏn vẹn cha chết mà thôi.
Lưu vào trong nhà nói lại với gia đình Bình những gì mà Long vừa kể cho nó nghe. Một lúc sau thì mẹ của Bình ra mời anh vào nhà. Bình từ trong buồng đi ra với cái áo thun và chiếc quần đùi vẻ mặt thất thần nhìn Long không chớp mắt. Năm người ngồi trên chiếc bàn dài trước nhà, em gái của Bình xin phép đi pha trà...
Long ngần ngại hỏi nó:
- Lúc Bình về nhà có biết cô Lụa mang thai chưa vậy?
Bình lắc đầu khổ sở trả lời:
- Chưa. Mà anh biết rồi đó xứ mình đang công tác nó buồn tận mạng. Em lúc đầu chỉ muốn vui chơi cho qua những ngày buồn chán ở nơi đó thôi. Nhưng mà thanh niên trẻ gần nhau làm sao tránh khỏi chuyện nọ chuyện kia. Em về nhà có kể lại cho mẹ nghe. Mẹ em không cho trở xuống nữa.
Mẹ Bình lạnh lùng nói:
- Không đời nào tôi cho nó lấy con cháu của kẻ thù đã giết chết bố nó.
- Nhưng mà bây giờ Bình đã có con với người ta rồi Bác xử trí thế nào?
Bà ta vẫn với khuôn mặt lạnh lùng nói tiếp:
- Con cái gì với lũ chúng nó? Cứ coi như là gieo giống lộn chổ nhầm đất của người ta thì phải đành bỏ đi chứ còn làm được gì nữa?
Long đưa mắt nhìn Bình như dọ ý. Nó cuối đầu xuống trả lời lí nhí trong họng:
- Em chắc phải nghe lời mẹ rồi. Mong anh thương tình mà tha cho em.
Long moi trong ba-lô cái lịnh bắt người đưa cho mẹ Bình xem rồi nói:
- Nội trong chiều nay Bình phải rời khỏi nhà gấp đi càng xa càng tốt và cũng đừng nên trở lại nhà trong một thời gian dài. Tụi nó không tha đâu. 
Bây giờ tôi phải trở về nhà chứ không thể nào ở lại đây được. Sáng mai tôi sẻ ghé công an huyện Tân Hiệp và công an Xã Thạnh An trình cái lịnh bắt người nhờ họ tới đây bắt Bình. Nhớ phải đi liền đó, 8 giờ sáng là tôi tới Tân Hiệp rồi, chắc không quá 9 giờ là tụi nó sẻ vào tới đây. Cô Lụa là cháu vợ của tay bí thư huyện An Biên nên ông ta có đưa cho tôi cái bùa để mượn tụi công an Tân Hiệp.
Má Bình nghe xong thì đổ mồ hôi hột đầy trán than:
- Biết trốn đở đâu bây giờ tôi chỉ có bà con tận ngoài Phan Thiết mà bây giờ gấp quá đâu có tiền để ra đó nếu hỏi mượn người xung quanh chắc là bể hết. 
Lưu nghe vậy thì móc bóp ra:
- Cháu còn $10 đây thím cứ lấy mà đưa cho em nó đi xe.
Long thấy vậy cũng kéo bóp ra móc đưa cho Bình $20:
- Đi ngay bây giờ đón xe chuyền tới đâu hay tới đó. Phải rời khỏi phạm vi tỉnh Rạch Giá nội đêm nay. Còn Sáng mai bác gái cứ lựa lời mà nói với công an, nhất là đừng bao giờ nói đã gặp qua cháu...
Hoài Hương lên tiếng:
- Vậy thì anh cả thu xếp đồ đạc lẹ lên rồi lấy xe đạp của em mà chạy ra bờ sáng liền tay coi còn có chuyến xe nào đi Long Xuyên, Lộ Tẻ hay Cần Thơ gì không. Anh cứ gởi đại chiếc xe đạp chổ bến đó rồi em sẻ đi bộ ra mà lấy về...

