Tuesday, February 12, 2019

Giấc mộng cuối mùa


Chân Diện Mục



Đó không phải là cuối mùa Nho học hay cuối mùa của phong kiến mà là cuối mùa của Thăng Long. Bốn phương giặc giả nổi lên như ong. Hết Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển rồi đến Nguyễn hữu Cầu. Trong khi dân chúng đói khổ, xiêu tán, thì Triều Đình lạm phát chức tước, Quận Công, Quận chúa đầy đường.

       Lê Hữu Trác đã ẩn cư ở Hương Sơn từ lâu. Năm 1773, Nguyễn Huệ san bằng thành Trấn Biên. Năm 1774, Trịnh Sâm xua quân Nam tiến diệt Nguyễn.

       Chính lúc quốc khố trống rỗng, dân chúng quá mệt mỏi vì chiến tranh, thì vua chúa đắc tháng, vênh vang, Trịnh Sâm ngấp nghé ngôi vua!!! Chính lúc kẻ sĩ chân chính rất lo rầu cho thời cuộc, thật là ngổn ngang trăm mối thì Lê Hữu Trác được lệnh tiến triều. Số là trước đó Quận Huy Hoàng Đình Bảo, một người cũng giỏi về y thuật, hồi trấn thủ Nghệ An, thường mời Lê Hữu Trác tới công đường đàm đạo về y thuật rất là tương đắc. Nay Quận Huy ở trong triều quyền cao tột đỉnh, thường gọi là quan chánh đường, tiến cử Lê Hữu Trác lên chúa Trịnh Sâm để chữa bệnh cho Trịnh Cán (Thế Tử).
       Ý của Quận Huy là muốn tiến cử Lãn Ông làm chức Thái y trưởng, hoặc làm quan lớn hơn nữa...!
       Khi Lãn Ông lên đường, các đệ tử đưa tiễn rất vui mừng hớn hở mừng cho thầy... Nhưng Lãn Ông rất trầm tư, suy nghĩ mông lung nhiều điều...

       Trong Thượng Kinh Ký Sự, Lãn Ông viết là ra đi miễn cưỡng, thực tâm chỉ muốn an nhàn, ẩn dật. Nhưng tôi nghĩ không hẳn như thế. Nếu chán ghét Thăng Long, nếu dứt khoát không muốn ra đi thì Lãn Ông có toàn quyền từ chối... lấy cớ là già lão bệnh tật, lúc đó ông hơn 60 tuổi. Xưa nay không ai bắt tội một nhân sĩ từ chối chức quan vì già nua!

       Không hiểu điều suy nghĩ của tôi có súc phạm tới Lê Hữu Trác không (người mà tôi rất thần tượng), nhưng tôi nghĩ Lãn Ông muốn nhân chuyến đi này đem tài kinh bang tế thế ra giúp nước, đem y thuật ra giúp đời. Lãn Ông có ông và cha làm quan lớn, đặc biệt bác là Lê Hữu Kiều làm tới Thượng Thư, Tể Tướng, môn sinh đầy triều...
Các danh sĩ Thăng Long đều công nhận Lê Hữu Trác là một tài năng lớn, tiếc cho ông mai một nơi chốn núi rừng!
Tuổi trẻ ông đã từng nuôi chí lớn, muốn làm cho rõ mặt anh hùng, không hổ thẹn với cha ông:

Mười năm mài một lưỡi gươm
Hào quang sáng loáng phi thường ai đương
Trước cờ ai dám tranh cường
Nghiêm uy chuyển động tuyết sương ngàn trùng

Tìm đường về Hán chửa xong
Sang Tần thì sự đã không nên rồi
Biển hồ trôi dạt đôi nơi
Xui người tráng chí ra người cuồng ngông

Rõ ràng là người đã từng nuôi chí lớn, nay ở ẩn, đã già, nhưng chắc là hùng tâm vẫn chưa nguội hẳn.

       Đêm ở trạm xá Thăng Long, ngày mai vào Triều, suốt đêm không ngủ, người đã xúc cảnh làm thơ:

Mưa dồn gió giật bất thình lình
Quán khách càng thêm bối rối tình
Ngoài dãy lau xa mây kín mít
Trước chùa sóng gợn nước long lanh

Tổ nọ chim về vừa chập tối
Chùa nào chuông đã báo tàn canh
Nào phải uống trà mà tỉnh ngủ
Đêm nay vẫn biết mộng không thành

Tôi thấy rõ ràng Lê Hữu trác có MỘNG giúp nước giúp dân! Muốn về quê làm ruộng thì quá dễ rồi, nào cần chi phải nuôi MỘNG!
       Câu nói sáng hôm sau với các đệ tử khi kiệu tới đón cho ta thấy một sụ phân vân... cực kỳ phân vân chứ không phải một mặc định: "Hay là ta cáo bệnh không đi!".

       Tôi thấy sau khi vào triều rồi Lê Hữu Trác mới thực sự chán ngấy cái triều đình này. Trịnh Sâm và các quan lớn cực kỳ kiêu căng, phách lối, xa hoa, dâm đãng. Còn tên nhóc con sẽ nối ngôi chúa thì èo uột, bệnh hoạn, khó lòng chữa khỏi. Và hẳn Lãn Ông còn thấy ở hắn sự thiếu trí nữa. Khi Lãn Ông xụp lạy thế tử thì ngài nhóc vỗ tay phán rằng: - A! Ông già này lậy đẹp quá!”.

Ôi! Cụ Lãn Ông đã thấy sự bất khả ở đây rồi!

     Mỗi lần đọc về Lãn Ông tôi lại bồi hồi xúc động, xin có mấy lời thơ cảm thán về người:
TÂM SỰ LÊ HỮU TRÁC:
"Tìm đường về Hán chưa xong
Sang Tần thì sự đã không nên rồi
Biển hồ trôi dạt đôi nơi
Xui người tráng chí ra người cuồng ngông"

                                                L.H. Trác

Thương Lê Hữu Trác trung trinh
Nước non nặng một mối tình ngàn năm
Triều Lê gặp bước gian truân
Nhìn xem họ Trịnh xoay vần ra sao

Kìa như họ Mạc còn đâu
Biên thùy họ Nguyễn núp sau núi Hoành
Bốn phương giặc cỏ tung hoành
Thăng Long ấy thực kinh thành xa hoa

Vẳng nghe tiếng gọi thiết tha
Chim kêu bãi vắng chuông tà ngẩn ngơ
Lãn
Ông thức trắng ngồi trơ
Công danh! Y học! Hay là dân đen!

Ngoài kia kiệu đợi người lên
Nôn nao đệ tử tiến lên giục thầy
Lại thêm Huy Quận tâu bày
Ắt là ơn chúa phen này lo chi

Hay là cáo bệnh không đi
CDM

CDM


No comments: