__________________
Chân Diện Mục
Chàng họ Lý. Bà mẹ nằm mơ nuốt sao Thái Bạch mà hoài thai, nên chàng có tên là Lý Thái Bạch hay Lý Bạch. Chàng thông minh mẫn tiệp phi thường, làu thông hết kinh sử, tam giáo cửu lưu, sách truyện, ngoại thư, chàng còn thông hiểu cả các thứ tiếng rợ Hồ. Nhiều học giả cũng như quan lại tiến dẫn chàng lên trên. Nhưng hỡi ôi! Chẳng ai biếy dùng người! Thế là chàng lấy sự rong chơi giang hồ, hưởng thú phong lưu tiêu sái của kẻ đa tình. Một ngày kia, chàng đang say xưa bên quán rượu ở Hồ Châu. Nghe quan Tư Mã đi qua, hỏi lính: kẻ uống rượu kia là ai? Chàng tức cười, trước khi bỏ đi, viết lên vách bốn câu thơ: Thanh Liên cư sĩ trích tiên nhân/ Tửu tứ đào danh tam thập xuân/ Hồ Châu Tư Mã hà tu vấn/ Kim tích Như Lai thị hậu than/
Tạm dịch: Thanh Liên ta vốn là tiên đoạ xuống/ Vùi đầu quán rượu đã ba mươi năm/ Anh chàng Tư Mã Hồ Châu muốn hỏi/ Thân này vốn thực Như Lai tái sinh/.
Chàng đang lang thang thì nghe nói ở Kinh Đô có anh chàng họ Hạ vốn là
người mê văn chương, mến thi sĩ. Chàng tìm tới. Té ra chốn phồn hoa cũng không
thiếu người thanh nhã. Hộp nhau lắm. Thế là xướng hoạ tối ngày. Hạ muốn tiến cử
chàng lên vua Đường. Chàng vốn không thích làm quan nhưng cũng ừ. Thì cũng thử
một cái xem sao! Vua Đường Minh Hoàng thích lắm. Nhưng cũng chỉ yến ẩm mua vui,
bắt chàng làm thơ vịnh mây gió trăng sao, chứ không dùng tài uyên bác của chàng
để kinh bang tế thế. Chàng không thích lắm. Nhưng nể Hạ Tri Chương, nhà vua và
... Dương Quý Phi nên chàng nấn ná mãi nơi cung đình và Kinh Đô giầu đẹp của
nhà Đường.
Một hôm, Phi Tử đang ngắm hoa cùng vua
Dường ở đình Trầm Hương. Phi Tử chặc lưỡi: - Cảnh đẹp thế này mà tụi ca nhi hát mãi những bài cũ rích. Thật chả hứng
thú chút nào! Đường
Minh Hoàng chiều người đẹp, tức tốc sai người phi ngựa đi triệu chàng Thi Sĩ mắt biếc vào cung.
Sai nhân tới ... quán rượu gập chàng say mèm, tuyên gọi lệnh triệu của vua.
Chàng mắt nhắm mắt mở đọc một câu thơ: "Ngã tuý dục miên, quân thả
khứ" (Ta say muốn ngủ, ngươi đi đi). Sai nhân hoảng quá, lệnh vua không thể không tuân, thế là chúng đành
thất lễ với thi sĩ, a vào khiêng đại chàng lên kiệu... Tới cung đình, chàng hốt hoảng muốn
làm lễ bái quân vương, nhưng ma men khiến chàng té dúi xuống. Minh Hoàng vội
đưa tay khoát bảo miễn lễ. Phi Tử nói: Thiếp nghe người ta bảo: rượu say thì
nấu canh cá giấm cho ăn sẽ hết. Minh Hoàng sai nấu canh liền. Nhà vua sốt ruột
muốn thưởng thức thơ hay, cháo được, ngài bèn tự tay khuấy cho mau nguội. Thấy
tên thi sĩ khùng say sùi bọt mép, ngài bèn vén áo ngự bào lau cho. Chàng Thi Tiên tỉnh lại, vội làm lễ
với vua và Phi Tử. Sau khi rõ cơ sự, chàng cầm bút múa lia, thoắt chốc xong ba
đoạn Thanh Bình Điệu
THANH BÌNH ĐIỆU:
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung/ Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng/ Nhược phi quần ngọc sơn đầu kiến/ Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng/ Nhất chi nùng diệm lộ ngưng hương/ Vân vũ Vu Sơn uổng đoạn trường/ Tá vấn Hán cung thuỳ đắc tự/ Khà liên Phi Yến ỷ tân trang/ Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan/ Đương đắc quân vương đái tiếu khan/ Giải thích xuân phong vô hạn hận/ Trầm Hương đình bắc ỷ lan can/
Tạm dịch: Dung nhan hoa nở áo như mây/ Sương điểm hoa say gió ngất ngây/ Nhược ví lên non không người đẹp/ Thì xuống đài Dao ắt chạm mày/ Cành hoa tươi thắm đượm tình ai/ Mưa gió ngày đêm khuấy động hoài/ Chấp kẻ Đài Trang tô nhan sắc/ Nào so lả lướt khách Liêu Trai/ Vẻ đẹp chết người khiêu khích nhau/ Giang tay ôm cả một trời sâu/ Đây tình Vương Giả cười tâm đắc/ Ném gió qua hiên chẳng vướng sầu/.
