____________
Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Trước 1975, tác giả từng viết nhiều truyện ngắn trên bán nguyệt san Tuổi Hoa, và các truyện dài xuất bản bởi Tủ Sách Tuổi Hoạ (hiện có trên trang mạng Tủ Sách Tuổi Hoa: http//tuoihoạhatnang.com) Sau 30/4/1975, Cam Li không viết nữa, chỉ chuyên làm công việc nghiên cứu khoa học. Định cư tại San Jose từ 2003, sáu năm sau cô góp cho "Viết Về Nước Mỹ" nhiều bài viết giá trị và đã nhận giải vinh danh "Tác Phẩm Xuất Sắc, Viết Về Nước Mỹ 2010.” Sau đây là bài viết mới nhất của cô
Thầy Văn bước vào lớp. Như một thông lệ, cả lớp đứng dậy. Thầy đứng thẳng, yên lặng một giây, mặc nhiên là một hành động chào lại. Thầy trò lớp này vẫn là như thế.
Thầy ra hiệu cho cả lớp ngồi xuống, rồi bước đến bên bàn của Thầy, đặt chiếc cặp da lên đó, và nhìn một lượt khắp lớp. Đôi mắt Thầy dừng lại ở bàn cuối. Bốn đứa con trai chột dạ, không dám ngó Thầy.
Thầy bảo cả lớp mở vở ra chép bài. Mọi người nhìn nhau ngạc nhiên. Thường thì Thầy gọi học trò lên trả bài trước rồi mới cho chép bài mới sau. Ngạc nhiên, nhưng không ai dám hỏi Thầy một câu. Thầy đọc, giọng chậm rãi, rõ ràng. Thầy khác với cô Loan dạy Việt văn ở điểm là cô Loan thường nhờ một trò viết chữ đẹp lên bảng viết bài cho cả lớp chép theo. Còn Thầy, với giọng cứng rắn, sang sảng, Thầy như người thầy bậc tiểu học đọc chính tả. Đó, cái nề nếp của lớp này là vậy.
Lớp Chín A. Cái lớp học "anh cả" trong một ngôi trường tư thục nhỏ chỉ dạy bậc trung học đệ nhất cấp. Còn có một lớp Chín nữa, lớp Chín B, buổi chiều. Nhưng hình như trong cả trường chỉ có lớp Chín A này là sinh động hơn cả, theo nhận xét của các thầy cô. Sinh động là bởi vì hầu hết các học sinh đều học khá, hăng hái tham gia các sinh hoạt do trường đề ra: làm bích báo, làm văn nghệ, đi công tác xã hội... Sinh động là bởi có vài trò rất giỏi được cử đi dự thi toán, thi vẽ, thi văn chương toàn thủ đô Sài Gòn. A! còn nữa, mặc dù môn Anh văn chưa có trò nào được vinh dự đi thi nhưng học trò lớp Chín A cũng đã lập nên một "English speaking club" để trau giồi tiếng Anh và được Thầy hướng dẫn là giáo sư Anh văn dìu dắt. Có một môn học, vâng, có một môn, chưa bao giờ nghe nói đến đi dự thi hay thành lập câu lạc bộ gì cả. Đó là môn Công dân giáo dục. Đối với học sinh, không riêng gì học sinh lớp này đâu, học môn Công dân là một điều hiển nhiên, bởi vì chương trình đã là như vậy từ thuở nào rồi. Và đi học là phải học đều tất cả các môn, là bổn phận của học sinh.
Thế nhưng tuần rồi đã có một điều bất thường đối với Thầy: đó là sự vắng mặt của bốn nam sinh ngồi ở bàn cuối lớp. Họ là những học sinh học rất khá nhưng đã tình nguyện xin ngồi ở bàn cuối để các thầy cô đỡ phải cực khổ. Nhưng giờ Công dân tuần rồi, họ đã "cúp cua". "Cúp cua"! Nghỉ không có lý do ốm đau hay bận việc quan trọng được người nhà xin phép... thì gọi là "cúp cua". Thầy định tuần này sẽ hỏi tội họ ngay khi vào lớp, nhưng rồi hôm nay Thầy không làm. Cả lớp như cũng chờ đợi chuyện đó xảy ra. Vài nữ sinh len lén nói chuyện thật nhỏ trong khi chép bài, Thầy nghe được nhưng lờ đi.
