Kính mời Qúy Thầy Cô và các bạn đọc lại bài viết " Ca Sì Miệt Vườn " của thầy Hồ văn Thủy - Cựu giáo sư & Hiệu Trưởng NTT Kiên Giang - như một lời giới thiệu Reunion Hội Ngộ Liên Trường Kiên Giang 2013 tại Sanjose
Trân trọng
HTTL
Phạm văn Quang,Võ văn Hạnh,Thầy Hồ vănThủy , Hoàng thị Tốlang,NgôQVõ , Nguyễn v Thôi
(Tố Lang& các bạn trong nhóm vận động Thầy Thủy từ VN sang Cali dự Reunion )
_________________________________
( Đây là một trong nhiều kỹ niệm để đời, những hoan lạc hiếm có mà các bạn trong câu chuyện và nhiều đồng nghiệp, nhiều cựu học sinh khác đã đặc biệt dành cho tôi trong những ngày Hội Ngộ ở Cali, những ngày vui ở San Jose, ở San Diego…Các Bạn coi đây như là chút hoa đồng nội từ quê nhà tôi gửi tặng cố nhân để tõ lòng biết ơn về những ân tình hiếm có, những chân tình khó quên)
**************
Thú thật từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ làm ca sĩ, hiểu theo nghĩa đứng hát trên một sân khấu, có nhạc đệm , có MC giời thiệu và có rất đông khán thính giả thuộc loại sành điệu. Đứng lớp thì có, thuyết trình trong một hội trường lớn cũng có, hát vớ vẩn trong bàn nhậu khi ngà ngà tôi cũng có luôn, nhưng biểu diễn đúng bài bản trước công chúng thì quả thật chưa bao giờ, thế nhưng tôi đã làm cái việc tầy trời này ở cái tuổi 70 trên sân khấu một nhà hàng lớn ở Mỹ!
Số là vào buổi chiều ngày 3 tháng 7 vợ chồng Tố Lang từ Canada vừa đến Cali, ghé nhà Thôi Huệ thăm tôi và cùng dùng cơm. Họ hỏi tôi chương trình buổi tiệc ngày mai tính thế nào. Tôi nói tôi coi đó như một cuộc hợp mặt giữa các thân quen lâu ngày gặp lại và tôi sẽ kể chuyện tiếu lâm chứ chẳng có diễn văn, diễn võ gì cả, bởi bài phát biểu cảm tưởng tôi chỉ muốn dành cho đêm Hội Ngộ chính thức. Có ý như vậy không phải vi tôi bên trọng bên khinh, chẳng qua tôi vì tôi nghĩ rằng buổi tiệc đêm 4/7 dù mang danh nghĩa gì thực chất cũng là sự "liên doanh", sự tháp tùng theo một buổi tiệc khác mà anh Hữu Trí đang tiến hành. Số là từ khi còn ở VN, tôi đã dự tính và hội ý với thầy Cường và Thôi Huệ sẽ tổ chức một buổi cơm thân mật tại nhà Thôi Huệ với chừng 20 người tham dự, chủ yếu là để biết mặt nhau, để cảm ơn những người đã góp công sức, tiền bạc cho chuyến đi khá tốn kém của tôi và cũng là cơ hội để tôi thích nghi dần với những người quen cũ nhưng đã đổi mới sau bao năm xa cách, nhưng vì số khách mời gia tăng lên ngoài sức chứa cùa nhà Thôi Huệ nên Tố Lang mới đưa ra giải pháp phối hợp với một tổ chức sẳn có. Tôi đồng ý sự phối hợp này cho phù hợp với thực tế nhưng tôi không hế nghĩ rằng đó hẳn là buổi tiệc mừng dành cho riêng tôi mà còn dành cho bằng hữu của Hữu Trí nữa và thái độ thích đáng của tôi là xử sự như trong một informal party, vui là chính chứ không lễ mễ nghi thức gì cả, do đó mà có khoảng kể chuyện tiếu lâm. Vợ chống Tố Lang bảo là khoảng này đã có chuyên gia là "Quang cá bè " phụ trách rồi ( sau này tôi mới biết đó là một anh chàng cao to nhưng chẳng hiểu tại sao lại có biệt danh “cá bè”) và đề nghị tôi hát một bài. Tôi bảo chẳng còn nhớ bài ca nào trọn vẹn ngoại trừ bài hát thiếu thời tôi thường biểu diễn trong các buổi cấm trại. Thế là Nam. chồng của Tố Lang, đi lấy cây ghi ta của Thôi để dạo nhạc còn tôi thì chộp chai nước lọc trên bàn giả làm micro và bắt đầu nhưng tôi hát cốt chỉ pha trò cho vui. Nam thì khác, anh tỏ ra là một tay đệm đàn điêu luyện, một nghệ sĩ, anh nắm bắt được tong, nhịp điệu khi lướt ngón đàn đeo bám lời ca, đưa được cái cẩu thả, tản mạn vào đúng cung bậc. Sau buổi tập anh hỏi tựa bài hát là gì. Tôi đáp bừa : Quây tơ của Anh Việt.
