Wednesday, September 14, 2011

NGHỀ DẠY XƯA VÀ NAY

_______________

Kim Nguyên



Tưởng niệm về thầy Mã Sanh Long 
  Cựu trưởng Ty tiểu học tinh Rạch Giá trước 75
                                              KN

Hồi xưa trước năm 75, tôi rất thích nhìn các cô giáo đến trường với chiếc áo dài đủ màu sắc rực rở như những cánh bướm bay lượn lờ  hay phất phơ trước gió khi qua phố hay trong sân trường thật đẹp mắt. Sau 75 bẳng lâu để  thích nghi với cuộc sống mới, những chiếc áo đã cất dấu không ai dùng nữa, thay vào những trang phục cho hợp với thời đại, để thích nghi với cái mới.  Bây giờ thì cũng được tái hiện hình ảnh củ nhưng không đồng điệu, kẻ mặc áo dài, người mặc complet lai veston, người mặc áo kiểu cọ, tất cả đều không có điểm chung để cùng hòa hợp cho đẹp nữa.
                 Lúc đi dạy tôi hết sức say sưa, đem hết nhiệt huyết để sống với nghề, xem các em như con em của mình. Lúc làm chủ nhiệm lớp tôi như bà mẹ có mấy chục đứa con. Cần rầy phải rầy, cần dạy cứ dạy, tôi không phải sợ các em phiền lòng. Rầy các em không phải vì ghét mà muốn các em tập trung trong học tập, phải biết chuẩn mực,không phí thời gian đến trường. Học nhiều thứ và chẳng lẻ không điều nào cần cho em được sau nầy khi ra đời hay sao? Tôi rất nghiêm khắc nên có lẻ các em không thích tôi vì mất tự do không được thoải mái theo ý muốn của các em. Nhưng không sao với tôi hiệu quả của công việc là  thiết yếu, tôi phải đạt được.. lớp của tối thiểu phải có nề nếp trong giờ học. Với tôi trách nhiệm và uy tín là quan trong và có thể nói tôi cường điệu…  Không phải vì lảnh lương mà tôi phải làm thế vì mục đích của việc cần làm, tôi đã làm và một hôm  nhìn về chặng đường đi qua tôi  cảm thấy nhiều điều còn thiếu sót hoặc chưa làm…tôi chưa hài lòng về bản thân đối với hiệu quả của công việc hồi ấy. Bây giờ các em trong và ngoài nước khi về gặp tôi cởi mở vui vẻ, các em vui mừng vì thái độ gần gủi của tôi, có lẻ các em tưởng tôi già đổi tánh dể chịu. Tôi phải bày tỏ để các em hiểu tôi không còn là diễn viên trên sân khấu bụt giảng nữa, mà tôi đang sống đời thường.
                  Trải qua mấy chuc năm chứng kiến xã hội có nhiều biến đổi khiến  nhiều thứ đổi thay, mất đi những truyền thống tốt đẹp.
                 Thời gian trôi qua, tôi đã xa nghề, chợt nghe một giáo viên đang trong nghề phát biểu: không dám rầy la học trò sợ sau nầy thành đạt các em  sẽ ghét không nhìn mình, không mở lòng và cũng không giúp đở… cho mình. Tôi thật ngạc nhiên về ý tưởng mới lạ đó…có phải ai cũng nghĩ thế không?  Hình như tôi đã lạc hậu rồi ư?
                  Tôi sửng sờ, lạ lùng, thật bức rức khi nghe thế. Mục đích của giáo dục tầm thường đến như vậy sao?Trường học đào tạo để các em trở thành người hữu dụng cho xả hội,cho đất nước chứ.  Mình coi các em là công cụ phuc vụ cá nhân ở tương lai sao.???? Tôi làm cái gì hôm nay cho các em là để các em làm gì cho tôi ở ngày mai ư? Chúng ta cống hiến với chân trời mở rộng vì mục đích chung của đất nước, dân tộc là nhiệm vụ của thế hệ hiện tai. Chúng ta sống thực tế chỉ vì mục đích lợi ích riêng cho mình thế thì còn ý nghĩa gì đối với việc mình làm. Không biết quí trọng nghề mình thì còn ai sẽ trọng nghề mình
                   Phải biết cảm nhận và hảnh diện nghề dạy học là nghề cao quí mặc dù lương không là bao, so với ngành nghề khác trong xã hội. Nhưng mình đã góp một phần khiêm tốn cho  sự nghiệp giáo dục để đào tạo nhân tài của đất nước.
                  Nếu nghĩ  mục đích của giáo dục chính là mục đích lợi ích bản thân thì  ngày Hiến chương Quốc tế nhà giáo trở thành ngày GV chờ đợi phụ huynh HS hoặc chính HS mang quà để MUA LÒNG hoặc NHẮC NHỞ khéo thầy cô phải biết quan tâm đến con em mình chứ. Không phải ngày thể hiện tấm lòng tri ân thầy cô của hoc sinh.Những gia đình đại gia, cán độ cao cấp, phụ huynh đua nhau đem  quà có giá trị để con em được sự quan tâm  nhiều hơn. Người làm nghề dạy cảm thấy sung sướng ra mặt mỗi năm nhận món quà đắc giá thật xứng đáng với mong muốn của nình. Ai đã đến với ta không hậu ý ? GV lấy điều đó làm thú vị ? Thực chất đó chính là sự xúc phạm nhân cách của thầy cô giáo.Và hóa ra thầy cô giáo tự biến mình thành công cụ, nô lệ để phục dịch.
                 Một số giáo viên dạy thêm ở nhà , học sinh nào không ghi tên đóng tiền  học thêm sẽ bị cô giáo ra mặt đối xử khác, thiếu thiện cảm hoặc hù dọa. Thái độ  như thế tỏ ra mình chẳng có lương tâm nghề nghiêp, và đã bị hoc sinh và gia đình phản ảnh khi nhận ra bản chất của giáo viên.
                Nhưng cũng có một ít người còn nghĩ đến hoc trò, dành ngày nghĩ dạy thêm, bồi dưởng cho hoc sinh yếu kém của mình mà không tính công. Chỉ muốn hoc trò mình có căn bản không nản chí  thua bạn sẽ có nguy cơ bỏ học vì sa sút. Đây là những giáo viên quí hiếm, còn sót lại… Đối với thời đại mới, đây là những giáo viên lạc hậu cảm thấy chóng mặt quay cuồn  trước sự đổi mới về tư duy,  về quan điểm của nghề nghiệp. Thầy trò không còn tôn ti trật tự. không còn “Tiên học lể hậu hoc văn”.Khi xưa Thầy là cái gương sáng cho hoc trò,  đến trường trò rất trọng thầy “ Sư rồi mới tới Phụ”
                  Trường ở  quê tôi là trường tiểu học Cái Răng thuộc thành phố Cần Thơ. Hiệu trưởng thời tôi học là ông Mã Sanh Long  ( về sau là Trưởng ty tiểu học tỉnh  Rạch Giá)ông là người rất liêm khiết, ông có dáng vẻ uy nghi, đạo mạo, nét mặt thật nghiêm túc điềm đạm trong cách cười cách nói. Phong cách an nhiên tự tại. Đi đứng rất khoan thai tề chỉnh. Nhìn thôi, vẻ oai nghiêm đủ làm cho học trò cúi đầu kính nể, lể phép thật dể thương. Học trò đang chơi nhảy nhót la ó rân trời , thấy ông thấp thoáng chúng tản lờ đi mất khỏi la rầy hao hơi tổn sức. Chẳng những hoc trò mà ngay cả giáo viên cũng rất quí trọng và kính mến ông biết dường nào.
                  Buổi chiều ở cầu nhỏ Cái Răng, vào buổi nghĩ học, hoc trò tụ vị trên cầu xô đẩy nhau, đứa nhảy , đứa phóng xuống cầu để tắm sông và vui chơi hò hét. Ai thấy cũng rầy bảo chúng về nhà, gây ồn áo nhức cả đầu gây trở ngại giao thông cho cô bác qua lại trên cầu.  Nhưng chúng trơ trơ ra, chả thèm quan tâm, mặc tình ai dư hơi la…Xa xa bóng  hiệu trưởng MSL qua cầu, chỉ đưa mắt quan sát, ông dư biết chỉ có đám học trò  “ Nhất quỉ, nhì ma , thứ ba hoc trò” còn  ai vào đây. Ông không la rầy chỉ một cái liếc mắt , chúng  đều be bét bỏ đi hết.  Thoáng chốc trả lại không gian yên tỉnh. Trông thật thú vị làm sao.Vẻ uy nghi của thầy giáo là góp phần hiệu quả trong việc giáo dục con trẻ,  giống như trong gia đình có “ nghiêm phụ” thì con cái ngoan ngoản dể dạy.Thầy MSL tuy đã mất lâu nhưng chắc chắn và mãi mãi còn để lại trong lòng hoc trò sự kính mến khó quên. Chúng tôi rất tiếc nhớ người thầy, một hình tượng thật đẹp, một tấm gương trong sáng không bị bụi thời gian làm mờ đi
                  Ngày nay cái gì ở thầy giáo làm cho hoc trò không còn quí trọng thầy? Có cần hăm he cho điểm nhỏ không ? Có cần dọa cho ở lại lớp không? Có phải sự  trao đổi đồng tiền trả công dạy thêm làm các em hết trọng nể không? Hay thái độ và cách sống của ta làm mất đi hình tượng đẹp trong lòng các em. Thời đại hôm nay học trò đón đường đánh thầy thường xãy ra. Trách nhiệm thuộc  về ai ? Thời đại của chúng tôi đi qua, thầy chỉ còn là cái bóng chợt xa xăm không còn trong lòng của hoc trò nữa.
                 Sống với nghề , phải biết yêu nghề và muốn đạt thành quả của sự nghiệp giáo dục chứ không phải làm để chờ đợi sự trả công. Nhưng mà khổ nỗi thầy cô có sống hết sức với cái tâm của mình chăng? Phải có cả sự kết hơp đức và trí nữa chứ.  Trồng cây để thấy cây nở hoa kết trái mà thôi, không phải chờ hưởng quả. Có hưởng quả về mặt tinh thần đó là mình tự biết cảm nhận hạnh phúc  của việc mình làm là đủ. Giống như Phật không cần chúng sinh cúng hay lạy Phật mà Phật chỉ mong chúng sinh giác ngộ được đạo pháp để tránh khổ nạn mà thôi.
                   Nhiều người làm việc phước thiện chỉ vì muốn được hưởng phước ở kiếp này hay ở kiếp sau. Không phải vì tình thương vô ngả( không cần nghĩ cái lợi cho mình) làm việc thiện  chỉ vì muốn lâp công để Phật cho hưởng phước. Việc làm không phải sự cống hiến vô ngã thì không được quả gì cả, vì còn ích kỹ nghĩ đến mình. Coi việc  thiện như việc đầu tư kiếm lời có gì khác.
                    Xã hôi không biết văn minh tới đâu mà con người thay đổi cách nhìn cách nghĩ một cách lệch lạc quá xa theo vật chất, đáng ngại. Có lẻ cá nhân  thầy cô cần xác định lý tưởng khi bước chân vào nghề dạy của mình để khỏi ân hận vì thiệt thòi chật chất hay tinh thần do sự chon lựa nghề của mình  
                      Đi dạy là làm cái gì cho các em hay để tìm cơ hội  củng cố cái lợi  cho chính mình??? Thời vàng son của nghề dạy đã thật lu mờ, chỉ còn lớp vỏ trống không, đầy áp những suy tư nặng trỉu.
                                                                   KIM NGUYÊN
                    

1 comment:

Anonymous said...

Hi Chị KN.Đọc bài viết của chị trong đó có nói về đạo lý con người và Phật pháp em rất thích ,cám ơn chị nhiều em sẽ ghi nhớ để hành xử trong cuộc sống hàng ngày .Chúc chị yêu đời và hạnh phúc.N.