Và rồi bài cũng đã được chép xong. Thầy giở sổ điểm ra. Học trò chờ đợi Thầy sẽ gọi một ai đó lên trả bài. Nhưng cũng không. Ôi! Nếu có điều gì khó chịu nhất đời thì chắc là đây rồi! Cái im lặng thật đáng nể!
Bốn anh con trai ngồi ở bàn cuối lớp, dãy nam sinh, đưa mắt nhìn nhau. Và rồi một trò đứng dậy. Trò Bảo. Gương mặt sáng sủa, dáng người nhanh nhẹn, Bảo là nam sinh học giỏi nhất lớp. Bảo tiến đến bàn Thầy, đi ngang bao nhiêu dãy bàn trước sự ngạc nhiên dò xét của các bạn. Bảo nói với Thầy:
- Thưa Thầy, em xin được trả bài ạ!
Thầy hơi nghiêng đầu, nhìn Bảo, hỏi:
- Em muốn trả bài? Bài nào?
- Thưa Thầy, bài Công dân kỳ trước ạ!
- Kỳ trước?
- Dạ, bài " Quốc kỳ và Quốc ca" ạ!
- Em có bài đó sao?
Bảo đỏ mặt, giọng hơi ấp úng:
- Dạ, em đã mượn vở của bạn để chép ạ!
Nét mặt của Thầy có hơi tươi lên một chút, nhưng Thầy vẫn nghiêm giọng:
- Còn các em kia?
Ba nam sinh còn lại của bàn cuối đồng đứng dậy, nói:
- Thưa Thầy, chúng em cũng đã có chép bài rồi ạ!
Có vài tiếng xì xào trong số nữ sinh. Thầy giơ tay lên:
- Các em giữ im lặng. Thầy không có ý định gọi các em trả bài hôm nay.
Như không hẹn mà cùng có chung phản ứng, ba anh con trai tiến lên phía Thầy. Bảo nói thay cho cả bọn:
- Thưa Thầy, chúng em xin lỗi Thầy, tuần trước vì... ham coi "xi-nê" nên chúng em đã.. "cúp cua" giờ của Thầy. Chúng em đã biết lỗi. Xin Thầy ...
Thầy nói thật nhẹ:
- Không phải giờ của Thầy đâu! Giờ của các em đó chứ! Học là học cho các em mà! Thầy chỉ là người dẫn dắt.
Nhật, lớn tuổi nhất, nói khẽ:
- Thưa Thầy, chúng em hiểu.
- Các em về chỗ đi! Thầy không có ý định khảo bài các em. Hôm nay Thầy có một việc quan trọng để nói với cả lớp.
Cả lớp thở phào trong khi bốn nam sinh về chỗ, nhưng rồi một sự chờ đợi khác lại đến.
Thầy đứng trên bục giảng, nói như đang giảng bài:
- Hôm nay là buổi dạy cuối của Thầy. Thầy muốn nói ngắn gọn rằng Thầy sẽ tạm xa mái trường để nhập ngũ. Chắc chắn các em sẽ có một thầy hay một cô giáo mới phụ trách môn này. Nói chung, sẽ không có gì khó khăn cho các em cả đâu! Điều mà Thầy muốn nhắn nhủ các em hôm nay...
