CẬU hai Ngọc, con thầy Cai Tổng, kề miệng vào tai ông Bảy:
- Có cái này bí mật và nguy hiểm lắm.
Cậu lấy ngón tay gõ ba cái lên túi áo "sơ mi sở thú" của cậu, và trợn mắt nói tiếp:
- Nguy hiểm lắm, chớ không chơi nghe?
Ông già hỏi:
- Cái gì mà nguy hiểm vậy cậu Hai?
- Có cô Thanh ở nhà không?
- Dạ có, để tôi kêu nó ra.
Ngọc khoát tay lia lịa:
Ông Bảy khẽ gọi con gái. Cô Thanh trong bếp đi ra, thấy mặt Ngọc cô chau mày tỏ vẻ khó chịu:
- Chào cậu Hai.
Ngọc bước đến gần cô, cô lùi một bước. Cậu hỏi:
- Cô có liên lạc với bọn trong khu không?
Thanh phản đối ngay:
- Trời ơi! Cậu Hai hỏi cái chi lạ vậy, cậu Hai? Tôi biết ai ở trong khu mà liên lạc?
Ngọc làm ra vẻ sợ sệt:
- Xuýt! Nói nho nhỏ, chớ cô Thanh! Chuyện này quan trọng lắm chớ không phải chơi đa cô! Cô không liên lạc với bọn trong bưng, sao có cái thơ đây? Nè... cô... coi...
Ngọc móc trong túi áo sơ mi, lấy ra một mảnh giấy đã gấp làm hai. Cậu mở giấy ra đưa cho Thanh coi, nhưng cậu vẫn nắm chặt sợ Thanh giựt mất. Cậu nói:
- Nè, tôi đọc cho ông Bảy nghe:
Ngày... tháng... 1949
Đồng-chí Nguyễn-Thị-Thanh
Chúng tôi đã nhận được 2000$00 cách hai tháng nay của đồng chí và hai hộp thuốc Danégan. Đợi đồng chí gởi thêm tiền và thuốc. Cám ơn.
Chào quyết thắng,
T. K.
Cậu gấp giấy lại, bỏ vô túi, rồi nói:
- Đó, bằng chứng rõ ràng thấy chưa?
Thanh tức giận hỏi:
- Xin lỗi cậu Hai, cậu lượm giấy đó ở đâu?
- Trời ơi, cô còn hỏi tôi hả? Tôi thương cô quá tôi mới đem cái thư này cho cô coi, chớ cô tưởng đâu tôi gạt cô sao? Tôi có người bạn thân, hiện giờ nó làm lính thân binh trong quân đội Pháp. Vừa rồi, nó đi ráp bố trong bưng, bắt được mấy thằng Việt-minh, lục soát trong người có một đứa làm liên lạc, có cái giấy này trong túi áo. Nó khai là thơ của ủy ban gởi cho cô Thanh ở làng này, tức là cô đó. Bất ngờ trời đất xui khiến số cô khỏi bị tù. Thằng bạn thân binh gặp tôi, tôi mời nó đi nhậu, nó mới đưa tôi coi cái thơ bí mật. Thấy gởi đề tên cô, tôi hết hồn! Tôi biểu nó: "Thôi mầy, cô Thanh là vị hôn thê của tao, mầy đừng bắt cô tội nghiệp". Xin lỗi cô, tôi phải nói như vậy đó, nó mới chịu đưa cái thơ cho tôi, và dặn tôi nếu lần sau nó còn bắt được cô tiếp tế cho Việt-minh, thì nó không tha đâu. Nhưng tôi chịu bảo đảm cho cô rồi. Không sao đâu, cô Thanh.
Thanh bình tĩnh đáp:
- Xin lỗi cậu Hai, tôi không có tiếp tế cho ai bao giờ hết. Tôi không có liên lạc gì với ai hết. Chuyện 2000$00 và hộp thuốc Danégan là chuyện bịa đặt. Làm gì có chuyện đó? Tự nhiên tôi không có mà đặt điều vu khống cho tôi sao được?
Cậu Hai vẫn nói nhỏ:
- Bằng chứng rành rành ra đây, rõ như ban ngày, cô còn chối sao? Nhưng cô đừng sợ, tôi đã bảo đảm cho cô mà! Nếu cô bằng lòng về làm dâu cho Ba má tôi, thì chuyện gì cũng êm xuôi hết!
Thanh cười gằn:
- Trời ơi! Chuyện này thật là kỳ cục!
- Để tôi nói hết cho cô nghe. Chuyện này đâu có phải là chuyện bịa đặt! Nhưng đây là chuyện bí mật. Cô Thanh, tôi thương cô, tôi không nỡ để cô bị bắt bớ tù tội. Cô mà bị bắt, thì cô bỏ cha già đói rách trơ trọi một thân một mình ở cái lều tranh dốt nát hay sao? Bây giờ ông Bảy đã yếu đuối, còn có một mình cô mà cô không lo phụng dưỡng để đền ơn sanh thành hay sao? Cô có học lẽ nào cô phạm tội bất hiếu với cha già? Cô muốn cứng đầu cứng cổ, thì có lợi chi cho cô không? Cô báo đáp được ơn cha nghĩa mẹ không? Chi bằng cô nghe tôi đây thì hạnh phúc hoàn toàn biết bao! Cô lấy tôi thì tôi lo cho hết mọi việc để cô sung sướng giàu sang, hạnh phúc đầy đủ hơn ai hết. Tôi thương cô tức là tôi phải thương Ba cô. Tôi sắm áo quần cho ông Bảy, tôi lo thuốc thang tẩm bổ cho ông Bảy. Tôi nói thiệt đó, chớ tôi không nói gạt cô đâu. Cô nghĩ coi, cô Thanh...
Thanh ngắt lời ngay:
- Cậu Hai không cần nói nhiều. Một là tôi không xứng đáng làm bạn với cậu. Hai là cậu không xứng đáng làm bạn với tôi.
- Chà! tôi không xứng đáng làm bạn với cô à! Cô kiêu-ngạo ít ít vậy chớ, cô Hai! Tôi có vàng bạc châu báu. Tôi đem gia tài ruộng đất của tôi mà mua mấy trăm mấy ngàn cô tiểu thơ Sàigòn cũng được mà! Nhưng không đâu cô Hai à. Tôi chỉ quý cô bởi lẽ cô là người nết na hiền lành mà tôi biết từ thuở nhỏ. Tôi yêu cô, tôi chìu cô, tôi quý cô, cô về làm vợ tôi thì cô muốn gì được nấy mà ! Cô lên Sàigòn ở vói tôi, cô cũng biết tôi có mấy dẫy phố lầu ở trên đó chớ ! Cô đi xe Huê kỳ, cô ở nhà lầu sang trọng, cô đeo hột xoàn đầy cổ, đầy tay, cô có kẻ hầu người hạ. Có sướng hơn không?
- Tôi không cần cậu khoe tiền tài với tôi.Tiền tài !!! Cậu tưởng đâu cậu đem vàng, bạc châu báu nhử được tôi sao?
- Cô Thanh ơi, tôi nói vậy cũng có hơi khoe khoang một chút, cô đừng giận tôi, nghe cô! Nhưng cô nghĩ kỹ lại coi, mặc dầu cô thiệt đẹp, cô đẹp như tiên sa hạ giới, nhưng mà cô nghèo ! Cô phải đi cuốc khoai mướn.Cô phải đi gặt lúa mướn, cô phải đi xay gạo mướn cho nhà giàu. Cô ở trong làng này, mà cô nghèo thì chẳng lẽ người đẹp như cô, có học thức như cô, lại đi lấy một thằng tá điền sao chớ?
Thanh chận đứng lại:
- Xin lỗi cậu Hai, tôi nói trắng ra để dứt khoát câu chuyện của cậu, là tôi không thể lấy cậu được.
- À cô không muốn lấy một chàng trai trẻ thông minh, nhiều tiền nhiều bạc như tôi, để cô đi lấy một thằng tá điền hả?
- Phải, thà tôi lấy một thằng tá điền.
- Vậy thì cô ương ngạnh quá rồi. Còn cái thơ liên lạc của Việt minh đây, cô nghĩ sao? Nếu cô bằng lòng làm vợ tôi thì tôi bảo đảm cho cô khỏi tù tội. Còn không thì tôi trả cái thư này lại cho lính Partisans để họ bắt cô !
- Tôi vô tội, tôi không sợ ai hết.
Ngọc dịu giọng:
- Cô Hai ! Tôi không nỡ để cô bị tù ! Tôi thương cô lắm. Cô đừng giận tôi, cô Hai !... Cô đẹp quá, cô Hai... Tôi yêu cô quá cô Hai!...Cô Hai...
Ngọc nhảy xổ tới ôm đại cô Thanh. Thanh hất hắn ra:
- Cậu này làm cái gì khốn nạn vậy ?
Ngọc nhảy xổ tới như điên, cứ nhảy xổm vào. Thanh chạy trốn xuống bếp. Nó chạy theo xuống bếp, nó vật ngả cô xuống đất, nằm đè lên, miệng lẩm bẩm như kẻ mất trí:
- Thanh ơi !... Thanh đẹp quá... Thanh đẹp quá... tôi yêu Thanh quá... Thanh ơi
Nhưng Thanh dẫy dụa, đạp thằng vũ phu một đạp, nó lăn ra. Nó lại bò dậy, sấn tới ôm choàng lấy cô. Cô tức mình cắn nơi tay nó một miếng thật đau, nó lật đật buông ra. Thanh ngồi dậy được, áo đã bị nó xé rách toạc một miếng lớn. Thanh chạy ra ngoài kêu cứu. Con quỉ dâm dục còn rán chạy theo ôm Thanh vật xuống ngay trên manh chiếu rách ở sâu sau. Thanh kêu la, dẫy dụa, hai chân đẫy nó ra, thì ông Bảy trông thấy cảnh tượng dã man, nóng lòng sợ con gái mình cự không lại thằng khốn nạn, ông liền chạy vô bếp, lấy con dao phay ném vào tay nó. Con dao chặt nhằm bàn tay phải của nó, lẽo rớt một miếng thịt. Máu chảy túa lụa.
Ngọc không được thỏa mãn, Xấu hổ và tức giận, ôm bàn tay bị thương chạy ù về nhà.
°
Ba đêm sau vào khoảng mười giờ, Thanh ngồi trên giường bóp rượu thuốc cho cha, bỗng nghe ba tiếng súng nổ. Một viên đạn bay vèo phớt nóc nhà.
Ông già hoảng hốt hỏi Thanh:
- Cái gì vậy con?
- Súng nổ, Ba à.
Liền lúc đó hai người võ trang, ‘‘lính thân binh’’ của quân đội Pháp, đập cửa xô vào. Ngọc đi vô sau với một người nữa mặc thường phục. Ngọc chỉ cô Thanh:
- Nó đó.
Hai người lính chạy lại nắm tay Thanh, Thanh kháng cự:
- Sao các ông bắt tôi?
Ngọc, tay mặt bị băng bó vì vết thương ba hôm trước, đưa tay trái đấm một thoi vào má Thanh:
- Mầy còn hỏi hả? Con chó, mày!
Hai người lính còng tay Thanh, lấy bá súng giọng vào lưng cô;
- Đi, mầy!
