______________
CHÂN DIỆN MỤC
Người Âu Mỹ khi nói về
Việt Nam , họ không ngớt lời chê bai cái trò kỵ húy. Ky húy thì nhiều lắm :
Tên Vua , hoàng Hậu , thái Tử … Thật ra cũng chỉ làm cho triều đại uy nghiêm mà
thôi ! Âu châu cũng cho Vua là thiêng liêng ! Giáo Hoàng phong cho có nghĩa là
Vua chịu mệnh Thiên Chúa !
Nhượng Tống , một người có cả cổ học và tân học đã
không hết lời đả kích Khổng Tử và Vua Chúa . Ông ta than phiền các cụ đặt ra
300 lễ nghi , 3000 uy nghi ! Nhưng không uy nghi làm sao trị dân !
Tây phương cũng thế thôi ! Một người hăm ám sát ông trump mới bị bắt (!)
Cái điều ông Nhượng Tống đả kích , không phải có từ thời
Nghiêu Thuấn đóng khố ở trần , mà người ta mới thêm thắt dài dài tới sau này ,
cho nó hợp với xã hội càng phát triển càng lắm chuyện và lờn mặt !
Cái kiêng kỵ trong thi cử là để uốn nắn người ta vào
khuông phép , biết sợ , biết vâng lời và ý tứ . Điều đó rất giúp cho sĩ tử
tính cẩn trọng ! Sau này ra đời , tính cẩn trọng giúp cho họ nhiều lắm ! Hồi
tôi học tiểu học , ông thầy dậy làm bài : Chừa lề tờ giấy bao nhiêu phân , tựa
bài làm viết lớn cỡ nào , cách mấy giòng mới là bài viết , hết đoạn xuống giòng
viết thụt vào, cuối bài phải chấm hết ( point final ./. ) nếu là toán thì
phải đóng khung đáp số ! Trật một tí là ông thầy không chấm bài !
Nhưng tôi so sánh lại , vẫn thấy ngày xưa “ dễ thở “ hơn say này nhiều lắm (!)
Người ta dậy trẻ em phải có kỷ luật , phải biết vâng lời , phải biết ơn
. Rồi người ta bắt các em xếp hàng : đằng trước thẳng , quay phải ,
quay trái như lính vậy !!!
Cho tới gần đây : Người lớn , kẻ hèn có ngang hàng đâu
! Thế mới là Tôn Ty Trật Tự ! Lớn lên tôi mớ biết : Tôn là cái chén lớn , Ty là
cái chén nhỏ ! Người lớn ngồi trên cao uống rượu với chén lớn ! Kẻ nhỏ ngồi dưới
uống chén nhỏ !
Các vị lại cười rồi ! Người Pháp chẳng làm như thế chăng ? Người khách
danh dự ngồi ở chỗ có tầm nhìn bao quát , vợ chủ nhân ngồi bên cạnh , còn vợ
người khách danh dự thì ngồi bên ông chủ nhà . Trong tiệc , người
nhỏ chỉ được nói chuyện với người bên cạnh, người lớn hơn mới được nói bổng với
người ngồi xa , còn người khách danh dự mới được vỗ tay cho cử tọa lắng nghe
trước khi ông cất tiếng !!! Rót rượu thì chủ nhân rót vào ly mình một
chút xíu ( sợ rằng bọt rượu ) , sau đó mớI rót cho vị khách danh dự , rồi lần
lượt tới các vị khác , cuối cùng mới tới ly của mình ! Chủ nhân uống một chút (
chỉ rằng rượu không độc ) rồi mới nâng ly mời mọi người . Trong khi ăn , có thể
- Làm ơn cho mượn mù tạc , magi … nhưng bánh mì thì không được xin
làm ơn cho ! mà phải nói : passez moi du pain : hãy đẩy bánh qua đây
!!! Ấy , cái lễ nghi phiền phức của mấy ông Tây , không biết
Nhượng Tống có để í không ?