Đám học trò như nín thở. Thầy dừng lại một tích tắc vì nghe có tiếng than nho nhỏ từ dãy nữ sinh. Thầy nói tiếp:
- ... đó là hãy cố gắng học hành. Điều này nói ra có vẻ hơi thừa, nhất là đối với lớp này là một lớp khá ngoan, mà Thầy rất ưng ý. Thầy đã dạy ở nhiều trường công lập cũng như tư thục. Tính ý của học trò, Thầy đều hiểu hết. Học trò trường công phát triển đều nhau, không chênh lệch nhiều. Trái lại, học trò trường tư đa dạng hơn, do không có tuyển chọn qua những kỳ thi. Nhưng thú thật, Thầy quan tâm nhiều đến học trò trường tư. Tại sao vậy? Vì đó là bức tranh sống thật nhất của xã hội. Có những học sinh thật giỏi, thật ngoan, nhưng cũng có những trò thật kém, có những trò nổi loạn. Đúng không? Rất tiếc là Thầy phải rời bỏ cái khung đời này để bước vào một xã hội khác, sẽ rất khác: đó là quân ngũ. Thầy chỉ mong rằng, với những bài giảng về Công dân giáo dục mà Thầy đã gửi đến các em trong gần một niên học qua, các em sẽ không xem đó là những bài học bắt buộc, những bài chỉ nhớ để trả bài rồi sau đó quên đi, những câu chuyện qua loa không ăn nhập chút nào với cuộc sống. Mà các em hãy đem chúng vào đời như một hành trang quý báu. Thôi! Ý của Thầy chỉ có thế. Mai sau, mong rằng, có duyên, Thầy sẽ gặp lại các em.
- Thưa Thầy, em xin được trả bài ạ!
Thầy hơi nghiêng đầu, nhìn Bảo, hỏi:
- Em muốn trả bài? Bài nào?
- Thưa Thầy, bài Công dân kỳ trước ạ!
- Kỳ trước?
- Dạ, bài " Quốc kỳ và Quốc ca" ạ!
- Em có bài đó sao?
Bảo đỏ mặt, giọng hơi ấp úng:
- Dạ, em đã mượn vở của bạn để chép ạ!
Nét mặt của Thầy có hơi tươi lên một chút, nhưng Thầy vẫn nghiêm giọng:
- Còn các em kia?
Ba nam sinh còn lại của bàn cuối đồng đứng dậy, nói:
- Thưa Thầy, chúng em cũng đã có chép bài rồi ạ!
Có vài tiếng xì xào trong số nữ sinh. Thầy giơ tay lên:
- Các em giữ im lặng. Thầy không có ý định gọi các em trả bài hôm nay.
Như không hẹn mà cùng có chung phản ứng, ba anh con trai tiến lên phía Thầy. Bảo nói thay cho cả bọn:
- Thưa Thầy, chúng em xin lỗi Thầy, tuần trước vì... ham coi "xi-nê" nên chúng em đã.. "cúp cua" giờ của Thầy. Chúng em đã biết lỗi. Xin Thầy ...
Thầy nói thật nhẹ:
- Không phải giờ của Thầy đâu! Giờ của các em đó chứ! Học là học cho các em mà! Thầy chỉ là người dẫn dắt.
Nhật, lớn tuổi nhất, nói khẽ:
- Thưa Thầy, chúng em hiểu.
- Các em về chỗ đi! Thầy không có ý định khảo bài các em. Hôm nay Thầy có một việc quan trọng để nói với cả lớp.
Cả lớp thở phào trong khi bốn nam sinh về chỗ, nhưng rồi một sự chờ đợi khác lại đến.
Thầy đứng trên bục giảng, nói như đang giảng bài:
- Hôm nay là buổi dạy cuối của Thầy. Thầy muốn nói ngắn gọn rằng Thầy sẽ tạm xa mái trường để nhập ngũ. Chắc chắn các em sẽ có một thầy hay một cô giáo mới phụ trách môn này. Nói chung, sẽ không có gì khó khăn cho các em cả đâu! Điều mà Thầy muốn nhắn nhủ các em hôm nay...
