TÚ LAN THANH
Bàn tay năm ngón em vẫn
kiêu sa
Dù bàn tay năm ngón của
em, nó có búp măng, có suông đuộc, có ngà ngọc hay là bàn tay của em nó sần
sùi, chay lì, gân guốc thì em vẫn kiêu sa. Một câu tán tỉnh rất thần sầu, không
nàng nào nở lòng rụt bàn tay lại để chàng phải hụt hẩng. Chàng nào rớ được bàn
tay búp măng, chắc chắn sẽ hảnh diện với bạn bè, với bàng quang thiên hạ; nhưng
ngặt một nổi muốn cho nàng lúc nào cũng kiêu sa thì chàng phải giữ cho bàn tay của nàng
lúc nào cũng búp măng nghĩa là phải nâng như nâng trứng, phải hứng như hứng
hoa. Ngược lại, chàng nào rớ được bàn tay chay lì, gân guốc mà vẫn cho rằng
nàng lúc nào cũng kiêu sa, chắc chắn được nàng nâng như nâng trứng, hứng như hứng
hoa. Thử hỏi nên chọn bàn tay nào? Bàn tay búp măng thuộc hàng vương phi, hoàng
hậu, tiểu thư khuê các, ít khi động tới móng tay. Còn bàn tay gân guốc, chay lì
như trong câu chuyện "Bàn Tay Của Mẹ", một bà mẹ đã tảo tần nuôi đứa
con trai ăn học đến khi thành tài. Sau đó, đứa con cầm bàn tay của mẹ rồi nhìn
bàn tay của mình mà bấc giác nhỏ hai hàng lệ cảm thương cho sự nhọc nhằn, sức
chịu đựng của mẹ bấy lâu nay.
Thôi thì bàn tay ngà
ngọc hãy dành riêng cho những chàng trai sẳn lòng cộng khổ làm bà mẹ có bàn tay
chay lì.
Hồi nhỏ học môn Cách
Trí có câu: thân thể người ta chia làm 3 phần:
- Đầu, mình và
tay chân.
Tay có bàn tay và 5
ngón có tên hẳn hòi: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út. Ai học
chương trình Pháp đều biết bài "Ma Main".
Voici ma main
Elle a cinq
doigts
En voici deux,
en voici trois
...........................
Lên trả bài nầy học
trò phải đưa bàn tay lên rồi nói:
Đây là bàn tay
của tôi
Nó có 5 ngón
Đây là 2 ngón,
đây là ba ngón...
Học trò miền Nam lúc
đó đa số có tính mắc cở, nhác hít; trả bài đọc làu làu như ăn cháo thì được;
còn vừa trả bài, vừa biểu diển nó lọng cọng, nó ấp a ấp úng, đưa tay ra thì
quên chữ, đọc chữ thi quên đưa tay ra... nên cả lớp được một trận cười vui vẻ.
Bàn chân cũng có 5 ngón
nhưng chỉ có một ngón có tên, đó là "Ngón cẳng cái" còn mấy ngón kia
thuộc hàng vô danh tiểu tốt. Có người giải thích rằng khi người ta đi, chạy, nhảy thì ngón cái luôn
luôn làm chuẩn tạo sức đẩy đưa thân thể con người đi tới, còn mấy ngón kia chỉ
phụ để giử thăng bằng không có nhiệm vụ rõ rệt cho từng ngón nên không cần đặt
tên.
Thật là bất công,
cùng là tứ chi nhưng văn nhân, thi sĩ thường ca tụng bàn tay, bao nhiêu mỹ từ đều
dành cho bàn tay; còn bàn chân họa hoằng chăng chỉ một vài thi sĩ gắn cho một mỹ danh là gót sen, mà gót
sen là cái gót như thế nào chưa thấy ai giải thích.
Cũng thật là bất
công, mỹ từ dành cho bàn tay đều thuộc về phái nữ; còn bàn tay của phái nam
toàn là những "xú từ" như bàn tay sắt đá, bàn tay đẩm máu, bàn tay vũ phu... Nói cho oai chớ bàn tay
sắt đá cách mấy, đẩm máu cách mấy, vũ phu cách mấy khi mà gặp bàn tay ngà ngọc
thì những bàn tay nầy bổng nhiên trở thành yểu điệu thục nữ, nếu không muốn nói
nó mềm nhũng như con chi chi...
Như vậy trong tứ chi,
hai bàn tay quan trọng hơn hai bàn chân. Đám hỏi theo phong tục của chúng ta là gia đình bên
đàng trai đem trầu cau qua nhà gia đình đàng gái dạm hỏi con gái người ta cho
con trai mình. Còn mấy ông Tây, cái đám hỏi nầy có tên là "xin cái bàn
tay" (demander la main) của cô gái mình yêu. Xin được bàn tay nầy rồi là mấy
ông Tây bắt đầu thấy thảm, bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa mà...
Thuở mới bắt đầu biết
yêu, buổi hẹn hò đầu tiên rất khó quên. Đi cạnh bên mà lòng hồi họp, trái tim
muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, hai tay như thừa thải, miệng muốn nói nhưng không
ra lời. Chàng như vậy mà nàng cũng thế, tay đưa ra tính nắm rồi chần chừ rụt
tay lại, tái diễn nhiều lần rồi hai bàn tay cũng nắm lấy nhau, bức không đứt, rứt
không rời. Chính hai bàn tay đã nối nhịp cho hai con tim.
Bắt tay là tỏ dấu
thân thiện tỏ dấu vui mừng, đôi khi bắt tay là xoá tan hận thù. Ngày xưa theo
quan niệm Khổng Tử trai gái không được gần nhau "nam nữ thụ thụ bất thân". Muốn nói chuyện với nhau phải đứng
cách xa nhau chớ nói gì là bắt tay nhau như trai gái bây giờ. Thế mà có một
chuyện vừa mới xãy ra ở Thuỵ Sĩ giống như truyện trai gái thời Khổng Tử...
Một gia đình gốc
Trung Đông được Thuỵ Sĩ cho định cư. Một đứa con được sinh ra và được đi học ở
một trường của Thuỵ Sĩ. Đứa con sinh ra ở Thuỵ Sĩ, việc nhập Quốc Tịch chỉ là một
việc hợp thức hoá, một thủ tục mà thôi. Thế mà trong ngày tuyên thệ nhập quốc tịch,
các thầy cô đến bắt tay chúc mừng đứa học trò thì bị từ chối với lý do theo một
điều lệ Tôn giáo của họ nam nữ không cùng họ hàng quyến thuộc, không được bắt
tay. Quan toà biết được chuyện nầy đình chỉ liền tức khắc lễ tuyên thệ nhập tịch
của đứa học trò với quan điểm: bắt tay là tỏ dấu thân thiện, một cử chỉ văn
minh, một sự chấp nhận nhập cuộc vào đời sống đất nước đã nhận họ.
Bàn tay 5 ngón, mỗi
ngón có một nhiệm vụ riêng.
Ngón cái là ngón ngắn
nhứt và cũng là ngón lớn nhứt, mạnh nhứt. Mỗi khi cầm một vật gì, ngón cái làm
trụ như một gọng kềm giử chặt đồ vật cùng với mấy ngón kia. Các lực sĩ khi đạt
được thành tích tối cao thường đưa ngón cái lên để chứng tỏ ta là số một không
ai hơn. Cho nên ngón cái tượng trưng cho sức mạnh, trong các phim chưởng chúng
ta thường thấy các chưởng môn đeo một chiếc nhẫn cẩm thạch to tổ bố ở ngón tay
cái, đó là chiếc nhẫn chưởng môn.
Ngón trỏ, ngón của
quyền lực. Ngón nầy lão Đổ Nam Trung hay dùng. Muốn sai ai, người ta dùng ngón
trỏ chỉ ngay người đó. Thấy nàng nào mang nhẩn ngón trỏ, các chàng hãy mau mau
tránh xa, kẻo mang hoạ vào thân.
Muốn trở thành thống
soái ba quân phải có đầy đủ tính chất của ngón cái và ngón trỏ.
