Truyện
Đêm yên lặng. Căn phòng tối mờ. Những vệt sáng từ ngọn đèn đường hắt vào tạo nên những bóng hình lay động. Trên chiếc giường, chất năm con người, hai người lớn, ba trẻ con, đang nằm ngủ, sắp lớp như hộp cá mòi.
Soại không ngủ được. Suốt đêm anh chỉ chợp mắt một chút rồi tự dưng tĩnh hẳn. Anh gác tay lên trán. Đó là một thói quen khi anh không ngủ được. Sự việc đến quá nhanh từ ngày đơn vị anh tan hàng. Anh trở về từ căn cứ Long Thành trong buổi sáng của ngày cuối cùng. Trên đường về, anh nhìn thấy những chiếc xe jeep, xe nhà binh chạy thật nhanh từ phía Hốc Môn về Sài Gòn. Thành phố bỏ ngỏ, quan, quân, dân chúng chạy hỗn loạn.
Anh đón chiếc xe buýt cuối cùng ở đường Võ Tánh đi về hướng ngã tư Bảy Hiền. Chiếc xe buýt chật ních người. Lính có, dân có. Người ta chen chúc nhau lên xe, xuống xe. Ai đôi mắt cũng láo liên nhìn nhau dò hỏi. Tình hình thế nào? Nghe nói "giải phóng" đã xuống đến Hốc Môn? Không ai trả lời. Anh xuống xe ở một góc trạm xăng rồi đi bộ về nhà.
Khu building rộng, năm tầng, gia đình anh cư ngụ ở đây gần một tháng trong một căn phòng nhỏ ở tầng thứ năm. Năm người sống chen chúc. Hiên và ba đứa con. Hiên đã bồng bề dắt díu các con từ miền Trung vào trong những ngày di tản tán loạn. Hiên dẫn con chạy ra bờ biển An Hải. Lên một con tàu lớn chở gần ba ngàn người. Tàu cập bên Nha Trang. Từ Nha Trang thuê xe đò về Sài Gòn, lê thê lếch thếch. Anh đón vợ con như bắt được lại những gì yêu quý nhất. Nhưng rồi cũng không yên. Long Khánh mất rồi đến Sài Gòn. Khi anh trở về đơn vị cũ thì không còn ai. Tướng, tá, quan, quân y như đỉa phải vôi. Ai cũng tìm đường tháo chạy. Anh không có ý định bỏ đi. Anh còn nặng nợ với gia đình quá. Anh nghĩ, chắc gì rồi cũng có một giải pháp.
Buổi trưa khu building im lặng. Những căn phòng của những gia đình ngụ cư ở đây đóng cửa im ỉm. Anh đi lên tầng lầu thứ năm. Dãy hành lang dài và sâu hun hút. Anh mở cửa phòng bước vào. Hiên đang sửa soạn gì đó, thấy anh thì la chói lên:
– Sao anh bây giờ mới về. Đài Sài Gòn tuyên bố phe mình đầu hàng rồi. Anh mau cởi quần áo lính ra cho em đem xuống tầng dưới đốt đi. Nghe nói tụi nó vào đâu đến Hốc Môn rồi, đang tiến về Sài Gòn đó, lẹ lên anh.
Anh im lặng trút bỏ quần áo. Hiên gom tất cả, kể cả đôi giày bót và giấy tờ có liên quan đến quân đội. Đốt đi, nguy hiểm lắm. Nàng lúc nào cũng hay hoảng hốt. Anh gom đồ đạt của anh vào một cái bao nylông rồi đưa cho Hiên. Hiên đem xuống tầng dưới bỏ vào một cái thùng phi đang bốc cháy. Nơi đây thiêu đốt tất cả những gì có liên quan đến lính tráng. Đốt để phi tang.
Sự việc đến nhanh quá. Soại thấy mình như đang trong cơn mộng du.
Đêm yên lặng. Căn phòng tối mờ. Những vệt sáng từ ngọn đèn đường hắt vào tạo nên những bóng hình lay động. Trên chiếc giường, chất năm con người, hai người lớn, ba trẻ con, đang nằm ngủ, sắp lớp như hộp cá mòi.
Soại không ngủ được. Suốt đêm anh chỉ chợp mắt một chút rồi tự dưng tĩnh hẳn. Anh gác tay lên trán. Đó là một thói quen khi anh không ngủ được. Sự việc đến quá nhanh từ ngày đơn vị anh tan hàng. Anh trở về từ căn cứ Long Thành trong buổi sáng của ngày cuối cùng. Trên đường về, anh nhìn thấy những chiếc xe jeep, xe nhà binh chạy thật nhanh từ phía Hốc Môn về Sài Gòn. Thành phố bỏ ngỏ, quan, quân, dân chúng chạy hỗn loạn.
Anh đón chiếc xe buýt cuối cùng ở đường Võ Tánh đi về hướng ngã tư Bảy Hiền. Chiếc xe buýt chật ních người. Lính có, dân có. Người ta chen chúc nhau lên xe, xuống xe. Ai đôi mắt cũng láo liên nhìn nhau dò hỏi. Tình hình thế nào? Nghe nói "giải phóng" đã xuống đến Hốc Môn? Không ai trả lời. Anh xuống xe ở một góc trạm xăng rồi đi bộ về nhà.
Khu building rộng, năm tầng, gia đình anh cư ngụ ở đây gần một tháng trong một căn phòng nhỏ ở tầng thứ năm. Năm người sống chen chúc. Hiên và ba đứa con. Hiên đã bồng bề dắt díu các con từ miền Trung vào trong những ngày di tản tán loạn. Hiên dẫn con chạy ra bờ biển An Hải. Lên một con tàu lớn chở gần ba ngàn người. Tàu cập bên Nha Trang. Từ Nha Trang thuê xe đò về Sài Gòn, lê thê lếch thếch. Anh đón vợ con như bắt được lại những gì yêu quý nhất. Nhưng rồi cũng không yên. Long Khánh mất rồi đến Sài Gòn. Khi anh trở về đơn vị cũ thì không còn ai. Tướng, tá, quan, quân y như đỉa phải vôi. Ai cũng tìm đường tháo chạy. Anh không có ý định bỏ đi. Anh còn nặng nợ với gia đình quá. Anh nghĩ, chắc gì rồi cũng có một giải pháp.
Buổi trưa khu building im lặng. Những căn phòng của những gia đình ngụ cư ở đây đóng cửa im ỉm. Anh đi lên tầng lầu thứ năm. Dãy hành lang dài và sâu hun hút. Anh mở cửa phòng bước vào. Hiên đang sửa soạn gì đó, thấy anh thì la chói lên:
– Sao anh bây giờ mới về. Đài Sài Gòn tuyên bố phe mình đầu hàng rồi. Anh mau cởi quần áo lính ra cho em đem xuống tầng dưới đốt đi. Nghe nói tụi nó vào đâu đến Hốc Môn rồi, đang tiến về Sài Gòn đó, lẹ lên anh.
Anh im lặng trút bỏ quần áo. Hiên gom tất cả, kể cả đôi giày bót và giấy tờ có liên quan đến quân đội. Đốt đi, nguy hiểm lắm. Nàng lúc nào cũng hay hoảng hốt. Anh gom đồ đạt của anh vào một cái bao nylông rồi đưa cho Hiên. Hiên đem xuống tầng dưới bỏ vào một cái thùng phi đang bốc cháy. Nơi đây thiêu đốt tất cả những gì có liên quan đến lính tráng. Đốt để phi tang.
Sự việc đến nhanh quá. Soại thấy mình như đang trong cơn mộng du.
Buổi trưa, những đoàn molotova chở bộ đội từ hướng Hốc Môn đổ xuống ngã tư Bảy Hiền. Những chiếc xe dừng lại ở một nơi nào đó. Có một số người đến gần, một số bỏ đi. Những tiếng hát từ trên xe qua các loa phóng thanh có dăng biểu ngữ.
Tiếng hát nổi lên oang oang: "Tiến về Sài Gòn ta quyết diệt giặc thù, tiến về Sài Gòn, giải phóng thành đô". Rồi "Như bao cô gái ở trên non, cô gái sông Ba đầu búi tóc thon, tay vót chông tay vót căm thù, như bao cô gái ở trên non". Rồi tiếp theo: "Thù giặc Mỹ cọp beo, em thù giặc Mỹ cọp beo." Những giọng nữ cao, cao vút, rót từ những loa phóng thanh tỏa xuống đám người phía dưới đường đang hớt hãi đi, làm chói tai không ít.
Người nghe, từ lâu, đã quen với những giòng nhạc êm dịu nhẹ nhàng như "Trả lại em yêu khung trời đại học, con đường Duy Tân cây dài bóng mát, buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát, uống ly chanh đường, uống môi em ngọt." Bây giờ ai cũng biết, đã hết những ngày mơ mộng cũ, những lãng mạn xưa cũng dẹp xó, để nhường chỗ cho những âm thanh cao vút kia.
Thành phố hỗn loạn với đầy đủ màu sắc. Mới ngày hôm qua đây, trên đường đi còn đầy sắc lính: nhảy dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, bộ binh, không quân, hải quân. Bây giờ thoáng chốc nhường chỗ cho những áo quần bộ đội màu xanh cứt ngựa, rộng thùng thình, nón cối, dép râu. Sự đổi đời không khoan nhượng.
Soại trở mình nằm nghiêng xây qua phía Hiên. Con nai vàng ngơ ngác của một thời Đà Nẵng xưa của anh, bây giờ cũng mỏi mệt, bơ phờ. Chỉ trong một tháng, Hiên đã trút bỏ hết dáng yêu kiều của một cô giáo trung học, áo dài màu hoàng yến, màu xanh da trời hay màu huyết dụ. Lịu địu với ba đứa con còn quá nhỏ và một ông chồng "ngụy", làm nàng phờ phạc thấy rõ. Sáng hôm nay nàng đã đi mua một số đồ đạc để ngày mai trở về quê, làm nàng mệt, ngủ vùi.
Về quê!
Đó là câu nói đầu tiên của Nại Hiên khi nàng nghe trên đài phát thanh thành phố loan báo: "Các nhân viên công chức chế độ cũ ai về nhiệm sở đó tiếp tục làm việc." Nàng hối hả thông báo với Soại:
– Về quê, em phải về quê thôi. Ở đây cũng không có cỏ mà ăn nữa huống hồ là cơm gạo. Em về xin đi dạy lại, anh nghĩ có được không?
Soại bình tĩnh trả lời:
– Em chắc đi dạy lại được không? Gia đình mình toàn làm việc cho chế độ cũ, anh nghĩ họ sẽ không cho em đi dạy lại đâu.
– Không cho em cũng phải về. Ở ngoài quê còn có mẹ, còn có anh chị, ở đây có ai?
Soại ú ớ. Hôm anh lãnh lương tháng cuối cùng thật khó khăn và may mắn nữa. Lãnh lương chụp giựt, xô đẩy nhau, lấn lướt nhau. Cầm mấy chục ngàn về đưa cho Nại Hiên, Nại Hiên mừng ra mặt. Số tiền dành dụm của hai người trước kia, nàng đã tiêu gần hết trong những ngày di tản. Nay thì số tiền lương cũng gần hết rồi, sẽ sống bằng gì đây với năm miệng ăn.
Cuối cùng rồi Soại cũng chấp nhận giải pháp của Nại Hiên. Về quê. Thời đại của những nông dân cày sâu cuốc bẫm đã đến.
Mấy ngày sau lại có tin trên đài phát thanh: "Tất cả các sĩ quan từ cấp trung úy trở xuống, đem đồ ăn, quần áo đủ dùng trong mười ngày." Nại Hiên cũng mừng ra mặt. Nàng nói với Soại bằng một giọng tin tưởng:
– Anh đi học tập mười ngày rồi về quê với em. Em đi dạy lại được thì cũng có tiền lương cho cả gia đình. Anh cũng sẽ tìm một công việc gì đó để làm. Vợ chồng mình phụ nhau nuôi con.
Ý nghĩ của Nại Hiên lúc nào cũng trong veo. Nàng lạc quan thấy rõ.
Soại không tin tưởng cho lắm nhưng thật ra anh cũng không có con đường nào khác. Anh như đang ở trong một cái rọ, cái miệng rọ có sợi dây thòng lọng, càng ngày càng siết chặt lại.
