_____________
MAI THẢO
Chương 2
Bữa cơm không ngon miệng chút nào hết. Nhã cũng ăn rất ít, nói là để dành bụng cho món bào ngư nấu nấm trong bữa cơm tiệm Thiều mời chiều hôm nay.
Đóng cửa buồng lại, buông những tấm rèm xuống, đẩy buổi trưa nắng thật xa ngoài những khung cửa đóng lại, tôi thả mình nằm xuống mặt đệm. Mắt nhắm lại, đầu óc tôi như một bóng rợp khổng lồ phủ xuống. Và tôi lại nhớ đến Trường. Nói chuyện với chàng. Tôi với Trường luôn luôn có những buổi nói chuyện như vậy. Tôi nằm một mình, tôi tưởng tượng đến chàng, hình dung chàng ở xa, gọi chàng về gần trong tâm tưởng. Và nói chuyện. Tôi kể cho chàng nghe những gì xảy ra ở Sàigòn. Cho tôi. Cho những người chung quanh. Có như là mỗi ngày tôi làm một bản tường trình ngắn về những chuyện xảy ra mà tôi muốn nói cho chàng biết.
Người đàn ông tên Phan gặp ở quán nước buổi sáng hôm nay càng làm cho tôi nhớ đến Trường nhiều hơn. So sánh, hai người đàn ông khác biệt nhau một trời một vực. Phan giống như tất cả mọi người. Phan là mẫu số chung cho tất cả những người đàn ông ta thấy ở ngoài đường, đụng đầu ở ngã tư, nhìng thấy nhưng quên ngay bởi vì họ không có một sắc thái gì đặc biệt. Đời sống của những người đàn ông này mờ nhạt, phẳng lặng, không bao giờ có những dấy động lớn lao.
Trường thuộc về loại đàn ông đặc biệt. Sống với Trường là một cuộc phiêu lưu vĩ đại. Mỗi buổi sáng với chàng là một chân trời mới mở vào một này mới lạ hoàn toàn so với ngày hôm trước đó. Chàng sống như gió, như mây, không bao giờ những dấu chân chàng đi theo một con đường nhất định.
Tôi cứ nghĩ miên man về Trường như vậy, cho đến khi hai mi mắt trĩu nặng dần dần. Buỏi trưa thiêm thiếp trong ngôi nhà nhỏ. Tầm mắt tôi tối lại. Những hình ảnh nhạt nhòa.
Tiếng gõ cửa buồng làm tôi bừng tỉnh. Vẫn con nhỏ phá rối, giọng nó lanh lảnh:
- Chị Tuyền.
Tôi nằm im làm bộ ngủ say. Không được. Nó đấm cửa thình thình.
- Đừng có vờ em. Em biết chị chưa ngủ.
Tôi hét lớn:
- Bước đi chỗ khác cho tao ngủ.
- Ngủ thật không?
Tôi hét lớn hơn:
- Tao không đùa với mày.
Tiếng Nhã ở phía ngoài:
- Thôi vậy. Có cái này đưa cho chị, chị ngủ thì để lúc khác vậy.
Tôi chồm khỏi giường. Tôi chạy ra mở cửa, túm chặt lấy con nhỏ:
- Mày vừa nói gì?
Nó nhoẻn miệng cười:
- Chẳng nói gì hết.
Tôi nắm chặt tay nó quắc mắt:
- Mày vừa nói cái gì? Tao nghe thấy rõ ràng. Của tao thì đưa ngay đây cho tao.
- Cái gì của chị mới được chứ?
- Thư! Thư của tao!
- Thư nào?
Tôi dịu giọng:
- Thư anh Trường gửi cho tao.
- Làm gì có thư của anh Trường đâu.
- Có! Đừng có láo! Đưa đây!
Con nhỏ vùng chạy. Tôi rượt theo. Tôi nói không sai chút nào. Nhã cầm trong tay một chiếc phong bì thật. Nhìn thấy chiếc phong bì, tôi cuống lên, rượt Nhã bằng được. Nhưng tôi không chạy nhanh bằng Nhã. Nó như con thỏ, không làm sao túm lại được.
Nhã đùa thật dai, thật ác. Nó chạy vòng mấy cái ghế bành, chạy quanh bàn ăn, vừa chạy vừa cười khúc khích. Đuổi không được, tôi làm bộ giận ngồi phịch xuống ghế. Khi đó nó mới chịu quay lại, nhưng vẫn chưa đưa ngay lá thư.
