_____________
CAO VỊ KHANH
Nguồn: Internet
CAO VỊ KHANH
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
trích…
……………
2.
Có lẽ để chấm phá cho đủ nét bi-hài của vở-tuồng-giải-phóng, tôi và một số đồng nghiệp cũng bị bắt đi tù-cải-tạo với một tội danh hết sức ngộ nghĩnh: “dạy học trò thi đậu tú tài để đi sĩ quan đánh phá cách mạng (sic)”.
2.
Có lẽ để chấm phá cho đủ nét bi-hài của vở-tuồng-giải-phóng, tôi và một số đồng nghiệp cũng bị bắt đi tù-cải-tạo với một tội danh hết sức ngộ nghĩnh: “dạy học trò thi đậu tú tài để đi sĩ quan đánh phá cách mạng (sic)”.
Nhiều đêm, nằm trằn trọc trên tấm tôn lạnh buốt, trong ngôi đình làng được biến thành trại tù, tôi bật cười khan khi nghĩ tới tội danh “khôi hài” đến chết người này. Hóa ra từ mấy năm nay dạy cho học trò lòng nhân ái, nghĩa yêu thương, tình bằng hữu, biết thưởng thức cái đẹp, tôn trọng sự chân thực… là một cái tội. Tội chi mà tội lạ. Như vậy nếu theo đà lý luận này thì phải sát nhân, căm thù, phản trác, lật lọng mới là “cách mạng”. Nghĩ mà thương cho mớ chữ nghĩa của cha ông bị bóp méo vo tròn trong thời đại dối trá.
………………..
Giữa đêm oan khuất mịt mờ âm khí của trại giam, tôi cứ thao thức, mắt mở trao tráo, lăn lộn với những thắc mắc không lời giải đáp. Tại sao cuộc chiến 30 năm? Tại sao hòa bình? Để làm gì đống xương vô định đó? Chẳng lẽ để đánh đổi sự lệ thuộc này bằng sự lệ thuộc khác, tệ hại hơn cả vạn vạn lần?
………………..
Trong những lúc cùng quẫn nhất, sao tự nhiên tôi nhớ lại cặp mắt thất thần của người thi sĩ vô danh trong cuốn phim Docteur Jivago chiếu ở Sài Gòn mới vài năm trước. Trên chuyến xe lửa chở tù đi lưu đày xuyên Tây-bá-lợi-á vào thời kỳ cộng sản cướp chính quyền ở nước Nga, chen chúc giữa đám tù nhân nằm ngồi la liệt như cá đóng hộp, anh cố nhoi mình chen sát kẽ vách nhìn cho được con trăng cô đơn trắng lạnh, treo ở một góc trời. Cặp mắt mở trừng trừng mà như trống hoác, sâu thăm thẳm. Đôi con ngươi bất động như cố chụp bắt cho được con trăng đang chạy vun vút ngược đường tàu. Chắc anh nghĩ sẽ chẳng còn bao giờ thấy lại vầng trăng lãng mạn đó nữa khi đất nước anh đã lọt vào bàn tay của lũ sát nhân. Sao tôi không quên được cặp mắt đó dù nhiều năm đã qua. Cặp mắt ngơ ngác, buồn rầu, bơ vơ đến tuyệt vọng. Tia nhìn như hai ngọn đèn hiu hắt chiếu rọi qua dặm trường thất lạc, như một thú nhận cho sự bất lực của những giá trị tinh thần trước cơn bạo hành của lịch sử. Cặp mắt như một hoi hóp của lương tri, báo hiệu cho thời đại suy tàn của con người. Sao cặp mắt cứ nhìn tôi chòng chọc ngay trong cơn mê mệt rã rời. Tôi thấy mình hấp hối như con cá mắc cạn, chờ chết. Và dân tộc tôi, dân tộc tôi cũng đang hấp hối chờ chết trong mẻ lưới khổng lồ đó.
Những câu hỏi “tại sao” cứ tiếp tục dằn vật,
làm khổ tôi trong cuộc sống tù đày vốn đã không có gì dễ chịu. Những
ngày tù kéo dài lê thê nhùng nhằng một cách vô tội vạ. Đúng y theo
chủ trương bắt-lầm-hơn-tha-lầm, những người cầm quyền mới không biết
phải giải quyết ra sao số phận của chúng tôi sau khi đã bắt nhốt vào
đây. Càng lúc tôi càng cảm thấy buồn bực chua chát. Có dịp tiếp xúc
với những cán bộ chính trị và quân sự của họ, tôi càng thấy vô lý
cuộc bại trận của miền Nam và càng thêm bi quan cho những ngày sắp
tới. Mức độ học vấn ấu trĩ, trong khi ý thức chính trị vừa cuồng
tín vừa nông cạn của họ sẽ đưa đất nước tới đâu? Có lúc nghe họ
nói chuyện, tôi có cảm tưởng đang đứng trước một đám người máy, lặp
đi lặp lại y nguyên, không sai một dấu phẩy, không sót một dấu chấm
những điều đã được cấy nhét vào bộ óc của họ, y như một con két
nói líu lo mà không biết mình nói gì. Rồi ra chúng ta sẽ sống (hay
chết!) ra sao với những người chủ mới, cầm quyền với mớ kiến thức
cạn sớt, lòng hẹp hòi đầy mặc cảm và nhất là đường lối chính trị
lỗi thời? Rõ ràng chúng ta đang sống vào một thời kỳ oái oăm của
lịch sử, mới hết tang thương này đã vội sang đoạn trường khác. Những
trái ngang đã liên tiếp xô đẩy bao nhiêu thế hệ người Việt vào cảnh
chết chóc phân ly và bây giờ gọi là hòa bình, chúng ta vẫn tiếp tục
phân ly thù hận. Chúng ta sẽ tiếp tục ly tán như vậy cho tới bao giờ.
Cái cảnh một người học trò cũ, trước giấu mặt như một kẻ nằm vùng
nay là một cán bộ thành danh, tình cờ đến gặp tôi, đứng trò chuyện
bên kia hàng rào kẽm gai một buổi trưa giáp tết có phải là tiêu biểu
cho nỗi oan trái đó không? Đứa học trò mà tôi đã dạy liên tiếp ba năm
từ lớp đệ tam đến đệ nhất. Đứa học trò đã cùng tôi tranh luận về
những chủ nghĩa chính trị xã hội khi ngồi đón mặt trời mọc ở bãi
Đá Bàn một buổi sớm cắm trại ngoài hòn Sơn Rái. Nó có một cái tên
khá đặc biệt mà tư tưởng và hành động đã làm tôi nghi ngờ – không,
tôi biết chắc là có liên hệ với phía bên kia. Tại sao tôi giữ kín
trong lòng mối bí mật đó? Tại sao tôi không báo với nhà trường? Với
chính quyền? Tôi đồng ý với nó? Chắc chắn là không. Thương nó? Có
thể có. Nhưng ở cương vị một người thầy, tôi có làm công việc điềm
chỉ đó được không? Điều tôi giữ kín có phải không? Và như vậy tôi sẽ
nói thế nào về người em họ, 19 tuổi, chuẩn úy vừa ra trường được 6
tháng, lãnh nguyên một tràng đạn AK trong đêm hưu chiến tết Mậu Thân,
chết không kịp kêu lên một tiếng má ơi, chết mà chưa có được một
người yêu để biết thương nhớ. Sự kín miệng của tôi có phải là một
phản bội trắng trợn với những người bạn đồng lứa đã lặn lội ngày
đêm trong những cánh rừng tranh dài bạt ngàn, những đầm lầy lún sâu
tới ngực, cả tuổi thanh xuân nặng trình trịch ba-lô súng đạn, máu mồ
hôi và nước mắt, ngày di hành tối nằm tiền đồn, để giữ an ninh cho
một thành phố, một ngôi trường được yên lành học tập, một ngôi chợ
được yên lành mua bán.
