Tuesday, August 11, 2020

USS Midway

 

_____________________


Tùy bút của Hình Toàn 




USS MIDWAY là một kỳ tích công nghệ kỷ thuật cuối thế chiến thứ 2, tốn 5 năm để thiết kế có 90 tấn bản thảo nhưng chỉ 17 tháng để đóng một hàng không mẫu hạm to lớn có thể chứa ít nhất 120 -130 máy bay trên boong tàu 

     Nhưng ở đây tôi không nói về sự hình thành và những chiến công mà tàu 
USS Midway đã tham chiến tôi chỉ muốn nói về một dấu ấn lịch sử thời điểm tháng 4 năm 75 mà trong lòng người dân miền nam Việt Nam tỵ nạn không thể nào quên cuộc di tản “gió lốc xoáy”

     USS Midway hoàn thành nhiệm vụ ở Việt Nam với một chiến dịch giải cứu 
Sáng sớm ngày 29 tháng 4 năm 1975, bộ tư lịnh Hoa Kỳ tổ chức một cuộc di tản khẩn cấp, máy bay trực thăng đưa người từ mái nhà của toà đại sứ Mỹ 
hạ cánh trên boong tàu sân bay mỗi phút và sau khi thả hành khách xuống rồi quay trở lại Saigon tiếp tục đón thêm người di tản ra tàu 

      Trong buổi chiều (30/4/75) mưa gió và mây thấp một chiếc máy bay cô đơn Cessna L-19 với đèn chớp tắt xin hạ cánh xuất hiện trên tàu sân bay nó đã cố đáp xuống  boong tàu nhưng không thành công, con tàu không thể liên lạc vô tuyến với máy bay trong lần tiếp cận thứ 3 phi công ném một bao da với khẩu súng nhỏ cùng mẫu giấy ghi chú yêu cầu xin được hạ cánh vì sắp hết nhiên liệu, và trên máy bay chở 7 người (gồm vợ và 5 đứa con nhỏ) đó là thiếu tá Lý Bửng đang cầu cứu .

      Lúc ấy trên boong tàu không còn chỗ để cho máy bay đáp xuống nhưng 
thuyền trưởng LARRY CHAMBERS đã làm một quyết định phi thường là cho đẩy và xô xuống biển 10 chiếc trực thăng (mỗi chiếc trị giá 1 triệu mỹ kim thời bấy giờ) hành động này ông phải ra toà án quân sự có thể bị mất chức và sự nghiệp sẽ tiêu tan .

     Nhưng giữa lương tâm với tình người và sự nghiệp nên ông ra lịnh thủy thủ đoàn đẩy 10 chiếc trực thăng xuống biển để lấy khoảng trống cho chiếc Cessna hạ cánh dễ dàng hơn 
     Đó là một dấu ấn lịch sử mà đoàn người di tản không thể nào quên 
Một quyết định phi thường của một vị thuyền trưởng vì sinh mạng 7 người không quen biết không cùng màu da không cùng ngôn ngữ và một sự can đảm phi thường của một phi công thất trận vì sự sống còn của gia đình cùng bầy con nhỏ dại, một cú đáp thật chính xác dù ông chưa lần nào hạ cách trên hàng không mẫu hạm giữa biển khơi .
            

Đó là đợt di tản đầu tiên, sau đó tiếp theo là những chuyến vượt biển đông hải hùng và chết chóc đã gây chấn động nên các nước trên thế giới phải mở rộng vòng tay đón nhận người tỵ nạn Việt Nam, rồi lần lượt mới có những chương trình con lai, chương trình HO, đoàn tụ gia đình, kết hôn, du học du lịch, và cho đến nay đã có hơn hai triệu người Việt định cư tại xứ sở Hoa Kỳ 
    
     Năm 1991 Midway tham gia chiến tranh vùng vịnh và đó là nhiệm vụ cuối cùng của nó và dấu ấn sau cùng nó lại thực hiện một chiến dịch nhân đạo khác 
cứu người dân Philippines và quân đội Mỹ ở căn cứ Hải quân vịnh Subic sau vụ phun trào núi lửa Pinatubo trên đảo Luzon 

    Nay những chiếc phi cơ và cả chiếc USS MIDWAY đã trở thành huyền thoại với những chiến công. Sau 47 năm phi vụ chiến trường trên biển cả, nó trở thành khu bảo tàng của Hải quân Hoa Kỳ tại San Diego tiểu bang California 
USS MIDWAY MUSEUM trong dịp đi theo Thăng Long TRAVEL mà tôi có cơ hội ghé thăm trong chuyến đi du lịch năm 2020 .
     Dưới khung viên bến cảng có một bức tượng cảnh một quân nhân ôm hôn một cô nữ y tá trong ngày lễ mừng chiến thắng sau đệ nhị thế chiến trở về quê hương 

     Xin mời các bạn nếu có dịp đi SanDiego thì nên một lần ghé thăm nơi này để tìm hiểu những di tích lịch sử những gì đã xảy ra trong quá khứ và tại sao người Việt có mặt tại quê hương này, đã là quá khứ thì dù đúng hay sai thành công hay thất bại cũng là lịch sử thì không thể nào xoá nhoà hoặc chối bỏ dù muốn hay không muốn, mà phải tự hỏi rằng mình đã làm gì cho đất nước đã cưu mang mình để trả lại chút ân tình đã nhận thuở trước. 

     Sau 45 năm còn lại những gì trong lòng người Việt tỵ nạn, còn nhớ hay đã quên. Một đất nước đã mở rộng vòng tay đón nhận biết bao sắc dân trên thế giới. Xin đừng phụ rẩy những ân tình mà quê hương thứ hai này ban tặng một 
“GIẤC MƠ MỸ”


Hình Toàn 

1 comment:

trường tôi said...

Cám ơn bạn yêu bài viết này...
Người Tỵ Nạn