Thầy Phạm Huy Viên& Thầy Cao Thoại Châu |
________________
Cao Thoại Châu
Thói quen có từ lâu, mỗi lần đi đâu xa không kể số km, tâm trạng thường lúng túng, bần thần nửa háo hức nửa thối lui. Nửa như chạy trốn, nửa như đi chinh phục một cái gì trong chuyến đi, có thể là tìm lại nơi mình đã sống hoặc tìm đến nơi chưa đặt chân đến bao giờ.
Đi Rạch Giá , thành phố đã nghe với bao nhiêu những cái tên người quen biết, cùng trường cùng lớp đã có mặt ở đây từ bao nhiêu năm. Còn với kẻ đi, lần đầu tiên tới đó, có điều là giờ cũng vơi bớt những xôn xao háo hức khi khởi hành. Một chút lo cho sự hoàn chỉnh có thể bị nứt nẻ như bao lần đã từng nứt nẻ trong những chuyến đi trước : quên những thứ cần dùng, quần áo, điện thoại, tiền…Lần này lo đã có kết quả tốt!
Tuy nhiên một accident nhỏ đã xảy ra buổi sáng ngày đi. Đăng ký vé đi từ bến Sài Gòn, yêu cầu đón tại Tân An, nhà xe OK hẹn ra ngã tư Đồng Tâm. Phút chót nghe điện thoại của tài xế nhắc lại mới biết thì ra cái ngã tư quỷ sứ ấy nằm ở ngã ba Trung Lương tỉnh Tiền Giang, đành phải thuê xe ôm ra đó, hơn 20 km mất 80 ngàn đồng, chấp nhận vì đã lỡ đăng ký vé dù chưa trả tiền! Thế là 150 ngàn thành…230 ngàn, vé VIP duy nhất trên chuyến xe!
Nhà anh bạn ở khu lấn biển, hai mươi năm trước và bây giờ đúng là “thương hải biến vi tang điền”, người ta làm sao đó mà lấn ra biển hơn 500m thành khu đô thị kiến trúc rất Tây từ nhà cửa đến cơ man quán tiệm, nhà hàng cứ như đang ở Canada, Mỹ hoặc Úc! Theo anh bạn cựu nhà giáo Phạm Huy Viên có bút danh nghe chưa hiểu mà ngại hỏi Chân Diện Mục thâm nho đã sống ở đây trên 50 năm thì Rạch Giá giàu lên nhờ có các nguồn lợi là lúa, cá, buôn lậu và…vượt biên, một nguồn lợi nghe thật lạ tai nhưng nhìn khu lấn biển thi hiểu đó là sự thật! Ngày trước ra đi giờ trở về hay gửi tiền về! Kiểm chứng lời anh bạn không khó, nhìn kiến trúc, trang bị của những nhà hàng nằm sát bờ biển kia và thử kêu cho anh một gói thuốc, cô gái phục vụ đồng phục tươm tất mang ra thuốc Hero, hỏi thứ khác, đáp chỉ có thứ này! Chỉ những nơi có thuốc lậu từ bên kia biên giới thứ này mới thịnh hành như thế!
Nhà anh bạn khang trang, lộng gió biển và hạnh phúc! Phu nhân anh ngoài 70 mà chỉ như gần 60, thật bất ngờ nhưng đó là quà tặng của trời cho họ, thầy-trò rồi vợ- chồng từng ấy năm vẫn thản nhiên gọi nhau anh-em!
Thành phố có cái lạ, long rong mấy ngày không nhìn thấy cảnh sát. Như hai mảnh ghép lại, khu phố thương mại có từ xa xưa, nhỏ thó nhưng sạch sẽ tươm tất, đường ngắn. Nhà anh bạn thuộc khu đô thị mới có bộ mặt rất khác, hai mảnh ghép vào nhau khá hài hòa. Chú ý đến một thứ khác là tên đường. Những đường, trường mang tên danh nhân lịch sử, văn hóa như Nguyễn Trung Trực, Lê Văn Hưu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Mạc Cửu, Đông Hồ, Cô Giang, Cô Bắc…khá nhiều như những trang sách quý “trắng toát”, đi lòng vòng chưa thấy những tên đường loại “lẩm cẩm” quá tải! Phong cách ở đây dịu dàng khác nhiều nơi có biển khác, vừa thoát lốt quê mùa vừa không lố lăng kệch cỡm.
Sáng đầu tiên ăn cơm gà tuyệt ngon từ cơm đến gà và nước chấm, quán bình thường nhưng rất đông khách kiểu phụ nữ có duyên thì khỏi cần chi trang điểm! Cà phê thơm phức, chỗ ngồi khá sang trọng rộng rãi thoáng mát nhìn ra biển đủ cho nhớ cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích mà chỉ có 10 đồng! Cơm ăn ở nhà nhiều cá tôm được chế biến kiểu nội trợ có tay nghề và lòng hiếu khách, tuyệt không có rau má, khổ qua, thịt ba rọi…là những thứ cực ghét đến căm thù…Đặc thù ở gia đình này là vắng lặng và…ngủ rất sớm, 8 giờ anh bạn đã đóng cửa cho khách nằm một mình trong gió biển nhẹ lùa vào phòng! Chuyện văn chương thế sự nói ngoài quán!
Ngảy vui thường qua mau, cái vui càng êm lặng càng mau qua! Chuyến về, nói một cách hình thức chủ nghĩa là hơn một nửa của cuộc đi chơi, diễn ra êm ả cho tới khi…
Vượt phà Vàm Cống chạnh nhớ ngày xưa đã qua phà này ban đêm, ánh đèn vàng vọt, cảnh buồn và lệ chảy xuống hai má người thanh niên 24 tuổi trắng tay tình ái trắng cả danh vọng!
Đến trạm ngừng cho hành khách nghỉ ăn cơm. Xe miền Tây lên đậu san sát, hàng hóa phần nhiều là quà bánh, trái cây đặc sản…Xuống mua cho mấy đứa cháu bánh Pía, nem chua và ngồi vào bàn kêu cơm, thứ cơm dọc đường chẳng ai cần thương hiệu, khách cũng chỉ còn là những cái bao tử cồn cào ngốn như bò ăn cỏ! Khi trả tiền mới hay túi còn mấy đồng, hỏi chỗ xài thẻ ATM, đáp…cách gần hai cây số! Xe chỉ ngừng 30 phút, trời nắng chang chang làm sao đi về cho kịp? Lo toát mồ hôi thì bỗng anh bạn đường xa là một Tây ba lô người Pháp nằm giường bên ghé vào bàn! Văn minh Pháp hỏi lung tung tên các loại bánh, trái cây vài cây cầu và…lịch sự kiểu Pháp xin phép trả tiền! Avec plaisir! Cám ơn cứu tinh người Pháp, anh có biết gió trên những cây cầu sông Seine chiều nay lồng lộng trước một "Jean Valjean" hay không?
Còn nữa cái đoạn trường! Nghe tiếng nhà xe mới khách lên đường, nhìn chiếc xe to kểnh từ tử quay đầu bèn vội nhào lên ung dung nghĩ đến lũ cháu. Xe chạy vài phút, mới phát hiện không thấy hai tờ báo, cái áo gió và phát hiện thêm lên lầm xe! Toát mồ hôi, có tiếng điện thoại của chiếc xe “chính chủ” gọi hỏi đang ở đâu! Cuối cùng xuống đứng đợi giữa nắng chang chang chờ xe tới. Cám ơn một chút hiện đại, nếu như trước đây thì đồ đạc mất hết chỉ còn nước đi ăn xin lấy tiền về nhà!
Nói “Cũng được nửa chuyến đi” (an toàn) là như thế. Cám ơn lúa, cá,...buôn lậu, vượt biên! Cám ơn hiện đại, cám ơn chiếc xe tuyến Rạch Giá - Sài Gòn ngày 24 tháng 3 năm 2014, buổi chiều!
Nhà anh bạn khang trang, lộng gió biển và hạnh phúc! Phu nhân anh ngoài 70 mà chỉ như gần 60, thật bất ngờ nhưng đó là quà tặng của trời cho họ, thầy-trò rồi vợ- chồng từng ấy năm vẫn thản nhiên gọi nhau anh-em!
