Sunday, December 30, 2018

Tuổi Thơ Và Cuộc Đời - Kỳ 77

____________________

Tự truyện của Hình Toàn 


Hình Toàn
 ĐỘNG PHONG NHA-KẺ BÀNG
      Thuộc tỉnh Quảng Bình đi trên dòng sông Son sẽ đưa ta đến vùng núi non động Phong Nha, một hang động sâu và dài thăm thẳm, mà trong đó có rất nhiều cột thạch nhủ muôn hình muôn vạn, trong ấy có động nước và động khô (gọi là động nước vì ta phải đi bằng xuồng chèo len lõi từng ngõ ngách trong hang, còn hang khô là vì trong hang có một vùng rất rộng, có bãi cát trải dài hoặc những nghềnh đá cheo leo đưa ta đến những tảng thạch nhủ có hình dạng kỳ lạ, có những dãy nham thạch khi chiếu đèn vào thì thấy nó lấp lánh.... 
    Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về Động Phong Nha qua những clip video về một di sản mà thượng đế đã ban tặng cho vùng Quảng Bình .....

CHUYỆN BÊN LỀ
     Trong đoàn chúng tôi có một cặp vợ chồng người Sài gòn cũng theo đoàn đi tham quan các tỉnh ....hôm đoàn ghé dùng cơm chiều tại KS, thì vắng bóng ông chồng, đến tối ông ta mới quay trở lại với vẽ mặt lo lắng ....
Chị vợ thì có vẽ không vui ......đến sáng hôm sau, đoàn ra bến đò để lên đường thám hiểm động Phong Nha, thì anh chồng điều đình với anh hướng dẫn đoàn cho thêm hai người khách bất đắc dĩ (một bà mẹ hơi trẻ và một bé gái trạc 6,7 tuổi đi cùng) mới đầu chúng tôi tưởng anh hướng dẫn đoàn bắt mối thêm 



Trong động Phong Nha
     Sau khi anh hướng dẫn viên hỏi ý kiến cả đoàn được chúng tôi chấp nhận và đò tách bến, thì thấy anh chồng để cô vợ ngồi cạnh chúng tôi bò ra trước mũi tàu ngồi với đứa nhỏ, thì chúng tôi mới vỡ lẽ ra cô kia là vợ bé của ông ta, thuê xe du lịch bốn chổ ngồi đuổi theo đoàn du lịch đến tận nơi đây (à...thì ra chiều qua anh ta đi giải quyết chuyện gia đình và thuê khách sạn cho cô vợ lẽ, rồi sáng nay cô ả lại đòi theo đoàn đi Phong Nha)....khà khà ....chuyện này mới lạ ...vợ nhỏ mà thuê xe đuổi theo chồng để bắt GHEN vợ LỚN....
      Chị vợ lớn thì ngồi lặng thinh không nói một lời, còn các bà trong đoàn thì bực bội, ở đâu có lý lẽ này vợ bé mà tranh dành với vợ lớn, hỏi tại sao chị không thôi ổng cho rồi, sống chi cảnh “chồng chung” cho khổ, thì chị cho biết vì ổng lở có con với người ta rồi, không muốn đứa nhỏ không cha ....còn nếu thôi ổng thì con kia nhào vô hưởng trọn (ổng là doanh nhân cũng có tiếng tăm và tài sản, 
Còn đám con chị  tuy lớn nhưng chưa đến tuổi trưởng thành, nếu thôi ổng thì mất hết .....ÔI...cũng vì con mà các bà mẹ phải chịu thiệt thòi ....nên chị ta mắt nhắm mắt mở nhường chồng tuần bốn ngày .....Ai bảo đàn bà không biết tính toán thà mất người chớ không để mất của ( trong đó có công mình gầy dựng nếu bỏ con kia tự dưng vào hưởng trọn, nếu ổng có đít không chắc hỏng ai thèm, ở đó mà vợ một vợ hai, người ta chỉ thương vì đồng tiền thôi ...)
Tôi thấy đời ngao ngán làm sao.....”giàu đổi bạn sang đổi vợ”chỉ xoay quanh hai chữ TÌNH..TIỀN...hay địa vị và nhục dục ....

