_______________
CHÂN DIỆN MỤC
Người Mỹ đánh giá một
tác giả theo truyện dài ! Đối với họ : Truyện ngắn , Tuỳ bút , Tạp văn … là
chuyện lẻ tẻ , vụn vặt ! Điều này cũng khá đúng . Những tác phẩm gây chấn động
( ngày nay gọi là Bom Tấn , xôn xao , gây ấn tượng , được bàn tán , phẩm bình dài
dài đều là … truyện dài , thậm chí có những tác phẩm người ta còn gọi là Trường
Thiêm Tiểu Thuyết .
Việt Nam mình không có !!! Về thơ , Việt
Nam mình chơi … du kích thôi !
Những sưu tầm trong Thiền Uyển Tập Anh và thơ thời Lí đa số là 4 câu ! Dần dần
tới Trần Lê ta mới chơi tới 8 câu . Trong khi ông Ba Tầu nói họ có Ly Tao
của Khuất Nguyên từ rất … xưa (!) và ông Tây có Thần Khúc của Dante từ xưa
! Việt Nam mình có Thiên Nam Ngữ Lục , nhưng nhiều người coi nó như vè chứ
không phải thơ ! ( Tôi có một người bạn lấy dài , ngắn để đo tài viết văn . Anh
ta nói truyện Kiều của Nguyễn Du 3000 câu sao bằng Thần Khúc 10.000 câu của
Dante )
.
.
Nói đến văn chương thì ông Pháp hãnh diện dài dài …
Văn thi sĩ của họ nhiều như củi ấy ( Ông Nguyễn văn Vĩnh có sống đến 120 tuổi
cũng dịch không hết ) Paris đã là kinh thành ánh sáng , thủ đô văn hoá của thế
giới , và người Âu Châu đã lấy làm khuôn vàng thước ngọc ! Chưa tới Paris thì
chỉ là một tên nhà quê thôi ! Việt Nam đọc Corneille , Ra cine , Victor Hugo ,
Maupassant , đọc thơ Lamartine , A. Musset , verlaine ,Prévert không say mê ca
tụng sao được !
Việt Nam mình từ Quả Dưa Đỏ lúc đầu cho tới Thời Của
Thánh Thần ngày nay … chúng ta ít sản xuất ra Bom Tấn !!!
Một thờ Lê văn Trương ngoài Bắc , Hồ Biểu Chánh trong
Nam viết rất nhiều , rồi sau nữa Mai Thảo viết rất khoẻ , nhưng không hiểu sao
người ta không gọi các vị là những nhà văn lớn ! Phải chăng người ta ít đọc ,
người ta làm biếng , chỉ thích ngắn ngắn thôi ( nhưng đối với các cô gái thì
người ta lại thích chân dài hơn chân ngắn !!! )
Thật quả là Việt Nam không có truyện dài như Chiến
Tranh Và Hoà Bình của Tolstoi , Bác Sĩ Zivago của Pasternak ! Hồi
ông Nhất Linh bỏ nơi ẩn cư ở Dà Lạt tái xuất thế xuống Sai gòn , ông ta dự định
viết Trường thiên tiểu thuyết ! Nhưng … các đệ tử của ông xúi bậy ông mần chính
trị trở lại , nên thôi viết !
Lỗ Tấn nổi đình nổi đám , quốc tế biết nhiều , nói nhiều
về ông , nhưng người gọi là Văn Hào , người thì không . Phan Khôi thì chẳng có
ai gọi là Văn Hào vì các vị không có truyện dài ! Tôi nhớ có một văn sĩ Nga
thích Lỗ Tấn lắm , nói ông rất tài , rất giỏi , gần gần được bằng Maxime Gorky
(!?)
Việt Nam la làng nói : Càng ngày người ta càng ít đọc
! Không đâu ! Người ta vẫn đọc , nhưng tác phẩm phải hay kìa ! Như
bài thơ trên xương cụt mà Thao Trường nói tới ai mà đọc ! Có hoạ chăng
ông Ba Lò Heo thích ngâm , thích nghe !!!
Người ta vẫn đọc , thậm chí vẫn đọc dài nữa . Chiến
Tranh Và Hòa Bình xưa như trái đất mà người ta vẫn đọc . Các Tác Giả
Kipling , Melville người ta vẫn tìm đọc . Mật Mã Da Vinci và Quo Vadis người ta
vẫn sưu tầm . Chùm Nho Phẫn Nộ người ta vẫn đồng cảm , Trăm Năm Cô Đơn người ta
vẫn thích thú .
Tác phẩn dài thì người ta đọc dần dần … có khi đến cả
tuần ! Đến chỗ gay cấn nhất thì người ta để dành cái mong đợi đó để lần sau đọc
!
Cái khác nhau giữa văn chương Âu Mỹ và văn chương Việt
Nam là ở chỗ mong đợi , hồi hộp đó ! Người ta gọi là thắt nút , mở
nút ! Viết gay cấn , hồi hộp , khó đoán trước … cứ lôi cuốn người
ta , đến khi mở nút thì người ta mới sung sướng … À ra thế ! Người ta thoả
mãn , hả hê … rồi suy tư …Thế đấy ! Thế đấy ! ( Những cuốn phim Âu Mỹ hay , thường
có cái kết cục bất ngờ mà người ta không đoán trước được ! … À ! Ra thế !
Nếu theo tiêu chuẩn Âu Mỹ thì Việt Nam hoạ chăng có
truyện dài duy nhất : Thời Của Thánh Thần là … gần gần … theo kịp !!!
No comments:
Post a Comment