Lần chia tay đó Long tưởng là lần cuối cùng gặp Bình nhưng sự đời không ai biết trước được hơn 2 năm sau một buổi trưa buồn Long đi ngang qua nơi tạm trú của người mới tới trên đảo Poulau Bidong  thì gặp lại Bình vừa mới nhập đảo. Nó cho biết hôm đó chạy chiếc xe đạp cà tàng của nhỏ em chưa ra tới bờ sáng đã rớt dây sên nên đành phải dắt bộ cả cây số, qua đò được thì đã gần 6 giờ chiều rồi. Không còn một chiếc xe nào qua lại trên đường nên nó lội bộ tới nhà bạn qua ranh giới quận Thốt Nốt của tỉnh Cần Thơ mà ngủ tạm cho chắc ăn. Hôm sau đi xe chuyền lần ra Phan Thiết ở nhờ nhà bà con mà theo học nghề đi biển rồi theo gia đình cô bồ mới vượt biên...
Đúng là số trời mấy tháng sau nó theo gia đình đó đi Canada...
(Mời quý vị xem tiếp kỳ 37)
Chiếc tàu đò Hiệp Lợi về tới chợ Thứ 11 đã hơn 4 giờ chiều. Long lửng thửng vác ba-lô về trường mà như kẻ mất hồn.
Năm tiếng đồng hồ nằm trên mui chiếc Hiệp Lợi. Long không thể nào chớp mắt được. Lương tâm anh đang tranh cải nhau dữ dội. 
Chuyện anh đã giúp cho Bình trốn khỏi bọn công an trước khi bị họ giăng lưới bắt. Long không biết mình làm như vậy là đúng hay sai.
Gia đình cô ba Lụa rồi đây sẻ giải quyết thế nào khi cái bụng cô ta càng ngày càng phình to lên.
Nhưng nếu bắt buột gia đình Bình phải đi cưới con gái của phía bên kẻ thù đã giết bố như mẹ anh ta nói, thì chuyện gì sẻ đến cho nàng dâu? Rồi gia đình mới đó sẻ sống ra sao với bối cảnh vô cùng nghiệt ngã ấy?
Cũng không chừng họ sẻ gáng cho Bình cái tội phãn động rồi đưa anh ta vào một trại cải tạo nào đó nếu như mẹ anh không bằng lòng đi cưới Lụa.
Có những việc mà người ta chỉ biết làm theo cảm nhận nhất thời còn chuyện đúng hay sai thì mỗi người đều có quan điểm riêng của mình. Có tội hay không chắc phải chờ ngày nhận sự phán xét của Diêm Vương...
Long quăng cái ba-lô bừa lên giường ngủ rồi tiếp tục nằm gác tay lên trán mà chả có gì để suy nghĩ. 
Học sinh chắc mới vừa tan học nên các cô giáo chưa qua nấu cơm chiều.
Căn nhà tập thể lúc nầy còn lại có mình Long, Danh Quyền và Danh Sa Manh đã cất một cái nhà nhỏ rồi ở luôn trong Kinh 15 lập nghiệp trong đó.
Cái khoảng thời khắc yên lặng đến ngột ngạt của buổi chiều làm anh cảm thấy cô đơn vì thế mà anh càng cảm thông cho Bình đã sống những ngày tháng lẻ loi đơn độc trong con kinh Thứ 10...
Long nhủ thầm. 
Mình sống ở đây còn có mấy chục người tới lui làm bạn. Anh ta một mình trong đó thì còn cô đơn tới chừng nào. Rồi anh chép miệng:
"Âu cũng là số mạng mà trời đã định cho mỗi người"