Từ trái qua phải : Tố Lang, Tú, H Sâm, Phú, SDiêu, Liễu , Liên , Lựu và ... tại nhà hàng Royal Seafood
Ngồi : Cô& Thầy Nguyễn Chí Cường, Thầy Hồ văn Thủy , Thầy & Cô Huỳnh ngọc Thọ
ĐêmJuly4- chào mừng Thầy Thủy đến Cali từ VN do Tố Lang và Em Nguyền Hữu Tri tổ chức
Tối hôm sau, tại sân khấu nhà hàng Royal Seafood Restaurant, chính Nam làm MC và mời tôi lên trình diễn. Tôi cứ tưởng Nam sẽ đệm ghita như hôm qua, nào ngờ sân khấu đã có dàn organ , dàn âm thanh khá đồ sộ, chuyên nghiệp. Tôi hơi khớp, bởi không thể nào ngờ được một thầy giáo bình thường như tôi lại được tôn vinh quá cở thế này, và đây không còn là chuyện đùa nữa rồi, nếu anh nhạc công kia thấy cái cảnh tôi được coi trọng cứ tưởng rằng tôi là nghệ sĩ sành điệu, ca sĩ chuyên nghiệp thì hỏng bét. Đã thế còn cả mấy trăm khán giả nữa, tuy biết họ đều là cưu học sinh đến đây để chào đón tôi và bè bạn sau bao năm xa cách, nhưng họ rực rỡ quá, tươm tất quá, thay đổi nhiều quá, ngoai trừ vài đồng nghiệp cũ như vợ chồng thầy Thọ, thầy Cường, vài cựu hoc sinh như Phú Trần,Thôi Huệ ,Quang Phạm, Quang Võ ( người từ vừa đến từ Canada mang theo món quà lưu niệm mà tôi chỉ làm chủ được vài giờ !) và vài người tôi vừa nhận diện được trong buổi picnic ngoài Garden Grove Park, thú thật tôi cảm thấy như đang đứng giữa một đám đông lạ quắc, nghĩa là trước khi "xông trận" , tôi thử điểm binh, nhận thấy "phe ta", những người có thể làm chỗ dựa tinh thần chưa tới 2%, gay go thật!Tôi tự giới thiệu mình là ca sĩ miệt vườn, cốt là để nhạc công hiểu: tôi chỉ là một anh "hai lúa", liệu mà cho tiếng đàn chạy theo tôi chứ tôi không theo tiếng đàn đâu! Đối với “khán giả” tôi hù họ bằng cách mời một số cô cậu lên múa phụ họa, nghĩa là cứ theo làn điệu mà uốn éo qua lại như thường thấy trên các sàn diễn tân nhạc. Chẳng cô cậu nào dám lên, hóa ra không phải tôi khớp với họ mà ngay cả họ cũng khớp vơi cái anh "hai lúa" liều mạng này . Và thế là tôi Quây tơ, phải nói là tôi đâu có hát. tôi chỉ nhắn nhủ cố nhân hãy sống thật an vui, đừng lo lắng gì hết:
Em lo gì trời gió
Em lo gì trời mưa
Em tiếc gì mùa hạ
Em xá gì mùa đông…
Khi hát xong tôi chẳng nghe có tiếng vổ tay nào cả. Có lẽ khán giả quá bất ngờ trước cái cảnh một ông già 70 mà miệng lưỡi lại ngọt xớt em em, anh anh, chứ không phải do tôi diễn xuất quá tệ gây nhàm chán bởi sau đó tôi còn được yêu cầu hát lại bài này ở hai nơi khác, nghĩa là tôi cũng đã chạy show như ca sĩ chuyên nghiệp.
