__________________
ĐOÀN XUÂN THU
Hồi học trung học Petrus Ký đệ nhứt cấp, đệ thất tới đệ tứ,
môn Quốc Văn mỗi tuần được sáu giờ, sáu giờ chứ không phải sáu tiết, chia làm
hai phần: Cổ Văn và Kim Văn.
Kim Văn là văn học hiện đại nhưng học trò mười mấy tuổi như tui tìm đỏ con mắt mà không có một tác giả miền Nam nào hết: Hồ Biểu Chánh không, Phi Vân không, Bình Nguyên Lộc không, Sơn Nam cũng không luôn! Chỉ toàn là Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo trong Tự Lực Văn Đoàn.
Tui đọc Đoạn Tuyệt với Dũng và Loan; Tiêu Sơn Tráng Sĩ với Phạm Thái và Quỳnh Như; còn những nhà văn Nam Kỳ không có một bóng… chớ nói chi tới hình?!
Kim Văn là văn học hiện đại nhưng học trò mười mấy tuổi như tui tìm đỏ con mắt mà không có một tác giả miền Nam nào hết: Hồ Biểu Chánh không, Phi Vân không, Bình Nguyên Lộc không, Sơn Nam cũng không luôn! Chỉ toàn là Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo trong Tự Lực Văn Đoàn.
Tui đọc Đoạn Tuyệt với Dũng và Loan; Tiêu Sơn Tráng Sĩ với Phạm Thái và Quỳnh Như; còn những nhà văn Nam Kỳ không có một bóng… chớ nói chi tới hình?!
***
Nhớ cô dạy môn Quốc Văn lớp Đệ Lục, chọn bài ‘Hoa Súng’ của ông Đinh Gia Trinh, đăng trên báo Thanh Nghị số 74!
Nhưng trước khi tả Hoa Súng, ông tả Hoa sen. (Hoa Súng, Hoa Sen ngoài Bắc; còn quê mình, trong nầy gọi là Bông Súng, Bông Sen).
“Dọc đườmg đất quanh co, hai bên đầm rộng, ngòi dài. Cuối Thu, sen đã tàn còn để rớt lại trên mặt nước những lá nhăn nheo như buồn một nỗi buồn ly biệt…
…Trên suốt một dải đầm sen, chỉ có lá cây súng tròn như một cái bánh đa, nổi trên mặt nước, duyên keo kết với nước, phô cả bộ mặt với trời xanh như tận hưởng tình của đất trời. Có những chiếc lá hơi tím vàng, có chiếc còn xanh mơn mởn. Nước phô bày một màu áo, như xô đẩ lên trên mặt một linh hồn. Giữa đám lá tẻ ngắt, bỗng ở phía bên kia hồ xa cách đường cái không bao nhiêu, lộ một bông hoa súng màu thanh thiên…
…Rồi cách đây một năm, cuối mùa thu vào chơi làng Triều Khúc ở Hà Đông, …, tôi mới lại được trông thấy một bông hoa súng đúng lúc vừa vặn nở ở một cái ao nhỏ gần một cái quán đầu làng. Vẫn hoa cô lập ngoi lên mặt nước độ hai gang tay, cánh bao dưới màu phớt nâu, cánh hoa thon thon, màu thiên thanh man mác, làm rạng cả mặt hồ.”
***
Quê nhà! Tui không biết đầm rộng, ngòi dài. Không biết thì làm sao mà thấy mà ‘cảm’ cho được. Nên cái hay này chỉ lớt lớt bên ngoài như xức thuốc đỏ, vậy thôi! Đọc thì kêu ‘rốp rẻn’! Rằng hay thì thiệt là hay nhưng đọc để ‘cảm’ thì không có gì; vì cái lối viết vòng vo Tam quốc, chạy vòng vòng như đèn cù (đèn kéo quân) nầy.