Họ đẩy cô Thanh đi. Ra giữa sân, Thanh còn nghe trong nhà tiếng của cha cô vừa run vừa khóc:
- Sao cậu dẫn lính tới bắt con tôi, cậu Hai?
Tiếng Ngọc hằm hằm:
- Còn thằng già này, bữa nay mày biết tao...
Cô Thanh chỉ nghe được mấy tiếng đó, rồi cô bị hai người lính đẫy cô lên xe Jeep, xe rồ máy chạy.
Trời tối như mực. Mấy tiếng súng lại nổ lốp bốp. Cả làng đều khiếp sợ, im thim thíp. Không một người nào dám ló dạng ra để coi thử chuyện gì. Cho mãi đến sáng, cả làng vẫn còn bị đè nặng dưới ảm đảnh tấn kịch rùng rợn, bí mật trong đêm khuya tại nhà ông Bảy.
°
Mảnh giấy nhỏ với mấy giòng chữ ngây ngô mà Ngọc đưa ra, nói là ‘‘Bức thơ trong khu’’ gửi về cho ‘‘Đồng chí Thanh’’ chỉ là một tài liệu hoàn toàn bịa đặt, do Ngọc mượn người khác viết ra, cốt để dọa Thanh, ép Thanh lấy hắn mà thôi.
Ép Thanh không được, lại bị nhục nhã, bị một vết thương nơi tay, Ngọc mới tìm cách trả thù. Hắn đem cái ‘‘thơ’’ vu cáo ấy đi trình với viên chỉ huy một đồn lính thân binh của Pháp, và tự xưng rằng chính hắn đã chận bắt được một đứa nhỏ làm liên lạc cho Việt minh, thường về làng,đưa giấy tờ cho cô Thanh.
Ngọc khai rằng đứa nhỏ thừa lúc hắn vô ý, đã trốn thoát, nhưng hắn đã xét lấy được cái ‘‘thơ’’ kia. Để thưởng Ngọc về công trạng của hắn, viên quan tư Pháp cho hắn một trăm đồng bạc. Nhưng Ngọc lấy tiền ấy cho lại hai người thân binh được lịnh theo hắn về làng để bắt cô Thanh được một trăm đồng, hai người lính sốt sắn lắm. Còn người mặc thường phục đi với hắn là nhơn viên của một cơ quan trinh thám Pháp bạn của Ngọc, đã được Ngọc bao cho nhậu nhẹt, hát xướng, chơi bời đĩ điếm. Ngọc nhờ người ấy giúp hắn trả thù hai cha con cô Thanh. Ngọc lấy tiền túi cho hắn hai trăm đồng.
Sáng hôm sau, dân chúng trong làng truyền miệng với nhau rằng khi hôm lính da đen về đã khám xét nhà cô Thanh, có bắt được truyền đơn, lựu đạn, và tiền bạc nhiều lắm. Còn ông Bảy kháng cự lại thì bị nhơn viên trinh thám pháp bắn một phát vào chưn té quỵ rồi họ bắt ông chở luôn lên Saigòn.
Người đầu tiên phao truyền ra tin ấy, là một người thân tín của Ngọc, con thầy Cai Tổng.
°
Sự thật thì trong một sư đoàn Quốc gia ở chiến khu Hậu-Giang cũng có một người muốn bắt liên Iạc với Thanh.
Một buổi sáng, mười hôm sau khi cô Thanh bị bắt, một thằng bé chăn trâu ở trong làng cỡi trâu đi ngang qua nhà cô Thanh, thấy túp nhà bỏ hoang, không có ai ở hết. Cảnh tượng rất đìu hiu thảm thiết.
Nó thả trâu ăn cỏ bờ ruộng, lẻn vô nhà, thấy các cửa đều mở, nhưng đồ đạc còn nguyên. Nó lấy then gài các cửa cho chặt, rồi ra đi. Nó cỡi lên lưng trâu, đánh trâu đi ăn chỗ khác.
Thằng bé vui tánh lắm. Trong làng ai cũng mến nó, gọi nó là thằng Cùi. Không phải nó bị bịnh cùi. Chính là cái tên của cha mẹ nó đặt cho. Cha mẹ nó là hai người ăn mày trên tỉnh, ngày đi xin ăn, tối về trải manh chiếu rách ngũ dưới góc một cây mít ở ngoại ô. Suốt mười mấy năm trời, hai vợ chồng người ăn mày che chồi ở dưới góc mít, sanh được bốn đứa con trai : thằng Mít, thằng Hột, thằng Cùi, thang Xơ. Thằng Mít lớn nhứt, 14 tuổi, theo một chú chệt bán bánh mì ở Tân An làm con nuôi. Thằng Hột 13 tuổi, làm nghề đánh giày ở Cần-thơ. Thằng Út là thằng Xơ, mới có tám tuổi còn theo cha mẹ đi ăn xin.
Thằng Cùi là thằng thứ ba, 11 tuổi, được một ông điền chủ đem về ruộng nuôi cho chăn trâu. Nó thông minh lắm. Chỉ nghe lỏm học trò học, nó cũng đã thuộc hết vần quốc ngữ, và đọc được, viết được. Thật là nó học không có thầy. Ai nói chuyện gì, nó nghe qua một lần là nhớ từng câu. Lần lần nó học được chữ số, và làm được toán cộng, toán trừ. Tánh nết thì ngoan ngoãn, tuy không ai dạy bảo nhưng thấy người ta làm điều gì hay là nó hiểu, bắt chước làm theo. Nhờ vậy, nó rất lễ phép, sạch sẽ, siêng năng, hiền lành. Tóm lại, nó có rất nhiều tánh tốt mà nhiều đứa trẻ có học con nhà giàu không có.
Sáng hôm nay, nó đến thăm nhà cô Thanh, không phải là chuyện tò mò. Chính vì nó có nhận làm liên lạc cho một Sư đoàn Quốc gia trong chiến khu, thời kỳ mà người Việt Nam đủ các đảng phái đang đánh Pháp để phục hồi độc lập. Làm cách nào người ta đã tiếp xúc với nó, và tiếp xúc lúc nào, chúng ta không sao biết được. Chỉ biết rằng mười ngày sau khi Thanh bị bắt, thằng Cùi có nhận được của một người đàn bà trao lại cho nó một rẻo giấy xanh thật mỏng, dặn nó giấu kín và tìm cách trao tận tay cô Thanh
Thằng Cùi xét đoán rằng muốn biết rõ tin tức cô Thanh bị giam ở đâu, chỉ nên hỏi cậu Hai Ngọc, con thầy Cai Tổng, vì cậu Hai hay chơi thân với nhà binh Pháp. Vì vậy ngày hôm ấy và ba ngày sau, thằng Cùi tìm cách gặp cậu Ngọc và gây cảm tình. Biết tánh cậu ưa nói chuyện con gái, nó sánh đôi cậu với cô này, cô nọ, các cô gái quê trong xã. Nó khen cậu giàu sang, đẹp trai, diện áo quần bảnh và con gái mê cậu lắm. Lần lần nó hỏi:
- Hay là cậu cưới có Lịch, con ông Huyện Cảnh, Cậu Hai à?
- Úy ! Tao không thèm con đó. Tao biết nó ở Sàigon có nhiều mèo lắm mầy ơi!
- Ơ … ờ …Hay là cậu cưới cô Thanh, con ông Bảy?
- Con Thanh hả? Chớ mầy không biết nó bị bắt rồi sao?
Thằng Cùi đã biết, nhưng nó làm bộ ngớ ngẫn:
- Ủa ! Sao cô Thanh bị bắt vậy, cậu Hai?
- Tao nói cho mầy, mầy đừng nói lại cho ai biết nghe hôn? Trong làng nầy người la đồn là cô bị lính Sê-nê-ga-le (Sénégale) bắt, nhưng tao biết rõ là cô bị lính thân binh bắt.
- Trời ơi ! Tội nghiệp cho cổ quá vậy? Tại sao cổ bị bắt cậu Hai?
- Tại cổ... Ai biểu cổ không ưng làm vợ tao!
- Sao mà cổ ngu quá vậy. Làm vợ cậu Hai sướng chết cha đi mà không chịu ! Chèng đét ơi! Em mà làm con gái thì em ưng cậu liền! Sao cô Thanh cô ngốc quá, cậu Hai hả?
- Tại cổ không ưng làm vợ tao, nên tao dẫn lính tới bắt cổ đó.
- Vậy hả, cậu Hai ? Cậu Hai nói sao với lính mà họ tới bắt cổ?
- Tao có lượm được cái thơ trong Bưng gởi ra cho nó.
Thằng Cùi nói cười tự nhiên, không hề đổi sắc mặt, tuy trong túi áo nó hiện có cái thơ trong Bưng gởi cho Thanh! Nó ngờ nghệch hỏi:
- Vậy sao? Trong Bưng cũng gởi thơ cho cổ sao? Mèn ơi!
- Tao đem cái thơ trình với ông quan Tư ở đồn lính Thân binh, quan tư cho lính về bắt nó,
- Thơ trong Bưng gởi ra cho cổ, làm sao cậu Hai lượm được tài quá vậy?
- Cái thơ tự tao đặt ra để phao vu cho nó chớ làm gì có thơ trong Bưng !
- Trời đất ơi! Rồi lính bắt bỏ tù cổ hả, cậu Hai?
- Ừ.
- Lính bắt cổ đi làm có, quét đường, phải không cậu Hai?
- Ừ.
- Ở tù cực thấy mồ, mà thích đi ở tù!
Bấy nhiêu tin tức đủ cho thằng Cùi biết nơi cô Thanh bị giam, Hai hôm sau nó còn đi chăn trâu. Nó vẫn gặp cậu Hai, nói chuyện tâm ruồng, không nhắc lại chuyện cô Thanh nữa. Qua ngày thứ tư, nó xin phép ông điền chủ cho nó lên tỉnh thăm cha mẹ nó, hai vợ chồng người ăn mày ở góc cây mít. Nó mặc quần áo sạch sẽ, và có đem theo ba chục đồng, là tất cả vốn liếng của nó. Tiền này ở đâu nó có? Một lần nó bẩy được một con sáo, nó bán cho một cậu học trò được năm đồng. Mấy lần khác nó câu được cá lóc, nó đem bán ngoài chợ được hai chục đồng Lại có một lần nó đứng trên lưng con trâu, nhào lộn như hát xiếc cho người ta coi. Người ta cho nó năm đồng. Được cái vốn ba chục đồng nó giành dụm cất trong ống tre. Chuyến này đi lên tỉnh, nó đem theo. Nhưng không phải nó đem đi ăn bánh đâu. Nó đưa cho cha mẹ nó hai chục đồng, còn mười đồng nó đi mua năm cái bánh bông lan, nhưng nó không ăn. Nó lựa một cái xấu nhứt, lấy que tre moi một lỗ nhỏ để nhét rẻo giấy bí mật vô tận trong ruột bánh, rồi trám lại thật khéo người ngoài ngó chiếc bánh không nghi ngờ gì được.
Xong nó hỏi thăm tìm đến đồn lính thân binh. Nó đi qua đi lại hai lần trước đồn, không thấy cô Thanh. Không thấy người tù nào quét đường hay làm cỏ. Nó hơi thất vọng. Nhưng sau cùng nó làm bộ sợ sệt đến gần người lính gát cửa, trong tay nó cầm gói bánh bông lan. Nó lễ phép hỏi người lính:
- Thưa Bác, cô con có ở trong đồn không? Bác làm ơn chỉ giùm.