Đây là một áng
thơ trác tuyệt, lưu truyền ngàn năm, ngâm nga mãi không thôi Từ đó trở đi, mỗi lần yến ẩm trong cung thì Phi Tử
không bao giờ quên vời chàng thi sĩ mắt biếc.
Một ngày kia, Mạc Bắc không yên, quân
Hồ nhũng nhiễu. Chúa Thuyền Vu gửi thư khiêu chiến. Cả
triều không ai biết chữ Hồ. Hạ Tri Chương tâu xin nhà vua vời Lý Bạch. Lý Tới.
Ứng đối thao thao như nước chảy mây trôi. Nào là ngôn ngữ, phong tục, sinh hoạt
của các tộc HỒ phương Bắc. Nhà vua đẹp lòng lắm. Sai chàng thảo thư phủ dụ. Lý
Bạch nói: Trước đây thần bị hai người Dương Quốc Trung và Cao lực Sĩ làm nhục
(Khi luận về văn tài đương thời, hai người hết lời chê Lý Bạch. Một người nói:
tên này chỉ đáng mài mực cho ta, người kia nói: tên này chỉ đáng cởi giày cho
ta). Nay có hai người ở đây, hứng văn của thần bị bí tịt! Xin cho một người
cởi giày, một người mài mực để thần thảo chiếu thư. Bí quá, nhà vua đành phải y
lời (dù Dương Quốc Trung là chú của Quý Phi).
Sau vụ này, nhà vua càng sủng ái Lý Bạch. Hạ Tri Chương thấy thế tâu
vào: Lý
Bạch là một kỳ tài, mấy đời mới có một người, xin nhà vua trao cho chức trọng.
Nhưng hai tên Dương Cao vốn đang là kẻ dược yêu, và đang có công (!) luôn luôn
dèm pha rằng Lý là kẻ ngông cuồng, không giữ lễ thần tử (?). Nhà vua chần chừ,
không phong chức tước lớn. Vả chăng Dương Quý Phi cũng không muốn chàng làm
quan lớn! Bởi làm quan lớn thì sao có thể vào cung yến ẩm thường xuyên và làm
những bài thơ ca tụng nàng (!). Dĩ nhiên chàng Thi Tiên đệ nhất thế gian cũng
không muốn cảnh nhàm chán đó. Chàng xin vua cho đi du ngoạn giang hồ. Biết
không thể cầm chân được con người phóng khoáng đó. Vua cho đặt tiệc thịnh soạn
tiễn hành chàng. Và ngài ban cho chàng một tấm kim bài ghi: Lý Bạch là vô ưu học sĩ của nước nhà.
Học sĩ tới đâu, phủ huyện phải cung phụng rượu ngon hạng nhứt, không được lơ
là. Phủ cung ngàn lược, huyện năm trăm lương. Nơi nào trễ nải, theo phép trị
tội, quyết không tha.
Thế
là chàng thi sĩ tưng tửng giang hồ nào kể ngày tháng. Nào cảnh đẹp sơn thuỷ,
nào di tích người xưa, nào hoa đẹp, Mỹ nhân... và đặc biệt nơi nào có rượu ngon
nổi tiếng ...!!!