Ngón giữa là ngón dài
nhứt, bốn ngón kia cố vươn lên cho bằng ngón giữa nhưng không cách nào được.
Nên ngón giữa tượng trưng cho sự cầu tiến. Thấy chàng nào mang nhẩn ngón giữa,
các nàng nên yên chí...
Ngón áp út, ngón của
tình yêu lứa đôi. Theo y học, ngón áp út có mạch máu chạy thẳng vào động mạch của
tim, cho nên người ta đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên tay trái vì tay trái gần
tim.
Ngón út như tên đã đặt
là ngón nhỏ nhứt, ngón của sự yếu đuối. Ngón út lẻ loi ở chót không có chỗ dựa
hai bên, nên ai đeo nhẩn ở ngón út chứng tỏ tui không có ai bên cạnh, hãy nhảy
vô tấn công đi...
Ngoài những đặc tính
trên, năm ngón tay còn tượng trưng cho các thành viên của một gia đình.
Ngón cái tượng trưng
cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em. Ngón giữa chính là bạn, ngón áp út tượng trưng hiền thê của bạn và ngón
út tương trưng cho con cái của bạn.
Bây giờ bạn hãy chấp
hai bàn tay của bạn lại rồi gập hai ngón giữa xuống phía dưới gần sát bên nhau
(không chạm vào nhau), xong bạn chống đầu mấy ngón tay còn lại với nhau. Bạn từ từ tách hai ngón cái ra, rồi ngón trỏ, kế đó ngón
giữa và sau chót là ngón út, bạn thấy tách mấy ngón nầy ra một cách dễ dàng. Đó
là vì cha mẹ của bạn sẽ ra đi không sống đời ở kiếp với bạn được, anh em của bạn
khi lập gia đình họ sẽ ra riêng, con cái của bạn rồi cũng xa bạn để lập cuộc sống
riêng tư.
Còn ngón áp út, bạn sẽ ngạc nhiên không thể nào tách rời
chúng ra được đó là vì bạn và người bạn đời của bạn một khi đã đến với nhau thì
dù cho bao nhiêu cay đắng, ngọt bùi, bao nhiêu bảo táp phong ba phủ đến, dù cho
tất cả những người xung quanh đã bỏ ra đi thì hai người vẫn gắn bó với nhau,
không bao giờ tách rời ra được.
Một điều nữa, hai bàn tay chấp vào nhau để trước ngực là biểu hiện của sự linh thiêng.
Năm cũ sắp hết, chúng ta hãy chấp tay lại khấn cho cộng đồng
Tha Hương năm mới được:
AN KHANG - THỊNH VƯỢNG
TÚ LAN THANH
TÚ LAN THANH
_________________
**Mơi quí vị nghe lại nghe lại một nhạc phẩm của Ngô Thụy Miên:
16 comments:
Bài Đại huynh Tú Lan Thanh hay và vui ghê. Cô chủ vườn chọn nhiều hình đẹp ưu đãi Đại huynh quá chừng.
Có một điểm mà Đại huynh dấu không nói là cảm giác lúc nắm tay nàng hay nàng nắm tay chàng lần đầu tiên của lúc ấy.
Còn một điểm nửa là gót sen của người đàn bà đẹp. Cái nầy phải đợi tới hè, mình ngồi uống cà phê vỉa hè mà ngắm, nhưng Đại tẩu phải ở nhà. Ngoài ra, ...
Tha Hương xin chân thành cám ơn Đại Sư Huynh Nh và Sư Huynh T đã gửi bài đến và còn sửa bài dùm.
Đa tạ đa tạ nhiều lắm.