- Cô mầy là ai?
- Dạ thưa bác, cô con bị ở tù trong nầy nè.
- Ở đây có nhiều tù. Cô mầy tên gì?
- Dạ thưa Bác cô con là cô Thanh, cô đẹp lắm.
- Cô học trò đó hả?
- Dạ thưa bác., cô con nghỉ hè ở nhà, mới bị bắt sau mười bữa rày.
- Mầy hỏi có chuyện gì?
- Con đem bánh cho cô? Hôm qua là ngày giỗ Ngoại con. Cổ bị bắt ở tù, ở nhà mẹ con mua bánh bông lan cúng Ngoại con, rồi biểu con đem ít cái bánh đến cho cô ăn, kẻo tội nghiệp.
- Mầy là dúng gì của cổ?
- Dạ, thưa bác con là cháu kêu cổ bằng cô. Bác làm ơn kêu cổ ra cho con đưa bánh cho cô con.
Người lính la nó:
- Không được đâu, mầy. Đi, đi!
Thằng Cùi liền làm bộ khóc. Rồi nó khóc thiệt. Nước mắt chảy dầm dề, thấy tội nghiệp. Bỗng đâu có chiếc xe jeep từ ngoài phố chạy về, quẹo vô cửa đồn. Ông quan tư ngồi trên xe trông thấy thằng nhỏ, liền thắng máy, ngừng xe hỏi người lính:
- Thằng bé nào đây? Sao nó khóc?
Người lính thuật lại câu chuyện. Viên quan tư liền gọi nó lại gần, thấy nó dễ thương. Nó vẫn còn khóc. Ông quan tư bảo lính gọi người tù tên là Thanh ra cổng đồn. Một người lính mang súng kèm theo sau cô. Trông thấy thằng Cùi, Thanh rất ngạc nhiên, nghĩ thầm: tại sao thằng bé chăn trâu nầy tìm đến cô làm chi? Nhưng thằng Cùi khôn lanh, vừa thấy cô, nó chạy lại mừng rỡ ôm áo cô ;
- Cô ơi! Cô! Hôm qua giỗ bà Ngoại, cô đi ở tù, mẹ con ở nhà mua bánh và chuối cúng bà Ngoại, rồi mẹ con biểu con đem bánh cho cô ăn. Bánh cúng Ngoại đó cô ơi!
Thanh thấy rõ là chuyện bịa đặt, nhưng cô cũng lanh trí đoán chắc có chuyện chi bí mật đây, liền ôm đầu nó hôn, rồi cầm gói bánh. Hai cô cháu coi bộ âu yếm nhau lắm.
Viên quan tư cảm động quá, không muốn chứng kiến cảnh thân mật não nùng kia, rồ máy cho xe chạy vô sân đồn. Ông cũng bảo lính đi vô hết chỉ để người lính gát đứng coi chừng cô tù nhơn thôi. Thằng Cùi thừa lúc người lính gát ngó chỗ khác, khẽ bảo cô Thanh: ‘‘Cô coi kỹ trong ruột cái bánh này’’. Nó bấm ngón tay vào cái bánh có nhét thơ. Song sợ lộ chuyện, thằng Cùi lễ phép vòng tay:
- Thưa cô Hai con về.
- Ừ con về. Cô gởi lời thăm mẹ con
- Dạ.
Cô Thanh nhìn theo thằng nhỏ đi xa xa, rồi cô trở vào trong trại giam tù nhơn, cầm theo gói bánh bông lan.
Vào trong phòng giam, một mình Thanh bê ra coi cái bánh bông lan có dấu tay của thằng Cùi. Cô trông thấy một viên giấy vo tròn, lớn bằng hột đậu xanh, nhét ngay giữa ruột! Cô mở nhè nhẹ viên giấy ra Cô vui mừng sung sướng nhận ngay nét chữ của Đồng, viết rất nhỏ, vắn tắt mấy câu:
Anh khỏe mạnh, công việc hoạt động thỏa mãn. Ở một Sư đoàn Quốc gia biệt lập, Nhớ em - hôn em. Kính thăm Ba, Ba má, anh chị. Sẽ có tin sau
Đ...
Đúng là thư của Đồng. Bức thư đầu tiên từ khi Đồng bỏ nhà ra đi ! Té ra chàng đi theo phe Quốc gia kháng chiến ! Thanh tủm tỉm cười. Cô khoan khoái vừa khám phá được một bí ẩn mà chỉ có hai người thông cảm với nhau thôi. Nhưng cô vẫn chưa hiểu Đồng liên lạc với thằng Cùi từ bao giờ? Làm sao Đồng trao thơ nầy cho nó được? Sao đứa bé chăn trâu đó biết được cô bị giam ở trại lính Thân binh? Đồng có biết chuyện cô bị bắt và bị giam ở đây không? Một điều cô thắc mắc và lo lắng hơn nữa, là Ba cô hiện nay như thế nào? Ông có bị tai nạn gì không? Ông đau hay khỏe mạnh?
Bao nhiêu vấn đề! Bao nhiêu tư lự! Nhưng hôm nay nhận được thư Đồng, Thanh được an ủi phần nào những phiền muộn lo âu. Thanh vui mừng được biết Đồng đã đi kháng chiến. Đồng đã đem thân nam nhi để trả nợ Non-Sông ; Đồng đã đem tuổi trẻ đầy nhiệt huyết hy sinh trong lửa đạn để góp phần chiến đấu giành độc Iập cho Tổ Quốc.
Thanh sung sướng, Thanh hãnh diện. Thanh đọc đi đọc lại rẻo giấy xanh nho nhỏ, mấy giòng chữ Ií tí của người yêu,... chứa đựng bao nhiêu hứa hẹn huy hoàng, bao nhiêu hy vọng !...
Thanh nở một nụ cười tươi trong thăm thẳm của ngục tù. Bây giờ đây Đồng yêu dấu của Thanh đã đạt được chí nguyện, chí nguyện tranh đấu cho lý tưởng, hy sinh cho nhiệm vụ đến thắng trận cuối cùng. Đồng đã thực hiện lời cam kết với Thanh. Đồng đã đi hùng dũng nơi chiến trường. Thanh từ nay hăng hái bền lòng vững dạ,dầu gặp bao nhiêu nguy biến chăng nữa Thanh cũng quyết không bao giờ nao núng. Mấy giòng chữ của Đồng đem lại cho Thanh một nguồn phấn khởi vộ tận vô biên. Lòng Thanh hôm nay phơi phới vui mừng. Thanh đứng trong cửa sổ song sắt của nhà lao, nhìn một góc trời vuông, như thấy phảng phất hình ảnh của người yêu lồng trong khung kiến lớn. Thanh mỉm cười, đê mê, gọi thầm: «Đồng ! Đồngyêu dấu của em! Cô tưởng tượng như thấy nụ cười của chàng in đậm trên nền trời mộng ảo.
Một người lính mang súng cầm một xâu chìa khóa đến mở cửa phòng giam. Tiếng chìa khóa kêu kẹt...kẹt... Người lính gắt gỏng bảo:
- Đi gánh nước, cô !
Thanh ra đi làm xâu có người lính mang súng theo kèm giữ, nhưng cô vui vẻ khoan khoái, nét mặt hớn hở hơn bao giờ hết !
Có lần Thanh đau thật nặng. Cô nằm rên xiết trong phòng giam tối tăm chật hẹp, không ai săn sóc. Thanh đau đã ba ngày, không có Bác sĩ coi bịnh, không ăn được cơm trong tù, ăn vô càng đau thêm ! Thanh tưởng có thể chết được, vì hơi thở yếu quá mà hai chân sưng lên như bị thủng, Thanh nằm khóc trên chiếc giường hôi hám. Nước mắt chảy ràn rụa, Thanh lẫm bẫm kêu: ‘‘ Anh Đồng ơi ! Lẽ nào em chết không được thấy mặt anh’’. Thanh lăn trên giường, mệt lả người đôi mắt nhìn lên bức trần u ám, như trong hầm của địa ngục. Thanh cố gượng mỉm cười: ‘‘Anh Đồng yêu quí của em ! Anh ráng làm tròn nhiệm vụ nhé, đối với Tổ quốc, với non sông !... Còn em, chắc em chết quá anh à.... Nhưng em chết vui vẻ, vì em biết anh yêu em....Em biết anh yêu em, là đủ rồi ! Là em mãn nguyện.... Còn ba của con!... Ba ơi! Con chết mất, Ba ơi ! Con chết mà không trông thấy Ba! Con nhớ Ba quá ! Làm sao con được về hầu hạ Ba?... Ba ơi! Ba !
Nhưng chỉ là một cơn mê sảng. Ba ngày sau, Thanh được đưa đi nhà thương, ở đây một tuần cô đã hơi khỏe mạnh. Cô khỏi chết vì bịnh đau tim và bịnh thủng. Mặc dầu Thanh yếu, gầy hơn trước nhiều, nhưng Thanh vẫn đẹp, sắc đẹp thiên nhiên của Thanh, sắc đẹp tươi thắm vĩnh viễn, không có cơn bịnh nào làm tàn tạ ủ ê được.
Vừa khỏi bịnh, Thanh đã bị bắt đi làm xâu như trước. Chiều nay Thanh phải đào một cái hầm đựng rác cạnh bếp đồn. Từ hai giờ đến bốn giờ, dưới nắng chan chan. Thanh làm việc quá mệt nhọc, muốn té xỉu. Tay Thanh run lên, cầm cuốc không được nữa. Người lính thấy vậy thương hại, cho Thanh vô hè ngồi nghĩ một lúc.
Một người lính khác từ ngoài bót gát cầm một gói nhỏ thủng thẳng đi vào cách chỗ Thanh ngồi chừng mươi thước. Anh hỏi:
- Ai là Thanh?
Thanh ngước mắt:
- Tôi.
- Có gói gì người nhà gởi đây nè !
Vừa nói anh vừa quăng gói trước mặt Thanh. Cái gói rớt phịch trúng một vũng nước bẩn. Thanh, đứng dậy, lượm lên. Gói bị ướt hết và đã bị mở tùng ra để khám xét từ ngoài bót gát. Thanh soạn ra coi: Một áo bà ba cũ của Thanh, một ve dầu cảm mạo, ba cái bánh ít. Thanh bước đến giữa sân ngó ra cổng đồn. Cô thấy thằng Cùi đứng bên kia lề đường ngó vô, hai tay vẫy vẫy chào cô. Rồi nó biến mất.
Năm giờ chiều, Thanh trở vô phòng giam. Người lính khóa cửa lại. Cô xổ hết ba cái bánh ít ra, không thấy gì. Cô coi kỹ nhản hiệu dán trên ve dầu cảm mạo cũng không có gì. Đến chiếc áo bà ba, cô nhìn từng cái túi, cái lai, cái tay... cũng không có gì. Cô thất vọng, sờ soạn xem kỹ lại cổ áo, bỗng thấy bên trong cổ một đường chỉ mới may vụng về. Cô lấy móng tay khều một mối chỉ và rút ra. Cô tháo hết một nửa cổ áo ở phía trong, thì lòi ra một chéo giấy. Thanh vui mừng, rút giấy ra: Nét chữ của Đông viết li ti trên mảnh giấy thật mỏng. Thanh hồi hộp đọc:
‘‘Thanh yêu dấu, anh buồn bã vừa được tin em bị bắt. Không hiểu lý do. Lo em,không chịu nổi cảnh tù, Nhưng hy vọng em chịu đựng các nguy biến. Can
đảm. Nhớ câu Néhru nói: ‘‘Jail is a great school of life’’. Nhà tù là đại học đường của cuộc đời. Luôn luôn phụng sự lý tưởng Độc-lập Tổ Quốc. Chào quyết thắng. Hôn em.
