Wednesday, April 25, 2018

TUỔI THƠ và CUỘC ĐỜI kỳ 7

Cám ơn Kim Trúc đã chuyển bài
TH
_______________

HÌNH TOÀN


.....Qua ba tháng hè tôi trở lại trường vào năm đệ lục (niên học 69-70) vẫn học chung với Liên, Diệu và thêm vài đứa bạn mới, vẫn thích ngồi ở xóm nhà lá  

cho dầu tôi có đến lớp sớm vẫn đi xuống dãy bàn chót hoặc kế chót, nhưng tôi thích ngồi ngoài bìa hơn vì ra vô không phải tránh mấy đứa kia, có gì dễ dong 

Lúc đầu Việt văn học với cô LtkTrinh, cô người Huế tóc dài xoã ngang lưng 

áo dài tím Huế phất phơ mang mắt kính không biết vì cận hay làm duyên cho có vẽ đạo mạo, giọng thì đặc sệt Huế nhẹ nhàn dễ thương( nhưng thật tình mà nói lúc đầu tôi nghe tiếng được tiếng mất)
..... Nhớ có một lần cô đọc bài cho học sinh viết, mỗi câu cô đọc đi đọc lại hai ba lần tựa bài là : CON THỎ . . .
nhưng xóm nhà lá tui lại nghe khác, đứa này nhìn đứa kia rồi hỏi lại cô vẫn đọc thế giọng Huế nặng chình chịch của cô :
         CON THỎ . . .
Xóm nhà lá vừa nghe vừa đoán, thế là CON THỎ chậm chậm xuống hang
trời ơi một đoạn văn ngắn mà tôi viết sai gần hai chục lỗi, rất may là sau đó cô kêu một đứa lên bảng viết lại rồi các em coi theo mà sửa cho đúng chính tả 
“MÔ PHẬT” thiện tai thiện tai, tuổi còn nhỏ mà tai nghe đã có vấn đề !!!
.... Tôi chán nhất là môn anh văn và môn hoá học, anh văn thì ba xí ba tú nào 
là cong lưỡi lên ngậm môi lại, nào ách sì(S)or(X)
....động từ”quá khứ” hiện tại “tương lai”
....số nhiều thêm “S”
Ôi thôi đủ thứ những cái đầu bé nhỏ của tụi tui làm sao nhớ cho hết
Rồi còn hoá học đồng thau xoang chảo, ký hiệu với không ký hiệu 
giống như nước = H2O...
Nên giờ thầy NGUYỆT(chồng cô VĂN) tôi thường hay nghĩ( cúp cua)có hôm tôi vừa đến cổng trường chuông reo trống vô đóng cổng chính nhưng còn cổng phụ tôi vừa thấy đóng cổng chính là liền quay đầu ra gặp thầy vừa chạy Honda vô cổng phụ, đáng lẽ mình theo vô còn tôi sang số chân dọt ra hàng nước, trốn ngày nào hay ngày nấy môn gì chán phèo, pha màu này với màu kia để làm chi ? có khi vừa đổ vào ống thí nghiệm còn tỏa ra một làn khói trắng ...
..... Còn môn Việt văn thì giảng gì những bài thơ đường luật từ ngàn năm trăm hồi đó, Khổng Tử, Mạnh Tử, tôi đâu biết mấy ổng là ai ? 
Gì mà : bằng bằng, trắc trắc, bằng bằng
    Thơ: lục bát ( 6,8).chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ 6 của câu 8
    Thơ: thất ngôn (7,7 )
    Thơ: tứ tuyệt ( mỗi câu bốn chữ )
Nào bình luận bài : TÔN PHU NHÂN QUI THỤC
Bả có chồng thì theo chồng mắc mớ gì bắt lại( không phải nữ sanh ngoại tộc hay sao ?) chuyện bên tàu liên quan gì đến văn học Việt Nam
NGUYỄN DU hay NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU còn gần gần chút chút 
.....Đầu lòng hai ả tố nga 
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân (kiều)
HAY:      trước đèn xem truyện Tây minh ( Lục vân Tiên)
         Ngẫm cười hai chữ nhân tình éo le

