___________________
CHÂN DIỆN MỤC
Trực giác là cảm nhận biết liền .
Còn suy luận là tìm hiểu , phân tích , mổ xẻ để biết !
Tôi
chơi trò chơi điện tử với con nít , mười lần … thua hết mười vì con nít nó cảm
nhận rất mau … không mầy mò tìm hiểu như tôi ! Khi tôi bị “ tử “ thì tiếc ngẩn
ngơ … nghĩ … tại sao tử . Tuổi trẻ không ngừng một sát na , cứ việc bấm lia …
bường tới … !
Tôi
thường ngồi một mình ngẫm nghĩ cho là tuổi trẻ bây giờ suy luận kém quá !!!
Hồi
trẻ tôi học luận văn : Tả cảnh trước hết , rồi tới tả tình … sau cùng mới là
văn nghị luận ! Chao ôi ! Mới học cấp hai tôi đã làm bài luận văn thầy cho : Tập
quán ban đầu là khách qua đường … sau trở thành người bạn thân … cuối cùng trở
nên ông chủ khó tính !!! ( như nghiền cà phê , thuốc lá chẳng hạn ) . Bây giờ
ra đề một loại như thế này thì học sinh cho là … rắc rối quá !!!
Học
sinh bây giờ giải quyết giải những vấn đề tôi chào thua luôn ! Người
ta cho một loạt hình để học sinh nhận biết những hình giống nhau , khác nhau !
Chúng giải quyết trong nháy mắt ! Không ngồi suy luận … tìm hiểu dài dòng như
tôi !
Học
sinh bây giờ có lẽ không ưa những từ như : suy luận , suy tư , tư duy . Các cụ
xài chữ tư nghị mà ngày nay tuổi trẻ nghe lạ tai quá ! Nhưng thơ xưa của các cụ
cho là không thể phê bình theo kiểu ngày nay được (!) . Không hiểu á ? Các cụ
cho là Bất Khả Tư Nghị !!! ( Thực ra thì các loại thơ Tân Hình Thức bây giờ
cũng là loại Bất Khả Tư Nghị đấy chứ )
Thơ
Trần Tử Ngang :
Tiền
bất kiến cổ nhân
Hậu
bất kiến lai giả
Niệm
thiên địa chi du du
Độc
sảng nhiên chi thế há
Nhìn
trước không thấy ai
Ngó
sau không người tới
Nghĩ
trời đất du du
Tự
nhiên mình rơi lệ
Chẳng
thể mổ xẻ được
Thơ
Mạnh Hạo Nhiên
Bất
tài Minh Chủ khí
Đa
bệnh cố nhân sơ
Mình
bất tài thì Minh Chúa bỏ
Lắm
bệnh thì bạn bè sơ tình
Không
thể nghị luận được
Thơ
Tô Đông Pha
Đãn
nguyện tử tôn ngu thả độn
Vô
tai vô hại đáo công khanh
Chỉ
ước cho con cháu ngu và đần
Không
bị tai nạn , làm tới Công Khanh
Không
thể tìm hiểu , tư duy , đúc kết được ?
C.D.M.
MẤY BỒ
SÁCH
Hồi bé xíu tôi được cha tôi dạy : Để cho
con một rương vàng , không bằng để cho con một rương sách .
Lớn lên một chút thấy Cao Bá Quát nói : Trong thiên hạ có bốn bồ sách , tôi chiếm
hết hai , anh tôi Bá Đạt chiếm một , còn một bồ chia cho thiên hạ !
Tôi không biết là Bồ có trước , rồi sau này mới có Rương ! Tôi không biết có phải
người giầu có rương , người nghèo có bồ , và người nghèo nữa thì chất chữ nghĩa
trong bụng ( như lá sách của trâu bò ) . Những người này khi sợ mối mọt thì ở
trần ra , nằm ngửa , phơi nắng giữa sân cho khỏi … mọt !!!
Một hai bài văn thơ thì người ta không bỏ túi , bỏ bị … mà cuộn tròn lại bỏ
trong ống nứa , nút nắp đàng hoàng , tránh mưa gió !!!
Các cụ ơi ! Khi người Pháp tới thì ta mới có kệ sách ! Các cụ đâu có xếp sách
ngay ngắn và đánh số a,b,c,1,2,3 theo số Ả Rập !!! Các cụ đánh dấu : Giáp
, Ất , Bính , Đinh chứ có ghi Nhất Nhị Tam Tứ đâu !
Có một ông Tây trích dẫn mạo tác vài Châu Phê của vua Nguyễn ! Hình như ông
Trương Bá Phát thấy chuyện mạo tác đó ! Nhưng ngày nay chẳng ai biết mấy Châu
Phê mạo tác đó ! vì Châu Phê đã bị mối mọt và … phơi phong đảo lộn rồi!!!
Ngày nay mà rờ tới “ Châu Phê “ Triều Nguyễn thì … có mà hộc máu mồm máu mũi.
Càng xếp đi , xếp lại càng đảo lộn !!!??? . Bố con ông Cao Xuân Dục , Cao Xuân
Tiếu rất uyên bác và có Tây học cũng còn khổ sở , khốn đốn vì cái đảo lộn đó !
Mấy ông chỉ học tới lớp ba cũng học đòi mã hoá , nghiên cứu , chú thích thì …
thật là mò kim đáy biển .
Mấy ông chú thích tờ a , tờ b làm cho ta ngỡ ngàng … không biết ổng đang nghiên
cứu bản nào ? Sao không ghi Ất , Giáp để người ta biết bản cổ cỡ nào ! Làm thế
có khác nào nói chuyện trên cung trăng !
Cụ Nguyễn Khuyến than :
Sách vở ích gì cho buổi ấy
Là cụ
nói những sách Nôm sách Hán đã viết “ Đằng Tả “ , Hiện Đại hóa và chú
thích đàng hoàng đứng đắn , chứ sách trong mớ bòng bong thì … thì chỉ ích cho
những người khảo cứu văn học sử mà thôi ! Chứ sách Cổ , Rất Cổ đối với người
bình thường thì … chỉ đáng vứt vào sọt rác !
Đó
là những bản sao chép gửi cho viện Viễn Đông Bác Cổ của người Pháp để lãnh tiền
! vì mấy ông Tây này trả tiền bản càng Cổ càng Đắt !!!???
No comments:
Post a Comment