Đ...
Thanh đưa ngay thư Đồng lên môi hôn say mê, hôn thật lâu. Bức thư của chàng rạo rực như thịt da của chàng vậy. Cô hít hơi thơm ngào ngạt của mỗi giòng chữ. Cô muốn uống cho tê mê men nồng của mỗi lời nói. Cô mỉm cười, rưng rưng nước mắt, ấp ủ bức thư vào môi, lẩm nhẩm: ‘‘Đồng yêu thiêng liêng của em’’ !. Nằm im, Thanh mơ tưởng nét mặt hiền lành của ý trung nhơn với đôi mắt buồn mơ. Giờ phút đau khổ, Đồng hiện ra trong giấc mộng của Thanh như một vị thần. Thanh sống trong giấc mộng ấy và tin tưởng nơi vị thần ấy.
°
Thanh bị giam 5 tháng, mà không ai lấy khẩu cung, không ai lưu ý đến trường hợp của cô. Cô muốn tỏ nỗi lòng oan ức, nhưng không ai thèm nghe. Bỗng một hôm, thằng Cùi đến thăm cô ngoài cổng đồn. Nó đưa cô một tờ báo ở Sàigòn, tưởng ở tù cũng được coi báo như ở ngoài. Người lính gát giựt lấy tờ báo, đánh nó một tát tay trên má thật đau, làm nó xiểng niểng:
- Mầy muốn ở tù hả?
Nhưng thằng Cùi không sợ. Đau quá nó khóc thét lên, định nằm vạ trước cửa đồn. Người lính nổi giận, chỉa súng hăm dọa nó:
- Mầy đứng dậy đi không? Tao bắn mầy chết bây giờ!
Lính trong bót gát ùa ra thật đông, kéo thằng Cùi dậy đánh thêm nó mấy cái chí tử. Ông quan tư trong đồn nghe ồn ào náo nhiệt, lật đật chạy ra, hỏi có chuyện gì. Viên đội giảng giải:
- Thưa Thiếu tá, thằng nhỏ này đem đồ cấm cho tù nhơn.
Cô Thanh lanh miệng liền nói bằng tiếng Pháp với viên quan tư :
- Mon Commandant, le petit est mon neveu. Il m’a apporté un journal de Saigon, ne sachant certainemeut pas que les journaux sont inlerdits en prison...
(Thưa ông Thiếu tá, thằng nhỏ này là cháu của tôi, nó không biết rằng điều cấm đem báo vào cho trong tù)
Viên quan tư Pháp hết sức ngạc nhiên ông không ngờ cô tù nhơn nói tiếng Pháp thông thạo như thế. Thấy cách ăn mặc quê mùa, điệu bộ lờ khờ, lâu nay ông cử tưởng là một cô gái quê, dốt nát, ngu dại, bị V.M. lợi dụng.
Quan tư trố mắt hỏi Thanh bằng tiếng Pháp:
- Cô nói được tiếng Pháp?Tại sao cô bị bắt vô đây?
Thanh trả lời rất lanh-lợi, cũng bằng tiếng Pháp.
- Thưa thiếu tá, đó là cầu hỏi mà chính tôi đã tự hỏi từ năm tháng nay.
- Cô là Việt minh?
- Thưa không. Tôi không bao giờ làm Việt minh cả.
- Cô vào phòng giấy tôi. Tôi muốn coi hồ sơ của cô.
Quây lại người lính gát. Ông bảo:
- Thả thằng nhỏ đi, Nó tí xíu biết gì !
Thằng Cùi mừng quá, lễ phép chấp tay chào:
- Cám ơn ông lớn. Thưa cô con về.
Tội nghiệp thằng Cùi, nó vừa đi vừa lấy tay ôm cái má bị đánh sưng đỏ bằm !
Viên quan tư Pháp tìm trong tủ văn khố một lúc, tức giận gọi một sĩ quan:
- Hồ sơ của cô này để đâu?
- Dạ thưa thiếu tá, không có hồ sơ của y.
- Hả? không có hồ sơ? Vậy thì vì lý do gì cô ấy ở đây? Các anh chỉ quen thói bỏ tù những kẻ vô tội !
- Thưa, người ta có bắt được một cái thơ trong Bưng gởi về cho cổ...
- Cái thơ nào đâu?
- Thưa Thiếu tá, tôi có cất cái thơ ấy trong tủ.
- Đi tìm coi !
Viên sĩ quan lục các giấy tờ, tìm ra được rẽo giấy nhỏ gọi là cái thơ, đưa ông xếp coi. Ông nầy không tin, hỏi:
- Anh có thẩm vấn cô không?
- Thưa không.
- Tại sao?
- Thưa Thiếu tá, vì chưa có lịnh Thiếu tá.
- Lịnh gì nữa?
Cô Thanh chụp ngay cơ hội thuận tiện, liền ngắt lời:
- Thưa Thiếu tá, tôi xin Thiếu tá lưu ý cho rằng rẻo giấy nầy là một tài liệu giả mạo, và những điều nói trong giấy đều là vu khống. Tôi xin lấy danh dự quả quyết với Thiếu tá như thế.
- Cô làm gì trong lúc cô bị bắt?
- Thưa Thiếu tá, tôi là một học sinh về quê nghỉ hè. Tôi mới về quê nghỉ được một tháng thì bị lính bắt trong lúc tôi đang săn sóc cho cha già của tôi. Tôi có tiếp tế hay liên lạc gì với Bưng trong lúc tôi đi học, xin Thiếu tá cho điều tra cạnh Ông Đốc học các thầy giáo và toàn thể học trò. Thiếu tá sẽ biết rõ sự thực. Riêng tôi, tôi tin chắc rằng đây là vụ vu cáo do một kẻ nào đó muốn chọc ghẹo tôi mà không được vừa ý, nên trả thù tôi.
- Được để tôi xét kỹ về trường hợp của cô.
Quây lại sĩ quan, ông dặn:
- Trong khi chờ đợi kết quả cuộc điều tra, tôi muốn các anh để cô thiếu nữ được đôi chút tự do trong phạm vi trại lính. Tôi cấm các người không được hành hạ cô nữ sinh nầy.
Cuộc điều tra không lâu. Ông hiệu trưởng và các giáo viên có biết rõ cô Thanh, đều binh vực cho cô nữ sinh gương mẫu của nhà trường. Họ đồng thanh chứng nhận cô Thanh có hạnh kiểm rất tốt và rất chăm chỉ học, không có thành tích bất hảo. Cô Thanh liền được thiếu tá trả tự do, sau năm tháng sống dở chết dở trong lao tù.
°
Về nhà, Thanh đau đớn thấy cảnh nhà trống, vườn hoang, cha già vắng mặt. Trong làng không ai biết tin tức gì về ông Bảy hết từ đêm cô bị bắt. Chỉ theo lời của người nhà Thầy Cai Tổng phao ra thì cũng đêm ấy ông Bảy bị lính Mật thám Pháp bắt đưa lên Sàigòn.Cô Thanh nghe nói, vội vàng lên Sàigòn ở một tháng hỏi dò tin tức tại các cơ quan liêm phòng và Quân sự của Pháp, nhưng không ai hay biết chi hết. Trở về tỉnh cô hỏi nơi đồn lính Thân binh cũng không ai trả lời được. Cô làm đơn xin vô yết kiến ông Thiếu tá, hy vọng nhờ ông cho một cuộc điều tra về sự mất tích bí mật của Ba cô. Nhưng Thiếu tá cũ đã đổi đi nơi khác. Viên chỉ huy mới tánh tình dữ tợn, không tiếp cô. Hai người lính thân binh lại còn hăm dọa cô:
- Ông Quan tư này không phải dễ dãi như ông trước đâu nghe ! Cô đừng ỷ biết vài cái tiếng tây vô nói chuyện lộn xộn. Cô làm trinh thám cho địch hay sao mà cô kiếm chuyện vô đồn hoài?
- Tôi chỉ hỏi tin tức cha tôi cùng bị bắt một đêm với tôi mà nay bị giam ở đâu?
- Cha cô bị giam ở đâu, mặc kệ cha cô chớ!
- Tôi muốn xin yết kiến quan chỉ huy đồn để hỏi ngài có thể cho tôi biết ai bắt cha tôi không?
- Ai bắt cha cô mặc kệ họ chớ!
- Xin bác làm ơn cho tôi vô hầu quan Thiếu tá một lúc thôi.
- Không được.
- Hay là nhờ bác làm phước đưa giùm cái đơn nầy vô thiếu tá?
Một viên sĩ quan trong đồn đi ra, chính là viên sĩ quan trưởng văn phòng tình báo, giúp việc từ hồi Thiếu tá trước, và đã bị Thiếu tá nầy là vì vụ cô Thanh. Sĩ quan trông thấy cô Tnanh liền tức giận, hỏi người lính gát:
- Cô nầy muốn gì nữa?
- Dạ thưa Thiếu úy, cô muốn xin vô yết kiến Thiếu tá.
Viên Thiếu úy trẻ tuổi cười gằn:
- Cô định làm cặp mắt tình tứ với Thiếu tá nầy như với Thiếu tá trước kia hẻo?
Thiếu úy quây lại truyền lịnh cho lính gát:
- Biểu cô đi vô Bưng mà nhỏng nhẻo với mấy ông Thiếu tá của cô trong đó. Nếu cô không đi, gởi cho cô một viên đạn vô da !
Nói xong, viên sĩ quan đi vô. Người lính gát quắc mắt, bảo Thanh:
- Sao ? Cô muốn đi khu hay muốn một viên đạn bây giờ đây?
Thanh lặng lẽ bỏ đi. Về nhà cô làm đơn gởi khắp các cơ quan thẩm quyền Pháp Việt, nhưng đợi hoài không thấy ai trả lời! Thế là cô không làm sao biết được tin tức của Ba cô. Cô đã để cả tháng trời đi dọ hỏi, tìm kiếm, kêu oan, nhưng cô chỉ gặp một bức tường im lặng chấn ngang trước mặt cô. Ngày đêm hễ nhớ đến Ba cô là cô nằm gục đầu xuống giường khóc nức nở. Ba cô biệt tích nơi nào? Hay đã bị thủ tiêu rồi chăng? Ai thủ tiêu? Thủ tiêu chỗ nào? Xác ba chôn ở đâu? Than ôi ! Tội nghiệp thân cha già !Tội nghiệp thân cô! Nỗi oan nầy biết kêu cùng ai cho thấu? Cô thương Ba cô bao nhiêu cô càng khóc bấy nhiêu, cô rầu rỉ đau đớn, biếng ăn biếng làm, ngẫn ngơ như người mất trí.