Đám học trò như nín thở. Thầy dừng lại một tích tắc vì nghe có tiếng than nho nhỏ từ dãy nữ sinh. Thầy nói tiếp:
- ... đó là hãy cố gắng học hành. Điều này nói ra có vẻ hơi thừa, nhất là đối với lớp này là một lớp khá ngoan, mà Thầy rất ưng ý. Thầy đã dạy ở nhiều trường công lập cũng như tư thục. Tính ý của học trò, Thầy đều hiểu hết. Học trò trường công phát triển đều nhau, không chênh lệch nhiều. Trái lại, học trò trường tư đa dạng hơn, do không có tuyển chọn qua những kỳ thi. Nhưng thú thật, Thầy quan tâm nhiều đến học trò trường tư. Tại sao vậy? Vì đó là bức tranh sống thật nhất của xã hội. Có những học sinh thật giỏi, thật ngoan, nhưng cũng có những trò thật kém, có những trò nổi loạn. Đúng không? Rất tiếc là Thầy phải rời bỏ cái khung đời này để bước vào một xã hội khác, sẽ rất khác: đó là quân ngũ. Thầy chỉ mong rằng, với những bài giảng về Công dân giáo dục mà Thầy đã gửi đến các em trong gần một niên học qua, các em sẽ không xem đó là những bài học bắt buộc, những bài chỉ nhớ để trả bài rồi sau đó quên đi, những câu chuyện qua loa không ăn nhập chút nào với cuộc sống. Mà các em hãy đem chúng vào đời như một hành trang quý báu. Thôi! Ý của Thầy chỉ có thế. Mai sau, mong rằng, có duyên, Thầy sẽ gặp lại các em.
Lần đầu tiên học sinh nghe Thầy nói những câu có vẻ văn hoa khác với cách nói bình dị của Thầy thường ngày. Sự im lặng như đã đến hết sức của nó, khi Thầy ngưng câu nói. Bình thường, nếu người ta chịu khó để ý, sẽ thấy mỗi khi xung quanh mình quá im lặng, có một thứ "âm thanh" nghe muốn vỡ tai, đó là tiếng rít "o... o" rất khó chịu. Thế nhưng, lần này, thầy và trò đã nghe được tiếng của một con ve bên ngoài cửa lớp. Thật sự là tiếng ve! Tiếng ve đầu mùa hạ! Con ve đậu trên một cái cây to trong sân trường rợp bóng mát hay chăng? Con ve cất tiếng hát, một lúc sau đã có tiếng của cả một bầy ve. Không hẹn mà cả thầy và trò đều nghe dâng lên một niềm cảm động.
* * *
Như thế đó, buổi dạy cuối cùng của Thầy Văn, thầy dạy môn Công dân giáo dục của lớp Chín A! Thầy rời mái trường vào đầu mùa hạ. Vắng thầy Văn, học với một cô giáo mới, cả lớp rồi cũng quen dần. Đám học trò, sau mùa hạ đó, cùng lên lớp Mười, lớn thêm được một chút, vì đã vào trung học đệ nhị cấp. Bốn đứa con trai, Bảo, Đăng, Nhật, Vũ, vẫn chơi với nhau khắng khít như trước. Nhưng không bao giờ họ dám lập lại một việc, mà đối với họ là một lỗi lầm. Đó là "cúp cua". Nhật, lớn nhất bọn vì gia cảnh nghèo phải bỏ học một năm, luôn tự nhận lỗi về mình vì đã "xúi dại" mấy đứa nhỏ hơn. Cả bọn bảo nhau nếu gặp lúc khác thì chắc chắn đã bị khiển trách và ăn mấy cái "trứng vịt" rồi!
Thầy rời mái trường vào đầu mùa hạ. Trong tâm luôn có tiếng ve làm Thầy nghe luyến nhớ. Những lần về phép Thầy thường đi ngang ngôi trường tư thục mà Thầy đã rất yêu mến này, đứng lại một lúc lâu, nhưng không vào. Thầy đã đi qua một khung đời rất khác. Bên đó là đỏ lửa. Ở đây là xanh trời. Thầy không muốn làm xao động không gian bình yên này.
Mấy mùa hạ đi qua. Học trò của lớp Chín A năm nào nay đã đến tuổi vào đại học. Lên đại học, không còn có môn Công dân giáo dục nữa. "Môn phụ" đã biến mất!