Chuyện "cô Lụa mang bầu anh Bình bỏ trốn" không biết phía bên nào xì ra. Từ miệng anh chàng Lưu hay từ miệng 2 ông thầy dạy chung điểm trong kinh Thứ 10 mà sau buổi họp trường sáng nay mọi người kéo rốc vào nhà Long để vấn tội. Mỗi người một câu hỏi làm anh chóng mặt không biết đường mà trả lời.
Kim Thư đay nghiến:
- Anh báo công an tới nhà anh Bình để bắt anh ấy thiệt hả? Vậy là bọn em lầm anh hết rồi.
Long không đính chánh mà chỉ cười cười trả lời:
- Có bắt được nó đâu mà cô cự tôi. Cô nghĩ xem chủ tịch huyện ra lệnh như vậy tôi không thi hành được sao? Mà cái thằng đó trốn cũng hay thiệt ở nhà nó còn không biết nó đi đâu thì tụi công an cũng đành chịu bó tay.
Ngự Bình cũng phàn nàn:
- Anh thiệt không công bằng tí nào. Ở cái ấp đó có 2 người cùng lẹo tẹo với con gái, một người thì anh cho qua trường khác, một người thì anh đi báo công an bắt người ta. Vậy ra anh cũng kỳ thị Bắc Nam dữ dội đâu có khác gì họ.
Long đốt một điếu thuốc hút để câu giờ hầu tìm lý lẻ biện minh cho mình:
- Chú em mầy tưởng tượng tới đâu rồi vậy? Tôi thì cũng như các bạn đây thôi chứ có khác nhau cái gì đâu nè? Tôi làm gì có quyền giải quyết hay nhún tay vô chuyện riêng tư của các bạn? Mà nè chuyện của anh chàng Đức và anh chàng Bình khác nhau chứ không giống đâu nghen.
Anh Đức cua con gái Ngụy đâu có ai thèm chú ý tới. Ông Bình nầy cô giáo Ngụy nhóc luôn không chịu cua ai kêu nhào vô hang rắn hổ làm chi?
Sơn, Đực và Trần đều lên tiếng binh Long một lượt:
- Đúng bon! Anh Long nói đúng y chang. Như tụi tui nè "Gối rơm theo phận gối rơm. Tìm cô giáo Ngụy mình ôm cho rồi"
 Ai biểu ôm lộn nhầm du kích làm chi để bị nát cái đít.
Mấy cô giáo đều nhao nhao lên nói:
- Mấy ông liệu hồn đó, lu bu như anh Bình, tối tối đi rình con gái giao liên nữa thì người ta bắt liền tại trận chứ hổng có hên như ông Bình đâu mà ham...

Tuy là không khí có chút cởi mở nhưng vẫn còn ngột ngạt khó thở, hình như có một cái ranh giới vô hình nào đó nó như mơ hồ phân chia anh em GV trong trường.
 Lưu cũng cảm nhận được nên nó bàn với Long:
- Hay là anh để em nói rỏ mọi việc cho tụi nó hiểu nghen.
Long lắc đầu trả lời:
- Muốn chết chùm hả? À mà không, có chết chắc mình chú em mầy chết thôi chứ tôi thì không biết gì về chuyện đó hết. 
Hôm đó bổn phận của tôi là đem cái lệnh bắt người tới giao cho tụi công an thi hành vậy thôi, mọi chuyện đều không có liên can tới tôi.
- Vậy thì em hiểu rồi không nhắc tới nữa.

Còn chừng 2 tuần là tới ngày bải trường, Long muốn làm một cái gì đó cho không khí thân mật hơn hoặc sôi động trở lại nên anh mời cô Hoa qua nhà bàn tính:
- Tiền quỹ của trường mình còn nhiều hông vậy?
-  Năm rồi mình đâu có xây thêm phòng học nào, lại không có xài thì còn nguyên đó. Em gởi nhờ nhà anh Khải giữ dùm chứ đâu dám cất trong mình. Mà anh muốn xài vào việc gì?
Long chưa trả lời câu hỏi của Hoa mà hỏi tiếp:
- Vậy tập học trò mình còn nhiều ít dzị?
- Nhiều lắm, em không có đếm nhưng chắc cũng phải hơn 300 cuốn.
- Vậy thì được rồi chiều nay tôi sẻ mời Hoàng vô đây rồi mình bàn chuyện phát phần thưởng cho học trò. Cuối năm học làm lễ bế giảng mà có phát thưởng chắc tụi nhỏ vui lắm.