CẬU hai Ngọc, con thầy Cai Tổng, kề miệng vào tai ông Bảy:
- Có cái này bí mật và nguy hiểm lắm.
Cậu lấy ngón tay gõ ba cái lên túi áo "sơ mi sở thú" của cậu, và trợn mắt nói tiếp:
- Nguy hiểm lắm, chớ không chơi nghe?
Ông già hỏi:
- Cái gì mà nguy hiểm vậy cậu Hai?
- Có cô Thanh ở nhà không?
- Dạ có, để tôi kêu nó ra.
Ngọc khoát tay lia lịa:
- Chuyện này bí mật mà! Không nên nói lớn, lỡ có ai nghe thì chết đa!
Ông Bảy khẽ gọi con gái. Cô Thanh trong bếp đi ra, thấy mặt Ngọc cô chau mày tỏ vẻ khó chịu:
- Chào cậu Hai.
Ngọc bước đến gần cô, cô lùi một bước. Cậu hỏi:
- Cô có liên lạc với bọn trong khu không?
Thanh phản đối ngay:
- Trời ơi! Cậu Hai hỏi cái chi lạ vậy, cậu Hai? Tôi biết ai ở trong khu mà liên lạc?
Ngọc làm ra vẻ sợ sệt:
- Xuýt! Nói nho nhỏ, chớ cô Thanh! Chuyện này quan trọng lắm chớ không phải chơi đa cô! Cô không liên lạc với bọn trong bưng, sao có cái thơ đây? Nè... cô... coi...
Ngọc móc trong túi áo sơ mi, lấy ra một mảnh giấy đã gấp làm hai. Cậu mở giấy ra đưa cho Thanh coi, nhưng cậu vẫn nắm chặt sợ Thanh giựt mất. Cậu nói:
- Nè, tôi đọc cho ông Bảy nghe:
Ngày... tháng... 1949
Đồng-chí Nguyễn-Thị-Thanh
Chúng tôi đã nhận được 2000$00 cách hai tháng nay của đồng chí và hai hộp thuốc Danégan. Đợi đồng chí gởi thêm tiền và thuốc. Cám ơn.
Chào quyết thắng,
T. K.
Cậu gấp giấy lại, bỏ vô túi, rồi nói:
- Đó, bằng chứng rõ ràng thấy chưa?
Thanh tức giận hỏi:
- Xin lỗi cậu Hai, cậu lượm giấy đó ở đâu?
- Trời ơi, cô còn hỏi tôi hả? Tôi thương cô quá tôi mới đem cái thư này cho cô coi, chớ cô tưởng đâu tôi gạt cô sao? Tôi có người bạn thân, hiện giờ nó làm lính thân binh trong quân đội Pháp. Vừa rồi, nó đi ráp bố trong bưng, bắt được mấy thằng Việt-minh, lục soát trong người có một đứa làm liên lạc, có cái giấy này trong túi áo. Nó khai là thơ của ủy ban gởi cho cô Thanh ở làng này, tức là cô đó. Bất ngờ trời đất xui khiến số cô khỏi bị tù. Thằng bạn thân binh gặp tôi, tôi mời nó đi nhậu, nó mới đưa tôi coi cái thơ bí mật. Thấy gởi đề tên cô, tôi hết hồn! Tôi biểu nó: "Thôi mầy, cô Thanh là vị hôn thê của tao, mầy đừng bắt cô tội nghiệp". Xin lỗi cô, tôi phải nói như vậy đó, nó mới chịu đưa cái thơ cho tôi, và dặn tôi nếu lần sau nó còn bắt được cô tiếp tế cho Việt-minh, thì nó không tha đâu. Nhưng tôi chịu bảo đảm cho cô rồi. Không sao đâu, cô Thanh.
Thanh bình tĩnh đáp:
- Xin lỗi cậu Hai, tôi không có tiếp tế cho ai bao giờ hết. Tôi không có liên lạc gì với ai hết. Chuyện 2000$00 và hộp thuốc Danégan là chuyện bịa đặt. Làm gì có chuyện đó? Tự nhiên tôi không có mà đặt điều vu khống cho tôi sao được?
Cậu Hai vẫn nói nhỏ:
- Bằng chứng rành rành ra đây, rõ như ban ngày, cô còn chối sao? Nhưng cô đừng sợ, tôi đã bảo đảm cho cô mà! Nếu cô bằng lòng về làm dâu cho Ba má tôi, thì chuyện gì cũng êm xuôi hết!
Thanh cười gằn:
- Trời ơi! Chuyện này thật là kỳ cục!
- Để tôi nói hết cho cô nghe. Chuyện này đâu có phải là chuyện bịa đặt! Nhưng đây là chuyện bí mật. Cô Thanh, tôi thương cô, tôi không nỡ để cô bị bắt bớ tù tội. Cô mà bị bắt, thì cô bỏ cha già đói rách trơ trọi một thân một mình ở cái lều tranh dốt nát hay sao? Bây giờ ông Bảy đã yếu đuối, còn có một mình cô mà cô không lo phụng dưỡng để đền ơn sanh thành hay sao? Cô có học lẽ nào cô phạm tội bất hiếu với cha già? Cô muốn cứng đầu cứng cổ, thì có lợi chi cho cô không? Cô báo đáp được ơn cha nghĩa mẹ không? Chi bằng cô nghe tôi đây thì hạnh phúc hoàn toàn biết bao! Cô lấy tôi thì tôi lo cho hết mọi việc để cô sung sướng giàu sang, hạnh phúc đầy đủ hơn ai hết. Tôi thương cô tức là tôi phải thương Ba cô. Tôi sắm áo quần cho ông Bảy, tôi lo thuốc thang tẩm bổ cho ông Bảy. Tôi nói thiệt đó, chớ tôi không nói gạt cô đâu. Cô nghĩ coi, cô Thanh...
Thanh ngắt lời ngay:
- Cậu Hai không cần nói nhiều. Một là tôi không xứng đáng làm bạn với cậu. Hai là cậu không xứng đáng làm bạn với tôi.
- Chà! tôi không xứng đáng làm bạn với cô à! Cô kiêu-ngạo ít ít vậy chớ, cô Hai! Tôi có vàng bạc châu báu. Tôi đem gia tài ruộng đất của tôi mà mua mấy trăm mấy ngàn cô tiểu thơ Sàigòn cũng được mà! Nhưng không đâu cô Hai à. Tôi chỉ quý cô bởi lẽ cô là người nết na hiền lành mà tôi biết từ thuở nhỏ. Tôi yêu cô, tôi chìu cô, tôi quý cô, cô về làm vợ tôi thì cô muốn gì được nấy mà ! Cô lên Sàigòn ở vói tôi, cô cũng biết tôi có mấy dẫy phố lầu ở trên đó chớ ! Cô đi xe Huê kỳ, cô ở nhà lầu sang trọng, cô đeo hột xoàn đầy cổ, đầy tay, cô có kẻ hầu người hạ. Có sướng hơn không?
- Tôi không cần cậu khoe tiền tài với tôi.Tiền tài !!! Cậu tưởng đâu cậu đem vàng, bạc châu báu nhử được tôi sao?
- Cô Thanh ơi, tôi nói vậy cũng có hơi khoe khoang một chút, cô đừng giận tôi, nghe cô! Nhưng cô nghĩ kỹ lại coi, mặc dầu cô thiệt đẹp, cô đẹp như tiên sa hạ giới, nhưng mà cô nghèo ! Cô phải đi cuốc khoai mướn.Cô phải đi gặt lúa mướn, cô phải đi xay gạo mướn cho nhà giàu. Cô ở trong làng này, mà cô nghèo thì chẳng lẽ người đẹp như cô, có học thức như cô, lại đi lấy một thằng tá điền sao chớ?
Thanh chận đứng lại:
- Xin lỗi cậu Hai, tôi nói trắng ra để dứt khoát câu chuyện của cậu, là tôi không thể lấy cậu được.
- À cô không muốn lấy một chàng trai trẻ thông minh, nhiều tiền nhiều bạc như tôi, để cô đi lấy một thằng tá điền hả?
- Phải, thà tôi lấy một thằng tá điền.
- Vậy thì cô ương ngạnh quá rồi. Còn cái thơ liên lạc của Việt minh đây, cô nghĩ sao? Nếu cô bằng lòng làm vợ tôi thì tôi bảo đảm cho cô khỏi tù tội. Còn không thì tôi trả cái thư này lại cho lính Partisans để họ bắt cô !
- Tôi vô tội, tôi không sợ ai hết.
Ngọc dịu giọng:
- Cô Hai ! Tôi không nỡ để cô bị tù ! Tôi thương cô lắm. Cô đừng giận tôi, cô Hai !... Cô đẹp quá, cô Hai... Tôi yêu cô quá cô Hai!...Cô Hai...
Ngọc nhảy xổ tới ôm đại cô Thanh. Thanh hất hắn ra:
- Cậu này làm cái gì khốn nạn vậy ?
Ngọc nhảy xổ tới như điên, cứ nhảy xổm vào. Thanh chạy trốn xuống bếp. Nó chạy theo xuống bếp, nó vật ngả cô xuống đất, nằm đè lên, miệng lẩm bẩm như kẻ mất trí:
- Thanh ơi !... Thanh đẹp quá... Thanh đẹp quá... tôi yêu Thanh quá... Thanh ơi
Nhưng Thanh dẫy dụa, đạp thằng vũ phu một đạp, nó lăn ra. Nó lại bò dậy, sấn tới ôm choàng lấy cô. Cô tức mình cắn nơi tay nó một miếng thật đau, nó lật đật buông ra. Thanh ngồi dậy được, áo đã bị nó xé rách toạc một miếng lớn. Thanh chạy ra ngoài kêu cứu. Con quỉ dâm dục còn rán chạy theo ôm Thanh vật xuống ngay trên manh chiếu rách ở sâu sau. Thanh kêu la, dẫy dụa, hai chân đẫy nó ra, thì ông Bảy trông thấy cảnh tượng dã man, nóng lòng sợ con gái mình cự không lại thằng khốn nạn, ông liền chạy vô bếp, lấy con dao phay ném vào tay nó. Con dao chặt nhằm bàn tay phải của nó, lẽo rớt một miếng thịt. Máu chảy túa lụa.
Ngọc không được thỏa mãn, Xấu hổ và tức giận, ôm bàn tay bị thương chạy ù về nhà.
°
Ba đêm sau vào khoảng mười giờ, Thanh ngồi trên giường bóp rượu thuốc cho cha, bỗng nghe ba tiếng súng nổ. Một viên đạn bay vèo phớt nóc nhà.
Ông già hoảng hốt hỏi Thanh:
- Cái gì vậy con?
- Súng nổ, Ba à.
Liền lúc đó hai người võ trang, ‘‘lính thân binh’’ của quân đội Pháp, đập cửa xô vào. Ngọc đi vô sau với một người nữa mặc thường phục. Ngọc chỉ cô Thanh:
- Nó đó.
Hai người lính chạy lại nắm tay Thanh, Thanh kháng cự:
- Sao các ông bắt tôi?
Ngọc, tay mặt bị băng bó vì vết thương ba hôm trước, đưa tay trái đấm một thoi vào má Thanh:
- Mầy còn hỏi hả? Con chó, mày!
Hai người lính còng tay Thanh, lấy bá súng giọng vào lưng cô;
- Đi, mầy!