- Sao? Còn ngủ nữa không?
Tôi làm mặt nghiêm:
- Không phải là chuyện cô sắp đi lấy chồng, dời khỏi nhà này mà cô hỗn với chị cô được đâu.
Lời mắng không có mảy may hiệu nghiệm. Nhã điềm nhiên giơ cao lá thư lên, làm bộ xé phong bì.
Tôi hoảng hốt:
- Con quỷ! Mày làm gì thế?
- Kiểm duyệt.
Tôi quát:
- Cấm! Không đưa, chiều nay đừng hòng rủ tao vào Chợ Lớn!
Nhã sợ liền. Thì ra yêu là như thế. Hễ thấy cái gì động chạm đến tình yêu của mình thì cái đó làm cho mình sợ ngay. Với tôi sáng nay, cái đó là cái thư của Trường mới gửi về. Với Nhã, là bữa cơm chiều với người chồng sắp cưới của nó mà nó đã muốn tôi phải có mặt. Nhã ngoan ngoãn trao lá thư cho tôi. Và chừng như nó cũng biết rằng một lá thư tình phải được đọc một mình, trong một cảnh trí yên tĩnh hoàn toàn, Nhã bỏ xuống nhà dưới.
Với lá thư của Trường trên tay, như một báu vật không có vàng bạc nào trên đời mua nổi, cái góc phòng khách bỗng nhiên được bao phủ trong một bầu không khí ấm áp lạ thường.
Chừng như lúc này không còn là một buổi trưa nắng chói chang của mùa hè, mà là một buổi sáng mùa thu man mác. Thời gian ngừng lại, vây quanh niềm hạnh phúc tuyệt đối của tôi lúc này, phút này, là một lá thư. Thu hai chân lên ghế, toàn thân êm ái trong một rung động tuyệt vời, tôi cẩn thận xé tờ phong bì, lấy ra lá thư, đọc không sót một chữ.
“Em yêu dấu”. Bao giờ Trường cũng mở đầu như thế: Em yêu dấu. Thư Trường viết trên thứ giấy có tên và địa chỉ của một khách sạn lớn ở Ba-Lê 1. Lá thư không dài lắm, và sự ngắn ngủi của nó là điều duy nhất làm cho tôi thất vọng. Tôi thường đòi Trường phải viết dài gấp hai, gấp ba thư này, nhưng con người hoại động, nay đây mai đó ở Trường không phải là để viết những lá thư dài, kể lể tỉ mỉ này nọ. Thư viết dài, phải từ một bàn tay đàn bà, Trường thường cười và nói đùa như vậy. Có điều là ngắn, nhưng thư Trường không bao giờ là một thiếu sót. Tôi có cảm tưởng như người khác viết 10 câu, chàng chỉ cần viết một, người khác viết 10 chuyện toàn là những chuyện rông dài không đáng nói, duy điều Trường thuật lại mới là điều đáng nói mà thôi. Lẽ tất nhiên là tôi chủ quan. Yêu là chủ quan mà! Và cũng bởi vậy mà những lá thư của Trường ngắn gọn, không văn chương, không cầu kỳ, với tôi là những lá thư hay nhất.
Chữ viết của Trường là tất cả chàng. Mạnh mẽ, xô chuyển, như những hàng chữ cũng là những bước chân lúc nào cũng di chuyển, cũng bay nhảy trên những con đường. Thư này chàng kể chuyện cho tôi về mùa xuân đã về trên những hè phố Ba-Lê. Chàng nói từ mấy ngày nay, tuyết đã tan, trời đã cao, chim én đậu trên những hàng dây điện, và tuy chưa có nắng, nhưng trong không khí còn buốt lạnh đã như thấp thoáng những tia hồng đầu tiên báo tin những ngày nắng sắp về. Chàng nói chàng còn phải ở lại Ba-Lê chừng một tuần nữa. Sau đó, chàng xuống một vài thị trấn ở miền Nam nước Pháp, sau khi sang Luân-Đôn 2.
Tâm hồn tôi rào rạt yêu thương khi tôi đọc tiếp đến đoạn chàng hỏi tôi về những chuyện ở nhà. Chàng nói chàng nhớ tôi, rằng “không có một người đàn bà Paris nào đẹp bằng Tuyền”, rằng chàng sẽ cố gắng thu xếp thật nhanh mọi công việc để trở về Sàigòn, chậm nhất là một tháng nữa.