Cô dạy môn Quốc văn của tui bảo đó là lối nhập đề lung khởi. Còn các nhà văn miền Nam lại khoái cái lối nhập đề trực khởi hơn; nghĩa là vô đề một cái rẹt hè.
Nhập đề cái rẹt, không làm mất thời giờ vàng bạc của độc giả, hổng phải là dỡ ẹc đâu nhe. Bằng chứng là câu ca dao miền Tây Lục tỉnh quê mình:
“Đôi mình mới gặp hôm nay.
Cho hun một cái, em hai đừng phiền!
Thì em cười chúm chiếm mà rằng:
“Có hun thì hun cho liền!
Đừng làm thổ lộ, láng giềng cười em”
Sao mà tôi thương chữ ‘hun’ này biết bao nhiêu mà kể?! Vì hun là ‘giựt giựt’ đôi môi rồi lan ra cả toàn thân, là khoái lắm hè!
***
Sau nầy hơi trộng trộng, biết ‘ve’ gái, tui áp dụng cái nhập đề trực khởi nầy chớ không bắt chước con gà trống chạy vòng vòng con gà mái, xòe dãy lông háo hức ra như Lữ Bố hí Điêu Thuyền. Vì làm như thế rất mất công, bởi tui vốn là thằng làm biếng!
Cái lối vô cái rẹt nầy đối với mấy em miền Nam mình, kết quả ăn hay thua như đánh bài ba lá, cứ giở ra là mình biết liền hè. Thua thì mình đi ‘ve’ em khác!
Đời ngắn lắm, đâu có quởn mà ‘ngày ấy cây si anh trồng ngay lối đi’ mà chi; cho chúng nó khi: mặt mày sáng láng mà ngu như con gà ‘rù’!
Nhưng mấy anh mình nhớ, đừng chơi chiêu trực khởi với mấy em gốc Bắc 54; vì chưa giở bài ra mình đã biết thua là cái chắc.
Để thử nghiệm, coi nghĩ vậy có trúng hay không, nên một hôm, tan học, tui ngóng cổ chờ một em Bắc Kỳ chín nút từ trường Nữ Trung Học Đoàn Thị Điểm, yểu điệu thục nữ ló ra; để tỏ chút lòng yêu!
Thì em bỉu môi:
“Giời ạ! Ve gái là phải từ từ vòng ngoài rồi mới vào tới vòng trong! Mới sơ bộ mà tính chiếm lũy đoạt thành như ăn cướp đánh vậy anh Hai?”
Phán xong kết quả em cười he he; còn tui về nhà khóc hu hu như ông Tú Xương mới vừa thi rớt Cữ nhân lần thứ 7.
***
Đó là bàn về kỹ thuật nhập đề! Mà trước khi nhập đề thì mình phải có cái đề tài, tìm nó ở đâu? Các nhà văn quê mình chỉ ra rằng:
“Kiếm thẳng từ cuộc đời; (đi và viết); chớ đừng ăn không ngồi rồi, bắn thuốc lào ro ro mà ‘tưởng tượng’ để vẽ ra ‘con voi’.
Đọc Sơn Nam, môt nhà văn tiêu biểu cho cái trường phái: “Đời đẻ ra Văn”; tôi tìm ra được một giai thoại rất thú vị.
Nguyễn Quang Sáng kể rằng: “Khi ông chưa viết văn, thì Sơn Nam đã là nhà văn nổi tiếng. Quê ông Sáng có nhiều câu chuyện rất ly kỳ, ông muốn kể cho Sơn Nam nghe để viết.
Nhưng Sơn Nam lắc đầu từ chối:
“Vùng đó tao không biết. Tao thấy rặng cây từ xa thôi. Mày cũng có chữ nghĩa, viết đi!”.
Theo quan niệm sáng tác của Sơn Nam: Chưa có vốn sống, chưa hiểu biết, chưa trải nghiệm thì không nên viết ẩu! Chuyện gì biết thì viết; không biết thì tra cứu; thì đi hỏi bà con mình chớ không viết ẩu rồi viết trật lất.