Họ đẩy cô Thanh đi. Ra giữa sân, Thanh còn nghe trong nhà tiếng của cha cô vừa run vừa khóc:
- Sao cậu dẫn lính tới bắt con tôi, cậu Hai?
Tiếng Ngọc hằm hằm:
- Còn thằng già này, bữa nay mày biết tao...
Cô Thanh chỉ nghe được mấy tiếng đó, rồi cô bị hai người lính đẫy cô lên xe Jeep, xe rồ máy chạy.
Trời tối như mực. Mấy tiếng súng lại nổ lốp bốp. Cả làng đều khiếp sợ, im thim thíp. Không một người nào dám ló dạng ra để coi thử chuyện gì. Cho mãi đến sáng, cả làng vẫn còn bị đè nặng dưới ảm đảnh tấn kịch rùng rợn, bí mật trong đêm khuya tại nhà ông Bảy.
°
Mảnh giấy nhỏ với mấy giòng chữ ngây ngô mà Ngọc đưa ra, nói là ‘‘Bức thơ trong khu’’ gửi về cho ‘‘Đồng chí Thanh’’ chỉ là một tài liệu hoàn toàn bịa đặt, do Ngọc mượn người khác viết ra, cốt để dọa Thanh, ép Thanh lấy hắn mà thôi.
Ép Thanh không được, lại bị nhục nhã, bị một vết thương nơi tay, Ngọc mới tìm cách trả thù. Hắn đem cái ‘‘thơ’’ vu cáo ấy đi trình với viên chỉ huy một đồn lính thân binh của Pháp, và tự xưng rằng chính hắn đã chận bắt được một đứa nhỏ làm liên lạc cho Việt minh, thường về làng,đưa giấy tờ cho cô Thanh.
Ngọc khai rằng đứa nhỏ thừa lúc hắn vô ý, đã trốn thoát, nhưng hắn đã xét lấy được cái ‘‘thơ’’ kia. Để thưởng Ngọc về công trạng của hắn, viên quan tư Pháp cho hắn một trăm đồng bạc. Nhưng Ngọc lấy tiền ấy cho lại hai người thân binh được lịnh theo hắn về làng để bắt cô Thanh được một trăm đồng, hai người lính sốt sắn lắm. Còn người mặc thường phục đi với hắn là nhơn viên của một cơ quan trinh thám Pháp bạn của Ngọc, đã được Ngọc bao cho nhậu nhẹt, hát xướng, chơi bời đĩ điếm. Ngọc nhờ người ấy giúp hắn trả thù hai cha con cô Thanh. Ngọc lấy tiền túi cho hắn hai trăm đồng.
Sáng hôm sau, dân chúng trong làng truyền miệng với nhau rằng khi hôm lính da đen về đã khám xét nhà cô Thanh, có bắt được truyền đơn, lựu đạn, và tiền bạc nhiều lắm. Còn ông Bảy kháng cự lại thì bị nhơn viên trinh thám pháp bắn một phát vào chưn té quỵ rồi họ bắt ông chở luôn lên Saigòn.
Người đầu tiên phao truyền ra tin ấy, là một người thân tín của Ngọc, con thầy Cai Tổng.
°
Sự thật thì trong một sư đoàn Quốc gia ở chiến khu Hậu-Giang cũng có một người muốn bắt liên Iạc với Thanh.
Một buổi sáng, mười hôm sau khi cô Thanh bị bắt, một thằng bé chăn trâu ở trong làng cỡi trâu đi ngang qua nhà cô Thanh, thấy túp nhà bỏ hoang, không có ai ở hết. Cảnh tượng rất đìu hiu thảm thiết.
Nó thả trâu ăn cỏ bờ ruộng, lẻn vô nhà, thấy các cửa đều mở, nhưng đồ đạc còn nguyên. Nó lấy then gài các cửa cho chặt, rồi ra đi. Nó cỡi lên lưng trâu, đánh trâu đi ăn chỗ khác.
Thằng bé vui tánh lắm. Trong làng ai cũng mến nó, gọi nó là thằng Cùi. Không phải nó bị bịnh cùi. Chính là cái tên của cha mẹ nó đặt cho. Cha mẹ nó là hai người ăn mày trên tỉnh, ngày đi xin ăn, tối về trải manh chiếu rách ngũ dưới góc một cây mít ở ngoại ô. Suốt mười mấy năm trời, hai vợ chồng người ăn mày che chồi ở dưới góc mít, sanh được bốn đứa con trai : thằng Mít, thằng Hột, thằng Cùi, thang Xơ. Thằng Mít lớn nhứt, 14 tuổi, theo một chú chệt bán bánh mì ở Tân An làm con nuôi. Thằng Hột 13 tuổi, làm nghề đánh giày ở Cần-thơ. Thằng Út là thằng Xơ, mới có tám tuổi còn theo cha mẹ đi ăn xin.
Thằng Cùi là thằng thứ ba, 11 tuổi, được một ông điền chủ đem về ruộng nuôi cho chăn trâu. Nó thông minh lắm. Chỉ nghe lỏm học trò học, nó cũng đã thuộc hết vần quốc ngữ, và đọc được, viết được. Thật là nó học không có thầy. Ai nói chuyện gì, nó nghe qua một lần là nhớ từng câu. Lần lần nó học được chữ số, và làm được toán cộng, toán trừ. Tánh nết thì ngoan ngoãn, tuy không ai dạy bảo nhưng thấy người ta làm điều gì hay là nó hiểu, bắt chước làm theo. Nhờ vậy, nó rất lễ phép, sạch sẽ, siêng năng, hiền lành. Tóm lại, nó có rất nhiều tánh tốt mà nhiều đứa trẻ có học con nhà giàu không có.
Sáng hôm nay, nó đến thăm nhà cô Thanh, không phải là chuyện tò mò. Chính vì nó có nhận làm liên lạc cho một Sư đoàn Quốc gia trong chiến khu, thời kỳ mà người Việt Nam đủ các đảng phái đang đánh Pháp để phục hồi độc lập. Làm cách nào người ta đã tiếp xúc với nó, và tiếp xúc lúc nào, chúng ta không sao biết được. Chỉ biết rằng mười ngày sau khi Thanh bị bắt, thằng Cùi có nhận được của một người đàn bà trao lại cho nó một rẻo giấy xanh thật mỏng, dặn nó giấu kín và tìm cách trao tận tay cô Thanh
Thằng Cùi xét đoán rằng muốn biết rõ tin tức cô Thanh bị giam ở đâu, chỉ nên hỏi cậu Hai Ngọc, con thầy Cai Tổng, vì cậu Hai hay chơi thân với nhà binh Pháp. Vì vậy ngày hôm ấy và ba ngày sau, thằng Cùi tìm cách gặp cậu Ngọc và gây cảm tình. Biết tánh cậu ưa nói chuyện con gái, nó sánh đôi cậu với cô này, cô nọ, các cô gái quê trong xã. Nó khen cậu giàu sang, đẹp trai, diện áo quần bảnh và con gái mê cậu lắm. Lần lần nó hỏi:
- Hay là cậu cưới có Lịch, con ông Huyện Cảnh, Cậu Hai à?
- Úy ! Tao không thèm con đó. Tao biết nó ở Sàigon có nhiều mèo lắm mầy ơi!
- Ơ … ờ …Hay là cậu cưới cô Thanh, con ông Bảy?
- Con Thanh hả? Chớ mầy không biết nó bị bắt rồi sao?
Thằng Cùi đã biết, nhưng nó làm bộ ngớ ngẫn:
- Ủa ! Sao cô Thanh bị bắt vậy, cậu Hai?
- Tao nói cho mầy, mầy đừng nói lại cho ai biết nghe hôn? Trong làng nầy người la đồn là cô bị lính Sê-nê-ga-le (Sénégale) bắt, nhưng tao biết rõ là cô bị lính thân binh bắt.
- Trời ơi ! Tội nghiệp cho cổ quá vậy? Tại sao cổ bị bắt cậu Hai?
- Tại cổ... Ai biểu cổ không ưng làm vợ tao!
- Sao mà cổ ngu quá vậy. Làm vợ cậu Hai sướng chết cha đi mà không chịu ! Chèng đét ơi! Em mà làm con gái thì em ưng cậu liền! Sao cô Thanh cô ngốc quá, cậu Hai hả?
- Tại cổ không ưng làm vợ tao, nên tao dẫn lính tới bắt cổ đó.
- Vậy hả, cậu Hai ? Cậu Hai nói sao với lính mà họ tới bắt cổ?
- Tao có lượm được cái thơ trong Bưng gởi ra cho nó.
Thằng Cùi nói cười tự nhiên, không hề đổi sắc mặt, tuy trong túi áo nó hiện có cái thơ trong Bưng gởi cho Thanh! Nó ngờ nghệch hỏi:
- Vậy sao? Trong Bưng cũng gởi thơ cho cổ sao? Mèn ơi!
- Tao đem cái thơ trình với ông quan Tư ở đồn lính Thân binh, quan tư cho lính về bắt nó,
- Thơ trong Bưng gởi ra cho cổ, làm sao cậu Hai lượm được tài quá vậy?
- Cái thơ tự tao đặt ra để phao vu cho nó chớ làm gì có thơ trong Bưng !
- Trời đất ơi! Rồi lính bắt bỏ tù cổ hả, cậu Hai?
- Ừ.
- Lính bắt cổ đi làm có, quét đường, phải không cậu Hai?
- Ừ.
- Ở tù cực thấy mồ, mà thích đi ở tù!
Bấy nhiêu tin tức đủ cho thằng Cùi biết nơi cô Thanh bị giam, Hai hôm sau nó còn đi chăn trâu. Nó vẫn gặp cậu Hai, nói chuyện tâm ruồng, không nhắc lại chuyện cô Thanh nữa. Qua ngày thứ tư, nó xin phép ông điền chủ cho nó lên tỉnh thăm cha mẹ nó, hai vợ chồng người ăn mày ở góc cây mít. Nó mặc quần áo sạch sẽ, và có đem theo ba chục đồng, là tất cả vốn liếng của nó. Tiền này ở đâu nó có? Một lần nó bẩy được một con sáo, nó bán cho một cậu học trò được năm đồng. Mấy lần khác nó câu được cá lóc, nó đem bán ngoài chợ được hai chục đồng Lại có một lần nó đứng trên lưng con trâu, nhào lộn như hát xiếc cho người ta coi. Người ta cho nó năm đồng. Được cái vốn ba chục đồng nó giành dụm cất trong ống tre. Chuyến này đi lên tỉnh, nó đem theo. Nhưng không phải nó đem đi ăn bánh đâu. Nó đưa cho cha mẹ nó hai chục đồng, còn mười đồng nó đi mua năm cái bánh bông lan, nhưng nó không ăn. Nó lựa một cái xấu nhứt, lấy que tre moi một lỗ nhỏ để nhét rẻo giấy bí mật vô tận trong ruột bánh, rồi trám lại thật khéo người ngoài ngó chiếc bánh không nghi ngờ gì được.
Xong nó hỏi thăm tìm đến đồn lính thân binh. Nó đi qua đi lại hai lần trước đồn, không thấy cô Thanh. Không thấy người tù nào quét đường hay làm cỏ. Nó hơi thất vọng. Nhưng sau cùng nó làm bộ sợ sệt đến gần người lính gát cửa, trong tay nó cầm gói bánh bông lan. Nó lễ phép hỏi người lính:
- Thưa Bác, cô con có ở trong đồn không? Bác làm ơn chỉ giùm.