Bây giờ thì Nại Hiên sắp trở về quê. Bốn năm đại học sư phạm với những đêm miệt mài đèn sách. Nàng yêu lắm những tháng ngày đứng trên bục giảng nhìn xuống đám học trò quận lỵ. Đám học trò lớn sộ, áo quần lem luốc. Nàng yêu những mái tóc cháy nắng vàng khè kia, những đôi mắt đen lay láy từ dưới nhìn lên cô giáo đang giảng cho các em môn Vạn Vật. Yêu hết từ con đường đất cát, những hàng dương liễu, những giọng nói của đám dân quê. Tất cả. Hầu như tất cả. Bốn năm học đại học sư phạm rồi trở về dạy tại ngôi trường quận lỵ quê hương, nàng thấy mình bứt không ra khỏi được nơi đó.
Cho nên sự trở về của Nại Hiên không phải là một lựa chọn mà đúng là lý do tình cảm. Soại thấy không ép được vợ ở lại thành phố, chính anh cũng như con cá mắc cạn, anh lo không nổi cho anh thì làm sao anh lo cho nàng và các con được.
Soại nghĩ Nại Hiên cả tin bao nhiêu khi nghe bản thông cáo, dù trong đầu óc Soại cũng mừng rỡ. Chắc là hết đánh nhau, người ta dễ tha thứ rộng lượng với nhau hơn. Nhưng anh vẫn e dè trong ý nghĩ. Sao một cuộc đổi đời trơn tru gọn bân như thế, dễ dàng như thế. Cuộc chiến dài hơn hai mươi năm đã lụi tàn, nhưng trên rừng Trường Sơn đã chôn biết bao xác người. Hai mươi mốt năm ròng, hai bên đánh nhau, để cuối cùng với sự kết thúc mau lẹ. Với những kẻ gọi là địch, là đối phương, chỉ cần một tháng hay mười ngày là có thể ôm nhau nhảy sol, đố, mì và hô to "đoàn kết chúng ta là sức mạnh". Dễ dàng như vậy được sao?
Soại xoay mình qua phía Hiên. Hiên đang nằm xuôi chân, hai tay buông thỏng. Nàng ngủ say. Ngày mai em về quê rồi bao giờ mình mới gặp nhau. Cuộc vợ chồng của chúng mình thật quá nhiêu khê. Những ngày tháng trước, anh đi hành quân đôi ba tháng mới về một lần. Mỗi lần về là xả vào nhau như con hổ đói mồi. Cuộc đời lính tráng, mà là lính trận nữa, làm sao anh ở được gần em. Bây giờ hết chiến tranh mình tiếp tục xa nhau nữa sao?
Bàn tay nhỏ nhắn của em chỉ biết cầm cây bút và phấn bảng. Anh bóp nhẹ bàn tay vợ như truyền cho vợ chút hơi ấm của anh. Hiên cựa quậy, nàng mở mắt nhìn Soại rồi nói trong cơn mê ngủ:
– Sao anh không ngủ đi, anh đừng phá em, để em ngủ một chút nữa. Cả ngày nay dang ngoài trời mệt quá.
Hiên rút tay ra khỏi tay anh. Anh nằm im lặng nhìn lên trần mùng. Tiếng muỗi bay vo ve bên ngoài. Bây giờ chắc cũng ba, bốn giờ sáng. Tiếng xe xích lô máy, ba gác máy, xe lam đã bắt đầu chạy ngoài đường, tiếng xe lạch bạch, lạch bạch. Những người đi làm sớm đã thức dậy. Thành phố im lìm mấy ngày lại bừng bừng trở lại. Ai cũng muốn mọi sinh hoạt trở lại đều đặn bình thường. Dân Sài Gòn thức cả đêm. Hay nói đúng hơn là họ thay phiên nhau thức. Ngươì làm ban ngày, người làm ban đêm. Thành phố như một con thú bị thương bắt đầu hồi phục.
Bây giờ thì Hiên lại không ngủ được nữa. Nàng cố gắng nhắm mắt nhưng cơn buồn ngủ đã bay đi đâu mất. Mai nàng đem ba đứa con trở về quê. Để Soại ở lại thành phố này một mình nàng nghe như lòng mình bị quặn thắt lại. Nàng thấy thương Soại quá. Trong đêm tối thăm thẳm, nàng đưa tầm mắt nhìn quanh quất căn phòng nhỏ. Chiếc giường ngủ đã choán hết gần nửa căn phòng, còn là chỗ để những dụng cụ sinh hoạt như lò bếp nấu ăn, cái bàn ăn, là hết chỗ. Các con nàng còn nhỏ quá. Nhìn ba đứa con ôm nhau ngủ say, nàng thấy an ủi một chút. Cuộc sống vợ chồng năm năm đã cho nàng ba đứa con. Sau cuộc chiến, còn đầy đủ như thế này là mừng lắm rồi. Gia đình nàng không ai mất đi hay bị thương, tật nguyền. Còn người còn của.
Nàng thấy nàng được phước hơn nhiều người, trong cơn binh lửa đã mất chồng hay mất con. Thôi cũng đành. Cuộc đời đừng đòi hỏi quá những đặc ân cho mình.
Nàng đưa tay để trên ngực Soại, Soại cầm lấy tay nàng. Nại Hiên chợt thấy một nỗi rạo rực dâng lên, nàng đưa ngón tay cọ quẹt trong lòng bàn tay của Soại, một cử chỉ mời gọi, sẵn sàng, mà hai người đã quy định với nhau. Khi về ở trong căn phòng này, căn phòng quá chật nên cả gia đình ngủ chung trên chiếc giường duy nhất. Hai vợ chồng không thể ái ân trên giường được nên họ mới bàn nhau, khi muốn yêu nhau, em lấy ngón tay cào cào lòng bàn tay anh nhé, rồi em xuống trước nằm dưới sàn xi măng đợi anh, anh coi thử các con còn đứa nào thức không rồi anh xuống với em liền. Họ quy định như thế và đã thi hành như thế, nhiêù lần. Chiếc giường rộng nhưng quá ọp ẹp, nếu cử động nhiều quá sẽ gãy ngay. Thường thường thì khi ra dấu xong tín hiệu, Nại Hiên sẽ ngồi dậy, nàng lấy quạt quạt cho con, nâng đầu từng đứa để lên mặt gối. Đứa nào cũng ngủ mê. Nàng yên chí sè sẹ bước ra khỏi giường. Nàng nằm xuống nền xi măng. Nền xi măng thường lạnh làm nổi da gà. Nại Hiên im lặng cởi quần áo. Nàng vẫn thích khi ngủ với chồng hay khi ân ái phải hoàn toàn khỏa thân, không vướng bận gì. Lúc đó nàng mới thấy hoàn toàn tự do. Ở trong căn phòng chật hẹp này nàng thấy như mình bị tước đoạt nhiều thứ quá.