Đóng cửa buồng lại, buông những tấm rèm xuống, đẩy buổi trưa nắng thật xa ngoài những khung cửa đóng lại, tôi thả mình nằm xuống mặt đệm. Mắt nhắm lại, đầu óc tôi như một bóng rợp khổng lồ phủ xuống. Và tôi lại nhớ đến Trường. Nói chuyện với chàng. Tôi với Trường luôn luôn có những buổi nói chuyện như vậy. Tôi nằm một mình, tôi tưởng tượng đến chàng, hình dung chàng ở xa, gọi chàng về gần trong tâm tưởng. Và nói chuyện. Tôi kể cho chàng nghe những gì xảy ra ở Sàigòn. Cho tôi. Cho những người chung quanh. Có như là mỗi ngày tôi làm một bản tường trình ngắn về những chuyện xảy ra mà tôi muốn nói cho chàng biết.
Người đàn ông tên Phan gặp ở quán nước buổi sáng hôm nay càng làm cho tôi nhớ đến Trường nhiều hơn. So sánh, hai người đàn ông khác biệt nhau một trời một vực. Phan giống như tất cả mọi người. Phan là mẫu số chung cho tất cả những người đàn ông ta thấy ở ngoài đường, đụng đầu ở ngã tư, nhìng thấy nhưng quên ngay bởi vì họ không có một sắc thái gì đặc biệt. Đời sống của những người đàn ông này mờ nhạt, phẳng lặng, không bao giờ có những dấy động lớn lao.
Trường thuộc về loại đàn ông đặc biệt. Sống với Trường là một cuộc phiêu lưu vĩ đại. Mỗi buổi sáng với chàng là một chân trời mới mở vào một này mới lạ hoàn toàn so với ngày hôm trước đó. Chàng sống như gió, như mây, không bao giờ những dấu chân chàng đi theo một con đường nhất định.
Tôi cứ nghĩ miên man về Trường như vậy, cho đến khi hai mi mắt trĩu nặng dần dần. Buỏi trưa thiêm thiếp trong ngôi nhà nhỏ. Tầm mắt tôi tối lại. Những hình ảnh nhạt nhòa.
Tiếng gõ cửa buồng làm tôi bừng tỉnh. Vẫn con nhỏ phá rối, giọng nó lanh lảnh:
- Chị Tuyền.
Tôi nằm im làm bộ ngủ say. Không được. Nó đấm cửa thình thình.
- Đừng có vờ em. Em biết chị chưa ngủ.
Tôi hét lớn:
- Bước đi chỗ khác cho tao ngủ.
- Ngủ thật không?
Tôi hét lớn hơn:
- Tao không đùa với mày.
Tiếng Nhã ở phía ngoài:
- Thôi vậy. Có cái này đưa cho chị, chị ngủ thì để lúc khác vậy.
Tôi chồm khỏi giường. Tôi chạy ra mở cửa, túm chặt lấy con nhỏ:
- Mày vừa nói gì?
Nó nhoẻn miệng cười:
- Chẳng nói gì hết.
Tôi nắm chặt tay nó quắc mắt:
- Mày vừa nói cái gì? Tao nghe thấy rõ ràng. Của tao thì đưa ngay đây cho tao.
- Cái gì của chị mới được chứ?
- Thư! Thư của tao!
- Thư nào?
Tôi dịu giọng:
- Thư anh Trường gửi cho tao.
- Làm gì có thư của anh Trường đâu.
- Có! Đừng có láo! Đưa đây!
Con nhỏ vùng chạy. Tôi rượt theo. Tôi nói không sai chút nào. Nhã cầm trong tay một chiếc phong bì thật. Nhìn thấy chiếc phong bì, tôi cuống lên, rượt Nhã bằng được. Nhưng tôi không chạy nhanh bằng Nhã. Nó như con thỏ, không làm sao túm lại được.
Nhã đùa thật dai, thật ác. Nó chạy vòng mấy cái ghế bành, chạy quanh bàn ăn, vừa chạy vừa cười khúc khích. Đuổi không được, tôi làm bộ giận ngồi phịch xuống ghế. Khi đó nó mới chịu quay lại, nhưng vẫn chưa đưa ngay lá thư.
- Sao? Còn ngủ nữa không?