Đặc biệt là chàng thích phóng thuyền trên Trường Giang:
TẢO PHÁT BẠCH ĐẾ THÀNH: Triêu từ Bạch Đế thái vân gian/ Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn/ Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú/ Khinh châu dĩ quá vạn trùng san/
tạm dịch: SỚM TỪ THÀNH BẠCH ĐẾ Sớm
từ Bạch Đế giữa trời mây/ Ngàn dặm thuyền băng chỉ một ngày/ Vượn hót đôi bờ không dứt tiếng/ Thuyền qua vạn dặm núi cùng mây/.
Đi đến đâu, các danh sĩ, bạn hữu, những
người ái mộ nghe tin đều tìm tới yến ẩm, xướng hoạ, vui vầy... bịn rịn không nỡ
dứt. Uông Luân mướn cả một đoàn ca hát ra tận bờ sông tiễn bạn:
TẶNG UÔNG LUÂN Lý Bạch thừa chu tương dục hành/ Hốt văn ngạn thượng đạp ca thanh/ Đào Hoa đàm thuỷ thâm thiên xích/ Bất cập Uông Luân tống ngã tình/
Tạm dịch: TẶNG UÔNG LUÂN Trên thuyền Lý Bạch muốn rời xa/ Bỗng thấy trên bờ tiếng múa ca/ Đầm nước Đào Hoa ngàn thước có/ Chẳng sánh tình Uông tống tiễn ta/
Thuyền chàng lướt qua những nơi Giang Lăng, Kim
Lăng, Dương Châu nổi tiếng tuyệt vời. Chàng nổi hứng bất tử lên, viết hai đại
tự: “Thi Bá” treo lên đầu thuyền (!). Thi Thánh Đỗ Phủ đi qua, thấy vậy mới hỏi
lớn rằng: Hà nhân giang thượng xưng/ Thi Bá Cẩm tú văn chương tá nhứt quan/ (Ai xưng Thi Bá trên song// Văn chương gấm vóc dám mong xem cùng/).
Thi Tiên bèn trả
lời Thi Thánh rằng: Dạ tĩnh bất kham đề tuyệt cú/ Khủng kinh tinh đẩu lạc giang hàn/ (Thơ hay sợ động đêm trường/ Kinh hoàng sao rụng trên giòng sông băng/). Ui chu choa! Ngông
đến thế là cùng! Ngang tàng đến thế là cùng.
Chàng
đi hết Giang Nam đến Giang Bắc, hết Sơn Đông đến Sơn Tây, đến đâu cũng đề thơ
vàng ngọc, vết chân kỳ sĩ đến đâu cũng để lại tiếng thơm... lời ái mộ... tôn
vinh. Người ta đồn rằng chàng cỡi lừa qua huyện Hoa Âm, giữa cơn say, vào huyện
đường nổi trống. Lại mục ra hỏi, chàng say quá, không trả lời, chúng nhốt lại.
Hôm sau chúng đem giấy bút lại bảo: Nổi trông có điều chi oan ức. Chàng đã
tỉnh, cầm bút vung lia: “Kẻ này tên Lý Bạch, tuổi trẻ rộng văn chương, vẫy bút quỷ thần khóc,
Trường An thuộc Bát Tiên. Thảo chiếu trách mắng Hồ Bang, Cao Lực Sĩ cởi giày,
Dương Thái Sư mài mực. Ta đã húp canh chính tay vua khuấy, áo ngự bào lau bọt
mép... Giữa sân rồng Thánh Thượng còn dung ta cỡi ngựa, giữa huyện Hoa Âm sao
các ngươi dám không cho ta cỡi lừa...” Cha
mẹ ôi! Các chức sắc trong huyện cấp tốc ra công đường quỳ lạy như tế sao... xin
học sĩ rộng lượng tha mạng. Lý Bạch móc kim bài vứt ra trước mặt mọi người: Theo phép nước thì các ngươi bị trị tội
nặng. Nhưng thôi ta tha cho. Từ nay ráng thanh liêm mẫn cán cho khỏi phụ lòng
của nhà nước!. Thi Tiên đi rồi, thì cả một vùng rộng lớn quanh đấy đều đồn lên rằng: Thánh
thượng sai học sĩ đi tra xét dân tình. Thế là dân cả vùng đó được hưởng ơn mưa
móc (!) của Thi Tiên!
Một ngày kia chàng đi tới ghềnh sông Thái Thach, đêm tuyệt vời, trăng
rải vàng xuống mặt sông lung linh huyền ảo. Những lằn vàng không biết là giống
Rồng hay cá kình, làm thăng hoa hồn thơ chàng Thi Sĩ! Chàng ôm giấc mộng đó vào
lòng, bay lên trời kết thúc mấy chục năm đày ải dưới trần.