Nếu ông Tướng Mỹ đi thăm lính ngoài mặt trân thì ông
ta sẽ ăn cơm hộp như một người lính Đơ dem cùi bắp … thì ông Tầu rất ư là phân
biệt . Có hồi ông ta còn bỏ cả đeo lon và quân hàm , người lính chỉ nghe lệnh của
thủ trưởng ( người chỉ huy trực tiếp ) nhưng ăn thì…. Đừng có mơ ! Mấy ông đã
ăn Tiểu Táo cách biệt và uy nghi ( Tiểu Táo là cơm dọn cho quan nấu bắng bếp nhỏ
cho ít người ăn , còn Đại Táo là bếp lớn : Nấu bằng vạc , xúc cơm và thức ăn bằng
leng ( xẻng )
Ngày xưa khi Vua vi hành thì cờ quạt , loa thét , vút
roi dẹp đường ( roi dài và to nhưng không vút vào dân mà là để duổi tà ma ! Dân
thấy uy nghiêm thì lánh xa thôi ! Nhưng ngày nay người ta cấm đường hàng mấy
trăm mét , hàng cây số , xe hụ còi ưu tiên và công an nổi , công an chìm đầy
nhóc ! để làm gì quí vị biết rồi ! Với một ông quá lớn , người ta còn đón bằng
21 phát đại bác (!) , Cái lễ nghi này thì nó hơi bị điếc tai đấy !!! Hẳn là để
cho nó trang trọng , uy nghiêm , hoành tráng. Nếu cụ Nhượng Tống còn sống ( dễ
đến hơn trăm tuổi ) hẳn cụ thắc mắc ăn tiểu táo là ăn gì ? Bắn 21 phát đại bác
là bắn ai ???
Các cụ rất lấy làm tiếc là kinh nhạc không cò truyền bản
.Có cụ nghi ngờ là không có kinh nhạc ! Nhưng người Việt thì gọi Lễ Nhạc là Lễ
Lạt vì nó nhạt như nước ốc ấy , chỉ để mua vui thôi chứ hù dọa được ai
! Thời Khổng Tử làm gì đã có nhạc cụ cho ra hồn ! Ôi giời , gõ
chĩnh cũng là trò chơi của ông Tầu sau này ! Còn Tư Mã Tương Như thì gẩy đàn
cho Trác Văn Quân nghe chăng ? . Tôi thấy những thanh đá mà các nhà khảo
cứu nói là đàn đá ( ổ Vân Canh – Bình Định ) người Tầu gọi là trống đá ( ở Trần
Thương tây nam Thiểm Tây ) . Nhưng cụ Nguyễn Gia Thiều đã viết
Cầm điếm nguyệt phỏng tầm Tư Mã
Thế thì những “dàn “ đó nằm ở điếm canh đầu làng , ai muốn chơi thì ra chơi !
Nó còn dùng để báo động và tụ tập dân làng !
Nhưng oái uăm thay người ta còn gọi là “ đàn trúc “ nghĩa là lây thanh trúc gõ
vào thì nên tiếng “ nhạc “ nghe hay hơn là gõ bằng sắt và đá ! Có người còn nói
là thổi tiêu ( tiêu há có thể là đàn được chăng ? ) Đêm khuya ông Tương Như ra
điếm ngắm trăng rồi gõ vào đá để gọi Văn Quân ra cũng … thơ mộng lắm chứ !!!
Tóm lại , cái kiêng kỵ , cấm đoán , làm le cho oai ,
cho hoành tráng , chỉ là người trên bày đặt ra để bắt nạt kẻ dưới . Nó phản tác
dụng đối với trí giả , nó chẳng uy nghiêm , nó chỉ lạt lẽo , lạt thếch , lạc
lõng , dù nó tổ chức rầm rộ trên núi Thái Sơn !
C.D.M.
No comments:
Post a Comment