***
Đó là cách tìm đề tài; còn cách dùng chữ của những nhà văn quê mình thì sao hè?
Xin quý độc giả thân mến của tui đọc lại một đoạn trong “Đò Dọc” của Bình Nguyên Lộc, mà thầy Võ văn Dung dạy thêm ngoài chương trình chính thức cho người viết vào năm 1963, lớp đệ thất 5, trường Petrus Ký:
“Độ rày cậu làm gì, cậu hai? Hoa lại hỏi.
“Cũng hổng cần làm gì. À, tôi có tự túc một bầy gà Huê Kỳ, coi bộ tương lai “quá khứ” ?
“Tự túc là gì cậu? Hương hỏi thật tình”
“Tự túc là nuôi, chớ là gì!”
“Vậy hà, còn tương lai “quá khứ”?” “Tương lai là tương lai, còn quá khứ là “quá sá”. Tiếng mới mà. Tôi nghe họ nói hay quá, nên tôi bắt chước dùng theo. Đời bây giờ họ bày ra nhiều tiếng mới hay lắm. Thí dụ phạm tội, họ nói “phạm vi”. Thù vặt họ nói “cá nhân”, nghe hay “quá khứ”.
Hoa và Quá núp sau lưng hai chị mà cười đến chảy nước mắt.
Cô Quá, mặt mày còn đỏ rần, bước ra khỏi chỗ núp nói:
“Hôm nay cậu mặt đồ xanh, trông đẹp trai “quá khứ” nhưng cậu lại “phạm vi” về đôi dép. Dép phải quay màu đỏ mới ăn với màu xanh nầy. Tôi tính thiệt nói ngay, cậu đừng có “cá nhân” tôi nghen!”
“Tôi người quân tử mà, ai lại “cá nhân” cô”.
Công tử Quờn chẳng qua là khoái chữ, nhứt là từ Hán Việt cho nó sang chảnh, nên xài loạn lên, trạng từ chỉ thời gian quá khứ’ thành trạng từ chỉ mức độ, là ‘quá xá. Danh từ thành động từ! “Cá nhân’ công tử Quờn xài, theo tui : “Xin đừng ghét bỏ, đừng thù vặt thì nói đại cho rồi, cho nó rõ nghĩa phải không nè?!
***
Rồi sau 75, có nhiều công tử Quờn, từ đồng bưng về thành, dùng chữ cũng làm mình hết hồn, mất vía lắm đó!
Năm nẫm, người viết kiếm đường vượt biên, về quê vợ ở Cà Mau, phường Tám, nhậu với mấy thầy chú để tìm mua bãi, nghe một thầy chú kể rằng:
“Thằng Chiến Thắng, tên của thầy chú, nhậu cho đã, nực… còn xuống kinh Rạch Rập lội rồi chết chìm. Thiệt là lãng mạn!”
Nghe cán bộ nói vậy, tui ‘ngẩn tò te’ (?!) Té ra cán bộ muốn nói thằng Chiến Thắng chết ‘lãng xẹt’.
Cán bộ làm tôi nhớ ‘Đò Dọc’ quá chừng chừng !
Đọc Đò Dọc, nghe công tử Quờn, rồi nghe cán bộ Cà Mau ‘phán’, tôi đâm ra ‘ón’ từ Hán Việt. Chữ nào bình dị, dân dã mà thâm trầm, sâu sắc là tui lượm về bỏ vô bài văn của mình chớ không ‘a dua’, chạy theo cái trường phái màu mè, khoe mẻ; viết vòng vòng rồi hổng biết đường ra. Viết không cần ai hiểu mà chỉ để khoe thôi!
Vậy là tui đi tìm ông Hồ Biểu Chánh, ông Vương Hồng Sển, ông Bình Nguyên Lộc, ông Sơn Nam để học cách dùng chữ của mấy bậc ‘tiền bối’ nầy coi chữ mấy ổng dùng có ‘rối’ như tiếng Việt bây giờ hay không?
