______________
CHÂN DIỆN MỤC
Tiếng hát
trong như nước ngọc tuyền
Êm như hơi
gió thoảng cung Tiên
Cao như
mây vút, buồn như liễu
Nước lặng
mây ngừng ta đứng yên
Thi
nhân chỉ cảm tiếng hát trong không gian đặc biệt! Thi nhân không cảm tiếng hát
trong tiếng trống rập rình, và tiếng vỗ tay… tặng hoa!
Một
buổi, bạn tôi tới thăm tôi và đàn hát bản “Khi Em Nhìn Anh”, tôi nghe và cảm vô cùng! Trong đời tôi chưa từng được
nghe bài hát nào hay như thế!!!
Ôi! Làm gì thì cũng phải
đúng cảm, tình. Chứ nếu làm càn, làm thí, làm bướng thì làm sao nảy ra cái hay,
cái đẹp!
Xuân Diệu:
Vì nghe Nương Tử trong câu hát
Đã chết
đêm rằm theo nước xanh
và tiếng hát thật “long lanh” như lời hận, ru chàng vào bến Tầm
Dương!
Tiên
Nga không hát nhưng tiếng sáo réo rắt và hang tùng rủ rỉ ru hồn thi sĩ bay theo
(?)
Hàn Mặc
Tử nghe tiếng buồn trong sương đục, tiếng hờn trong lũy tre, rồi chàng nghe cả
Thôn Vỹ lên tiếng hát, và khi lên Đà Lạt thì nghe cả đáy hồ hát (?). Đó là tưởng tược thôi!!!
Nguyễn
Bính nghe cả rừng mơ chùa Hương hát, nghe cả đồi chè hát, thì khác nào Bạch Cư
Dị nghe tiếng hát của bến Tầm Dương.
J
Prevert, Verlaine, Lamartine nghe Violon hát và nghe cả lá rơi cất tiếng hát
(!).
Cái
thú của Thi Sĩ là không biết thiên nhiên hát hay người yêu hát hay chính ta
hát!!!
Anh
chàng Ngọc vào chùa tìm người yêu, nghe chuông chùa cất lên tiếng hát chẳng là
thú vị sao?
Công
Tử Nguyễn Du, con tể tướng, em tể tướng! Hẳn công tử rất đẹp trai và hay nghe
hát. Nhưng những khúc hát trong đời chìm nổi của chàng buồn day dứt! Chàng cảm
người đẹp, cảm tiếng hát, nhưng tiếng hát làm chàng lang thang nhiều nỗi buồn:
Cung đàn lựa
những ngày xưa
Mà gương bạc
mệnh bây giờ là đây
Vũ
Hoàng Chương thất tình, lang thang hè phố, qua dancing, chẳng thích nhạc rập
rình chút nào (chính Thầy nói với tôi rằng lúc đó Thầy không biết khiêu vũ là
gì). Chàng về nhà buồn so, ngồi tưởng tượng tiếng hát của
ma:
Giàn dưa
chìm tiếng tơ đồng bẻ bai
Nguyên
Sa dạo bờ sông Seine, muốn nghe tiếng hát của giòng sông, mà tiếng hát của xa
xăm làm lòng chàng cứ mềm đi… mềm đi.
Cũng trên bờ sông Seine, Ngô Thụy Miên cứ ôm đàn, ôm đàn…
mà nào có quên được! Chỉ thấy mưa rơi trên phím đàn… làm chàng...
Cái đàn hát của Xuân Diệu nó mới lạ lùng chứ! Không biết
tiếng đàn hay tiếng sỏi, nó cứ đẹp long lanh… long lanh mà chàng thi sĩ thấy nó
đẹp như… lệ ngân! Đêm khuya chàng nín thở… nổi buồn của chàng cứ dâng cao… cao
mãi… đến tận sao Khuê!
Nếu Xuân Diệu gửi hồn thơ nhạc lên sao Khuê thì con hổ Thế
Lữ gần gũi chúng ta hơn. Hổ này không chịu sống trong vườn Bách Thú, đã đi theo
tiếng gọi của Giang Sơn mà lòng còn vương vấn Tiếng Hát Bên Sông:
Âm thầm từ biệt cô thôn nữ
Cô đứng bên sông không hát nữa
Lòng ta thổn thức dường đê mê
Nhịp với
lòng ai dường than thở
Ta đi xây
dựng bước tương lai
Để lại bên
sông kẻ ngậm ngùi
Chí nặng bốn
phương trời đất rộng
Từ nay
thêm bận nỗi thương ai
CDM
1 comment:
Thầy vừa đọc thơ và vừa làm thơ.
LDCT
Post a Comment