Soại hôn cuồng nhiệt trên thân thể Hiên như cố tận hưởng hềt mùi da thịt ấy, mùi da thịt thơm lừng mà anh vẫn nghĩ, chỉ Hiên mới có.
Tiếng hát nổi lên oang oang: "Tiến về Sài Gòn ta quyết diệt giặc thù, tiến về Sài Gòn, giải phóng thành đô". Rồi "Như bao cô gái ở trên non, cô gái sông Ba đầu búi tóc thon, tay vót chông tay vót căm thù, như bao cô gái ở trên non". Rồi tiếp theo: "Thù giặc Mỹ cọp beo, em thù giặc Mỹ cọp beo." Những giọng nữ cao, cao vút, rót từ những loa phóng thanh tỏa xuống đám người phía dưới đường đang hớt hãi đi, làm chói tai không ít.
Người nghe, từ lâu, đã quen với những giòng nhạc êm dịu nhẹ nhàng như "Trả lại em yêu khung trời đại học, con đường Duy Tân cây dài bóng mát, buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát, uống ly chanh đường, uống môi em ngọt." Bây giờ ai cũng biết, đã hết những ngày mơ mộng cũ, những lãng mạn xưa cũng dẹp xó, để nhường chỗ cho những âm thanh cao vút kia.
Thành phố hỗn loạn với đầy đủ màu sắc. Mới ngày hôm qua đây, trên đường đi còn đầy sắc lính: nhảy dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân, bộ binh, không quân, hải quân. Bây giờ thoáng chốc nhường chỗ cho những áo quần bộ đội màu xanh cứt ngựa, rộng thùng thình, nón cối, dép râu. Sự đổi đời không khoan nhượng.
Soại trở mình nằm nghiêng xây qua phía Hiên. Con nai vàng ngơ ngác của một thời Đà Nẵng xưa của anh, bây giờ cũng mỏi mệt, bơ phờ. Chỉ trong một tháng, Hiên đã trút bỏ hết dáng yêu kiều của một cô giáo trung học, áo dài màu hoàng yến, màu xanh da trời hay màu huyết dụ. Lịu địu với ba đứa con còn quá nhỏ và một ông chồng "ngụy", làm nàng phờ phạc thấy rõ. Sáng hôm nay nàng đã đi mua một số đồ đạc để ngày mai trở về quê, làm nàng mệt, ngủ vùi.
Về quê!
Đó là câu nói đầu tiên của Nại Hiên khi nàng nghe trên đài phát thanh thành phố loan báo: "Các nhân viên công chức chế độ cũ ai về nhiệm sở đó tiếp tục làm việc." Nàng hối hả thông báo với Soại:
– Về quê, em phải về quê thôi. Ở đây cũng không có cỏ mà ăn nữa huống hồ là cơm gạo. Em về xin đi dạy lại, anh nghĩ có được không?
Soại bình tĩnh trả lời:
– Em chắc đi dạy lại được không? Gia đình mình toàn làm việc cho chế độ cũ, anh nghĩ họ sẽ không cho em đi dạy lại đâu.
– Không cho em cũng phải về. Ở ngoài quê còn có mẹ, còn có anh chị, ở đây có ai?
Soại ú ớ. Hôm anh lãnh lương tháng cuối cùng thật khó khăn và may mắn nữa. Lãnh lương chụp giựt, xô đẩy nhau, lấn lướt nhau. Cầm mấy chục ngàn về đưa cho Nại Hiên, Nại Hiên mừng ra mặt. Số tiền dành dụm của hai người trước kia, nàng đã tiêu gần hết trong những ngày di tản. Nay thì số tiền lương cũng gần hết rồi, sẽ sống bằng gì đây với năm miệng ăn.
Cuối cùng rồi Soại cũng chấp nhận giải pháp của Nại Hiên. Về quê. Thời đại của những nông dân cày sâu cuốc bẫm đã đến.
Mấy ngày sau lại có tin trên đài phát thanh: "Tất cả các sĩ quan từ cấp trung úy trở xuống, đem đồ ăn, quần áo đủ dùng trong mười ngày." Nại Hiên cũng mừng ra mặt. Nàng nói với Soại bằng một giọng tin tưởng:
– Anh đi học tập mười ngày rồi về quê với em. Em đi dạy lại được thì cũng có tiền lương cho cả gia đình. Anh cũng sẽ tìm một công việc gì đó để làm. Vợ chồng mình phụ nhau nuôi con.
Ý nghĩ của Nại Hiên lúc nào cũng trong veo. Nàng lạc quan thấy rõ.
Soại không tin tưởng cho lắm nhưng thật ra anh cũng không có con đường nào khác. Anh như đang ở trong một cái rọ, cái miệng rọ có sợi dây thòng lọng, càng ngày càng siết chặt lại.
Bây giờ thì Nại Hiên sắp trở về quê. Bốn năm đại học sư phạm với những đêm miệt mài đèn sách. Nàng yêu lắm những tháng ngày đứng trên bục giảng nhìn xuống đám học trò quận lỵ. Đám học trò lớn sộ, áo quần lem luốc. Nàng yêu những mái tóc cháy nắng vàng khè kia, những đôi mắt đen lay láy từ dưới nhìn lên cô giáo đang giảng cho các em môn Vạn Vật. Yêu hết từ con đường đất cát, những hàng dương liễu, những giọng nói của đám dân quê. Tất cả. Hầu như tất cả. Bốn năm học đại học sư phạm rồi trở về dạy tại ngôi trường quận lỵ quê hương, nàng thấy mình bứt không ra khỏi được nơi đó.
