_________
CHÂN DIỆN MỤC
Người ấy đối với
tôi cùng tuổi, cùng lớp, ở cùng một chỗ.
Chàng có dáng thư
sinh, vui vẻ, cởi mở? Đó là năm 1954-1955. Mười bẩy, mười tám tuổi. Tuy sống
trong cảnh chẳng ra học, chẳng ra làm, nhưng mấy thằng rất vui, cười giỡn hoài
(?). Có bữa 5 thằng vét túi chỉ có một đồng (hồi còn một đồng xé làm hai, 5 cắc
cũng mua được một món).
Hôm nay Bảo cứ việc
thổi cơm.
Năm cắc cà chua năm cắc tôm (gạo thì đã có viện trợ đầy lu, nhưng canh cà
chua nấu với tôm khô, năm thằng ăn rất ngon, mỗi thằng bốn, năm chén).
Chàng là một chân chạy, ra đường nhiều, không ngồi dưới mái nhà tôn, chống
cằm suy nghĩ chuyện đế vương!!!
Một bữa chàng ngoài phố về, kể chuyện bạn bị ức hiếp, chàng ra tay can thiệp,
19 thằng du côn vây quanh, mấy đứa có dao nữa. Chàng đánh bay, đánh gục... chạy hết
(chàng học judo có đai đen mà). Chàng kể chuyện đánh lộn, máu me, như là chuyện
vui! Bảo vệ bạn không phải là chuyện vui sao?
Giáo Sư Phạm Lợi (người
đầu tiên ở Việt Nam có Tứ Đẳng Huyền Đai, mở võ đường, có môn sinh rất đông) từng
dặn dò là học võ để giữ mình và giúp người, chứ không phải suốt ngày đi đánh lộn
để khỏi ngứa chân tay (!).
Thế cho nên chàng
đai đen này trông rất nho nhã, vui vẻ và cởi mở.
Sau đó tôi vào Sư
Phạm, chàng đi lính! Và sau này nghe tin chàng,
tôi rất
vui vì có một người bạn như thế.
Chàng hòa đồng với
đời sống quân ngũ. Người trong đơn vị không gọi chàng theo cấp bậc, mà gọi Anh
Năm!
Đẹp
thay!
Người vợ thắp nến, nhìn bánh sinh nhật, đợi chồng không về.
Đẹp thay!
Các con thần tượng bố có một cuộc sống hào hùng.
Đẹp thay!
Không chống nổi hỏa lực địch, người sĩ quan cho lính rút hết, còn mình (đang
bị thương nặng)
ngồi ôm cây Đại Liên! Một mình nơi rừng núi, ngồi tâm sự với cây Đại Liên.
Đẹp thay!
Chân Diện Mục
3 comments:
Bài nhẹ nhàng và hay, Thầy ơi.
LDCT
Anh hùng không đánh giá bằng thắng bại
Mà bằng lòng dũng liệt biết hy sinh
Vì tổ quốc, đồng bào và chủng loại
Danh thơm lưu dấu mãi đến muôn đời
Quang Đào
Lâu nay Thầy thường viết bài Luận Cổ Suy Kim thật độc đáo.
Nhưng hôm nay Thầy lại viết Luận Kim Suy Cổ một nhân vật hào hùng có thật của QLVNCH.
Họ đại diện cho những người chiến binh dù thất trận nhưng không thất bại chính mình.
Học Trò Thầy.
Post a Comment