Thầy không có dịp về lại trường cũ, vì chiến trận đã đến hồi khốc liệt. Một ngày nắng lửa trên đồng hoang, Thầy gặp lại Bảo, người học trò trắng trẻo khôi ngô học giỏi ngày nào. Bảo tình nguyện vào lính, đã đi đánh trận nhiều nơi và mới được thuyên chuyển về đơn vị của Thầy. Bây giờ thầy trò cùng chia xớt với nhau từng bịch gạo sấy, mời nhau từng điếu thuốc. Tâm tình cũng dễ dàng bộc lộ. Bảo chân thành nói:
- Thầy ơi! Lúc em còn nhỏ, đi học tiểu học, nhìn người thầy như một người cha vì tuổi đời chênh lệch nhiều. Học bậc cao hơn thì khoảng cách tuổi tác giữa thầy và trò ngắn hơn; nhiều thầy mới ra trường, quá trẻ, chúng em có cảm giác như đó là người anh. Nhưng thái độ e dè đối với các thầy vẫn luôn có. Người thầy đứng trên bục giảng thật khác với người thầy trên chiến trường. Bây giờ, em mới thật sự học được bài học sống ở thầy. Thầy sống những gì thầy đã dạy.
Thầy giật mình:
- Em nghĩ như thế?
- Vâng, đúng là như thế, thưa thầy. Bọn chúng em, bốn đứa chơi thân với nhau, vẫn thường nói với nhau rằng sao chúng em lại làm ra một điều khó tha thứ. Sao chúng em lại "cúp cua" giờ Công dân? Chúng em ỷ mình học giỏi ư?.. Thầy ơi! Thầy có buồn chúng em không? Thầy có tha thứ chúng em không?
Thầy cười xòa:
- Bỏ đi! Thầy chẳng giận chẳng buồn ai bao giờ. Nói cho thầy nghe, mấy anh cùng "cúp cua" đó, ra sao rồi?
- Anh Nhật lớn nhất, đi lính trước em một năm. Sau đó đến em. Còn Vũ và Đăng đã vào đại học.
- Tại sao em không vào đại học?
- Thưa thầy, em muốn đi lính. Sau khi giải ngũ về em sẽ đi học tiếp ạ! Tuổi trẻ còn dài...
- Bây giờ thầy trò gặp nhau ở đây cũng là một trường học lớn. Thầy trò ta cùng học môn Công dân giáo dục phải không?
- Dạ.
- Thầy ơi! Lúc em còn nhỏ, đi học tiểu học, nhìn người thầy như một người cha vì tuổi đời chênh lệch nhiều. Học bậc cao hơn thì khoảng cách tuổi tác giữa thầy và trò ngắn hơn; nhiều thầy mới ra trường, quá trẻ, chúng em có cảm giác như đó là người anh. Nhưng thái độ e dè đối với các thầy vẫn luôn có. Người thầy đứng trên bục giảng thật khác với người thầy trên chiến trường. Bây giờ, em mới thật sự học được bài học sống ở thầy. Thầy sống những gì thầy đã dạy.
Thầy giật mình:
- Em nghĩ như thế?
- Vâng, đúng là như thế, thưa thầy. Bọn chúng em, bốn đứa chơi thân với nhau, vẫn thường nói với nhau rằng sao chúng em lại làm ra một điều khó tha thứ. Sao chúng em lại "cúp cua" giờ Công dân? Chúng em ỷ mình học giỏi ư?.. Thầy ơi! Thầy có buồn chúng em không? Thầy có tha thứ chúng em không?
Thầy cười xòa:
- Bỏ đi! Thầy chẳng giận chẳng buồn ai bao giờ. Nói cho thầy nghe, mấy anh cùng "cúp cua" đó, ra sao rồi?
- Anh Nhật lớn nhất, đi lính trước em một năm. Sau đó đến em. Còn Vũ và Đăng đã vào đại học.
- Tại sao em không vào đại học?
- Thưa thầy, em muốn đi lính. Sau khi giải ngũ về em sẽ đi học tiếp ạ! Tuổi trẻ còn dài...
- Bây giờ thầy trò gặp nhau ở đây cũng là một trường học lớn. Thầy trò ta cùng học môn Công dân giáo dục phải không?