Cho nên sự trở về của Nại Hiên không phải là một lựa chọn mà đúng là lý do tình cảm. Soại thấy không ép được vợ ở lại thành phố, chính anh cũng như con cá mắc cạn, anh lo không nổi cho anh thì làm sao anh lo cho nàng và các con được.
Soại nghĩ Nại Hiên cả tin bao nhiêu khi nghe bản thông cáo, dù trong đầu óc Soại cũng mừng rỡ. Chắc là hết đánh nhau, người ta dễ tha thứ rộng lượng với nhau hơn. Nhưng anh vẫn e dè trong ý nghĩ. Sao một cuộc đổi đời trơn tru gọn bân như thế, dễ dàng như thế. Cuộc chiến dài hơn hai mươi năm đã lụi tàn, nhưng trên rừng Trường Sơn đã chôn biết bao xác người. Hai mươi mốt năm ròng, hai bên đánh nhau, để cuối cùng với sự kết thúc mau lẹ. Với những kẻ gọi là địch, là đối phương, chỉ cần một tháng hay mười ngày là có thể ôm nhau nhảy sol, đố, mì và hô to "đoàn kết chúng ta là sức mạnh". Dễ dàng như vậy được sao?
Soại xoay mình qua phía Hiên. Hiên đang nằm xuôi chân, hai tay buông thỏng. Nàng ngủ say. Ngày mai em về quê rồi bao giờ mình mới gặp nhau. Cuộc vợ chồng của chúng mình thật quá nhiêu khê. Những ngày tháng trước, anh đi hành quân đôi ba tháng mới về một lần. Mỗi lần về là xả vào nhau như con hổ đói mồi. Cuộc đời lính tráng, mà là lính trận nữa, làm sao anh ở được gần em. Bây giờ hết chiến tranh mình tiếp tục xa nhau nữa sao?
Bàn tay nhỏ nhắn của em chỉ biết cầm cây bút và phấn bảng. Anh bóp nhẹ bàn tay vợ như truyền cho vợ chút hơi ấm của anh. Hiên cựa quậy, nàng mở mắt nhìn Soại rồi nói trong cơn mê ngủ:
– Sao anh không ngủ đi, anh đừng phá em, để em ngủ một chút nữa. Cả ngày nay dang ngoài trời mệt quá.
Hiên rút tay ra khỏi tay anh. Anh nằm im lặng nhìn lên trần mùng. Tiếng muỗi bay vo ve bên ngoài. Bây giờ chắc cũng ba, bốn giờ sáng. Tiếng xe xích lô máy, ba gác máy, xe lam đã bắt đầu chạy ngoài đường, tiếng xe lạch bạch, lạch bạch. Những người đi làm sớm đã thức dậy. Thành phố im lìm mấy ngày lại bừng bừng trở lại. Ai cũng muốn mọi sinh hoạt trở lại đều đặn bình thường. Dân Sài Gòn thức cả đêm. Hay nói đúng hơn là họ thay phiên nhau thức. Ngươì làm ban ngày, người làm ban đêm. Thành phố như một con thú bị thương bắt đầu hồi phục.
Bây giờ thì Hiên lại không ngủ được nữa. Nàng cố gắng nhắm mắt nhưng cơn buồn ngủ đã bay đi đâu mất. Mai nàng đem ba đứa con trở về quê. Để Soại ở lại thành phố này một mình nàng nghe như lòng mình bị quặn thắt lại. Nàng thấy thương Soại quá. Trong đêm tối thăm thẳm, nàng đưa tầm mắt nhìn quanh quất căn phòng nhỏ. Chiếc giường ngủ đã choán hết gần nửa căn phòng, còn là chỗ để những dụng cụ sinh hoạt như lò bếp nấu ăn, cái bàn ăn, là hết chỗ. Các con nàng còn nhỏ quá. Nhìn ba đứa con ôm nhau ngủ say, nàng thấy an ủi một chút. Cuộc sống vợ chồng năm năm đã cho nàng ba đứa con. Sau cuộc chiến, còn đầy đủ như thế này là mừng lắm rồi. Gia đình nàng không ai mất đi hay bị thương, tật nguyền. Còn người còn của.
Nàng thấy nàng được phước hơn nhiều người, trong cơn binh lửa đã mất chồng hay mất con. Thôi cũng đành. Cuộc đời đừng đòi hỏi quá những đặc ân cho mình.
Nàng đưa tay để trên ngực Soại, Soại cầm lấy tay nàng. Nại Hiên chợt thấy một nỗi rạo rực dâng lên, nàng đưa ngón tay cọ quẹt trong lòng bàn tay của Soại, một cử chỉ mời gọi, sẵn sàng, mà hai người đã quy định với nhau. Khi về ở trong căn phòng này, căn phòng quá chật nên cả gia đình ngủ chung trên chiếc giường duy nhất. Hai vợ chồng không thể ái ân trên giường được nên họ mới bàn nhau, khi muốn yêu nhau, em lấy ngón tay cào cào lòng bàn tay anh nhé, rồi em xuống trước nằm dưới sàn xi măng đợi anh, anh coi thử các con còn đứa nào thức không rồi anh xuống với em liền. Họ quy định như thế và đã thi hành như thế, nhiêù lần. Chiếc giường rộng nhưng quá ọp ẹp, nếu cử động nhiều quá sẽ gãy ngay. Thường thường thì khi ra dấu xong tín hiệu, Nại Hiên sẽ ngồi dậy, nàng lấy quạt quạt cho con, nâng đầu từng đứa để lên mặt gối. Đứa nào cũng ngủ mê. Nàng yên chí sè sẹ bước ra khỏi giường. Nàng nằm xuống nền xi măng. Nền xi măng thường lạnh làm nổi da gà. Nại Hiên im lặng cởi quần áo. Nàng vẫn thích khi ngủ với chồng hay khi ân ái phải hoàn toàn khỏa thân, không vướng bận gì. Lúc đó nàng mới thấy hoàn toàn tự do. Ở trong căn phòng chật hẹp này nàng thấy như mình bị tước đoạt nhiều thứ quá.
Soại hôn cuồng nhiệt trên thân thể Hiên như cố tận hưởng hềt mùi da thịt ấy, mùi da thịt thơm lừng mà anh vẫn nghĩ, chỉ Hiên mới có.
