Về Đâu Mái Tóc Người Thương Đã theo mây trắng về quê hương rồi Còn đây nổi nhớ lên ngôi Đọng đầy trên mắt, ướt môi muộn phiền Đầu năm cắt bỏ truân chuyên Giữ tình xuân thắm giữ duyên với đời Tóc dài ngắn , nước đầy vơi Như thời gian ấy đi chơi lại về Trúc Lan KTP 🍁 02/2020
Mãi hôm nay, mọi việc trong phòng lab “êm xuôi”, mới lò mò vào nghe cô Kim Trúc hát bài “ruột” mà tôi yêu thích! Có lẽ đây là bài hát “kinh điển” của bolero trữ tình. Thấy dễ nhưng không phải dễ hát hay!
“Background” hơi ồn nên rất tiếc không nghe rõ mấy câu thơ dạo đầu.
Ở thời gian này, mà Kim Trúc vẫn giữ được làn hơi, độ rung và cảm xúc rất tốt. Tôi thích giọng KT ở phiên khúc 2 hơn: “… Bên nhau sao tình xa vạn lý cách biệt mấy sơn khê “Ngày đi mắt em xanh biển sâu, mắt tôi rưng rưng sầu “Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu
…..
“Đường phố muôn màu sao thiếu em “Về đâu làn tóc xõa bên rèm “Lầu vắng không người song khép kín “Nhớ em tôi gọi tên, chỉ nghe tiếng lá rơi thềm
Và “đặc biệt” là KT hát không giống “phiên bản thông thường” mà hầu hết các người khác hát: “Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu “ – bỏ lơi vài nhịp rồi mới bắt đầu câu hát kế - “Đường phố muôn màu sao thiếu em…” (thay vì hát nối, chạy câu đôi khi làm mất ý của bài hát!). Tôi rất thích: chia khoảng thời gian xa cách, hợp lý cho đoạn cuối. (Có điều bản phối này, tiếng trống “bass” hơi nhiều và lớn?).
Lâu lâu có dịp thưởng thức và bàn “tào lao” cho “vui nhà vui cửa” nghen cô KT! Thân mếm, NNH
KT đa tạ thầy đã nghe và góp ý cho bài hát .. KT xin ghi nhận và cảm ơn thật nhiều...”. Em cũng xin cảm ơn Trời Phật đã phù hộ cho em ở tuổi này vẫn còn chất giọng và sức khỏe để ca hát đuọc là vui vẻ và hạnh phúc lắm rồi. Kính Chúc thầy và gia đình năm mới thật nhiều sức khỏe và an khang thịnh vượng nha. KTP
Máy ông VC mắc cở vì sau năm 1975 không có Bài Hát Nào Viết cho ra hồn nên mới gom tụ gọi nhạc trước 1975 là dòng nhạc Boléro. Họ sợ danh từ Nhạc Vàng mà chúng ta trân quý như Vàng. Bài hát Về Đâu Mái Tóc người Thương của Hoài Linh (không phải Hoài Linh diễu) viết theo điệu Habanera (không phải Boléro) do Thanh Tuyền ca đầu tiên cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Điệu Habanera là một điệu Tango biến thể (chậm hơn Tango). Trước năm 1975 những nhạc sĩ của chúng ta viết đủ các điệu Tango, Boléro, Rumba, Slow, Fox, Swing, Boston, Pasodoble, Blues, Surf, Twist, Huly Guly, Mambo, Chachacha v.v..Và cái ông Nhạc Sĩ Y Vân (Sáu Mươi Năm Cuộc Đời điệu Twist, như một định mệnh ông cũng chết ở tuối 60) tài ba thấy điệu nhạc nào mới ra du nhập vào Việt Nam là ông sáng tác liến điệu đó cho bản nhạc ông mới viết. Điển hình là Đêm Đô Thị (Điệu Twust đầu tiên ở Việt Nam) và Đồi Thông (Điệu Blues cũng do ông đầu tiên)... Quý Bạn đã từng chơi nhạc và nghe nhạc thì đừng bắt chước sự ấu trỉ của VC không dám nhìn nhận sự tồn tại vĩnh cữu của nhạc Vàng VNCH trước 1975 cho dù ngàn năm sau nó vẫn được người Việt nam trân quý và cũng đừng bắt chước họ gọi là dòng nhạc Boléro thay vì gọi là Nhạc Vàng VNCH.
Sư huynh Vô Kỵ là người rất hiểu rõ về nhạc lý , xin bái phục ,hoan hô nhạc vàng VNCH muôn năm hãy chuẩn bị cây đồ long xuất trận kkk... Đệ tử Châu Bá Thông
10 comments:
Lời hát nghe sao buồn não nuột
Nhắc thầm em gái nhỏ yêu thương
Ngày xưa áo trắng chung thề ước
Lên chiếc xe hoa pháo nhuộm đường
Về đâu mái tóc còn nhung nhớ
Kỹ niệm ngày xưa ở học đường
Hai đứa chung vui đi bắt bướm
Bây giờ đôi ngã mất người thương
Về Đâu Mái Tóc Người Thương
Đã theo mây trắng về quê hương rồi
Còn đây nổi nhớ lên ngôi
Đọng đầy trên mắt, ướt môi muộn phiền
Đầu năm cắt bỏ truân chuyên
Giữ tình xuân thắm giữ duyên với đời
Tóc dài ngắn , nước đầy vơi
Như thời gian ấy đi chơi lại về
Trúc Lan KTP 🍁 02/2020
Mãi hôm nay, mọi việc trong phòng lab “êm xuôi”, mới lò mò vào nghe cô Kim Trúc hát bài “ruột” mà tôi yêu thích! Có lẽ đây là bài hát “kinh điển” của bolero trữ tình. Thấy dễ nhưng không phải dễ hát hay!
