một
mùa thu,
turn this way
|
I
too feel lonely
late
in autumn
(Basho)
vừa
khi trở gót quay đầu
nghe
chừng nỗi quạnh
dặm
sầu cuối thu
Không
hiểu vì nỗi quạnh chất ngất hay dặm sầu miên man, tôi lên đường đi thăm Ái, Sơn
và bạn bè vùng Vạn Hồ một ngày đầu thu. Phi trường St. Paul đẫm ướt sau một cơn
giông, cây lá xanh tốt qua trận mưa rửa sạch bụi đường. Nắng ấm chiếu lóng lánh
những giọt nước trên vòm lá mờ nhạt Pasteur, Thống Nhất của một dạo nào, tôi bỗng
thèm dữ dội một phin café, một góc quán nồng đượm mùi nhựa đường bốc lên từ mặt
lộ sau cơn mưa vội Sài Gòn.
Ðường
lên Winnipeg phẳng lì đồng bằng suốt mấy trăm dặm. Ruộng bắp, đậu nành, lúa mì
xanh thẳm đến cuối chân trời. Thỉnh thoảng ta bắt gặp vài ngọn cây gợn đôi chút
ánh vàng. Ái chở tôi lên tìm Sơn với hy vọng bắt gặp một Thu vàng của Cung Tiến
đâu đây nỗi nhớ. Sơn cứ quảng cáo mãi về một Winnipeg vàng đỏ của lá thu phong
và hồ im mặt nước cho mây xám chìm lặng dưới lòng hồ. Tất cả có đủ về một mùa
thu, Sơn bảo đảm như thế. Tiếc thay năm nay khí hậu thay đổi, trời nóng và nóng
dài hơn mọi năm, vào dịp ta phải thấy lá vàng thì tất cả vẫn còn ngàn dâu xanh
ngát một màu, lòng đây ý đó ai sầu hơn ai? Ðó là mượn ý thơ của người chinh phụ
mà trách trời gần trời xa nhưng biết đâu con người không góp phần trong việc
nung nóng trái địa cầu thêm một vài độ hàng năm. Thay đổi nhiệt độ mà con người
không thấy hay không thèm để ý nhưng vạn vật thì nhạy cảm từng chi tiết nhỏ
nhoi. Con người vì lý do này hay lý do nọ, càng lúc càng xa và vô tình với môi
sinh mình đang sống chăng ?
Ái
bình thản vừa lái xe vừa nhắc đến chuyện cũ, chuyện sông hồ, cửa biển và những
thằng bạn mất còn của một thời chiến đã qua. Cứ thế hai đứa tôi bập bềnh mãi
trong những ngọn sóng xưa, những ngọn sóng ngụp lặn cho những thằng chiến binh
chưa già nhưng hồn đã sầu quá tuổi mỗi lần gặp nhau, cái say sưa của "Ba
kiếp lang thang ngồi chụm lại / Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau" (VHC).
Xe
chạy bình phi, nhạc TCS từ chiếc CD xoáy lốc người vào mộng mị quá khứ. Lời nhạc
quẩn quanh xa gần giữa Tôi và Em. Như thế chỉ có Tôi và Em... Không thân mật
"Anh và Em" của giao tình ước lệ đời thường. Tôi như đứng ở một bên
hay ngồi lại vào một góc, từ đó Tôi nhìn Em qua những choáng ngợp của hạ trắng
lung linh hay từ những nỗi nhớ vô bờ của một niềm biển vọng. Không hiểu Tôi đã
ngồi xuống một cách thoải mái hay đó chỉ là một thói quen an phận bó gối quanh
co trong bóng tối nhìn tình yêu đến và đi thản nhiên như những tiếng chim hót
không gọi mời. Em sẽ đến và em sẽ đi nhưng nào em có hẹn. Này em có nhớ cuộc đời.
Này em có biết loài người. Này em có nhớ gì tôi... Tất cả xảy ra như niềm trời
nói với cỏ cây. Không có âm thanh, chỉ là những rung bật của gió cho ngàn nhụy
vẩn vơ theo gió chiều. Tôi chấp nhận hết vì bên đời đó còn có Em, Dù đến rồi đi
tôi vẫn xin tạ ơn người...Tại sao chỉ một từ Tôi xa lạ, giữ gìn và ngăn cách ?
Giữa Tôi và Em luôn ngầm có những hố sâu vực thẳm cách chia? Huế cổ kính và
khép kín cho Tôi mãi là một gã đứng nhìn Em đi dưới tàng long não hun hút Diễm
xưa, từ những hàng hiên, từ những lan can đời bão lộng ? Huế kiểu cách gìn giữ
ý tứ để chính tôi chỉ xưng được là Tôi mà không là một tiếng Anh ngọt ngào ?
Hay Huế-nơi-Em đã không cho phép chúng ta có một lối xưng hô gần gũi hơn? Hay
Em chính là cuộc đời xa lạ để Tôi nhìn tôi heo hút đánh mất ngay cả chính tôi ?
