CHÂN DIỆN MỤC
Người Việt vượt sông Tiền vào khoảng Cái Bè, cù lao An
Bình. Sau đó suôi dòng Cổ Chiến để tiến tới Chợ Lách… Cái Mơn.
Chính nơi đây ta có Thiết Ấp, Tân Thiềng (Tân Thành)! Thiết
Ấp là tên trong sử nhà Nguyễn, còn người Miên đóng đồn ở Thiết Thằng (phiên âm
đồn Miên Sittang chẳng hạn! Cũng giống như phiên âm Kancar: Cồn Cao, Chey
chetta: Chày Đạp!!!). Làm gì có Thiết Thằng là sợi giây xích bằng sắt ngăn sông
Tiền! Người Miên hồi đó không giỏi đến thế đâu!!!
Chính nơi đây có Tiên Châu, cù lao Tiên! Chính nơi đây
có huyện Hà Dương và huyện Hà Âm của Hà Tiên!
Không hiểu sao các nhà Khảo Kíu nói Hà Âm, Hà Dương ở
mãi tận Châu Đốc (?). Châu Đốc làm gì có sông Vĩnh Thành (???). Phương Đình Dư
Địa Chí của cụ Nguyễn văn Siêu nói: Phía Đông sông Vĩnh Thành là huyện Hà Dương,
phía Tây là Hà Âm!
Các nhà Khảo Kíu đã ít đọc (!) và có lẽ không biết có
cuốn sách này trên thế gian (!)
Cái Mơn đích thị là Cao Man đấy các vị ạ! Những tên
Tiên Thủy, Tiên Châu và hai huyện Hà Dương, Hà Âm cho ta thấy giòng họ Mạc đã tới
vùng này trước người Việt. Giòng họ Mạc tới đây đã lấn đất của người Miên, chứ
không phải vua Miên đã “tặng” đất sau những vụ giúp đỡ của Mạc cho vua Miên!
Vùng này có nhiều “NƯỚC“ (hay Bộ Lạc, hay Quốc Gia) từ
xưa. Cái dừa XIÊM là dừa “bản địa“ chứ không phải nhập giống từ “Thái Lan“ tới!
Áo Bà Ba, chè Bà Lai có lẽ xuất phát từ vùng này, và còn có những tập tục: chục
16, chục 18, chục 24 trái nữa!!! Chính vùng này có lũy Giao Hoa (Giao Hoa là
tên một ông vua đây, chả biết Chà hay Miên (?)…), Bà Xã Hời… và sau này Trần
xuân Hòa chống Pháp, tung hoành ở vùng Mỹ Tho, Bến Tre là con cháu người Chà
hay Hời vì dân gian gọi ông là phủ “Cậu“.
Ôi cái giồng JAVA người Pháp gọi là giồng Nhật Bản (Japan)
là quá dốt (!), làm gì có cái ông Nhật Bản nào tới đây trồng tỉa (?)
Tôi đi du lịch CÁI MƠN qua ngả Vĩnh Long nên hai chữ đầu
tiên đập vào mắt tôi là ĐÌNH KHAO. Chả biết thắng trân khao quân từ thời nào?
Không khảo nổi! Nhưng chắc chắn là trong những đợt chiến tranh rùng rợn từ cửa
sông CỔ CHIẾN nơi có cù lao An Bình, nơi có đồn Thiết Thằng, huyện (sau này)
Tân Thiềng… dài dài tới sông Chợ Lách, sông Vĩnh Thành tới Cái Mơn. Những trận
chiến này là những vết thương đau lòng cho những người dân ven những con sông mầu
mỡ này!
Tôi cũng không có thì giờ tìm hiểu về Trương Vĩnh Ki, mà
có khảo thì chưa chắn đã có bằng chứng (!) hay là lại sa lầy vào những nhà thờ,
họ đạo Cái Nhum, Mang Thít… Hỏi người dân thì chẳng ai biết tới cái tên Trương
Vĩnh Kí. Chỉ có vài tài liệu nói rằng những cây ăn trái nổi tiếng ở vùng này là
do Trương Vĩnh Kí đem giống từ Mã Lai về (!), thật là ăn trái không nhớ kẻ trồng
cây!
Chuyện xưa buồn quá… nhức đầu! Thôi thì mua Sầu Riêng
Cái Mơn ăn cho đỡ tức!
Ôi! Cụ Bùi Hữu Nghĩa (chả biết có lai Miên không?)
nhưng cụ đã bênh vực người dân hết mình, và khi đi qua vùng này, cụ có bài thơ
cảm khái:
Mù mịt mây
đen kéo tối sầm
Đau lòng thuở
nọ chốn Hà Âm
Đống xương vô
định sương phao trắng
Cỏ biếc đôi bờ
máu nhuộm thâm
C.D.M.
No comments:
Post a Comment