Thì tìm được một giai thoại khá thú vị khi nghe nhà văn Sơn Nam dạy đời một người bạn vong niên rằng:
“Có gặp thằng Tín, nói tôi nhắn với nó chuyển sang viết văn xuôi đi, thời buổi này mà làm thơ là húp nước mắm!”
***
Chữ ‘húp nước mắm’ của nhà văn Sơn Nam là ‘chữ của quê tui’. Chữ của quê hương, giờ cách xa hàng ngàn hải lý, làm tui nhớ quê nhà tha thiết lắm …Má ơi!
Nhớ cô dạy môn Quốc Văn lớp Đệ Lục, chọn bài ‘Hoa Súng’ của ông Đinh Gia Trinh, đăng trên báo Thanh Nghị số 74!
Nhưng trước khi tả Hoa Súng, ông tả Hoa sen. (Hoa Súng, Hoa Sen ngoài Bắc; còn quê mình, trong nầy gọi là Bông Súng, Bông Sen).
“Dọc đườmg đất quanh co, hai bên đầm rộng, ngòi dài. Cuối Thu, sen đã tàn còn để rớt lại trên mặt nước những lá nhăn nheo như buồn một nỗi buồn ly biệt…
…Trên suốt một dải đầm sen, chỉ có lá cây súng tròn như một cái bánh đa, nổi trên mặt nước, duyên keo kết với nước, phô cả bộ mặt với trời xanh như tận hưởng tình của đất trời. Có những chiếc lá hơi tím vàng, có chiếc còn xanh mơn mởn. Nước phô bày một màu áo, như xô đẩ lên trên mặt một linh hồn. Giữa đám lá tẻ ngắt, bỗng ở phía bên kia hồ xa cách đường cái không bao nhiêu, lộ một bông hoa súng màu thanh thiên…
…Rồi cách đây một năm, cuối mùa thu vào chơi làng Triều Khúc ở Hà Đông, …, tôi mới lại được trông thấy một bông hoa súng đúng lúc vừa vặn nở ở một cái ao nhỏ gần một cái quán đầu làng. Vẫn hoa cô lập ngoi lên mặt nước độ hai gang tay, cánh bao dưới màu phớt nâu, cánh hoa thon thon, màu thiên thanh man mác, làm rạng cả mặt hồ.”
***
Quê nhà! Tui không biết đầm rộng, ngòi dài. Không biết thì làm sao mà thấy mà ‘cảm’ cho được. Nên cái hay này chỉ lớt lớt bên ngoài như xức thuốc đỏ, vậy thôi! Đọc thì kêu ‘rốp rẻn’! Rằng hay thì thiệt là hay nhưng đọc để ‘cảm’ thì không có gì; vì cái lối viết vòng vo Tam quốc, chạy vòng vòng như đèn cù (đèn kéo quân) nầy.
Cô dạy môn Quốc văn của tui bảo đó là lối nhập đề lung khởi. Còn các nhà văn miền Nam lại khoái cái lối nhập đề trực khởi hơn; nghĩa là vô đề một cái rẹt hè.
Nhập đề cái rẹt, không làm mất thời giờ vàng bạc của độc giả, hổng phải là dỡ ẹc đâu nhe. Bằng chứng là câu ca dao miền Tây Lục tỉnh quê mình:
“Đôi mình mới gặp hôm nay.
Cho hun một cái, em hai đừng phiền!
Thì em cười chúm chiếm mà rằng:
“Có hun thì hun cho liền!
Đừng làm thổ lộ, láng giềng cười em”
Sao mà tôi thương chữ ‘hun’ này biết bao nhiêu mà kể?! Vì hun là ‘giựt giựt’ đôi môi rồi lan ra cả toàn thân, là khoái lắm hè!