“Background” hơi ồn nên rất tiếc không nghe rõ mấy câu thơ dạo đầu.
Ở thời gian này, mà Kim Trúc vẫn giữ được làn hơi, độ rung và cảm xúc rất tốt.
Tôi thích giọng KT ở phiên khúc 2 hơn:
“… Bên nhau sao tình xa vạn lý cách biệt mấy sơn khê
“Ngày đi mắt em xanh biển sâu, mắt tôi rưng rưng sầu
“Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu
…..
“Đường phố muôn màu sao thiếu em
“Về đâu làn tóc xõa bên rèm
“Lầu vắng không người song khép kín
“Nhớ em tôi gọi tên, chỉ nghe tiếng lá rơi thềm
Và “đặc biệt” là KT hát không giống “phiên bản thông thường” mà hầu hết các người khác hát: “Lặng nghe tiếng pháo tiễn ai qua cầu “ – bỏ lơi vài nhịp rồi mới bắt đầu câu hát kế - “Đường phố muôn màu sao thiếu em…” (thay vì hát nối, chạy câu đôi khi làm mất ý của bài hát!).
Tôi rất thích: chia khoảng thời gian xa cách, hợp lý cho đoạn cuối. (Có điều bản phối này, tiếng trống “bass” hơi nhiều và lớn?).
Lâu lâu có dịp thưởng thức và bàn “tào lao” cho “vui nhà vui cửa” nghen cô KT!
Thân mếm, NNH
KT đa tạ thầy đã nghe và góp ý cho bài hát ..
KT xin ghi nhận và cảm ơn thật nhiều...”.
Em cũng xin cảm ơn Trời Phật đã phù hộ cho em ở tuổi này vẫn còn chất giọng và sức khỏe để ca hát đuọc là vui vẻ và hạnh phúc lắm rồi.
Kính Chúc thầy và gia đình năm mới thật nhiều sức khỏe và an khang thịnh vượng nha.
KTP
Cô KT ca hay tàn canh giá lạnh, thật ngưỡng mộ vô cùng người con gái đa tài đất KG, xin vỗ tay tán thưởng...
Người mê vọng cổ
Trời ! xin đa tạ đa tạ TBBN đã nghe hát còn để lại còm làm tui nở lỗ mũi bự quá phải ngồi một chỗ hỏng dám đi đâu luôn ... hihi
Bạn tui lúc nào cũng ca hay...
Người ít nói
Bạn Trường Tôi ơi, nhớ ủng hộ tui hoài hoài coi như niềm khích lệ cho tui lên tinh thần tiếp tục hé.
Người Xứ Tuyết ⛄️ hihi
Máy ông VC mắc cở vì sau năm 1975 không có Bài Hát Nào Viết cho ra hồn nên mới gom tụ gọi nhạc trước 1975 là dòng nhạc Boléro. Họ sợ danh từ Nhạc Vàng mà chúng ta trân quý như Vàng.
Bài hát Về Đâu Mái Tóc người Thương của Hoài Linh (không phải Hoài Linh diễu) viết theo điệu Habanera (không phải Boléro) do Thanh Tuyền ca đầu tiên cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Điệu Habanera là một điệu Tango biến thể (chậm hơn Tango).
Trước năm 1975 những nhạc sĩ của chúng ta viết đủ các điệu Tango, Boléro, Rumba, Slow, Fox, Swing, Boston, Pasodoble, Blues, Surf, Twist, Huly Guly, Mambo, Chachacha v.v..Và cái ông Nhạc Sĩ Y Vân (Sáu Mươi Năm Cuộc Đời điệu Twist, như một định mệnh ông cũng chết ở tuối 60) tài ba thấy điệu nhạc nào mới ra du nhập vào Việt Nam là ông sáng tác liến điệu đó cho bản nhạc ông mới viết. Điển hình là Đêm Đô Thị (Điệu Twust đầu tiên ở Việt Nam) và Đồi Thông (Điệu Blues cũng do ông đầu tiên)...
Quý Bạn đã từng chơi nhạc và nghe nhạc thì đừng bắt chước sự ấu trỉ của VC không dám nhìn nhận sự tồn tại vĩnh cữu của nhạc Vàng VNCH trước 1975 cho dù ngàn năm sau nó vẫn được người Việt nam trân quý và cũng đừng bắt chước họ gọi là dòng nhạc Boléro thay vì gọi là Nhạc Vàng VNCH.
Sư huynh Vô Kỵ là người rất hiểu rõ về nhạc lý , xin bái phục ,hoan hô nhạc vàng VNCH muôn năm hãy chuẩn bị cây đồ long xuất trận kkk...
Đệ tử Châu Bá Thông
Post a Comment