Riêng tôi, tôi thích thơ bà Huyện Thanh Quan 
..... bước tới đèo ngang bóng xế tà  
      Cỏ cây chen đá lá chen hoa 
      Lom khom dưới núi tiền vài chú 
      Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đúng rồi thấy sao tả vậy, không trừu tượng chút nào, buồn vui thả hồn vào thơ
cho đời thêm thi vị, làm thơ là để bài tỏ nỗi niềm chớ viết câu văn chau chuốt lời thơ bóng bẩy để người đọc phải đoán già đoán non kiểu xóm nhà lá tụi tui chữ nghĩa không đầy lá mít thì sao hiểu được cao xa 

Rồi giữa niên học năm 70 có ông thầy mới về trường dạy môn Việt văn lớp tôi 
(Cao bồi thì không phải cao bồi,đạo mạo thì hỏng ra đạo mạo, ốm nhom ốm nhách, áo thì luôn mặc màu nổi, đi từ xa đã thấy, mang mắt kiếng đen giống điệp viên 00thấy). Các bạn tôi ơi ... có biết ai chưa ?
....Xin thưa thầy Võ Trung Hiền đấy ạ...
Tôi nhớ có một hôm kêu chính tả, thầy đọc một đoạn văn cho các học sinh viết theo, rồi nộp bài lên cho thầy chấm điểm.... thầy hỏi cả lớp ai có thước cho thầy mượn,tôi hí ha hí hửng vơi tay:
......thưa thầy em có thước dài (có 2 loại thước hai tấc và ba tấc)
Thằng nhà tôi hãnh diện vì được thầy mượn thước, ai ngờ khi thầy chấm điểm đến bài tôi, mới nửa bài đã hơn mười mấy lỗi, thầy kêu lên hỏi : 
——Toàn , sao em không sữa lỗi cho hết bài mà sữa có một đoạn ?
.....Dạ tại vì, một lỗi trừ một điểm, hơn mười lỗi thì ăn hột vịt rồi ..
——Tôi muốn em sữa hết bài để biết chữ nào sai
.....Nhưng mà cả chục lỗi rồi, một cái hột vịt đủ rồi thầy
Không được xoè tay ra thầy khẻ (đánh) lúc thầy vừa hạ cây thước xuống tôi dực tay lại thế là thầy đánh hụt, đánh hụt một hai lần nên lần sau tôi vừa xoè tay thầy khỏ xuống liền tôi dảnh mấy ngón ra nên trúng vào cục xương ở giữa 
đánh một hai cây thước ăn nhầm gì tôi, thế mà tôi lại khóc, không phải vì đau 
mà vì tức, mượn thước mình mà đánh lại mình, tôi vừa đi xuống vài ba bước quay đầu trở lên lấy luôn cây thước về ( đúng là con nít )
Bị ăn khẻ vậy mà tôi không ghét thầy, vì tôi biết thầy muốn cho đám học trò nhỏ của thầy hiểu bài hiểu lỗi, viết cho đúng văn phạm .