***
Sau nầy hơi trộng trộng, biết ‘ve’ gái, tui áp dụng cái nhập đề trực khởi nầy chớ không bắt chước con gà trống chạy vòng vòng con gà mái, xòe dãy lông háo hức ra như Lữ Bố hí Điêu Thuyền. Vì làm như thế rất mất công, bởi tui vốn là thằng làm biếng!
Cái lối vô cái rẹt nầy đối với mấy em miền Nam mình, kết quả ăn hay thua như đánh bài ba lá, cứ giở ra là mình biết liền hè. Thua thì mình đi ‘ve’ em khác!
Đời ngắn lắm, đâu có quởn mà ‘ngày ấy cây si anh trồng ngay lối đi’ mà chi; cho chúng nó khi: mặt mày sáng láng mà ngu như con gà ‘rù’!
Nhưng mấy anh mình nhớ, đừng chơi chiêu trực khởi với mấy em gốc Bắc 54; vì chưa giở bài ra mình đã biết thua là cái chắc.
Để thử nghiệm, coi nghĩ vậy có trúng hay không, nên một hôm, tan học, tui ngóng cổ chờ một em Bắc Kỳ chín nút từ trường Nữ Trung Học Đoàn Thị Điểm, yểu điệu thục nữ ló ra; để tỏ chút lòng yêu!
Thì em bỉu môi:
“Giời ạ! Ve gái là phải từ từ vòng ngoài rồi mới vào tới vòng trong! Mới sơ bộ mà tính chiếm lũy đoạt thành như ăn cướp đánh vậy anh Hai?”
Phán xong kết quả em cười he he; còn tui về nhà khóc hu hu như ông Tú Xương mới vừa thi rớt Cữ nhân lần thứ 7.
***
Đó là bàn về kỹ thuật nhập đề! Mà trước khi nhập đề thì mình phải có cái đề tài, tìm nó ở đâu? Các nhà văn quê mình chỉ ra rằng:
“Kiếm thẳng từ cuộc đời; (đi và viết); chớ đừng ăn không ngồi rồi, bắn thuốc lào ro ro mà ‘tưởng tượng’ để vẽ ra ‘con voi’.
Đọc Sơn Nam, môt nhà văn tiêu biểu cho cái trường phái: “Đời đẻ ra Văn”; tôi tìm ra được một giai thoại rất thú vị.
Nguyễn Quang Sáng kể rằng: “Khi ông chưa viết văn, thì Sơn Nam đã là nhà văn nổi tiếng. Quê ông Sáng có nhiều câu chuyện rất ly kỳ, ông muốn kể cho Sơn Nam nghe để viết.
Nhưng Sơn Nam lắc đầu từ chối:
“Vùng đó tao không biết. Tao thấy rặng cây từ xa thôi. Mày cũng có chữ nghĩa, viết đi!”.
Theo quan niệm sáng tác của Sơn Nam: Chưa có vốn sống, chưa hiểu biết, chưa trải nghiệm thì không nên viết ẩu! Chuyện gì biết thì viết; không biết thì tra cứu; thì đi hỏi bà con mình chớ không viết ẩu rồi viết trật lất.
***
Đó là cách tìm đề tài; còn cách dùng chữ của những nhà văn quê mình thì sao hè?
Xin quý độc giả thân mến của tui đọc lại một đoạn trong “Đò Dọc” của Bình Nguyên Lộc, mà thầy Võ văn Dung dạy thêm ngoài chương trình chính thức cho người viết vào năm 1963, lớp đệ thất 5, trường Petrus Ký:
“Độ rày cậu làm gì, cậu hai? Hoa lại hỏi.
“Cũng hổng cần làm gì. À, tôi có tự túc một bầy gà Huê Kỳ, coi bộ tương lai “quá khứ” ?
“Tự túc là gì cậu? Hương hỏi thật tình”
“Tự túc là nuôi, chớ là gì!”