Nhờ desgn bài cho đẹp nên sáng nay dậy đã được tặng một dĩa bánh ít 8 cái ngon lành ha ha
Mà hỏng biết nhưn gì nữa
Lạy trời cho nhưn dừa nghe
HTTL khoái bánh ít nhân dừa mà thôi
Năm mới gần kề, kính chúc mấy huynh ăn Tết vui nè, thật lớn nghe và một năm vạn sự cát tường và như ý
TL
Thương cho bàn tay
Bàn tay năm ngón búp măng
Cớ sao lại phải nấu ăn mỗi ngày
Lặt rau xào cải miệt mài
Lau nhà, hút bụi hai tay không ngừng
Đêm về còn bắt đấm lưng
Búp măng năm ngón bị sưng chù vù
Bàn tay thuở trẻ trơn tru
Bây giờ nhìn lại sần xù hết trơn ...huhu
Đúng là bánh ích nhân dừa và đậu do bàn tay trước kia búp măng bây giờ trở nên sần xù làm. Còn bàn tay sần sù trước kia bây giờ trở nên búp măng, thiệt là tình ...thiệt là đã quá...
Kim Trúc ơi, cô bỏ cái link youtube em hát, cho em ké vào bài viết độc đáo của ông Thầy nè
Baì hát có tên là "giáng ngọc" mà cô cứ hay nói là bài"bàn tay năm ngón"
Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa
Vẫn tóc mây bay má môi hồng thấm
Gót bước nhẹ vương ý thơ
Tình yêu nào vương mắt ngọc
Mơ ước vẫn chưa phai nhòa
Và một lần thôi xin mắt em cay
Xin hết đi hoang những chiều buồn say
Và xin rằng mưa vẫn bay
Tình yêu nầy dâng mắt ngọc
Son phấn xin đừng ướt mi ...
Chiều buồn mưa bay, gió lay
Một mình cô đơn bước chân âm thầm
Và tình yêu vẫn nhớ nhung trong lòng
Mộng mơ giăng kín nét mơi Thiên Thần...
Nhạc chiều lang thang rũ say
Từng hạt mưa rơi khóc trên cung đàn
Rượu nồng ai say ngất ngây vì nhớ
Và tình yêu đó xin ngừng bước chân...
Lặng nghe xa vắng nghe tiếng cô liêu
Tôi vẫn đi hoang những chiều buồn say
Tình yêu đành thôi ước mơ
Tìm quên bằng men ý nhạc,
Duyên ước xin đành kiếp sau...
Hi...hi..Tui mới nghe đại tẩu nói dí sư huynh của anh nè!
Có người nói lại với tui
Rằng ông định lập cà phê vỉa hè
Hè này ông phải ở nhà
Dọn dẹp nhà cửa cho tui được nhờ
Chưn tui ông cứ coi đi
Sao mà ông thích ngắm chưn ngoài đường ...kkk...dị là anh T.hỏng có ai ngồi uống cà phê vỉa hè rùi anh T.ui!!!
Thám Tử Tha Hương
Lúc nầy tui thích đọc thơ bình dị của Trường Tôi đó nghe.
Trong cmt tui viết “Ngoài ra, …” là Đại Huynh dư biết phải hối lộ trước cho ai thì cà phê vỉa hè mới yên lành được. Như vậy mới thiệt là... tình
Bánh tét nhưn chuối tui ưa
Bánh ít nhưn dừa tui nuốt hết chơn
Còn bánh cà bắp nữa nghen
Cho có tám cái mà mà ăn nỗi dzì
Tẩu Tẩu quết bánh phồng đi
Thế nào cũng có người xin liền hà
Bàn tay năm ngón kiu ... ca
Lấy anh em mới ga thân thời nầy
Haha ...
Chẳng phải vì móm "thịt cầy"
Tấm thân A Tỷ; bầy nhầy như tương
Càng nghĩ lại thiệt càng thương
Năm canh trằn trọc (hát)cải lương một mình !
Bàn tay năm ngón xinh xinh
Kiếm "đàn" mà gảy tâm tình cho vui
Ú liu xê cóng xang xề
Mau mau rước về "Đón Tết Vui Xuân" !
Tết nầy:"Thiếp Thiếp, chưng chưng
Lợi đây Anh biểu; "cục chưng của mình !