Trước cửa các căn nhà tập thể của mấy thầy cô giáo có để một cái thùng thiết, mọi người gọi đùa là cái "thùng từ thiện". Các em học sinh muốn cho đồ gì thì tự nguyện bỏ vào trong đó chứ không trực tiếp đưa tận tay cô thầy để tránh tình trạng vì đồ ăn thức uống mà có sự cư xử khác nhau trong việc học. Thường nhất là các em đem cho gạo, khóm, cá, trái cây theo mùa...
Gần bãi trường tháng đó nhiều nhà trồng đậu đang thu hoạch. Ban sáng có em nào đó đã cho một bao đậu xanh chừng một lít nên cô Đào rủ:
- Tối nay nấu chè bí đao với đậu xanh ăn cho mát đi. Kí đường của anh Bình mà chia ra cho 50 chục người thì mỗi người thêm đâu có được bao nhiêu. Sẵn có đậu xanh đường cát mình chỉ cần mua thêm trái bí là được rồi...
Điểm trường Thứ 11 sau khi cô Kim vượt biên thì còn lại 7 người đang phụ trách 8 lớp. Lúc trước cô Kim và cô Tiền khóa 3 sư phạm cấp tốc ở nhờ nhà bà con của cô Kim ngoài chợ. Từ hôm Tết đến nay cô dọn vô căn nhà tập thể ở chung với 5 cô giáo kia. Còn bên căn của Long thì lại thiếu đi một người thiệt đúng là âm thịnh dương suy. Sáu cô giáo mà có 3 ông thầy hai anh kia lại có nhà ngoài chợ còn lại một mình Long đêm đêm buồn nằm nghe tiếng côn trùng rên rỉ mà lòng tê tái nảo nuột...
Đô và Hoàng được các cô mời vào ăn chè tán dóc nên đến sớm lắm. 
Chín người tụ tập lại cười nói vang trời. Những kỷ niệm trước ngày bải trường của thời học trò được thay nhau kể. 
Người nầy nói về những cuốn lưu bút ngày xanh, kẻ kia thì vẽ lại bức tranh những buổi liên hoan cuối năm của trường mình đã học, người nọ thì mơ màng nhớ đến những lúc cả lớp cùng nhau đi thăm viếng nhà bạn bè...
Kim Thư khoe:
- Lúc em còn đi học năm nào em cũng được lảnh thưởng hết.
Con gái Bắc Kỳ siêng học dữ ta. Thường thường con trai người Nam thời trung học chỉ học tèn tèn thôi đến năm thi thì mới dốc toàn lực mà cố gắng, con gái thì siêng năng học hơn nhiều...
- Trường Sao Mai là trường tư thục cuối năm cũng có phát phần thưởng nữa sao cô? Long thắc mắc hỏi.
- Có chứ sao không anh. Đứa nào được xếp từ hạng nhất tới hạng 5 đều có phần thưởng hết.
- Vậy thì cũng giống bên công lập rồi. Dzậy hồi đó cuối năm cô được hạng nào dzị? Hoàng hỏi.
Cô Kim Thư cười giòn:
- Không nhứt thì nhì chưa có khi nào rớt xuống hạng ba hết...
- Có chuyện nầy tôi muốn xin ý kiến các bạn. Năm rồi chúng ta dạy không trọn năm lại cũng không có tiền quỹ nên chưa có tổ chức phát thưởng. Năm nay các bạn nghĩ xem mình có nên phát thưởng cho học sinh chúng ta không vậy? Long hỏi.
Đề tài được chuyển xoay quanh vấn đề phát thưởng cho học trò. Bàn qua tính lại một hồi thì đưa đến quết định mỗi lớp sẻ chọn ra 5 học sinh xuất sắc từ hạng nhất tới hạng năm. Phần thưởng cho hạng nhất là 10 quyển tập, hạng nhì là 7, hạng ba là 5 còn hạng 4&5 chỉ có 3 quyển tập an ủi mà thôi. Nhưng trường đang có 52 lớp tổng cộng số tập cần phải có để phân phát lên đến 1200 cuốn mà hiện tại trường còn lại khoảng chừng 300 cuốn mà thôi vậy cho nên Long quyết định sau khi đi đến từng điểm trường phổ biến chuyện phát thưởng thì anh sẻ trở về phòng GD xin giấy giới thiệu để về ty mua thêm phần thưởng. 
Cô Nga cho thêm ý kiến:
- Nếu sẵn về phòng sao anh không qua bên thương nghiệp huyện hỏi xem họ có thể bán cho mình được cái gì nữa để mình làm phần thưởng cho học trò xôm tụ một chút chứ hạng nhứt 10 cuốn tập nhìn còn đở tủi thân còn hạng 4&5 có ba cuốn mỏng tanh nhìn sao mà nó bèo quá. 
Đô cũng đồng ý với cô Nga cho rằng nàng nói hay:
- Phải rồi! Mấy cha đó người nào cũng nói hay lắm xã Đông Hưng là xã dẫn đầu về mọi mặt,  vậy để xem họ có muốn cho mình dẫn đầu trong chuyện phát thưởng nầy hông.
Long khen:
- Các bạn nói chí lý ngày mai tôi sẻ bắt đầu xuống từng điểm trường lo vụ phát thường và rà lại xem mỗi nơi mình còn bao nhiêu tiền quỹ xong rồi tôi sẻ về huyện coi thử có kiếm thêm được cái gì cho tụi nhỏ không? Vậy ai sẻ tình nguyện dạy thế lớp cô Hoa.
Hai ba cái miệng reo lên một lượt:
- Em cho! Em cho!
Kim Thư cười cười:
- Học trò cuối năm có thưởng còn cô giáo tụi em thì sao hả anh? Kiếm cho tụi em chút gì an ủi khi về nhà đi chứ. Hổng lẻ mấy tháng trời mới về nhà nghỉ hè mà lại về nhà với 2 bàn tay trắng???
Long cũng cười cười trả lời lại:
- Tôi sẻ đi tìm cha Năm Dồi mà đòi phần thưởng cho mấy cô còn được hay không thì không có gì bảo đảm hết nghen...