Một ngày như mọi ngày đi về một mình tôi. Dù thế nào, tình yêu đó cho dù có dữ
dội như giông cuồng, đến với nhau sợ rằng chỉ là thoáng chốc. Từng người tình bỏ
ta đi như những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa... Ðôi khi Tôi tự hỏi
Tôi là ai mà trần gian thế ? như Hermann Hesse đã một lần nói "dầu thế nào
thì tôi cũng yêu cái cõi trần gian điên dại này..."
Tiếng
sấm động mang tôi về với thực tại, lại thêm một cơn giông ! Mây đen tối nghịt
trời rồi mưa đổ như trút nước. Tôi thầm cám ơn Trời vì thèm mưa đã lâu, bắt gặp
mình ướt lịm theo từng cơn nước lũ trên mặt kính xe. Tôi sũng nước cho đến khi
ánh ráng đỏ hiện ở cuối chân trời Winnipeg.
Ðêm
Winnipeg yên tĩnh, cơn giông còn sót lại chút hầm ẩm trong không khí. Nhạc Jazz
nhừa nhựa quyến rũ dị kỳ sau mấy ly rượu thấm giọng. Khói thuốc dâng cao và mỏng,
ánh đèn tím sẫm trong một truyện phim cũ ở quán rượu dưới hầm, điệu kèn saxo vật
vã quằn quại loài bạch tuộc với hàng trăm cánh tay trần kéo hồn chìm xuống một
mùa hè của Bonjour Tristesse... Sơn bỗng nảy ý kiến cho chạy nhạc phẩm Bésame
Mucho qua sáu giọng ca khác nhau. Tiếng hát Evora hoang liêu, Bésame... bésame
mucho...que tengo miedo a perderte perderte después... hãy hôn tôi ngập đêm trần...
sợ mai lỡ bước xa dần đời nhau... Âm thanh xa vắng của ngày tháng cũ nghe ê ẩm
chạy về trong từng tiếng gọi. Ðêm thật sâu mỗi đứa tôi thả mộng bay chót vót mấy
tầng cao. Sơn, chàng trai Bắc hà bỏ xứ theo chuyến đò vượt vĩ tuyến vào Nam cuối
thập niên 50. Anh là người trễ tràng nếu tính theo tiêu chuẩn di cư 54 nhưng nếu
tính theo cuộc vượt biên của thuyền nhân sau 75 thì Sơn là kẻ tiền phong, sớm
hơn ai hết trong việc dùng ghe để tìm bến tự do. Hai lần vượt biển cũng vì vận
nước, bây giờ Sơn dừng chân lại ở xứ bình nguyên Bắc Mỹ hạnh phúc với vợ con
nhưng nét cô liêu không che dấu được một đôi khi. Tôi thấy sự cô đơn bộc lộ rõ
ràng trong những tác phẩm nhiếp ảnh của anh. Bức ảnh "Mùa đông bên
tôi" (Biển Khơi số 3) với ghế đá công viên phủ trắng tuyết, cây sồi sững đứng
trơ gan với đất trời trắng xóa như muốn nói hết nỗi buồn lưu xứ, phận người tứ
cố vô thân của kẻ lưu vong trước mùa đông dài trước mặt, cho dù là mùa đông của
thời gian hữu hạn hay mùa đông của không gian ngậm ngùi lê thê. Ðó là hình ảnh
của bóng chim hồng lẻ loi một mình bơ vơ trên cồn cát của Tô Ðông Pha, Phiêu diễu
cô hồng ảnh... Tịch mịch sa châu lãnh... Ái, con trai xứ Huế, mang cái lãng mạn
học trò của cố đô trộn với chất hải hồ của đời lính khiến chàng ta vừa có một
cái gì rất "bụi" nhưng đồng thời vẫn giữ được cái trong sáng và
nguyên sơ rất Huế. Lỡ cơ hội sau 75 anh bị dập vùi mấy năm cải tạo, mất ngay cả
cháu gái đầu lòng cũng vì hoàn cảnh tù tội thiếu thốn. Có lẽ vì vậy những truyện
ngắn anh viết luôn luôn chứa đầy những ẩn ức của chia ly, gây cho người đọc những
nỗi niềm ray rức khó quên. Bây giờ anh và người bạn đời vui thú điền viên bên
ngôi nhà xinh xắn ở xứ Vạn Hồ. Khu vườn sau nhà được chăm sóc hết sức công phu.
Ðẹp lắm những viên sỏi trên con đường ký ức như được sắp đặt thành những luống
rau, những bụi hoa và lùm cây. Huế dậy lên trong từng phiến lá. Lầu vọng nguyệt
phảng phất Phú Văn Lâu nhìn ra bãi đất rộng biến thành sông Hương trong mùa mưa
lũ. Hàng liễu rũ thay thế cho những cây phượng đỏ với tiếng ve râm ran mùa hạ rực
nắng nội thành.
|
No comments:
Post a Comment