Rồi thời gian cũng dần trôi chúng tôi cũng lớn như một đàn nhộng con, từ từ chui ra khỏi cái kén để biến thành những thanh niên thiếu nữ tuổi đời mười lăm mười sáu, bẵng đi một hai năm không gặp thầy, khi thầy trở lại trường thì chúng tôi đã lớn không còn là cô cậu học trò nhỏ nữa mà cao lớn dẫu mặt còn búng ra sữa, thầy còn dạy lớp tôi thêm một năm( chắc đệ tứ) 
.....À quên nói  năm 71, 72 chế  ba tôi thi rớt đệ nhị cấp nên buồn tình đi học may, nên sau này tôi là người mẫu bất đắc dĩ của chế (vì vải dư của khách
màu này một chút, bông kia một chút chế nối lại tạo mẫu thành áo mới cho tôi 
Rồi tôi lớn để tóc dài cột đuôi gà bằng vải tiệp màu áo, khi thì một đuôi khi thì hai đuôi, thấy cũng dễ thương, người ta thấy đẹp nên đặt may nhiều, nhờ thế nên tôi có nhiều áo đẹp .
..... Còn chế hai thì đi học làm cô giáo tiểu học, lúc mới ra trường thì đi dạy dưới Xẻo rô, tôi được thừa hưởng chiếc xe đạp của chế hai nên không còn phải đi bộ nữa, giờ tôi Liên, Diệu là những thiếu nữ mười sáu rồi .
.....Không có chế hai ở nhà, giờ tôi cũng đã lớn nên phải phụ việc nhà với chế ba, giặt đồ nấu cơm quét nhà đi chợ (má tôi mua sẵn tôi chỉ đạp xe ra nơi ba má bán đem về cho chế ba nấu, tôi chỉ phụ lặt rau rửa chén, không biết nấu ăn)
.....Lúc sau này đã xây nhà gạch, có điện có nước phông tên, nên đở vất vã
nhà tôi thường cúng gà mùng hai  mười sáu mỗi tháng, nhớ có lần chế ba không có ở nhà, dặn tôi làm gà luộc sẵn lên, chiều đầu bếp cha về nấu, tôi bắt con gà nhổ lông cổ, lấy chén để dưới hứng máu, nhưng than ôi...
Khi tôi nhổ lông thì nó run bay bảy, tôi đưa dao vào đôi mắt nó nhìn tôi ứa lệ như van xin,như năn nỉ ... Lòng tôi không nở !!!  Thôi cũng đành nghe chửi 
.....Chiều ba má về con gà còn sống nhăn, hỏi tôi tại sao không làm gà:
——-Tui thấy con gà nó khóc, nó năn nỉ
.....Con gà nó biết nói chuyện à ?
——-Không phải tui nhìn thấy nó khóc  !
.....Sao mày tưởng tượng quá vậy, lát nữa mày đừng có ăn nha...
ÔI !!!  Tâm hồn tôi sao yếu đuối, và tưởng tượng quá đáng ...

Gia đình Liên ở rạch sỏi, nên học NTT,  vô rạch giá Liên ở nhà người bác gần trường NTT ,mỗi tuần hoặc hai tuần về rạch sỏi một lần, tôi thường đạp xe đưa Liên về (rạch giá-rạch sỏi) 8 cây số đạp mệt xĩu chỉ mình ên tôi Liên không biết chạy, nên những lần sau hai đứa ghé nhà thầy Hiền ở trọ gần cổng Tam Quan để mượn xe Honda của thầy, mà thầy cũng dễ tánh, chịu cho học trò mượn xe
—— thầy đã đổ xăng chưa 
.....Rồi, ai chạy ?  Liên nói :
——Toàn chạy,em đạp máy 
....Tại sao ? 
—— vì Toàn nó biết chạy, mà nó hỏng biết đạp máy
Thật ra tôi đạp máy và lên tay ga không ăn khớp, nên máy không nổ
Rồi còn tử tế nói thầy có đi đâu lấy xe đạp em mà chạy Trời ..đem xe đạp đổi xe Honda thế mà thầy cũng cho mượn .....
Ôi cái tình thầy trò ... sao mà quí quá 
Những lần cuối tuần cả đám chúng tôi đi vườn xoài vườn ổi, về ngang cũng ghé biếu thầy. Tuy không cao lương mỹ vị gì, những đó là những tấm lòng tôn sư trọng đạo, dẫu đứa nào cũng phá như quỉ ...


Chúng tôi tôi như một bầy chim non chập chững bước vào đời bằng những bước chân ngập ngừng bở ngở, rồi mùa hè đỏ lửa(72) chiến tranh lan tràn
Campuchia lộn xộn, bà ngoại dì và các cậu chạy sang vn lánh nạn (có một
Người cậu làm sở mỹ ở Campuchia nên được di cư cả gia đình sang Mỹ)
Vài tháng sau tạm yên dì tôi quay trở về Campuchia để xem nhà cửa ruộng nương bên đó, rồi Pol pot nổi lên, không còn nghe tin tức của dì 
.... Rất may là bà ngoại và hai người cậu không về ở lại vn
Có bà ngoại tôi lại mang thêm một chứng bịnh khác, số là ngoại buồn, nhà bà năm bánh tầm mà tôi kể lúc nhỏ, ông năm nhà cho mướn tiểu thuyết nên tôi mướn truyện tam quốc chí, Tây du ký, bình tây đại nguyên soái ...về đọc ngoại nghe, đọc lâu rồi đầm ghiền riết rồi sách nhà ông5 tôi đọc không còn một cuốn.