Long và cô Hoa đến từng điểm trường bàn chuyện phát thưởng và xem xét tình hình học sinh cũng như trường lớp cho khóa tới. Đông Hưng niên khóa 1976-1977 có 52 lớp học nhưng sang năm mới lại cần phải mở thêm 18 lớp mới. Mười 14 điểm trường thì 13 điểm cần phải cất thêm mỗi nơi 1 phòng mới. Lần nầy Long dự tính trong bụng làm lể phát thưởng lớn một chút để chánh quyền và dân chúng chú ý mà cất dùm phòng học cho năm học mới để anh khỏi phải vận động từng nơi như hồi mới xuống.
Với ý kiến đó Năm Dồi đồng ý bắt thương nghiệp huyện bán cho Long 260 phần thưởng mỗi phần 1kí đường và 200g bột ngọt. 
Anh cũng đòi hỏi xã ủy Đông Hưng bán thêm cho 260 phần nữa nhưng xã không còn nhiều hàng họ chỉ để cho 1/2kg đường mỗi phần, bột ngọt thì chỉ có 100g mà thôi.
Phần thưởng nếu tính đúng như những gì mà Long đòi hỏi từ xã tới huyện thì mỗi phần thêm được 1kg 1/2 đường 300g bột ngọt. Nhưng mà từ hạng nhất tới hạng 5 đều có phần thưởng giống nhau thì thiệt tình không mang đúng ý nghìa của việc khen thưởng cho nên ban tham mưu đã đồng ý hạng nhất sẻ cho thêm 1kí rưởi đường, 300g bột ngọt, Hạng nhì 1 kg 250g đường 250g bột ngọt , hạng ba 1kg đường 200g bột ngọt và cuối cùng hạng 4&5 1 kg đường 150g bột ngọt...Phần dư còn lại được chia đều cho tất cả anh chị em giáo viên làm quà đem về nhà nhân dịp nghỉ hè...
Lần đầu tiên vùng giải phóng có một buổi lễ bãi trường mà học sinh còn được phát thưởng nên phụ huynh và chánh quyền từng điểm trường đến dự rất đông. Ai cũng vui vẻ nhất là các cô thầy giáo có một phần thưởng không lồ (đối với thời đó) để đem về nhà.
(Mời quý vị đón xem kỳ 38)


4 comments:

Anonymous said...

Thầy Long chớ có ham vui
Lỡ mà dính chấu tìm đường thoát thân Móc ngoặc tìm cách vượt biên
Thuyền ra cửa biển lòng tê tái sầu
Bạn Thầy Long

Anonymous said...

Thuyền ra cửa biển lòng tê tái sầu (BTL )
Xứ người ta biết tìm đâu
Hương tràm Miệt Thứ ngày nào khó quên
Bây giờ còn lại mình " ên"
Đêm ngồi thơ thẩn nhìn lên trên trời
Sao nào lạc lối chơi vơi
Sao nào để lại một đời nhớ thương ..
BTL 2

Anonymous said...

Thầy Long là người đứng đắn trong đám kẻ lộn xộn...hi...hi...

Một Người Quen

Anonymous said...

Móc cua 36,37 cũng gần đoạn cuối ,tui đoán,nhưng chắc chắn sẽ nói sang vượt biên.
Tui trông chờ coi thầy Long có còn móc ngoặc ở Bidong không,nếu có thì chắc móc cua biển ăn càng ngon.ha ha...
CRD