KT cám ơn cô giáo nhớ bài Giáng Ngọc của em mà bỏ vô nhà ô. TLT ,
Bàn tay em đã cho anh
Bây giờ em đã chai sần hai tay
Công việc chăm chút miệt mài
Tay cạo gió , tay gọt xoài
Tay may vá , tay thoa dầu cù là
Thương em tay chẵng kiêu sa
Nhưng chai vì nó lo trong lo ngoài
Tú Lan Thanh ơi nhìn bài tay đi , đừng nhìn " gót son " vĩa hè mệt là hỏng có được ai cạo gió và nấu cháo cho nghen
Bàn tay năm ngón còn đâu.
Bàn tay năm ngón thon dài
Cớ sao nở để em cày bấy lâu?
Khi xưa mẹ bắt mần dâu
Vượt biên cày tới bù đầu hết trơn
Khi xưa móng đẹp em sơn
Bây giờ trụi móng còn hơn người cùi
Vậy mà gẩm lại cũng vui
Việc nhà việc sở lui cui làm hoài
Cũng do bởi tại thương ai
Bàn tay năm ngón thon dài còn đâu???
Tặng hiền thê thầy Long ,
Từ nay em sẽ ở không
Để anh đi chợ dọn nhà nấu cơm
Mỗi ngày em phải lên phây
Tám cũng bè bạn cho đời vui thêm
Giờ em để móng em sơn
Bàn tay năm ngón thon dài như xưa...hi..hi...thầy Long rán mần công chiện nghen!!! HTX
Hy vọng
Tay chèo tay chống mõi mê
Tay chai khg thiết , quên tay ngọc ngà
Bây giờ tui chợt nhớ ra
Lâu rồi mình chẵng điệu đà bàn tay
Xuân về , én lượn nắng mai
Thôi đi chảy tóc , 2 bàn tay sơn mài
Hy vọng năm mới tới đây
Ô sin em bỏ , tiểu thư em mần
Dạ con Vái ô. Địa cho con trúng số độc đắc đi nghen , con cúng nguyên con heo quay , bánh hỏi rượu đường xuồng , con cám ơn ông trước nha ... giờ con đi mua vé số liền nè .
Cô 5 RG
Cô 5 phải chấp tay vái như vầy nè:
- - Xin Thổ Địa phù hộ chọn trúng số độc đắc, con sẽ mau vé máy bay cho tất cả anh chị em TH đến ăn con quay cúng ông địa và vui chơi với con suốt cả tuần luôn, mọi chi phí con đài thọ hết. Ai còn đọc thân như YT con sẽ dẫn về VN tìm người vùa ý làm đám cưới luôn cho ổn thoả đôi bề. Ai ăn heo quay rồi còn đói muốn đi ăn phở, con cũng đài thọ vé máy bay và chi phí ăn ở, tiền bỏ túi để mặc sức mà rủng rỉnh bới đòi. Khi trở về bên nây , con hứa sẽ không can thiệp, ngoảnh mặt làm ngơ và cũng không kêu xe cứu thương, cũng không cung cấp dầu xanh, dầu đỏ gì cả.
Một lần nữa con xin ông Địa chứng giám cho lòng thành của con.
Thầy ơi thiệt là chí lý chí tình , KT khg dám nói dông dài vì năm hết Tết đến khg nên hứa , cứ để tự nhiên sẽ đến thầy hé .
KT xin kính chúc gđ TH quý thầy cô đại sư huynh sư tỷ năm mới 2017
dồi dào sức khỏe ,
ôm con gà đẻ trứng vàng ,
mặc sức mà lang thang khắp thế giới ,
Mặt lúc nào cũng phơi phới ,
cứ như mùa xuân tới ,
tâm thành thơi ,
tình thì mê tới , tiền thì tự nhiên tới
Cô 5 RG
Từ ngày biết TH đến nay, hơn 3 năm một chút, tôi chưa thấy bài văn nào được nhiều hình đẹp, văn được nhạc phụ đúng nghĩa và người hay hát hát hay tham dự, được những bài thơ cmt dễ thương của anh LN, Cô Trường Tôi, Cô 5 Bờ sông... Thôi thì hè này, cà phê, cà lem, bánh ngọt..., mấy đại huynh, đại tẩu, tiểu muội mình đều ngồi vỉa hè ngắm và định nghĩa “gót sen son” cho công bằng nghe.
Post a Comment