Tại San Jose, nơi theo dự tính tôi sẽ cùng đến với vợ chồng thầy Cường rồi lưu lại nhà người bà con của thầy, nhưng vào giờ chót thầy không đi được nên tôi một mình đến đó, định là sẽ đến thăm gia đình người em vợ mấy hôm, ngờ đâu khi xe vừa tới bến, ngoài người em vợ đã có vợ chồng Tố Lang, Thành, Sanh và năm sáu người nữa đang đứng chờ. Trước sự tiếp đón nồng nhiệt bất ngờ như thế một anh hai lúa như tôi khó lòng không cảm thấy mình cũng là một VIP. Tối hôm đó Thành và các bạn khác tổ chức một buổi tiệc với sự hiện diện của hầu hết các cựu học sinh ở vùng này, trong số đó có vài cô cậu tôi có thể nhận ra ngay vì là con cái của người thân quen khi xưa như con ông Phủ, Ngọc Nga, Mỹ Hoàng, Nhật Thọ... Hôm đó tôi cũng "bị" yêu cầu hát một bản . Sau khi nghe qua nổi vất vả của họ trong những ngày đầu qua Mỹ, tôi rất xúc động bởi tôi biết đa số họ trước kia vốn là " công tử, tiểu thơ " nên có lẽ lần này tôi hát rất nghiêm túc dù chỉ hát chay, chỉ dùng một chai nước lọc giả làm micro, chẳng có kèn trống gì hết. Gần như tôi cố tình nhắn gủi cho họ:
…Em cứ yêu đời đi
Như lúc em còn thơ
Rồi để anh làm thơ…
Khi tôi bước ra ngoài hút thuốc thì Quang cá bè mở một cuộc lạc quyên …và lúc tôi trở vào thì Sanh, chồng của Ngọc Nga khéo léo nhét bìa thư vào áo khoát tôi, tôi quá bất ngờ trước tấm lòng của họ, có lẽ họ " muốn bù đắp cho " tôi theo như nhận xét của thầy Thọ trong đêm Đại hội ở Marriot Hotel, nhưng tôi cũng cảm thấy có chút đó không bình thường, phải chăng tôi vừa làm kẻ hát rong!
Rể Rạch Gía VĐN & Cây đàn nơi nhà Anh Võ Văn Hạnh
Rể Rạch Gía VĐN & Cây đàn nơi nhà Anh Võ Văn Hạnh
Tại nhà Hạnh Võ trong buổi tiệc chia tay có XO hẳn hoi, tửu phùng tri kỷ mà, tôi lại bị vợ chồng Tố Lang yêu cầu Quay tơ. Tôi cự lại quay cái gì quay hoài vậy! Tố Lang xuống giọng “ nhiều người ở đây chưa nghe…”. Tôi cũng đã có chút hơi men, chẳng còn biết e ngại gì…
… Thơ anh làm em hát
Tơ em dệt anh may
Ta xây đời bằng mộng
Như tiếng dệt con thoi
Không biết do có chút rượu vào, hay do cảm xúc của buổi tiệc chia tay với người phương xa, nhiều người hôm đó đều trở thành ca sĩ dưới sự đệm đàn của Nam, dù tuổi đời đà xắp xỉ 60 . Phú cũng đã trổ tài, nghe nói đây là lần đầu tiên trong đời anh hát trước đám đông. Cả Hạnh, chủ nhà kiêm chủ xị, cũng hát, anh hát khúc tạm biệt bằng cả ba thứ tiềng với giọng trầm buồn mà tôi nghe như khúc biệt ly, bởi tôi biết đây là lần đầu mà cũng là lần cuối tôi tái ngộ với cố nhân và sẽ chẳng còn lần nào nữa vì có quá nhiều hạn chế, đáng kể nhất là tình trạng sức khỏe của tôi. Rồi Tùng, người từ VN qua dự Hội Ngộ 2009 như tôi, cũng thao thao hát nhiều bản liên tiếp và uống rượu mạnh như rồng hút nước, bất chấp rượu mừng hay rượu phạt. Và cả thầy Điệp nữa, tuy không còn chút phong độ như xưa cũng cố cụng lỵ.
Trong không khí đầm ấm, nhiệt tình đó tôi bổng nhiên thấy mình như trẻ lại, tôi muốn buông thả, chẳng cần giử kẽ gì hết. Tôi đã từng ao ước được một lần diện kiến với mãng đời mình bỏ lai phía sau, bây giờ thì nó đang hiển hiện ra đó trong cảnh tượng nào tay bắt mặt mừng, nào kẻ đón người đưa, nào "lên xe xuống ngựa", nào tiệc tùng llên miên..., hạnh phúc lắm như lòng tôi cũng không ít áy náy. Hạnh phúc vì được đối xử trong sự quý mến đầy nghĩa tình nhưng dòng đời đã đẩy đưa mỗi người vào những cảnh ngộ, vị thế hoàn toàn khác biệt tránh sao không luống ngai ngùng. Bây giờ thì tất cả cũng sắp trở thành quá khứ rồi, còn chi nữa mà phải giử kẽ. Tôi nổi hứng muốn bảo Thôi trình diễn lại một tấu khúc mà anh đã từng tập dược thời còn sống chung với tôi, rồi sau đó đến lượt tôi sẽ đàn bản La Crima ( Nước mắt), nhưng sực nhớ anh vừa đi mổ cườm về nên tôi không nói ra mà thay vào đó bằng câu vọng cổ Tình anh bán chiếu, tiếc là tôi chỉ còn nhớ có mỗi lời dạo đầu:
Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào Kênh Ngã Bảy
Cô gái năm xưa sao chẳng thấy…ra chào
Hồ văn Thủy
Trần v Phú, thầy Thủy, Võ v Hạnh ,Tố Lang và ông Bắc Kỳ người dưng khác họ Vũ Đ Nam
No comments:
Post a Comment