Thành phố có cái lạ, long rong mấy ngày không nhìn thấy cảnh sát. Như hai mảnh ghép lại, khu phố thương mại có từ xa xưa, nhỏ thó nhưng sạch sẽ tươm tất, đường ngắn. Nhà anh bạn thuộc khu đô thị mới có bộ mặt rất khác, hai mảnh ghép vào nhau khá hài hòa. Chú ý đến một thứ khác là tên đường. Những đường, trường mang tên danh nhân lịch sử, văn hóa như Nguyễn Trung Trực, Lê Văn Hưu, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Mạc Cửu, Đông Hồ, Cô Giang, Cô Bắc…khá nhiều như những trang sách quý “trắng toát”, đi lòng vòng chưa thấy những tên đường loại “lẩm cẩm” quá tải! Phong cách ở đây dịu dàng khác nhiều nơi có biển khác, vừa thoát lốt quê mùa vừa không lố lăng kệch cỡm.
Sáng đầu tiên ăn cơm gà tuyệt ngon từ cơm đến gà và nước chấm, quán bình thường nhưng rất đông khách kiểu phụ nữ có duyên thì khỏi cần chi trang điểm! Cà phê thơm phức, chỗ ngồi khá sang trọng rộng rãi thoáng mát nhìn ra biển đủ cho nhớ cảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích mà chỉ có 10 đồng! Cơm ăn ở nhà nhiều cá tôm được chế biến kiểu nội trợ có tay nghề và lòng hiếu khách, tuyệt không có rau má, khổ qua, thịt ba rọi…là những thứ cực ghét đến căm thù…Đặc thù ở gia đình này là vắng lặng và…ngủ rất sớm, 8 giờ anh bạn đã đóng cửa cho khách nằm một mình trong gió biển nhẹ lùa vào phòng! Chuyện văn chương thế sự nói ngoài quán!
Ngảy vui thường qua mau, cái vui càng êm lặng càng mau qua! Chuyến về, nói một cách hình thức chủ nghĩa là hơn một nửa của cuộc đi chơi, diễn ra êm ả cho tới khi…
Vượt phà Vàm Cống chạnh nhớ ngày xưa đã qua phà này ban đêm, ánh đèn vàng vọt, cảnh buồn và lệ chảy xuống hai má người thanh niên 24 tuổi trắng tay tình ái trắng cả danh vọng!
Đến trạm ngừng cho hành khách nghỉ ăn cơm. Xe miền Tây lên đậu san sát, hàng hóa phần nhiều là quà bánh, trái cây đặc sản…Xuống mua cho mấy đứa cháu bánh Pía, nem chua và ngồi vào bàn kêu cơm, thứ cơm dọc đường chẳng ai cần thương hiệu, khách cũng chỉ còn là những cái bao tử cồn cào ngốn như bò ăn cỏ! Khi trả tiền mới hay túi còn mấy đồng, hỏi chỗ xài thẻ ATM, đáp…cách gần hai cây số! Xe chỉ ngừng 30 phút, trời nắng chang chang làm sao đi về cho kịp? Lo toát mồ hôi thì bỗng anh bạn đường xa là một Tây ba lô người Pháp nằm giường bên ghé vào bàn! Văn minh Pháp hỏi lung tung tên các loại bánh, trái cây vài cây cầu và…lịch sự kiểu Pháp xin phép trả tiền! Avec plaisir! Cám ơn cứu tinh người Pháp, anh có biết gió trên những cây cầu sông Seine chiều nay lồng lộng trước một "Jean Valjean" hay không?
Còn nữa cái đoạn trường! Nghe tiếng nhà xe mới khách lên đường, nhìn chiếc xe to kểnh từ tử quay đầu bèn vội nhào lên ung dung nghĩ đến lũ cháu. Xe chạy vài phút, mới phát hiện không thấy hai tờ báo, cái áo gió và phát hiện thêm lên lầm xe! Toát mồ hôi, có tiếng điện thoại của chiếc xe “chính chủ” gọi hỏi đang ở đâu! Cuối cùng xuống đứng đợi giữa nắng chang chang chờ xe tới. Cám ơn một chút hiện đại, nếu như trước đây thì đồ đạc mất hết chỉ còn nước đi ăn xin lấy tiền về nhà!
Nói “Cũng được nửa chuyến đi” (an toàn) là như thế. Cám ơn lúa, cá,...buôn lậu, vượt biên! Cám ơn hiện đại, cám ơn chiếc xe tuyến Rạch Giá - Sài Gòn ngày 24 tháng 3 năm 2014, buổi chiều!
1 comment:
Người Rạch Giá đọc bài này thấy rất hay. Thú nhất là coi vượt biên là nguồn lợi! Xin cám ơn tác giả
Post a Comment