***
Buổi sáng. Nắng chói lóa, chan hoà bên ngoài căn phòng chung cư. Hiên thức giấc sau trận cuồng phong. Bởi vì trong tâm tuởng nàng luôn luôn ý thức là sáng mai phải về. Phải dẫn các con ra bến xe đúng giờ. Không đuợc trễ nãi, nên trong giấc ngủ tiếp theo, dù nàng bị cái rã rời cuốn hút đi, nhưng một lúc sau, cái tâm thức ra đi trổi dậy. Nàng từ từ tĩnh ngủ. Nàng bật nguời đưa tay xem đồng hồ. Đã hơn bảy giờ sáng. Hiên tung mền và lay Soại:
– Dậy đi anh, thức luôn các con dậy. Xe đò ở bến xe An Đông bắt đầu 9 giờ khởi hành, chuẩn bị đi chứ không trễ mất.
Soại càng mệt mỏi hơn. Nhưng anh cũng ý thức là phải dậy ngay bây giờ, không được ngủ nướng chút nào. Anh chỉ còn Hiên và các con trong vòng mấy tiếng đồng hồ nữa thôi. Anh có cảm tuởng Nại Hiên trở về quê chuyến này, rất lâu anh mới gặp lại được.
Hiên đã sắp sẵn những chiếc va ly áo quần và đồ dùng của nàng và các con. Chỉ bấy nhiêu thôi cho cả bốn cuộc sống. Nàng thay đồ cho bé Anh Chi. Anh Chi còn bé quá, mới sinh năm ngoái. Soại thấy xót thương vợ vô cùng. Một nách ba con về quê. Trong thâm tâm anh luôn luôn dằng xé bởi những ý nghĩ. Hiên đem mấy đứa con về quê, anh như đỡ đi một phần gánh nặng. Nhưng bây giờ, truớc lúc chia tay, anh thấy mình bị hụt hẫng, bị đẩy rời, tách ra khỏi gia đinh. Cái gia đình nhỏ bé mà anh cố gắng tạo nên.
Sau khi cho các con ăn và hai nguời cùng ăn qua quít mấy chén cơm. Hiên giục Soại:
– Thôi mình đi anh. Anh bế hai đứa xuống lầu truớc đi, rồi ra đường đón xe lam. Em bế Anh Chi và xách đồ xuống sau, À quên, em đưa tiền cho anh, anh ở trong này chờ ngày đi học tập. Mình còn có năm chục ngàn, em mua sắm một ít, còn lại bốn chục ngàn, em để lại anh muời ngàn anh lo chuyện ăn uống, mua ít thuốc men đem theo. Anh học tập xong trở về, anh liên lạc với em ngay. Nếu tình hình tốt thì em sẽ nhắn anh về quê, nhe. Tiền đây, anh cất đi.
Hiên phân chia thật chu đáo. Tính nàng vẫn vậy, cái gì ra cái đó, rõ ràng, minh bạch. Soại bỏ số tiền Hiên đưa vào túi quần, bế Đông Nghi và dắt Anh Thư xuống lầu. Căn building năm từng với mười bậc thang, đi lên đi xuống cũng đủ mệt ứ hơi. Thật ra, ngày trước, trong gia đinh, anh như đứng ngoài cuộc sống. Mỗi tháng lãnh lương anh đem tiền về đưa cho Hiên đủ, là anh coi như đã làm xong bổn phận. Anh không biết đến những sinh hoạt nhỏ nhặt của một gia đinh. Những sinh hoạt bình thường như ăn, uống, giặt giũ, tã lót, mền mùng. Anh không tham gia được vào cuộc sống đó cũng chỉ vì một lý do duy nhất vì anh là lính, bận đi hành quân. Anh lấy lý do đó để bào chữa cho mình.
Anh là sĩ quan chỉ huy nhưng anh không có tư lợi nào. Nhưng anh biết, trong khi đó thì biết bao nhiêu sĩ quan như anh, từ cấp đại đội truởng trở lên là đã có tư lợi. Đó là gạo thóc của lính hành quân dư, là ration C của lính đào ngũ hay đi phép, là lương lậu khai man của lính ma, lính kiểng. Chuyện này anh biết rõ khi anh nắm chức vụ đại đội trưởng. Nguời hạ sĩ quan tiếp liệu đã nhỏ to với anh nhiều điều, nhưng anh dẹp hết, anh nói với nguời hạ sĩ quan tiếp liệu: "Đi hành quân, anh lo cho lính tráng đầy đủ là tốt rồi, khỏi cần lo riêng cho tôi". Nguời hạ sĩ quan tiếp liệu có vẻ không bằng lòng mấy lời nói của anh, nhưng anh giữ chức vụ không lâu là đến ngày "tan hàng".
Bến xe An Đông vẫn còn hoạt động. Đây là bến xe chạy đường dài Sài Gòn ra miền Trung và Cao Nguyên Trung Phần. Hãng xe Minh Trung, hãng xe Phi Long, Tiến Lực độc quyền khai thác các chuyến xe đuờng dài, với những chiếc xe kiểu xe buýt mới, nên rất ăn khách. Cuộc đổi đời còn quá mới nên nơi đây chưa có thay đổi gì. Bến xe An Đông vẫn với những chiếc xe đậu từng hàng dài trên đường Petrus Ký. Khi Soại đưa gia đình tới thì các lơ xe trông thấy, họ chạy túa ra mời chào:
– Anh chị về đâu, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Qui Nhơn đều có cả, anh chị lên xe em đi.
Soại hỏi một nguời lơ:
– Về Đà Nẵng bao nhiêu một nguời?
– Một ngàn hai.
– Sao đắt vậy, truớc đây có bảy trăm.
– Hòa bình rồi mà anh, anh biết không, tụi em chạy xe vừa chạy vừa luồn lách, vừa dọn dẹp các chuớng ngại vật hồi chiến tranh còn lại, vất vã lắm chứ không dễ đâu.
Nại Hiên trả giá:
– Tụi tôi chạy loạn ngoài đó vô đây, bây giờ về trở lại nên tiền đâu có nhiều, anh lấy cho một ngàn đi, cho tôi hai chỗ.
Soại nói với Nại Hiên:
– Em mua hai chỗ ngồi, chật quá chịu nổi không?
– Kệ, cũng được anh, mình tiện tặn chút.
