______________
CHÂN DIỆN MỤC
CHÂN DIỆN MỤC
Các nhà nho xưa cho chí các trí thức ngày nay, khi đã lớn
tuổi rồi thường có khuynh hướng ngắm cây cảnh. Hoặc trồng cây cảnh, hoặc mua, hoặc
thích coi người khác trồng. Riêng ngày nay, khỏi cần là trí thức, nhiều người
có tiền cũng mua nhiều hoa thơm cỏ lạ để thưởng thức, hoặc cho người khác thấy
để chứng tỏ đẳng cấp của mình, có khiếu thẩm mỹ, cũng như mua sách để đầy phòng
khách cho thiên hạ lé mắt chơi.
Ở đây tôi không nói đến những khu vườn xưa của
vua quan, đại gia.... như “vườn” của vua Lương, hay vườn của Thạch Sùng, Vương
Khải... mà tôi chỉ nói đến những nghệ sĩ tự tay trồng tỉa và săn sóc cây cảnh
gần đây. Đó là những nghệ sĩ thứ thiệt. Từ chọn cây cho
tới trồng, tưới, cắt tỉa, uốn, vít, châm chích, lột vỏ...
Một cây kiểng là cả một tác phẩm nghệ thuật... gồm cả hội
hoạ, điêu khắc trong đó. Nhưng khác với các bộ môn khác. Những tác phẩm
này không bao giờ hoàn thành, bởi chúng vẫn sống và phát triển... biến đổi. Một đặc điểm
nữa, là người tạo tác, ít khi ký tên, và thường bán đi và trao đổi...
nên người ta ít biết tới tác giả ban đầu của nó. Chính vì thế mà nhiều
người không công nhận những tác phẩn sống này là “Tác Phẩm Nghệ Thuật”.
Ở đây tôi không nói đến nhữnh
khu Lâm Viên, Hoa Viên rộng lớn... có người chỉ huy, có công nhân... mà tôi chỉ
nói tới một người cà rị cà mọ vun tỉa, cắt xén một cây hoặc một cảnh. Đó
là một người tạo tác một Bonsai (Bồn Tài - cây trồng trong chậu), Tiểu cảnh
(Ponching), non bộ (đá nhiều hơn cây).
Cái thú này bất cứ ai chơi
cũng được. Không cần nhiều tiền hay hoàn cảnh, hay kỹ thuật cao, có bao
nhiêu chơi bấy nhiêu. Ngay giữa thành phố, có mảnh vườn mấy chục mét vuông là ta
có thể có tác phẩm đẹp rồi. Bây
giờ người ta mua cây rừng, đào về những cây có đường kính thân hơn một mét,
chặt bớt cành lá, rồi bỏ mặc cho có một cây cảnh cổ thụ lớn chơi với đời, thì
tôi không coi đó là những người Nghệ Sĩ. Tôi thích những nghệ sĩ bỏ công
phu săn sóc cây, họ phả hồn vào cây, nhìn cây là biết người.
Cụ Phạm Đình Hổ rất ghét kiểu uốn cây theo hình con
chó con gà, mà cụ cho là thô bỉ (ngày nay Đài Loan người ta thuê mấy chục
thợ Cái Mơn, Bến Tre chuyên về uốn cây theo hình thú, sang Đài Bắc dậy cho
người Tầu cách uốn cây).
Tôi
không thích cách đặt tên Cây Thế của Hoa Lục, kêu rổn rảng mà chẳng nói
lên được cái hồn của cây. Họ đặt cây “Phất
vân kình thiên” mà tôi chẳng thấy “kình
thiên” chỗ nào! Rồi còn cây “Lão
Phụ Sơ Trang” tôi chẳng thấy giống bà già chải tóc
trang điểm chút nào (?). Thậm
chí năn Trung Cộng thử bom Nguyên Tử ở Tân Cương, một tay trồng
bonsai ở Thượng Hải có một cay có hình nấm giống mây của bom nguyên tử nổ
(?) bèn đặt tên cho cây để Ăn Mừng (?). Cái này thật là... trên
cả thô bỉ! Tôi nghĩ nó chẳng là nghệ thuật! Chẳng là thú vui tao nhã!
Những
tác phẩm Việt Nam không được cổ quái bằng Trung Quốc, không nhẫn nại kiên
cường bằng Nhật Bản, không tráng lệ, siêu thoát bằng Âu Mỹ, nhưng tôi lại
rất thích, vì nó cũng có hồn, và gần gũi thân thương với tôi. Cây tươi sáng, xanh
mát, cho ta cảm giác đó! Cây Tuyết tháng sáu cho ta cái lạnh lùng
cô đơn của một cây nhiệt đới. Cây cúi đầu suy gẫm làm
ta đồng cảm với nó! Phải chăng nó đơn sơ
nhưng có hồn, thân thiết dẫn dụ ta.
Một người Việt, không giầu có, chỉ với
một cây kiểng cao từ 20 cm đến 60cm và một mảnh sân vườn nhỏ chừng 10m2 đủ
cho ta những giây phút thư giãn tuyệt vời.
Tôi
xin giới thiệu một cảnh chơi đơn sơ đạm bạc
XÂY NON BỘ
Nước hồ nhồi đất tục nên voi
Săn áo xây non bộ hẳn hòi
Dạ dốc gắn liền hòn đá mẻ
Chỉ lăm vun quén gốc cây còi
Lão Tiều vai gánh đôi đầu củi
Thằng Mục tay cầm một ngọn roi
Nhân giả xưa nay đã ví
Cảnh trời đem
lại đáng ngàn thoi
Khuyết Danh
và tôi xin mạn phép vị thi sĩ vô danh nào đó, sửa lại
bài thơ cho nó... hiện đại hơn:
Hòn đá mẻ
Gốc cây còi
Xưa nay đã ví
Cái này
Cái ấy
Đáng ngàn thoi
C.D.M.
No comments:
Post a Comment