- Cô mầy là ai?
- Dạ thưa bác, cô con bị ở tù trong nầy nè.
- Ở đây có nhiều tù. Cô mầy tên gì?
- Dạ thưa Bác cô con là cô Thanh, cô đẹp lắm.
- Cô học trò đó hả?
- Dạ thưa bác., cô con nghỉ hè ở nhà, mới bị bắt sau mười bữa rày.
- Mầy hỏi có chuyện gì?
- Con đem bánh cho cô? Hôm qua là ngày giỗ Ngoại con. Cổ bị bắt ở tù, ở nhà mẹ con mua bánh bông lan cúng Ngoại con, rồi biểu con đem ít cái bánh đến cho cô ăn, kẻo tội nghiệp.
- Mầy là dúng gì của cổ?
- Dạ, thưa bác con là cháu kêu cổ bằng cô. Bác làm ơn kêu cổ ra cho con đưa bánh cho cô con.
Người lính la nó:
- Không được đâu, mầy. Đi, đi!
Thằng Cùi liền làm bộ khóc. Rồi nó khóc thiệt. Nước mắt chảy dầm dề, thấy tội nghiệp. Bỗng đâu có chiếc xe jeep từ ngoài phố chạy về, quẹo vô cửa đồn. Ông quan tư ngồi trên xe trông thấy thằng nhỏ, liền thắng máy, ngừng xe hỏi người lính:
- Thằng bé nào đây? Sao nó khóc?
Người lính thuật lại câu chuyện. Viên quan tư liền gọi nó lại gần, thấy nó dễ thương. Nó vẫn còn khóc. Ông quan tư bảo lính gọi người tù tên là Thanh ra cổng đồn. Một người lính mang súng kèm theo sau cô. Trông thấy thằng Cùi, Thanh rất ngạc nhiên, nghĩ thầm: tại sao thằng bé chăn trâu nầy tìm đến cô làm chi? Nhưng thằng Cùi khôn lanh, vừa thấy cô, nó chạy lại mừng rỡ ôm áo cô ;
- Cô ơi! Cô! Hôm qua giỗ bà Ngoại, cô đi ở tù, mẹ con ở nhà mua bánh và chuối cúng bà Ngoại, rồi mẹ con biểu con đem bánh cho cô ăn. Bánh cúng Ngoại đó cô ơi!
Thanh thấy rõ là chuyện bịa đặt, nhưng cô cũng lanh trí đoán chắc có chuyện chi bí mật đây, liền ôm đầu nó hôn, rồi cầm gói bánh. Hai cô cháu coi bộ âu yếm nhau lắm.
Viên quan tư cảm động quá, không muốn chứng kiến cảnh thân mật não nùng kia, rồ máy cho xe chạy vô sân đồn. Ông cũng bảo lính đi vô hết chỉ để người lính gát đứng coi chừng cô tù nhơn thôi. Thằng Cùi thừa lúc người lính gát ngó chỗ khác, khẽ bảo cô Thanh: ‘‘Cô coi kỹ trong ruột cái bánh này’’. Nó bấm ngón tay vào cái bánh có nhét thơ. Song sợ lộ chuyện, thằng Cùi lễ phép vòng tay:
- Thưa cô Hai con về.
- Ừ con về. Cô gởi lời thăm mẹ con
- Dạ.
Cô Thanh nhìn theo thằng nhỏ đi xa xa, rồi cô trở vào trong trại giam tù nhơn, cầm theo gói bánh bông lan.
Vào trong phòng giam, một mình Thanh bê ra coi cái bánh bông lan có dấu tay của thằng Cùi. Cô trông thấy một viên giấy vo tròn, lớn bằng hột đậu xanh, nhét ngay giữa ruột! Cô mở nhè nhẹ viên giấy ra Cô vui mừng sung sướng nhận ngay nét chữ của Đồng, viết rất nhỏ, vắn tắt mấy câu:
Anh khỏe mạnh, công việc hoạt động thỏa mãn. Ở một Sư đoàn Quốc gia biệt lập, Nhớ em - hôn em. Kính thăm Ba, Ba má, anh chị. Sẽ có tin sau
Đ...
Đúng là thư của Đồng. Bức thư đầu tiên từ khi Đồng bỏ nhà ra đi ! Té ra chàng đi theo phe Quốc gia kháng chiến ! Thanh tủm tỉm cười. Cô khoan khoái vừa khám phá được một bí ẩn mà chỉ có hai người thông cảm với nhau thôi. Nhưng cô vẫn chưa hiểu Đồng liên lạc với thằng Cùi từ bao giờ? Làm sao Đồng trao thơ nầy cho nó được? Sao đứa bé chăn trâu đó biết được cô bị giam ở trại lính Thân binh? Đồng có biết chuyện cô bị bắt và bị giam ở đây không? Một điều cô thắc mắc và lo lắng hơn nữa, là Ba cô hiện nay như thế nào? Ông có bị tai nạn gì không? Ông đau hay khỏe mạnh?
Bao nhiêu vấn đề! Bao nhiêu tư lự! Nhưng hôm nay nhận được thư Đồng, Thanh được an ủi phần nào những phiền muộn lo âu. Thanh vui mừng được biết Đồng đã đi kháng chiến. Đồng đã đem thân nam nhi để trả nợ Non-Sông ; Đồng đã đem tuổi trẻ đầy nhiệt huyết hy sinh trong lửa đạn để góp phần chiến đấu giành độc Iập cho Tổ Quốc.
Thanh sung sướng, Thanh hãnh diện. Thanh đọc đi đọc lại rẻo giấy xanh nho nhỏ, mấy giòng chữ Ií tí của người yêu,... chứa đựng bao nhiêu hứa hẹn huy hoàng, bao nhiêu hy vọng !...
Thanh nở một nụ cười tươi trong thăm thẳm của ngục tù. Bây giờ đây Đồng yêu dấu của Thanh đã đạt được chí nguyện, chí nguyện tranh đấu cho lý tưởng, hy sinh cho nhiệm vụ đến thắng trận cuối cùng. Đồng đã thực hiện lời cam kết với Thanh. Đồng đã đi hùng dũng nơi chiến trường. Thanh từ nay hăng hái bền lòng vững dạ,dầu gặp bao nhiêu nguy biến chăng nữa Thanh cũng quyết không bao giờ nao núng. Mấy giòng chữ của Đồng đem lại cho Thanh một nguồn phấn khởi vộ tận vô biên. Lòng Thanh hôm nay phơi phới vui mừng. Thanh đứng trong cửa sổ song sắt của nhà lao, nhìn một góc trời vuông, như thấy phảng phất hình ảnh của người yêu lồng trong khung kiến lớn. Thanh mỉm cười, đê mê, gọi thầm: «Đồng ! Đồngyêu dấu của em! Cô tưởng tượng như thấy nụ cười của chàng in đậm trên nền trời mộng ảo.
Một người lính mang súng cầm một xâu chìa khóa đến mở cửa phòng giam. Tiếng chìa khóa kêu kẹt...kẹt... Người lính gắt gỏng bảo:
- Đi gánh nước, cô !
Thanh ra đi làm xâu có người lính mang súng theo kèm giữ, nhưng cô vui vẻ khoan khoái, nét mặt hớn hở hơn bao giờ hết !
Có lần Thanh đau thật nặng. Cô nằm rên xiết trong phòng giam tối tăm chật hẹp, không ai săn sóc. Thanh đau đã ba ngày, không có Bác sĩ coi bịnh, không ăn được cơm trong tù, ăn vô càng đau thêm ! Thanh tưởng có thể chết được, vì hơi thở yếu quá mà hai chân sưng lên như bị thủng, Thanh nằm khóc trên chiếc giường hôi hám. Nước mắt chảy ràn rụa, Thanh lẫm bẫm kêu: ‘‘ Anh Đồng ơi ! Lẽ nào em chết không được thấy mặt anh’’. Thanh lăn trên giường, mệt lả người đôi mắt nhìn lên bức trần u ám, như trong hầm của địa ngục. Thanh cố gượng mỉm cười: ‘‘Anh Đồng yêu quí của em ! Anh ráng làm tròn nhiệm vụ nhé, đối với Tổ quốc, với non sông !... Còn em, chắc em chết quá anh à.... Nhưng em chết vui vẻ, vì em biết anh yêu em....Em biết anh yêu em, là đủ rồi ! Là em mãn nguyện.... Còn ba của con!... Ba ơi! Con chết mất, Ba ơi ! Con chết mà không trông thấy Ba! Con nhớ Ba quá ! Làm sao con được về hầu hạ Ba?... Ba ơi! Ba !
Nhưng chỉ là một cơn mê sảng. Ba ngày sau, Thanh được đưa đi nhà thương, ở đây một tuần cô đã hơi khỏe mạnh. Cô khỏi chết vì bịnh đau tim và bịnh thủng. Mặc dầu Thanh yếu, gầy hơn trước nhiều, nhưng Thanh vẫn đẹp, sắc đẹp thiên nhiên của Thanh, sắc đẹp tươi thắm vĩnh viễn, không có cơn bịnh nào làm tàn tạ ủ ê được.
Vừa khỏi bịnh, Thanh đã bị bắt đi làm xâu như trước. Chiều nay Thanh phải đào một cái hầm đựng rác cạnh bếp đồn. Từ hai giờ đến bốn giờ, dưới nắng chan chan. Thanh làm việc quá mệt nhọc, muốn té xỉu. Tay Thanh run lên, cầm cuốc không được nữa. Người lính thấy vậy thương hại, cho Thanh vô hè ngồi nghĩ một lúc.
Một người lính khác từ ngoài bót gát cầm một gói nhỏ thủng thẳng đi vào cách chỗ Thanh ngồi chừng mươi thước. Anh hỏi:
- Ai là Thanh?
Thanh ngước mắt:
- Tôi.
- Có gói gì người nhà gởi đây nè !
Vừa nói anh vừa quăng gói trước mặt Thanh. Cái gói rớt phịch trúng một vũng nước bẩn. Thanh, đứng dậy, lượm lên. Gói bị ướt hết và đã bị mở tùng ra để khám xét từ ngoài bót gát. Thanh soạn ra coi: Một áo bà ba cũ của Thanh, một ve dầu cảm mạo, ba cái bánh ít. Thanh bước đến giữa sân ngó ra cổng đồn. Cô thấy thằng Cùi đứng bên kia lề đường ngó vô, hai tay vẫy vẫy chào cô. Rồi nó biến mất.