     Ổng thấy chị buồn nên dắt chị đi chơi mà con kia cũng đuổi theo .....thiệt là hết biết ...chuyện này làm tôi nhớ bài : LÀM LẼ của bà Hồ Xuân Hương

 Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
 Kẻ đấp chăn bông kẻ lạnh lùng 

Còn cô này làm lẽ mà muốn LÀM CHẢNH, ghen ngược mới kỳ .
Và tôi cũng không hiểu các đấng mày râu sao ham bóng sắc, đàn bà nào cũng giống nhau, kiếm thêm làm gì cho khổ lụy có vui sướng gì đâu ...tại sao không tìm niềm vui khác hay hơn và có ý nghĩa hơn niềm vui xác thịt ....ôi lòng trần sao nhuộm một mùi tục lụy ....mình thì muốn năm thê bảy thiếp ...còn vợ thì muốn vợ phải chính chuyên .... vô lý không ....
    Sau khi tàu đò sắp về bến các bà hỏi chị vợ muốn cho cô ta tắm suối không 
(Cho đẹp mặt thói giựt chồng người còn ghen ngược) các chị sẽ thừa cơ hội lúc lên bờ chen nhẹ một chút cho cô ả lọt xuống sông cho biết thế nào là lễ độ. )
    Nhưng chị vợ hiền quá bảo thôi ...Hỏng biết cha chồng điều đình sao mà ả chịu về Sai gòn, vì chúng tôi còn ba ngày đi Đà Nẵng và Hội An nữa mà nay cả đoàn không đồng ý cho cô ấy đi chung ....còn ông chồng bỏ vợ đi theo cô ả về thì xệ quá, nên đành ở lại đi cho hết chuyến 
    Thiệt là tình ....làm chuyến đi Phong Nha mất vui .....

Hình lưu niệm
Đoàn chúng tôi nghĩ đêm tại khách sạn Nhật Lệ nằm cạnh dòng sông cùng tên nước chảy êm đềm, chiều... sau khi hết chuyến tham quan chúng tôi đi bách bộ trên con đường trước mặt ngắm cảnh hoàng hôn trên dòng Nhật Lệ 

Rồi sáng mai trước khi lên đường tiếp tục chuyến du hành, chụp vài bức ảnh làm kỷ niệm một chuyến đi, cùng các bạn chung đoàn, kẻ Canada người ở Anh, người ở Pháp. ...À ...quên không kể đến cặp vợ chồng tuổi quá lục tuần từ miền đất xa xôi Tân Đảo (New Zealand) cũng về thăm lại quê hương .
     Hai người ấy tâm sự là đời thứ hai của tốp người “Chân Đăng” những người Việt đi làm phu mỏ ở vùng tân đảo xa xôi (1891 các chuyến tàu chở người dân từ cảng Hải Phòng đi đến đây để làm phu mỏ với hợp đồng 5 năm, cũng vì cảnh khó nghèo mà cả chục ngàn người dân Việt  ký giấy đi làm thuê trên đất khách, rồi thế chiến thứ hai bùng nổ, một số người trở lại quê hương, còn một số người ở lại Tân Đảo an cư lập nghiệp nay cũng được mấy đời) nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về lịch sử thời cận đại xin mời xem lại cuốn Vân Sơn 28, phóng sự người Việt ở Úc châu .

CẦU HIỀN LƯƠNG
     Cầu Hiền Lương chia đôi đất nước trên dòng sông Bến Hải, sông Bến Hải thuộc tỉnh Quãng Trị, cầu tuy nhỏ và đơn sơ nhưng là dấu ấn lịch sử, mà đã là lịch sử thì không bình luận, như tôi đã nói tôi chỉ là người du khách đi tham quan mọi miền đất nước và cũng xin bạn đọc hãy hiểu theo góc nhìn của một người khách đi du lịch theo đoàn .....thế thôi 
      Sau hiệp định Genève (1951) thì cầu Hiền Lương trên dòng sông Bến Hải lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia đôi đất nước thành hai miền nam bắc, cầu dài 178m trước khi đóng cửa ngăn đôi thì người dân cả hai miền có 300 ngày để chọn một trong hai .....bởi thế nên có đợt di cư vĩ đại hơn một triệu người dân đất bắc đến miền nam lập nghiệp....và một số người tập kết ra bắc .
    Lúc ấy có những nhạc sĩ viết lên những ca khúc nói về dòng sông Bến Hải  nói về chiếc cầu ngăn đôi đất nước như nhạc sĩ Nguyễn Hiền và Nhật Bằng bài 
“về đây anh “

Cầu Hiền Lương -

Chế Hai trên dèo Hải Vân
Người ơi ....nước nam của người Việt Nam
Vì ...đâu .!! oán tranh để lòng nát tan
Đây Bến Hải là nơi ngăn cách đôi tình ....