- Dạ.
Hai thầy trò cùng im lặng, lắng nghe tiếng đại bác vọng về từ xa...
Đêm đó, sau chuyến hành quân, Thầy bị thương nhẹ ở chân. Thầy ôm Bảo trong tay. Thầy vuốt mắt Bảo. Bảo đã làm được cái việc trả bài cho thầy. Một bài học sống.
* * *
Hết xuân đến hạ. Thu tàn, đông đến. Thầy đã trải cuộc đời trên chiến trường biết bao năm! Bị thương nặng, nhẹ cũng nhiều. Trong người của Thầy đầy những vết sẹo chiến tích. Nằm quân y viện to, nhỏ, hay dã chiến, cũng đã biết bao lần. Cả cái kinh nghiệm được đục khí quản để gắn ống thở tạm, hay đeo lủng lẳng một cái túi đi từ ruột ra ngoài, chờ chữa lành bên trong, Thầy cũng đã có nốt. Gia đình khuyên Thầy giải ngũ. Thầy không chịu. Thầy giã từ nghề dạy học luôn rồi! Gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp, học trò... đến, đi, nhìn họ thành công, thất bại, sống, chết. Nhìn thấy đời mình cũng đã già dặn đi theo ngày tháng. Thầy cũng thèm trở lại bục giảng lắm chứ! Nhưng cứ mỗi một câu, Thầy nói với mọi người: "Chờ khi đất nước thanh bình..."
Và Thầy phải ngưng cầm súng. Thầy đi vào trại tù cải tạo, như hàng vạn quân nhân khác. Ước mộng của Thầy đã sụp đổ. Thôi thì cùng chia xớt với anh em đồng đội nỗi đau nhục này! Bài học Công dân giáo dục "Quốc kỳ và Quốc ca" nhức nhối trong lòng. Mỗi buổi sáng trước giờ đi lao động, Thầy và các bạn tù phải tập trung để chào cờ. Thầy nhắm mắt lại chặt đến nỗi nghe như dao đâm để thấy màu cờ vàng chan chứa. Thầy bấm vào tay mình bật máu để hát trong óc, hát không bằng lời: "Này công dân ơi!!!!..."
Thầy ra trại. Thân thể lại mang thêm một số thương tích vì "lao động". Cảnh sống đã thay đổi... Thầy tìm đến thăm một vài đồng nghiệp cũ, ngạc nhiên khi thấy họ đến trường dạy học trong những bộ quần áo quá dễ dãi. Ngày xưa các thầy cô đứng trên bục giảng ăn mặc nghiêm chỉnh, bây giờ các thầy đi giép hoặc "xăng-đan", các cô thì mặc quần đen áo cộc. Thầy cô dạy học xong, ra về, trước xe lủng lẳng mấy bịch cá, thịt, rau đậu mắm muối "tiêu chuẩn". Thầy lắc đầu ngao ngán. Thầy không thể làm gì hơn là chọn nghề mộc, một nghề có thể giúp kiếm sống qua ngày và không vướng bận tâm trí. Cái nghề của Chúa Giê-su khi còn nhỏ đây mà! Cái nghề Thầy đã học được ở trong trại tù. Cái nghề trong những nghề dạy cho con người ta tính kiên nhẫn và lương thiện.
Hết thời "thắt lưng buộc bụng", đến lúc "mở cửa", thành thị chen chúc người và xe. Nhiều khi Thầy ngơ ngác đứng nơi ngả tư đường, mấy mươi phút chưa băng qua được. Không có ai tôn trọng luật lệ giao thông. Đèn xanh đèn đỏ mọi người lờ đi như không thấy. Có khi Thầy não lòng khi một đám tang đi qua, không có ai nhường đường, hiếm có người ngả mũ chào người chết. Những gì gọi là bài học Công dân giáo dục đâu cả rồi? Người ta sống với "văn hóa phong bì", "thủ tục đầu tiên là tiền đâu", "mạnh được yếu thua"...