Chàng
đi rồi mà thơ chàng, thơ bạn hữu viết về chàng, thơ đời sau suy tôn chàng vang
dội mãi mãi ở trời Đong Á (Trung Hoa và những nước có
xài chữ Hán: Việt Nam, Cao Ly, Nhật Bản).
THIÊN MẠT HOÀI LÝ BẠCH Thu
phong khởi thiên mạt/ Quân tử ý như hà/ Hồng nhạn kỷ thời đáo/ Giang hồ thu thuỷ đa/ Văn chương tăng mệnh đạt/ Lỵ vị hỉ nhân qua/ Ưng cộng oan hồn ngữ/ Đầu thi tặng Mịch La/.
CUỐI TRỜI NHỚ LÝ BẠCH Bên
trời nổi gió lạnh/ Quân tử nghĩ sao đây/ Hồng nhạn bao giờ đến/ Sông biển nước thu đầy/ Văn chương ghen gặp vận/ Ma quỷ thích trêu người/ Cùng oan hồn nói chuyện/ Sông Mịch chuyển thư này/.
Hoàng Tạo Bạch Cư Dị, một người bạn nữa, khi đi
qua mộ chàng:
LÝ BẠCH MỘ Thái
Thạch giang biên Lý Bạch phần/ Nhiễu điền vô hạn thảo liên vân/ Khả liên hoang lũng cùng toàn cốt/ Tằng hũu kinh thiên động địa văn/ Đãn hận thi gia đa bạc mệnh/ Tựu trung luân lạc bất quá quân/
QUA MỘ LÝ BẠCH Bên
sông Thái Thạch mộ chàng/ Ruộng xanh cỏ biếc hàng hàng tiếp mây/ Hỡi ôi hoang lạnh xương gầy/ Văn chương chấn động xưa nay đã từng/ Ngàn xưa thi sĩ long đong/ Kiếp phần phù bạc riêng ông ngậm ngùi/ Tạm
dịch
Cũng thời
Đường, Trịnh Cốc ca tụng " Thi Tửu " của Lý Bạch:
ĐỘC LÝ BẠCH TẬP Hà sự văn tinh dữ tửu tinh/ Nhất thời chung tại Lý Tiên Sinh/ Cao ngâm đại tuý tam thiên thủ/ Lưu trước nhân gian bạn nghuyệt minh/ Tạm dịch: Ngôi sao rượu, ngôi sao văn/ Nhất thời họp lại biến thành ông Tiên/ Say mèm ngâm toáng ngàn thiên/ Lưu cùng trăng sáng ngàn năm không mờ/.
ĐỌC TẬP THƠ LÝ
BẠCH Cớ chi sao rượu sao văn/ Đúc nên một Lý Tiên Sinh ở đời/ Ba nghìn say đọc lên bài/ Nghìn thu bạn với trăng trời sáng soi/ TẢN ĐÀ.
Đời Kim sau này
có Lý Tuấn Dân ca tụng trích đoãn kịch bản: Xuống Trần, Thăng Thiên của Lý
LÝ THÁI BẠCH ĐỒ Trích tai nhân gian phàm kỷ niên/ Thi trung hào kiệt, tửu trung tiên/ Bất nhân Thái Thạch giang đầu nguyệt/ Na đắc kỵ kình khứ thượng thiên/
Tạm dịch: Đầy tại trần gian bao nhiêu năm/ Thơ thì vượt trội, rượu là tiên/ Nếu không trăng sáng bên ghềnh ấy/ Lưng cá ai ngồi vượt cửu thiên/
Các nhà Nho Việt Nam, nhất là những
người đã từng làm thơ và ngâm nga, dường như xếp Lý Bạch đứng đầu trong ba vị:
Thi Tiên Lý Bạch, Thi Thánh Đỗ Phủ, Thi Sử Bạch Cư Dị (Dường như sau này người
ta mới xếp thêm: Vương Duy: Thi Phật).
Tại Trung Hoa lục địa ngày nay, người ta ca tụng
rầm rộ Đỗ Phủ: Ái Quốc! Có tinh thần xã hội cao!... Nhưng rốt
cuộc cũng không thể xếp Đỗ Phủ trên Lý Bạch được!
CDM Quý Tỵ 9-
2013
No comments:
Post a Comment