Tôi sẽ nói gì về người vợ trẻ mà cuộc sống
lứa đôi chỉ là ngày tháng đợi chờ, về người góa phụ mới hai mươi
tuổi ẵm đứa con sơ sinh đi nhận xác chồng, về những người mẹ người
cha suốt đêm van vái khi nghe xa tiếng đại bác vọng về, về viên đạn
trái pháo bắn ngay vào trường lớp Cai Lậy, về những hầm chôn người
tập thể ở Huế, về trái lựu đạn nổ ngay giữa phiên chợ đầu xuân… Và
sẽ nói gì với người bạn tù đang oằn oại dưới đòn thù tàn độc
trong các trại lán cheo leo. Tôi sẽ trả lời ra sao với người phế binh
đang lê lết ăn xin ngoài phố chợ?
Có lời nào để biện hộ cho cái thái độ im lặng
đó?
Câu hỏi quái ác như cái mỏ nhọn hoắc của loại
dị điểu quặp cứng trái tim của tôi, rỉa rói để tìm cho được câu trả
lời. Nhưng có câu trả lời nào đâu em! Ai nói được cho tôi thái độ của
người học trò cũ, người cán bộ của tỉnh ủy bây giờ, nếu đổi ngược
vai trò, có sẽ giữ kín “bí mật’’ của người thầy cũ dưới thời “công
an trị”.
Ai sẽ giải thích giùm tôi về thái độ cầu an,
thờ ơ, thụ hưởng của người-dân-hậu-phương suốt cuộc chiến 30 năm,
cuộc chiến tranh gọi là toàn diện mà mỗi gốc cây là mìn bẫy, mỗi
bãi cỏ che giấu một hầm chông tẩm độc, mỗi lời nói là một âm mưu,
mỗi hình ảnh là một dàn dựng thâm hiểm…
Ai sẽ giải thích giùm tôi những trác táng của đêm Sài Gòn xa hoa, những nhớp nhúa của tối Chợ Lớn trụy lạc, những đồng bạc mua nửa miệng cười gái nhảy bằng cả tháng lương của anh binh nhì gạo sấy lương khô ngày này sang tháng khác…
Ai sẽ giải thích giùm tôi những trác táng của đêm Sài Gòn xa hoa, những nhớp nhúa của tối Chợ Lớn trụy lạc, những đồng bạc mua nửa miệng cười gái nhảy bằng cả tháng lương của anh binh nhì gạo sấy lương khô ngày này sang tháng khác…
Ai sẽ nói giùm tôi về ông tướng hối lộ, ông dân
biểu buôn lậu, những ông trí thức ngồi xa-lông bàn chuyện quét dọn
xã hội, những tuyệt-thực-tự-thiêu, những bãi-khóa-xuống-đường,
những ký-giả-bị-gậy-đi-ăn-mày, những phong-trào-đòi-quyền-sống v.v…
và v.v… Ai sẽ chỉ rõ cái trách nhiệm của tôi, của anh, của chị, của
chúng ta trong cơn đổ vỡ này?!
Có ai không? Hay chỉ là những im lặng đồng lõa,
những nín thinh cam phận, những lãng tránh vu vơ, hay chỉ là những đổ
thừa tệ bạc, những trốn chạy hèn nhát… Và tôi, tôi đã đóng vai trò
gì trong vở tuồng trường hận đó?!
Cái trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta
đến đâu, làm sao tính toán đo lường được. Chỉ thấy rõ một điều là
ngày hôm đó, người học trò đứng bên kia hàng rào, phía kẻ chiến
thắng, và tôi bên này, phía bại trận, người thầy đã từ chối làm
một-việc-cần-làm. Hằng hà sa số công-việc-cần-làm khác đã bị bỏ
lỡ, bị từ chối, bị trốn tránh… Và bây giờ cuộc tháo chạy, sự đổ vỡ,
cảnh tù đày, nỗi tiếc hận có phải là cái giá của một nền đạo
đức mà tôi đã được nuôi dạy, của một tình tự mà tôi đã nghe ru từ
thuở nằm nôi. Cái nhân nghĩa mà người bên này đã chọn lựa, đã chiến
đấu để bảo vệ cho dù đó là một trong những đầu mối của cuộc thất
bại trong cuộc chiến trường kỳ giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái
đúng và cái sai.
Ai sẽ trả lời? Và trả lời ra sao cho câu hỏi
oái oăm đó?
Những ngày cuối năm, trời bỗng trở lạnh bất
thường, lạnh như miền Nam chưa từng có. Tối tối đám tù tụ năm tụ
bảy nhúm củi khô mót lượm từ chiều để sưởi ấm. Ngọn lửa rọi chập
chờn từng mặt người ủ dột. Ai nấy buồn thắt dạ bởi không ai biết
được ngày về. Cái lạnh kỳ cục chui rúc vào xương tủy làm như để
nhắc nhở con đường khổ nạn nằm ngay chính trong ta. Sân trại rộng mênh
mông, rải rác vài đốm lửa hiu hắt, mập mờ mấy bóng người quấn khăn
mền sùm sụp im lìm đi tới đi lui trông không khác gì cảnh âm ty mộ
địa. Đó lại là lúc dễ chịu nhất trong ngày của một người tù, bóng
tối trở thành người bạn thân thiết, đồng lõa, sẵn sàng che giấu
giùm ta mọi điều thầm kín. Ban ngày, ngay cả những lúc cuốc đất đào
mương dỡ rào phá cổng, những cặp mắt cú vọ của bọn vệ binh, quản
giáo nhìn ta gườm gườm như đã thù nhau từ muôn kiếp. Mọi cử chỉ,
mọi ý nghĩ đều phải thận trọng kềm giữ nếu muốn tránh khỏi bị
cùm chân hay nhốt vào thùng sắt biệt giam. Đêm về, chỉ còn ta và
bóng tối. Đêm về chỉ có ta và gió và mây và tất cả những gì mà
chế độ mới cấm đoán. Và nhất là những câu thơ kêu gào trong đầu khi
giấy bút đã bị tước đoạt, tự do đã bị cướp mất. Những ngày đó tôi
làm từng câu thơ vụn vặt, rời rạc giữa hai nhát cuốc, giữa mấy gánh
đá nặng còng lưng, lẩm nhẩm thầm trong đầu cho khỏi quên, đợi đến đêm
về trong bóng tối chập choạng, tìm cách chắp nối gói ghém lại
thành bài. Những bài thơ lóng lánh từng giọt mồ hôi và nước mắt
nhục nhằn.
Tôi ba mươi tuổ̉i chế́t không mồ
Giữa trái tim nồng nhát chém khô
Đã khóc Khuấ́t Nguyên thời trẻ dại
Mắ́t giờ cay xé chuyện dời đô
Giữa trái tim nồng nhát chém khô
Đã khóc Khuấ́t Nguyên thời trẻ dại
Mắ́t giờ cay xé chuyện dời đô
Tôi viết điếu khúc cho tôi, cho anh em, cho bạn bè
tôi, cho một dân tộc vừa bị bức tử. Tôi viết điếu khúc cho người còn
sống hay đã chết. Tôi viết luôn cho người chưa sanh ra, bởi vì đất
nước mà tôi để lại cho em sẽ không còn là cái quê hương hiền lành
với tình người rạt rào như sóng lúa và đậm đà như sông nước phù sa.
Tôi đã khóc không thành nước mắt hay chính là nước mắt đã chảy
ngược vào lòng, khô quắt. Vì đúng ra có giọt nước mắt nào đủ mặn
cho cuộc tang thương này.
Ôi vết thương sầu tận đáy tim
Năm năm vật vã nỗi đau chìm
Đêm đêm máu gọi trường thiên hận
Dậy lúc tàn trăng lạnh bóng đêm
Năm năm vật vã nỗi đau chìm
Đêm đêm máu gọi trường thiên hận
Dậy lúc tàn trăng lạnh bóng đêm
Cái vết thương không bao giờ lành. Cái vết thương
còn mưng mủ nhiều năm về sau nữa.
Cao Vị Khanh
No comments:
Post a Comment