Hay “chuyến đò vĩ tuyến “của nhạc sĩ Lam Phương 
  
Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi giòng sông bạc hai màu 
Lênh đênh trên sóng nước mênh mông
.......
Giòng sông mơ màng và đẹp lắm
Anh ơi ! Ai nở chia đôi bờ ?
Để tình ta ngày tháng phải mong chờ 

Hoặc ngày 1954 -1975 của cố nhạc sĩ Phạm Duy

Một ..ngày năm bốn cha bỏ ...quê xa
Chốn...đã chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời 
Một ...ngày năm bốn, cha bỏ phương ...trời
........
Một ngày năm bốn cha bỏ Sơn ...Tây
Dắt ...díu con thơ vô sống ...nơi Biên Hoà 
Dù ...là xa đó vẫn là quê ...nhà 
......
Một ngày bảy lăm con bỏ nước ....ra đi 
Hai mươi năm là hai lần ...ta biệt xứ
.........
Nay lịch sử đã sang trang, quá khứ đã dần phai nhưng cây cầu vẫn còn đó như một chứng nhân của một đất nước, mình thích hay không thích thì nó đã xảy ra 
Không nên bình luận.....lịch sử vẫn là lịch sử ...


Nhà thờ La Vang
NHÀ THỜ LA VANG
     Ngược dòng thời gian giáo xứ Chí Bưu đuợc thành lập nằm bên dòng Thạch Hãn, những người con dân xứ đạo sống êm đềm hơn một thế kỷ 
Năm 1798 vua Cảnh Thịnh ra sắc vụ cấm đạo, dân chúng phải tản mác trốn khắp mọi nơi, lên rừng lánh nạn cách làng năm cây số tức vùng La Vang bây giờ bổng có Đức Mẹ hiện ra cứu giúp (không biết truyền thuyết này đúng hay sai) nhưng đó là niềm tin tôn giáo thì ta không thể nói, mỗi người có một niềm tin ....PHẬT hay CHÚA cũng điều tốt cả ....có kiêng có lành 
     Nay nơi đây cũng là một điểm tham quan trong các đoàn du lịch khi đến Quảng Trị ...Là một ngôi đền thờ rất linh thiêng của người dân xứ đạo, đoàn chúng tôi cũng ghé tham quan cho biết trước khi lên đường vượt đèo Hải Vân để đến Đà Nẵng 

ĐÈO HẢI VÂN 
    Cao 500m so với mực nước biển, dài 20km cắt ngang dãy núi Bạch Mã ở giữa ranh giới hai tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, Hải Vân một bên là núi cao một bên là biển lớn nên nhìn cảnh quan rất đẹp và cũng rất nguy hiểm.
       Dưới thời vua Mình Mạng trên đỉnh đèo có xây pháo đài trấn giữ nên mới có tên gọi là Hải Vân Quan, trên cổng vòm hướng về TT Huế thì có ba chữ HẢI VÂN QUAN, còn vòm cổng hướng về Đà Nẵng (Quãng Nam) thì khắc sáu chữ  “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” đường đi lên đèo rất quanh co rất nguy hiểm, mà mỗi lần qua đèo ai cũng thót tim (lúc tôi đi đường hầm xuyên đèo chưa đưa vào hoạt động) Đèo Hải Vân không những đẹp về cảnh trí núi non biển cả mây trời mà nó còn mang một giá trị lịch sử một di tích .....NHƯNG tiếc thay không được trùng tu để hoang tàn mục nát rong rêu rác rưởi .....không ai chăm sóc không biết sẽ đổ sập khi nào .....buồn thay !!!

Xin hẹn lại các bạn kỳ 78 sẽ nói về thành phố Đà Nẵng và Hội An với muôn vạn ánh đèn ..

Hình Toàn

No comments: