__________
Chuyển đến từ Vũ đình Nam
Sưu tầm
Mỗi người miền Nam đều có một quê hương, một thành phố, dù đó là Ðà Lạt, Nha Trang, Cần Thơ hay Sóc Trăng… nhưng tôi nghĩ rằng mỗi người dân miền Nam từ ngày rời bỏ quê hương ra hải ngoại đều có một chút Saigon mang theo.
Ðó là kỷ niệm của những ngày trọ học, chỗ sinh sống làm ăn, hay nơi một lần ghé qua để chuẩn bị cho một chuyến đi xa. Chúng ta không nhớ Saigon với phong cảnh hữu tình, tiếng thông reo hay câu hò trên bến nước, mà nhớ nhiều đến âm thanh của một Saigon rộn rịp không bao giờ ngủ, với tiếng động cơ xích lô máy nổ giòn giã buổi sáng ra chợ, tiếng chuông xe thổ mộ leng keng, tiếng rao hàng lanh lảnh mà ngọt ngào hay tiếng “sực tắc” của xe mì qua xóm… Saigon với âm thanh tiếng chuông sáng của Vương Cung Thánh Ðường, tiếng chim sẻ rộn ràng trên tàng cây xanh quãng đường Hồng Thập Tự hay tiếng còi tàu rời bến Khánh Hội. Saigon còn cho chúng ta mùi vị khó quên, dù ngay đó là hương cà phê bốc lên từ cái quán cóc đầu ngõ, mùi xăng khét lẹt trên đường hay cả mùi cống rãnh của con kinh ở xóm ngoại ô.
Tôi biết Saigon từ năm mười bảy tuổi. Bà bác họ giới thiệu cháu bà với lối xóm: “Nó ngoài nước Huế mới dô!”, thì ra chỉ có những người như bác mới là “người Diệt”. Ðối với tôi, Saigon thuở ấy đúng là một “nước khác”, có nhiều điều lạ lùng mà tôi chưa hề thấy, hề nghe. Từ những xe taxi Renault 4 sơn màu xanh nhỏ nhắn, chiếc xích lô máy nổ phành phạch, những rạp “ciné permanent” (thường trực), tờ bạc giấy một đồng được xé đôi, xe nước mía Viễn Ðông quay tay và khay “phá lấu” của chú Chệt trước chùa Chà, góc Pasteur và Bonard. Thuở ấy, lần đầu tiên trong đời tôi được ăn miếng phá lấu chấm tương ớt do người bạn mời, mà ăn ngoài đường phố đông người qua lại, tôi ngượng chín người, cứ nhìn quanh, xem có ai quen biết với mình không, mới rụt rè đưa miếng gan gà lên miệng. Từ đó, tôi học cách sống của Saigon, nghĩa là thói quen và cả phong tục, thảo nào mấy năm sau khi trở lại Huế, cha tôi đã nói với tôi: “Ði Saigon về, mi thay đổi quá nhiều!”
Phần tôi không bao giờ quên Saigon với những cơn mưa mau, những chiều nghỉ học trong rạp thường trực Bonard (Vĩnh Lợi), mùi vị của bát phở “Bắc di cư” Hợp Lợi, Kim Long ở đầu đường Lý Thái Tổ hay trong con hẻm Pasteur. Về sau khi dọn về Xóm Cỏ, Dakao, rồi Thị Nghè, tôi biết thêm “cái bình dân” của những quán cà phê thâu đêm, nhưng sinh hoạt buôn bán lúc về sáng, con kinh nước đen và những cái cầu cá, nơi gặp gỡ của bà con lối xóm.
Ai lại không có một chút Saigon trong trí nhớ, đây Duy Tân với “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”, đó Tân Ðịnh với “em tan trường về, đường mưa nho nhỏ”.
Saigon vẫn tượng trưng cho một vùng đất quê hương, tỏa sáng như ngọn hải đăng cho bao nhiêu đợi chờ và hy vọng, cũng là tiếng gọi thầm kín của một thời của miền Nam. Mất Huế chỉ là mới bỏ Huế mà đi, mất Phan Rang cũng còn hy vọng, nhưng mất Saigon là mất cả nước. Ta bỏ Huế ngậm ngùi ra đi nhưng mắt còn khô lệ, ta nhìn lại Phan Rang, lòng tan nát, mắt đã đỏ hoe, nhưng khi phải bỏ Saigon, Saigon mờ trong màn nước mắt. Như Cao Xuân Huy, đóm lửa thuốc lào cháy đến đầu tay không thấy nóng, như những người tù binh từng vào sinh ra tử, trong đất địch ngồi nín lặng mất hồn. Saigon mất rồi, đất trời sụp đổ, niềm hy vọng cuối cùng đã tắt lịm.
Saigon từ ngày ấy đổi tên, nhà nhà đóng cửa tắt đèn, những dòng nước mắt nghẹn ngào nuốt ngược vào lòng. Bạn bè đã bỏ Saigon ra đi trong cơn hối hả, anh em tôi rời Saigon trong chuyến xe bịt bùng đi vào nơi tù đày thâm sơn cùng cốc, và chị, tay xách tay bồng trên chuyến xe lam giã từ Saigon đi vùng “kinh tế mới”. Hôm nay đầu ngõ, tiếng loa trấn áp, dọa nạt thay cho tiếng nhạc vàng. Nhiều tượng đài lịch sử bị phá đổ, những khẩu hiệu biểu ngữ kéo đỏ mặt đường.
“Từ thành phố này người đã ra đi” tha phương cầu thực, để mười mấy năm sau mang đại họa về cho đất nước. Từ đó như Trần Dần: “Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ!”
Saigon bây giờ còn chăng chỉ còn trong trí nhớ. Những người trở lại Saigon hôm nay như trở lại căn nhà ngày xưa yêu dấu một thời, nhưng căn nhà đã đổi chủ, trên những con đường đã đổi tên, với số nhà đã xóa vết. Con chó giữ nhà sủa dai người khách lạ đang tìm về ngôi nhà của chính mình thuở trước, bùi ngùi trước “dẫy thềm hoa rụng, biết người ở đâu?” Anh em chúng tôi mỗi người một ngả, kẻ đã nằm dưới biển sâu, người nắm xương rừng thẳm, oan khuất chưa tan. Chúng tôi, những người cầm súng một thời, canh cánh bên lòng, xót xa đã để mất Saigon.
Chúng ta nhớ nắng Saigon “em đi mà chợt mát” nhưng cũng không quên mưa Saigon “rồi chiều mưa ai đón đưa em”. Ngày đã đau nỗi mất Saigon “ta mất người như người đã mất tên”, nhưng đêm lại nhớ Saigon trong từng kỷ niệm “tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa, ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa”.
Chúng ta đã bỏ Saigon ra đi, nhưng từng con đường, từng góc phố vẫn còn như hiển hiện trong tâm trí chúng ta. Từng tiếng chim, từng tiếng guốc, từng tiếng chân ngựa của chuyến xe thổ mộ buổi sớm mai, cả từng tiếng còi xe vội vã… Saigon vẫn như sống dậy mỗi ngày trong nỗi nhớ khôn cùng.
Một câu nói thoạt nghe rất đơn giản nhưng là một danh ngôn: “Mất đất nước là mất tất cả.” Ðòi lại sông núi có khi phải dùng súng dùng gươm, đòi lại một cái tên thành phố không thể nói bằng lời. Khi chế độ Cộng Sản đi vào quá khứ, thành phố này lại là của ta.
Năm 1924, suy tôn các lãnh tụ Cộng Sản, Liên Xô đổi tên thành phố Saint Peterburg thành Leningrad. Năm 1925, Volvograd trở thành Stalingrad. Tháng 5 năm 1975, Cộng Sản Việt Nam quen thói học đòi, xóa tên Saigon đổi ra “thành phố Hồ Chí Minh.” Trên văn bản, báo chí, có năm chữ, nhưng khổ nỗi người Việt không ưa nói dông dài, cắt bớt ba chữ chỉ còn lại hai, bỏ tên Hồ Chí Minh mà gọi gọn là “thành phố”. Do đó người dân Cần Thơ nói lên “thành phố” thì phải hiểu là đi Saigon, dân Hà Nội nói “vào thành phố” là vô “Saigon”.
Ðó là kỷ niệm của những ngày trọ học, chỗ sinh sống làm ăn, hay nơi một lần ghé qua để chuẩn bị cho một chuyến đi xa. Chúng ta không nhớ Saigon với phong cảnh hữu tình, tiếng thông reo hay câu hò trên bến nước, mà nhớ nhiều đến âm thanh của một Saigon rộn rịp không bao giờ ngủ, với tiếng động cơ xích lô máy nổ giòn giã buổi sáng ra chợ, tiếng chuông xe thổ mộ leng keng, tiếng rao hàng lanh lảnh mà ngọt ngào hay tiếng “sực tắc” của xe mì qua xóm… Saigon với âm thanh tiếng chuông sáng của Vương Cung Thánh Ðường, tiếng chim sẻ rộn ràng trên tàng cây xanh quãng đường Hồng Thập Tự hay tiếng còi tàu rời bến Khánh Hội. Saigon còn cho chúng ta mùi vị khó quên, dù ngay đó là hương cà phê bốc lên từ cái quán cóc đầu ngõ, mùi xăng khét lẹt trên đường hay cả mùi cống rãnh của con kinh ở xóm ngoại ô.
Tôi biết Saigon từ năm mười bảy tuổi. Bà bác họ giới thiệu cháu bà với lối xóm: “Nó ngoài nước Huế mới dô!”, thì ra chỉ có những người như bác mới là “người Diệt”. Ðối với tôi, Saigon thuở ấy đúng là một “nước khác”, có nhiều điều lạ lùng mà tôi chưa hề thấy, hề nghe. Từ những xe taxi Renault 4 sơn màu xanh nhỏ nhắn, chiếc xích lô máy nổ phành phạch, những rạp “ciné permanent” (thường trực), tờ bạc giấy một đồng được xé đôi, xe nước mía Viễn Ðông quay tay và khay “phá lấu” của chú Chệt trước chùa Chà, góc Pasteur và Bonard. Thuở ấy, lần đầu tiên trong đời tôi được ăn miếng phá lấu chấm tương ớt do người bạn mời, mà ăn ngoài đường phố đông người qua lại, tôi ngượng chín người, cứ nhìn quanh, xem có ai quen biết với mình không, mới rụt rè đưa miếng gan gà lên miệng. Từ đó, tôi học cách sống của Saigon, nghĩa là thói quen và cả phong tục, thảo nào mấy năm sau khi trở lại Huế, cha tôi đã nói với tôi: “Ði Saigon về, mi thay đổi quá nhiều!”
Phần tôi không bao giờ quên Saigon với những cơn mưa mau, những chiều nghỉ học trong rạp thường trực Bonard (Vĩnh Lợi), mùi vị của bát phở “Bắc di cư” Hợp Lợi, Kim Long ở đầu đường Lý Thái Tổ hay trong con hẻm Pasteur. Về sau khi dọn về Xóm Cỏ, Dakao, rồi Thị Nghè, tôi biết thêm “cái bình dân” của những quán cà phê thâu đêm, nhưng sinh hoạt buôn bán lúc về sáng, con kinh nước đen và những cái cầu cá, nơi gặp gỡ của bà con lối xóm.
Ai lại không có một chút Saigon trong trí nhớ, đây Duy Tân với “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt”, đó Tân Ðịnh với “em tan trường về, đường mưa nho nhỏ”.
Saigon vẫn tượng trưng cho một vùng đất quê hương, tỏa sáng như ngọn hải đăng cho bao nhiêu đợi chờ và hy vọng, cũng là tiếng gọi thầm kín của một thời của miền Nam. Mất Huế chỉ là mới bỏ Huế mà đi, mất Phan Rang cũng còn hy vọng, nhưng mất Saigon là mất cả nước. Ta bỏ Huế ngậm ngùi ra đi nhưng mắt còn khô lệ, ta nhìn lại Phan Rang, lòng tan nát, mắt đã đỏ hoe, nhưng khi phải bỏ Saigon, Saigon mờ trong màn nước mắt. Như Cao Xuân Huy, đóm lửa thuốc lào cháy đến đầu tay không thấy nóng, như những người tù binh từng vào sinh ra tử, trong đất địch ngồi nín lặng mất hồn. Saigon mất rồi, đất trời sụp đổ, niềm hy vọng cuối cùng đã tắt lịm.
Saigon từ ngày ấy đổi tên, nhà nhà đóng cửa tắt đèn, những dòng nước mắt nghẹn ngào nuốt ngược vào lòng. Bạn bè đã bỏ Saigon ra đi trong cơn hối hả, anh em tôi rời Saigon trong chuyến xe bịt bùng đi vào nơi tù đày thâm sơn cùng cốc, và chị, tay xách tay bồng trên chuyến xe lam giã từ Saigon đi vùng “kinh tế mới”. Hôm nay đầu ngõ, tiếng loa trấn áp, dọa nạt thay cho tiếng nhạc vàng. Nhiều tượng đài lịch sử bị phá đổ, những khẩu hiệu biểu ngữ kéo đỏ mặt đường.
“Từ thành phố này người đã ra đi” tha phương cầu thực, để mười mấy năm sau mang đại họa về cho đất nước. Từ đó như Trần Dần: “Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ!”
Saigon bây giờ còn chăng chỉ còn trong trí nhớ. Những người trở lại Saigon hôm nay như trở lại căn nhà ngày xưa yêu dấu một thời, nhưng căn nhà đã đổi chủ, trên những con đường đã đổi tên, với số nhà đã xóa vết. Con chó giữ nhà sủa dai người khách lạ đang tìm về ngôi nhà của chính mình thuở trước, bùi ngùi trước “dẫy thềm hoa rụng, biết người ở đâu?” Anh em chúng tôi mỗi người một ngả, kẻ đã nằm dưới biển sâu, người nắm xương rừng thẳm, oan khuất chưa tan. Chúng tôi, những người cầm súng một thời, canh cánh bên lòng, xót xa đã để mất Saigon.
Chúng ta nhớ nắng Saigon “em đi mà chợt mát” nhưng cũng không quên mưa Saigon “rồi chiều mưa ai đón đưa em”. Ngày đã đau nỗi mất Saigon “ta mất người như người đã mất tên”, nhưng đêm lại nhớ Saigon trong từng kỷ niệm “tiếng nhạc vàng gọi từng âm xưa, ánh đèn vàng nhạt nhòa đêm mưa”.
Chúng ta đã bỏ Saigon ra đi, nhưng từng con đường, từng góc phố vẫn còn như hiển hiện trong tâm trí chúng ta. Từng tiếng chim, từng tiếng guốc, từng tiếng chân ngựa của chuyến xe thổ mộ buổi sớm mai, cả từng tiếng còi xe vội vã… Saigon vẫn như sống dậy mỗi ngày trong nỗi nhớ khôn cùng.
Một câu nói thoạt nghe rất đơn giản nhưng là một danh ngôn: “Mất đất nước là mất tất cả.” Ðòi lại sông núi có khi phải dùng súng dùng gươm, đòi lại một cái tên thành phố không thể nói bằng lời. Khi chế độ Cộng Sản đi vào quá khứ, thành phố này lại là của ta.
Năm 1924, suy tôn các lãnh tụ Cộng Sản, Liên Xô đổi tên thành phố Saint Peterburg thành Leningrad. Năm 1925, Volvograd trở thành Stalingrad. Tháng 5 năm 1975, Cộng Sản Việt Nam quen thói học đòi, xóa tên Saigon đổi ra “thành phố Hồ Chí Minh.” Trên văn bản, báo chí, có năm chữ, nhưng khổ nỗi người Việt không ưa nói dông dài, cắt bớt ba chữ chỉ còn lại hai, bỏ tên Hồ Chí Minh mà gọi gọn là “thành phố”. Do đó người dân Cần Thơ nói lên “thành phố” thì phải hiểu là đi Saigon, dân Hà Nội nói “vào thành phố” là vô “Saigon”.
1 comment:
Anh Vũ Đình Nam
Đọc "Sài Gòn, nỗi nhớ..", nhớ quá là nhớ, những con đường đầy lá me bay, những quán cóc café Nguyễn Du," phá lấu, bò biá," chưa kễ tối cuối tuần tới trường Gia Long ăn chè đậu trắng....
Anh có nhắc đến Cao Xuân Huy chắc là (Kình Ngư ) với " Tháng Ba Gãy Súng "
nhắc lại mà nhớ hở anh Nam,gửi anh một đoạn văn ngắn của anh Ngôn-Sói Biển viết về Cao Xuân Huy.
"Anh có biết không, gặp anh lần thứ tư,
Hơn 50 chục thằng đang nhậu trên Đồi Gió, nhà thằng Khoẻ Hắc Long ở San José, thằng Liêm Ó Biển, tụi tôi gọi nó là Liêm Đan Mạch, nó la lớn như 130 ly:
- Ê! Trần Như Hùng, Cao Xuân Huy bây ơi!
Anh và Trần Như Hùng đến.
Vẫn phong thái của con sư tử già vừa thức giấc nhìn cuộc chơi bên kia đồi như là một ảo ảnh, một phù du, không nuối tiếc.
Một Tháng Ba Gảy Súng, một Cái lưởi câu...một...đủ để cho anh rong chơi nơi cuối trời quên lãng. Phù du như bọt biển Thuận An phải không anh Huy?
NGọc Hân
Post a Comment