Nguời lơ xe đồng ý bảo lên xe. Bước qua bực lên xuống xe, Soại mới thấy không khí trong xe ngột ngạt quá. Nhiều hành khách cũng trở về sau cuộc tháo chạy. Họ cũng ở những miền ngoài đó, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Ai cũng than trở về không biết làm ăn ra sao đây? Cuộc tháo chạy khiến nhiều gia đinh trắng tay. Sự trở về coi như một đầu hàng hoàn cảnh.
Khi Hiên và các con ngồi vào chỗ xong, Soại mới thấy lòng mình cô đơn quá. Anh thấy như mình sắp bị hất tung ra khỏi một gia đinh. Ở lại đây một mình, anh sẽ đơn độc biết bao nhiêu. Bà con không có. Anh sẽ bơ vơ trong một thành phố đầy biến động. Anh sẽ đi trình diện học tập cải tạo. Anh nghĩ, dù sao ở thành phố cũng hơn ở nông thôn, dù sao cũng còn có đôi mắt của thế giới dòm vào, nghĩ tới điều này cũng làm anh yên lòng đôi chút.
Nguời lơ xe đi dọc theo con đường ở giữa hai hàng ghế đếm hành khách. Xong, nói thật to lên:
– Dậy đi anh, thức luôn các con dậy. Xe đò ở bến xe An Đông bắt đầu 9 giờ khởi hành, chuẩn bị đi chứ không trễ mất.
Soại càng mệt mỏi hơn. Nhưng anh cũng ý thức là phải dậy ngay bây giờ, không được ngủ nướng chút nào. Anh chỉ còn Hiên và các con trong vòng mấy tiếng đồng hồ nữa thôi. Anh có cảm tuởng Nại Hiên trở về quê chuyến này, rất lâu anh mới gặp lại được.
Hiên đã sắp sẵn những chiếc va ly áo quần và đồ dùng của nàng và các con. Chỉ bấy nhiêu thôi cho cả bốn cuộc sống. Nàng thay đồ cho bé Anh Chi. Anh Chi còn bé quá, mới sinh năm ngoái. Soại thấy xót thương vợ vô cùng. Một nách ba con về quê. Trong thâm tâm anh luôn luôn dằng xé bởi những ý nghĩ. Hiên đem mấy đứa con về quê, anh như đỡ đi một phần gánh nặng. Nhưng bây giờ, truớc lúc chia tay, anh thấy mình bị hụt hẫng, bị đẩy rời, tách ra khỏi gia đinh. Cái gia đình nhỏ bé mà anh cố gắng tạo nên.
Sau khi cho các con ăn và hai nguời cùng ăn qua quít mấy chén cơm. Hiên giục Soại:
– Thôi mình đi anh. Anh bế hai đứa xuống lầu truớc đi, rồi ra đường đón xe lam. Em bế Anh Chi và xách đồ xuống sau, À quên, em đưa tiền cho anh, anh ở trong này chờ ngày đi học tập. Mình còn có năm chục ngàn, em mua sắm một ít, còn lại bốn chục ngàn, em để lại anh muời ngàn anh lo chuyện ăn uống, mua ít thuốc men đem theo. Anh học tập xong trở về, anh liên lạc với em ngay. Nếu tình hình tốt thì em sẽ nhắn anh về quê, nhe. Tiền đây, anh cất đi.
Hiên phân chia thật chu đáo. Tính nàng vẫn vậy, cái gì ra cái đó, rõ ràng, minh bạch. Soại bỏ số tiền Hiên đưa vào túi quần, bế Đông Nghi và dắt Anh Thư xuống lầu. Căn building năm từng với mười bậc thang, đi lên đi xuống cũng đủ mệt ứ hơi. Thật ra, ngày trước, trong gia đinh, anh như đứng ngoài cuộc sống. Mỗi tháng lãnh lương anh đem tiền về đưa cho Hiên đủ, là anh coi như đã làm xong bổn phận. Anh không biết đến những sinh hoạt nhỏ nhặt của một gia đinh. Những sinh hoạt bình thường như ăn, uống, giặt giũ, tã lót, mền mùng. Anh không tham gia được vào cuộc sống đó cũng chỉ vì một lý do duy nhất vì anh là lính, bận đi hành quân. Anh lấy lý do đó để bào chữa cho mình.
Anh là sĩ quan chỉ huy nhưng anh không có tư lợi nào. Nhưng anh biết, trong khi đó thì biết bao nhiêu sĩ quan như anh, từ cấp đại đội truởng trở lên là đã có tư lợi. Đó là gạo thóc của lính hành quân dư, là ration C của lính đào ngũ hay đi phép, là lương lậu khai man của lính ma, lính kiểng. Chuyện này anh biết rõ khi anh nắm chức vụ đại đội trưởng. Nguời hạ sĩ quan tiếp liệu đã nhỏ to với anh nhiều điều, nhưng anh dẹp hết, anh nói với nguời hạ sĩ quan tiếp liệu: "Đi hành quân, anh lo cho lính tráng đầy đủ là tốt rồi, khỏi cần lo riêng cho tôi". Nguời hạ sĩ quan tiếp liệu có vẻ không bằng lòng mấy lời nói của anh, nhưng anh giữ chức vụ không lâu là đến ngày "tan hàng".
Bến xe An Đông vẫn còn hoạt động. Đây là bến xe chạy đường dài Sài Gòn ra miền Trung và Cao Nguyên Trung Phần. Hãng xe Minh Trung, hãng xe Phi Long, Tiến Lực độc quyền khai thác các chuyến xe đuờng dài, với những chiếc xe kiểu xe buýt mới, nên rất ăn khách. Cuộc đổi đời còn quá mới nên nơi đây chưa có thay đổi gì. Bến xe An Đông vẫn với những chiếc xe đậu từng hàng dài trên đường Petrus Ký. Khi Soại đưa gia đình tới thì các lơ xe trông thấy, họ chạy túa ra mời chào:
– Anh chị về đâu, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Qui Nhơn đều có cả, anh chị lên xe em đi.
Soại hỏi một nguời lơ:
– Về Đà Nẵng bao nhiêu một nguời?
– Một ngàn hai.
– Sao đắt vậy, truớc đây có bảy trăm.