* * *
Thầy ra khỏi nước, như hàng trăm ngàn người khác. Thầy vào trường, làm học trò. Thầy hân hoan thấy lại màu cờ vàng một thời rực rỡ trong tuổi trẻ của Thầy. Thầy được tự do hát bài Quốc ca "Này công dân ơi..." mà không phải mím môi. Nhưng một thời Thầy rơi vào sự trầm cảm tột độ vì nghĩ đến quê hương đã khuất bóng. Thầy mang tâm trạng như những thầy đồ của một thời mất nước. Thầy đã không còn chỗ để trở lại bục giảng. Thầy nhận nơi này làm quê hương thứ hai. Thầy luôn tự an ủi mình: "Quê hương không chỉ là mảnh đất, mà còn có cả tình người". Và... như thế, Thầy đã sống được. Thầy chọn làm việc trong ngành truyền thông và đã đến gần được với tâm tình người Việt xa xứ.
Vào một ngày, Memorial Day, Thầy cùng gia đình đi lên thủ đô. "Lên thủ đô!" Thầy nói rất tự nhiên như vậy rồi nghẹn lời vì nghĩ đến thủ đô của Thầy ngày nào. Thầy đứng bên bức tường trên đó ghi tên những người lính Hoa Kỳ bỏ mình trong chiến tranh Việt Nam, trong trí Thầy hiện lên tên của những người bạn bè đồng đội. Họ đã không có một bức tường để ghi tên! Thầy đặt một bó hoa xuống nơi chân tường. Một gương mặt rạng rỡ chợt sáng lên như được phát ra từ mặt đá hoa bóng loáng. Gương mặt của Bảo. Thầy lạnh người. Thầy muốn khóc.
- Thưa Thầy!
Thầy giật mình quay về hướng tiếng nói sau lưng. Thầy nhận ra ngay. Ôi! Là Vũ, cậu học trò liến thoắng, đã có lần "cúp cua" giờ Công dân.
- Thưa Thầy, gặp lại Thầy, em mừng quá! Thầy có khỏe không ạ?
- Thầy khỏe. Thầy cứ ngỡ... là trò Bảo.
- Bảo đã mất rồi, thưa Thầy, Thầy là người ở bên cạnh Bảo lúc ấy...
Thầy bùi ngùi:
- Phải... Gặp lại em, Thầy càng nhớ Bảo. Thế những người bạn thân của em ra sao?
- Anh Nhật ở lại trong nước. Anh ấy trở thành thương phế binh, hiện nay sống rất khổ cực. Đăng thì đi với gia đình sang Úc, cũng đã có việc làm tử tế.
- Còn em, em làm nghề gì?
- Dạ, em theo nghề giáo.
Thầy nói như reo:
- A! Vậy sao?
Vũ vui vẻ:
- Dạ, em dạy môn Civics.
- Môn Civics?
- Dạ, môn Công dân giáo dục, thưa Thầy!
- Thưa Thầy!
Thầy giật mình quay về hướng tiếng nói sau lưng. Thầy nhận ra ngay. Ôi! Là Vũ, cậu học trò liến thoắng, đã có lần "cúp cua" giờ Công dân.
- Thưa Thầy, gặp lại Thầy, em mừng quá! Thầy có khỏe không ạ?
- Thầy khỏe. Thầy cứ ngỡ... là trò Bảo.
- Bảo đã mất rồi, thưa Thầy, Thầy là người ở bên cạnh Bảo lúc ấy...
Thầy bùi ngùi:
- Phải... Gặp lại em, Thầy càng nhớ Bảo. Thế những người bạn thân của em ra sao?
- Anh Nhật ở lại trong nước. Anh ấy trở thành thương phế binh, hiện nay sống rất khổ cực. Đăng thì đi với gia đình sang Úc, cũng đã có việc làm tử tế.
- Còn em, em làm nghề gì?
- Dạ, em theo nghề giáo.
Thầy nói như reo:
- A! Vậy sao?
Vũ vui vẻ:
- Dạ, em dạy môn Civics.
- Môn Civics?
- Dạ, môn Công dân giáo dục, thưa Thầy!
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
No comments:
Post a Comment