Chào các bạn hẹn kỳ 8 sẽ kể về căn bịnh thời đại này


3 comments:

trường tôi said...

Ha ha...Phần này có nói về Thầy VTHiền tui vái cho Thầy Hiền đọc được bài này, nhớ nếu có đi Hội Ngộ gặp lại thầy mần ơn lặn dùm kkk...

Bạn học chung lớp.

Quang Minh said...

Thầy Võ Trung Hiền mà đoạn nầy chắc cười bể bụng với cô học trò ngây thơ vô số tội nầy .


" Rồi giữa niên học năm 70 có ông thầy mới về trường dạy môn Việt văn lớp tôi
(Cao bồi thì không phải cao bồi,đạo mạo thì hỏng ra đạo mạo, ốm nhom ốm nhách, áo thì luôn mặc màu nổi, đi từ xa đã thấy, mang mắt kiếng đen giống điệp viên 00thấy). Các bạn tôi ơi ... có biết ai chưa ?
....Xin thưa thầy Võ Trung Hiền đấy ạ...
Tôi nhớ có một hôm kêu chính tả, thầy đọc một đoạn văn cho các học sinh viết theo, rồi nộp bài lên cho thầy chấm điểm.... thầy hỏi cả lớp ai có thước cho thầy mượn,tôi hí ha hí hửng vơi tay:
......thưa thầy em có thước dài (có 2 loại thước hai tấc và ba tấc)
Thằng nhà tôi hãnh diện vì được thầy mượn thước, ai ngờ khi thầy chấm điểm đến bài tôi, mới nửa bài đã hơn mười mấy lỗi, thầy kêu lên hỏi :
——Toàn , sao em không sữa lỗi cho hết bài mà sữa có một đoạn ?
.....Dạ tại vì, một lỗi trừ một điểm, hơn mười lỗi thì ăn hột vịt rồi ..
——Tôi muốn em sữa hết bài để biết chữ nào sai
.....Nhưng mà cả chục lỗi rồi, một cái hột vịt đủ rồi thầy
Không được xoè tay ra thầy khẻ (đánh) lúc thầy vừa hạ cây thước xuống tôi dực tay lại thế là thầy đánh hụt, đánh hụt một hai lần nên lần sau tôi vừa xoè tay thầy khỏ xuống liền tôi dảnh mấy ngón ra nên trúng vào cục xương ở giữa
đánh một hai cây thước ăn nhầm gì tôi, thế mà tôi lại khóc, không phải vì đau
mà vì tức, mượn thước mình mà đánh lại mình, tôi vừa đi xuống vài ba bước quay đầu trở lên lấy luôn cây thước về ( đúng là con nít ) ..."

Đúng là gậy em khẻ tay em
Ai biểu muốn lấy điểm với thầy mần chi
Ui da! Đau quá!
Hi hi hi

Mô Phật! Thiện tai, thiện tai,
Hình Toàn có lòng nhân, tránh được tội sát sanh. Nhưng mà có ăn không vậy?

Ledinh chontam said...

Đúng là hồn thơ tự nhiên:

Đúng rồi thấy sao tả vậy, không trừu tượng chút nào, buồn vui thả hồn vào thơ cho đời thêm thi vị, làm thơ là để bài tỏ nỗi niềm, chớ viết câu văn chau chuốt, lời thơ bóng bẩy để người đọc phải đoán già đoán non, kiểu xóm nhà lá tụi tui chữ nghĩa không đầy lá mít thì sao hiểu được cao xa.

LDCT