– Hòa bình rồi mà anh, anh biết không, tụi em chạy xe vừa chạy vừa luồn lách, vừa dọn dẹp các chuớng ngại vật hồi chiến tranh còn lại, vất vã lắm chứ không dễ đâu.
Nại Hiên trả giá:
– Tụi tôi chạy loạn ngoài đó vô đây, bây giờ về trở lại nên tiền đâu có nhiều, anh lấy cho một ngàn đi, cho tôi hai chỗ.
Soại nói với Nại Hiên:
– Em mua hai chỗ ngồi, chật quá chịu nổi không?
– Kệ, cũng được anh, mình tiện tặn chút.
Nguời lơ xe đồng ý bảo lên xe. Bước qua bực lên xuống xe, Soại mới thấy không khí trong xe ngột ngạt quá. Nhiều hành khách cũng trở về sau cuộc tháo chạy. Họ cũng ở những miền ngoài đó, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Ai cũng than trở về không biết làm ăn ra sao đây? Cuộc tháo chạy khiến nhiều gia đinh trắng tay. Sự trở về coi như một đầu hàng hoàn cảnh.
Khi Hiên và các con ngồi vào chỗ xong, Soại mới thấy lòng mình cô đơn quá. Anh thấy như mình sắp bị hất tung ra khỏi một gia đinh. Ở lại đây một mình, anh sẽ đơn độc biết bao nhiêu. Bà con không có. Anh sẽ bơ vơ trong một thành phố đầy biến động. Anh sẽ đi trình diện học tập cải tạo. Anh nghĩ, dù sao ở thành phố cũng hơn ở nông thôn, dù sao cũng còn có đôi mắt của thế giới dòm vào, nghĩ tới điều này cũng làm anh yên lòng đôi chút.
Nguời lơ xe đi dọc theo con đường ở giữa hai hàng ghế đếm hành khách. Xong, nói thật to lên:
– Xe sắp khởi hành, mời những ai không đi, xin xuống xe để xe chạy.
Để phụ họa theo lời người lơ xe, nguời tài xế đã ngồi vào chỗ của mình ở phía truớc, rồ máy. Tiếng máy nổ rùng rùng. Nguời tài xế bấm còi tin tin. Soại hôn mấy đứa con, anh như muốn hít hết hơi hám của các con vào lòng. Hai má mịn màng của bé Anh Thư, của Đông Nghi, đôi mắt đẹp của Anh Chi, ba đứa con gái là máu huyết anh, là da thịt anh, anh muốn hòa tan mình vào trong đó.
Hiên nói:
– Anh đừng hôn con mạnh quá làm con đau đó. Thôi anh xuống xe đi, xe sắp chạy rồi. – Rồi nàng dặn dò thêm, – Em về nghe, anh nhớ làm theo lời em dặn. Anh ở một mình anh nên giữ gìn sức khoẻ, đừng nhậu nhẹt.
Soại hôn phớt lên môi Hiên, anh nói thật cảm động:
– Em về lo cho các con hộ anh. Cho anh gởi lời thăm mẹ và các anh chị. Thỉnh thoảng có rảnh em về thăm bà nội mấy đứa. Em đi dạy lại được tin cho anh biết nghe. Thôi anh xuống đây.
Soại đi trở ngược lên đầu xe và nhảy xuống đất. Chiếc xe rồ máy mấy lần và bắt đầu lăn bánh. Anh vẫy tay khi chiếc xe rời khỏi bến, không biết Hiên và mấy con có nhìn thấy anh không?
Để phụ họa theo lời người lơ xe, nguời tài xế đã ngồi vào chỗ của mình ở phía truớc, rồ máy. Tiếng máy nổ rùng rùng. Nguời tài xế bấm còi tin tin. Soại hôn mấy đứa con, anh như muốn hít hết hơi hám của các con vào lòng. Hai má mịn màng của bé Anh Thư, của Đông Nghi, đôi mắt đẹp của Anh Chi, ba đứa con gái là máu huyết anh, là da thịt anh, anh muốn hòa tan mình vào trong đó.
Hiên nói:
– Anh đừng hôn con mạnh quá làm con đau đó. Thôi anh xuống xe đi, xe sắp chạy rồi. – Rồi nàng dặn dò thêm, – Em về nghe, anh nhớ làm theo lời em dặn. Anh ở một mình anh nên giữ gìn sức khoẻ, đừng nhậu nhẹt.
Soại hôn phớt lên môi Hiên, anh nói thật cảm động:
– Em về lo cho các con hộ anh. Cho anh gởi lời thăm mẹ và các anh chị. Thỉnh thoảng có rảnh em về thăm bà nội mấy đứa. Em đi dạy lại được tin cho anh biết nghe. Thôi anh xuống đây.
Soại đi trở ngược lên đầu xe và nhảy xuống đất. Chiếc xe rồ máy mấy lần và bắt đầu lăn bánh. Anh vẫy tay khi chiếc xe rời khỏi bến, không biết Hiên và mấy con có nhìn thấy anh không?
Soại đi bộ ngược lên Ngã Bảy. Khu bến xe An Đông sau cuộc đổi đời cũng không thay đổi gì mấy. Vẫn những xe bánh mì, xe hủ tiếu đậu ngoài lề đường bán cho khách vãng lai. Vẫn những tay ruớc mối cho gái ngồi trên những chiếc ghế thấp, thấy ai đi qua cũng ngoắc tay lia lịa, "vào đây chơi đi anh, có em mới, có em mới đây anh.". Những nụ cười chớt nhả của các cô gái làng chơi. Soại đã biết khu này khi đọc tác phẩm "Loan Mắt Nhung" của Nguyễn Thụy Long, với xóm đĩ phía trong, với bao nhiêu hoàn cảnh oan khiên không kể hết. Nơi đây, những con người lương thiện muốn tìm một chỗ trú thân bình thường cũng không được. Tiếng mời gọi như tiếng búa đánh vào thanh sắt, chát chúa, tàn bạo. Âm thanh làm Soại lợm giọng. Anh giật tay ra khỏi một ả mặt hoa da phấn đang cầm tay níu anh vào trong hẻm, anh nói với giọng hằn học: "Không, tôi không đi, tôi đang có công chuyện". Người con gái buông anh ra. Anh đi nhanh về phía bến xe lam Ngã Bảy.
– Trần Yên Hòa
No comments:
Post a Comment