Năm giờ chiều, Thanh trở vô phòng giam. Người lính khóa cửa lại. Cô xổ hết ba cái bánh ít ra, không thấy gì. Cô coi kỹ nhản hiệu dán trên ve dầu cảm mạo cũng không có gì. Đến chiếc áo bà ba, cô nhìn từng cái túi, cái lai, cái tay... cũng không có gì. Cô thất vọng, sờ soạn xem kỹ lại cổ áo, bỗng thấy bên trong cổ một đường chỉ mới may vụng về. Cô lấy móng tay khều một mối chỉ và rút ra. Cô tháo hết một nửa cổ áo ở phía trong, thì lòi ra một chéo giấy. Thanh vui mừng, rút giấy ra: Nét chữ của Đông viết li ti trên mảnh giấy thật mỏng. Thanh hồi hộp đọc:
‘‘Thanh yêu dấu, anh buồn bã vừa được tin em bị bắt. Không hiểu lý do. Lo em,không chịu nổi cảnh tù, Nhưng hy vọng em chịu đựng các nguy biến. Can
đảm. Nhớ câu Néhru nói: ‘‘Jail is a great school of life’’. Nhà tù là đại học đường của cuộc đời. Luôn luôn phụng sự lý tưởng Độc-lập Tổ Quốc. Chào quyết thắng. Hôn em.
Đ...
Thanh đưa ngay thư Đồng lên môi hôn say mê, hôn thật lâu. Bức thư của chàng rạo rực như thịt da của chàng vậy. Cô hít hơi thơm ngào ngạt của mỗi giòng chữ. Cô muốn uống cho tê mê men nồng của mỗi lời nói. Cô mỉm cười, rưng rưng nước mắt, ấp ủ bức thư vào môi, lẩm nhẩm: ‘‘Đồng yêu thiêng liêng của em’’ !. Nằm im, Thanh mơ tưởng nét mặt hiền lành của ý trung nhơn với đôi mắt buồn mơ. Giờ phút đau khổ, Đồng hiện ra trong giấc mộng của Thanh như một vị thần. Thanh sống trong giấc mộng ấy và tin tưởng nơi vị thần ấy.
°
Thanh bị giam 5 tháng, mà không ai lấy khẩu cung, không ai lưu ý đến trường hợp của cô. Cô muốn tỏ nỗi lòng oan ức, nhưng không ai thèm nghe. Bỗng một hôm, thằng Cùi đến thăm cô ngoài cổng đồn. Nó đưa cô một tờ báo ở Sàigòn, tưởng ở tù cũng được coi báo như ở ngoài. Người lính gát giựt lấy tờ báo, đánh nó một tát tay trên má thật đau, làm nó xiểng niểng:
- Mầy muốn ở tù hả?
Nhưng thằng Cùi không sợ. Đau quá nó khóc thét lên, định nằm vạ trước cửa đồn. Người lính nổi giận, chỉa súng hăm dọa nó:
- Mầy đứng dậy đi không? Tao bắn mầy chết bây giờ!
Lính trong bót gát ùa ra thật đông, kéo thằng Cùi dậy đánh thêm nó mấy cái chí tử. Ông quan tư trong đồn nghe ồn ào náo nhiệt, lật đật chạy ra, hỏi có chuyện gì. Viên đội giảng giải:
- Thưa Thiếu tá, thằng nhỏ này đem đồ cấm cho tù nhơn.
Cô Thanh lanh miệng liền nói bằng tiếng Pháp với viên quan tư :
- Mon Commandant, le petit est mon neveu. Il m’a apporté un journal de Saigon, ne sachant certainemeut pas que les journaux sont inlerdits en prison...
(Thưa ông Thiếu tá, thằng nhỏ này là cháu của tôi, nó không biết rằng điều cấm đem báo vào cho trong tù)
Viên quan tư Pháp hết sức ngạc nhiên ông không ngờ cô tù nhơn nói tiếng Pháp thông thạo như thế. Thấy cách ăn mặc quê mùa, điệu bộ lờ khờ, lâu nay ông cử tưởng là một cô gái quê, dốt nát, ngu dại, bị V.M. lợi dụng.
Quan tư trố mắt hỏi Thanh bằng tiếng Pháp:
- Cô nói được tiếng Pháp?Tại sao cô bị bắt vô đây?
Thanh trả lời rất lanh-lợi, cũng bằng tiếng Pháp.
- Thưa thiếu tá, đó là cầu hỏi mà chính tôi đã tự hỏi từ năm tháng nay.
- Cô là Việt minh?
- Thưa không. Tôi không bao giờ làm Việt minh cả.
- Cô vào phòng giấy tôi. Tôi muốn coi hồ sơ của cô.
Quây lại người lính gát. Ông bảo:
- Thả thằng nhỏ đi, Nó tí xíu biết gì !
Thằng Cùi mừng quá, lễ phép chấp tay chào:
- Cám ơn ông lớn. Thưa cô con về.
Tội nghiệp thằng Cùi, nó vừa đi vừa lấy tay ôm cái má bị đánh sưng đỏ bằm !
Viên quan tư Pháp tìm trong tủ văn khố một lúc, tức giận gọi một sĩ quan:
- Hồ sơ của cô này để đâu?
- Dạ thưa thiếu tá, không có hồ sơ của y.
- Hả? không có hồ sơ? Vậy thì vì lý do gì cô ấy ở đây? Các anh chỉ quen thói bỏ tù những kẻ vô tội !
- Thưa, người ta có bắt được một cái thơ trong Bưng gởi về cho cổ...
- Cái thơ nào đâu?
- Thưa Thiếu tá, tôi có cất cái thơ ấy trong tủ.
- Đi tìm coi !
Viên sĩ quan lục các giấy tờ, tìm ra được rẽo giấy nhỏ gọi là cái thơ, đưa ông xếp coi. Ông nầy không tin, hỏi:
- Anh có thẩm vấn cô không?
- Thưa không.
- Tại sao?
- Thưa Thiếu tá, vì chưa có lịnh Thiếu tá.
- Lịnh gì nữa?
Cô Thanh chụp ngay cơ hội thuận tiện, liền ngắt lời:
- Thưa Thiếu tá, tôi xin Thiếu tá lưu ý cho rằng rẻo giấy nầy là một tài liệu giả mạo, và những điều nói trong giấy đều là vu khống. Tôi xin lấy danh dự quả quyết với Thiếu tá như thế.
- Cô làm gì trong lúc cô bị bắt?
- Thưa Thiếu tá, tôi là một học sinh về quê nghỉ hè. Tôi mới về quê nghỉ được một tháng thì bị lính bắt trong lúc tôi đang săn sóc cho cha già của tôi. Tôi có tiếp tế hay liên lạc gì với Bưng trong lúc tôi đi học, xin Thiếu tá cho điều tra cạnh Ông Đốc học các thầy giáo và toàn thể học trò. Thiếu tá sẽ biết rõ sự thực. Riêng tôi, tôi tin chắc rằng đây là vụ vu cáo do một kẻ nào đó muốn chọc ghẹo tôi mà không được vừa ý, nên trả thù tôi.
- Được để tôi xét kỹ về trường hợp của cô.
Quây lại sĩ quan, ông dặn:
- Trong khi chờ đợi kết quả cuộc điều tra, tôi muốn các anh để cô thiếu nữ được đôi chút tự do trong phạm vi trại lính. Tôi cấm các người không được hành hạ cô nữ sinh nầy.
Cuộc điều tra không lâu. Ông hiệu trưởng và các giáo viên có biết rõ cô Thanh, đều binh vực cho cô nữ sinh gương mẫu của nhà trường. Họ đồng thanh chứng nhận cô Thanh có hạnh kiểm rất tốt và rất chăm chỉ học, không có thành tích bất hảo. Cô Thanh liền được thiếu tá trả tự do, sau năm tháng sống dở chết dở trong lao tù.
°
Về nhà, Thanh đau đớn thấy cảnh nhà trống, vườn hoang, cha già vắng mặt. Trong làng không ai biết tin tức gì về ông Bảy hết từ đêm cô bị bắt. Chỉ theo lời của người nhà Thầy Cai Tổng phao ra thì cũng đêm ấy ông Bảy bị lính Mật thám Pháp bắt đưa lên Sàigòn.Cô Thanh nghe nói, vội vàng lên Sàigòn ở một tháng hỏi dò tin tức tại các cơ quan liêm phòng và Quân sự của Pháp, nhưng không ai hay biết chi hết. Trở về tỉnh cô hỏi nơi đồn lính Thân binh cũng không ai trả lời được. Cô làm đơn xin vô yết kiến ông Thiếu tá, hy vọng nhờ ông cho một cuộc điều tra về sự mất tích bí mật của Ba cô. Nhưng Thiếu tá cũ đã đổi đi nơi khác. Viên chỉ huy mới tánh tình dữ tợn, không tiếp cô. Hai người lính thân binh lại còn hăm dọa cô:
- Ông Quan tư này không phải dễ dãi như ông trước đâu nghe ! Cô đừng ỷ biết vài cái tiếng tây vô nói chuyện lộn xộn. Cô làm trinh thám cho địch hay sao mà cô kiếm chuyện vô đồn hoài?
- Tôi chỉ hỏi tin tức cha tôi cùng bị bắt một đêm với tôi mà nay bị giam ở đâu?
- Cha cô bị giam ở đâu, mặc kệ cha cô chớ!
- Tôi muốn xin yết kiến quan chỉ huy đồn để hỏi ngài có thể cho tôi biết ai bắt cha tôi không?
- Ai bắt cha cô mặc kệ họ chớ!
- Xin bác làm ơn cho tôi vô hầu quan Thiếu tá một lúc thôi.
- Không được.
- Hay là nhờ bác làm phước đưa giùm cái đơn nầy vô thiếu tá?
Một viên sĩ quan trong đồn đi ra, chính là viên sĩ quan trưởng văn phòng tình báo, giúp việc từ hồi Thiếu tá trước, và đã bị Thiếu tá nầy là vì vụ cô Thanh. Sĩ quan trông thấy cô Tnanh liền tức giận, hỏi người lính gát:
- Cô nầy muốn gì nữa?
- Dạ thưa Thiếu úy, cô muốn xin vô yết kiến Thiếu tá.
Viên Thiếu úy trẻ tuổi cười gằn:
- Cô định làm cặp mắt tình tứ với Thiếu tá nầy như với Thiếu tá trước kia hẻo?
Thiếu úy quây lại truyền lịnh cho lính gát:
- Biểu cô đi vô Bưng mà nhỏng nhẻo với mấy ông Thiếu tá của cô trong đó. Nếu cô không đi, gởi cho cô một viên đạn vô da !
Nói xong, viên sĩ quan đi vô. Người lính gát quắc mắt, bảo Thanh:
- Sao ? Cô muốn đi khu hay muốn một viên đạn bây giờ đây?
Thanh lặng lẽ bỏ đi. Về nhà cô làm đơn gởi khắp các cơ quan thẩm quyền Pháp Việt, nhưng đợi hoài không thấy ai trả lời! Thế là cô không làm sao biết được tin tức của Ba cô. Cô đã để cả tháng trời đi dọ hỏi, tìm kiếm, kêu oan, nhưng cô chỉ gặp một bức tường im lặng chấn ngang trước mặt cô. Ngày đêm hễ nhớ đến Ba cô là cô nằm gục đầu xuống giường khóc nức nở. Ba cô biệt tích nơi nào? Hay đã bị thủ tiêu rồi chăng? Ai thủ tiêu? Thủ tiêu chỗ nào? Xác ba chôn ở đâu? Than ôi ! Tội nghiệp thân cha già !Tội nghiệp thân cô! Nỗi oan nầy biết kêu cùng ai cho thấu? Cô thương Ba cô bao nhiêu cô càng khóc bấy nhiêu, cô rầu rỉ đau đớn, biếng ăn biếng làm, ngẫn ngơ như người mất trí.
No comments:
Post a Comment