Tôi làm mặt nghiêm:
- Không phải là chuyện cô sắp đi lấy chồng, dời khỏi nhà này mà cô hỗn với chị cô được đâu.
Lời mắng không có mảy may hiệu nghiệm. Nhã điềm nhiên giơ cao lá thư lên, làm bộ xé phong bì.
Tôi hoảng hốt:
- Con quỷ! Mày làm gì thế?
- Kiểm duyệt.
Tôi quát:
- Cấm! Không đưa, chiều nay đừng hòng rủ tao vào Chợ Lớn!
Nhã sợ liền. Thì ra yêu là như thế. Hễ thấy cái gì động chạm đến tình yêu của mình thì cái đó làm cho mình sợ ngay. Với tôi sáng nay, cái đó là cái thư của Trường mới gửi về. Với Nhã, là bữa cơm chiều với người chồng sắp cưới của nó mà nó đã muốn tôi phải có mặt. Nhã ngoan ngoãn trao lá thư cho tôi. Và chừng như nó cũng biết rằng một lá thư tình phải được đọc một mình, trong một cảnh trí yên tĩnh hoàn toàn, Nhã bỏ xuống nhà dưới.
Với lá thư của Trường trên tay, như một báu vật không có vàng bạc nào trên đời mua nổi, cái góc phòng khách bỗng nhiên được bao phủ trong một bầu không khí ấm áp lạ thường.
Chừng như lúc này không còn là một buổi trưa nắng chói chang của mùa hè, mà là một buổi sáng mùa thu man mác. Thời gian ngừng lại, vây quanh niềm hạnh phúc tuyệt đối của tôi lúc này, phút này, là một lá thư. Thu hai chân lên ghế, toàn thân êm ái trong một rung động tuyệt vời, tôi cẩn thận xé tờ phong bì, lấy ra lá thư, đọc không sót một chữ.
“Em yêu dấu”. Bao giờ Trường cũng mở đầu như thế: Em yêu dấu. Thư Trường viết trên thứ giấy có tên và địa chỉ của một khách sạn lớn ở Ba-Lê 1. Lá thư không dài lắm, và sự ngắn ngủi của nó là điều duy nhất làm cho tôi thất vọng. Tôi thường đòi Trường phải viết dài gấp hai, gấp ba thư này, nhưng con người hoại động, nay đây mai đó ở Trường không phải là để viết những lá thư dài, kể lể tỉ mỉ này nọ. Thư viết dài, phải từ một bàn tay đàn bà, Trường thường cười và nói đùa như vậy. Có điều là ngắn, nhưng thư Trường không bao giờ là một thiếu sót. Tôi có cảm tưởng như người khác viết 10 câu, chàng chỉ cần viết một, người khác viết 10 chuyện toàn là những chuyện rông dài không đáng nói, duy điều Trường thuật lại mới là điều đáng nói mà thôi. Lẽ tất nhiên là tôi chủ quan. Yêu là chủ quan mà! Và cũng bởi vậy mà những lá thư của Trường ngắn gọn, không văn chương, không cầu kỳ, với tôi là những lá thư hay nhất.
Chữ viết của Trường là tất cả chàng. Mạnh mẽ, xô chuyển, như những hàng chữ cũng là những bước chân lúc nào cũng di chuyển, cũng bay nhảy trên những con đường. Thư này chàng kể chuyện cho tôi về mùa xuân đã về trên những hè phố Ba-Lê. Chàng nói từ mấy ngày nay, tuyết đã tan, trời đã cao, chim én đậu trên những hàng dây điện, và tuy chưa có nắng, nhưng trong không khí còn buốt lạnh đã như thấp thoáng những tia hồng đầu tiên báo tin những ngày nắng sắp về. Chàng nói chàng còn phải ở lại Ba-Lê chừng một tuần nữa. Sau đó, chàng xuống một vài thị trấn ở miền Nam nước Pháp, sau khi sang Luân-Đôn 2.
Tâm hồn tôi rào rạt yêu thương khi tôi đọc tiếp đến đoạn chàng hỏi tôi về những chuyện ở nhà. Chàng nói chàng nhớ tôi, rằng “không có một người đàn bà Paris nào đẹp bằng Tuyền”, rằng chàng sẽ cố gắng thu xếp thật nhanh mọi công việc để trở về Sàigòn, chậm nhất là một tháng nữa.
No comments:
Post a Comment