“Vậy hà, còn tương lai “quá khứ”?” “Tương lai là tương lai, còn quá khứ là “quá sá”. Tiếng mới mà. Tôi nghe họ nói hay quá, nên tôi bắt chước dùng theo. Đời bây giờ họ bày ra nhiều tiếng mới hay lắm. Thí dụ phạm tội, họ nói “phạm vi”. Thù vặt họ nói “cá nhân”, nghe hay “quá khứ”.
Hoa và Quá núp sau lưng hai chị mà cười đến chảy nước mắt.
Cô Quá, mặt mày còn đỏ rần, bước ra khỏi chỗ núp nói:
“Hôm nay cậu mặt đồ xanh, trông đẹp trai “quá khứ” nhưng cậu lại “phạm vi” về đôi dép. Dép phải quay màu đỏ mới ăn với màu xanh nầy. Tôi tính thiệt nói ngay, cậu đừng có “cá nhân” tôi nghen!”
“Tôi người quân tử mà, ai lại “cá nhân” cô”.
Công tử Quờn chẳng qua là khoái chữ, nhứt là từ Hán Việt cho nó sang chảnh, nên xài loạn lên, trạng từ chỉ thời gian quá khứ’ thành trạng từ chỉ mức độ, là ‘quá xá. Danh từ thành động từ! “Cá nhân’ công tử Quờn xài, theo tui : “Xin đừng ghét bỏ, đừng thù vặt thì nói đại cho rồi, cho nó rõ nghĩa phải không nè?!
***
Rồi sau 75, có nhiều công tử Quờn, từ đồng bưng về thành, dùng chữ cũng làm mình hết hồn, mất vía lắm đó!
Năm nẫm, người viết kiếm đường vượt biên, về quê vợ ở Cà Mau, phường Tám, nhậu với mấy thầy chú để tìm mua bãi, nghe một thầy chú kể rằng:
“Thằng Chiến Thắng, tên của thầy chú, nhậu cho đã, nực… còn xuống kinh Rạch Rập lội rồi chết chìm. Thiệt là lãng mạn!”
Nghe cán bộ nói vậy, tui ‘ngẩn tò te’ (?!) Té ra cán bộ muốn nói thằng Chiến Thắng chết ‘lãng xẹt’.
Cán bộ làm tôi nhớ ‘Đò Dọc’ quá chừng chừng !
Đọc Đò Dọc, nghe công tử Quờn, rồi nghe cán bộ Cà Mau ‘phán’, tôi đâm ra ‘ón’ từ Hán Việt. Chữ nào bình dị, dân dã mà thâm trầm, sâu sắc là tui lượm về bỏ vô bài văn của mình chớ không ‘a dua’, chạy theo cái trường phái màu mè, khoe mẻ; viết vòng vòng rồi hổng biết đường ra. Viết không cần ai hiểu mà chỉ để khoe thôi!
Vậy là tui đi tìm ông Hồ Biểu Chánh, ông Vương Hồng Sển, ông Bình Nguyên Lộc, ông Sơn Nam để học cách dùng chữ của mấy bậc ‘tiền bối’ nầy coi chữ mấy ổng dùng có ‘rối’ như tiếng Việt bây giờ hay không?
Thì tìm được một giai thoại khá thú vị khi nghe nhà văn Sơn Nam dạy đời một người bạn vong niên rằng:
“Có gặp thằng Tín, nói tôi nhắn với nó chuyển sang viết văn xuôi đi, thời buổi này mà làm thơ là húp nước mắm!”
***
Chữ ‘húp nước mắm’ của nhà văn Sơn Nam là ‘chữ của quê tui’. Chữ của quê hương, giờ cách xa hàng ngàn hải lý, làm tui nhớ quê nhà tha thiết lắm …Má ơi!
Đoàn Xuân Thu.
Melbourne.
Melbourne.
No comments:
Post a Comment