_________
Cô
giáo trẻ mới về trường chỉ hỏi đúng 1 câu, đám học sinh hư hỏng như chết lặng...
Đây
là một câu chuyện có thật trong lịch sử. Tại một trường trung học ở Mỹ, có một
lớp học nọ với 26 em học sinh cá biệt. Những em học sinh trong lớp học này đều
có tiểu sử không mấy hay ho: em từng tiêm chích ma túy, em từng vào trại cải tạo,
thậm chí có một học sinh nữ mà trong một năm đã phá thai tới 3 lần.
Gia
đình đều chán nản và đã buông bỏ chúng, các thầy cô giáo trong trường thậm chí
cũng coi chúng là đồ bỏ đi. Tưởng chừng cuộc sống đã hết hi vọng thì một ngày
kia, Phila, một cô giáo mới về trường đã tình nguyện làm chủ nhiệm của những đứa
trẻ hư hỏng này.
Khác
với suy đoán của bọn trẻ, trong ngày đầu tiên nhận lớp, Phila đã không hề quát
nạt hay ra oai với chúng. Trong chiếc đầm lụa màu xanh nhạt, mái tóc màu nâu hạt
dẻ búi cao, Phila bước nhẹ lên bục giảng. Cô dịu dàng nhìn xuống lũ trẻ một lượt
rồi cất tiếng với vẻ trầm ngâm:
“Cô
sẽ kể cho các em nghe về quá khứ của 3 người đàn ông khác nhau:
Người
thứ nhất đã từng có những vụ bê bối về chính trị, rất tin vào y thuật của thầy
cúng, ông ta từng có tới 2 tình nhân, hút thuốc nhiều và uống 8-10 ly rượu mạnh
mỗi ngày.
Người
thứ hai đã 2 lần bị đuổi việc, hôm nào cũng ngủ tới trưa mới dậy và tối nào
cũng uống 1 lít rượu brandy. Ông ta từng hít thuốc phiện khi còn là sinh viên…
Người
thứ ba là anh hùng chiến tranh của một đất nước. Ông ta ăn chay trường, không
bao giờ hút thuốc và thỉnh thoảng mới uống rượu, có uống bia nhưng uống không
nhiều. Thời thanh niên chưa từng làm gì phạm pháp và chưa từng có một vụ bê bối
tình ái nào.
Cô hỏi
cả lớp, trong 3 người, ai sau này sẽ có cống hiến nhiều nhất cho nhân loại?”
Những
đứa trẻ đồng thanh chọn người thứ ba sau khi nghe xong câu chuyện, nhưng câu trả
lời của Phila đã khiến lũ trẻ chết lặng.
“Các
em thân mến! Cô biết chắc là các em sẽ chọn người thứ 3 và cho rằng chỉ ông ta
mới có thể cống hiến được nhiều cho nhân loại. Nhưng các em đã sai rồi đấy. Ba
người này đều là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ 2.
Người
thứ nhất là Franklin Roosevelt, tuy tàn tật nhưng ý chí kiên cường. Ông ta đã đảm
nhận chức vụ Tổng thống Mỹ trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp.
Người
thứ hai là Winston Churchill, vị Thủ tướng nổi tiếng và tài ba nhất trong lịch
sử nước Anh.
Còn
người thứ ba là Adolf Hitler, con ác quỷ phát xít Đức đã cướp đi sinh mạng của
hàng chục triệu người dân vô tội”.
Những
đứa trẻ như ngây người trước câu trả lời của Phila và dường như không thể tin nổi
vào những gì chúng vừa nghe thấy.
“Các
em có biết không, những điều mà cô vừa nói là quá khứ của họ, còn sự nghiệp sau
này của họ, là những việc mà họ đã làm sau khi đã thoát ra khỏi cái quá khứ đó.
Các em ạ, cuộc sống của các em chỉ mới bắt đầu. Vinh quang và tủi nhục trong
quá khứ chỉ đại diện cho quá khứ, còn cái thực sự đại diện cho cuộc đời một con
người chính là những việc làm ở hiện tại và tương lai. Hãy bước ra từ bóng tối
của quá khứ, bắt đầu làm lại từ hôm nay, cố gắng làm những việc mà các em muốn
làm, và cô tin các em sẽ trở thành những người xuất chúng…” – Phila vừa nói vừa
nhìn chúng với ánh mắt đầy hi vọng.
Và bạn
biết không, sau này khi trưởng thành, rất nhiều học sinh trong số họ đã trở
thành những người thành đạt trong cuộc sống. Có người trở thành bác sĩ tâm lý,
có người trở thành quan tòa, có người lại trở thành nhà du hành vũ trụ. Và
trong số đó phải kể đến Robert Harrison, cậu học sinh thấp nhất và quậy phá nhất
lớp, nay đã trở thành Giám đốc tài chính của phố Wall.
Suy
ngẫm:
Ý
nghĩa của câu chuyện ở đây là bạn hãy đừng bao giờ ngừng hi vọng, ngừng yêu
thương, ngừng cố gắng bởi hôm qua chỉ là quá khứ, ngày mai là một điều
bí mật, còn ngày hôm nay là một món quà. Và đó là lý sao nó được gọi là “The
Present” (hiện tại/món quà).
Trong
cuộc đời của con người, mỗi ngày đều có thể là một sự bắt đầu mới mẻ còn những
vinh quang và tủi nhục của ngày hôm qua đều chỉ là dĩ vãng. Những việc trong
quá khứ nói cho người khác biết bạn đã từng là người như thế nào, nhưng chính những
việc làm ở hiện tại và tương lai mới nói lên bạn là ai.
Thế
nên:
Đừng
bao giờ hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh với người khác.
Đừng
bao giờ đặt mục tiêu của mình dựa vào những gì mà người khác cho là quan trọng.
Chỉ bạn mới biết được những gì tốt nhất đối với chính mình.
Đừng
bao giờ để cuộc sống vuột khỏi tầm tay bằng cách sống khép mình vào trong quá
khứ, hay uốn mình vào trong tương lai. Hãy sống cho hiện tại, lúc này và ở đây.
Hãy
hướng về phía mặt trời và bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy bóng tối.
Và
cuối cùng, hãy nhớ rằng, dù người khác có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng
cuộc sống này là kỳ diệu và đẹp đẽ.
Nguồn
dịch :
Phong Vân
4 comments:
" Văn dĩ tải đạo" . Bài này thật ý nghĩa, càng đọc càng thấm về cách xử thế ở đời.
Ngày đầu năm 2017 , Cô 5 xin kính chào thầy cô , đại sư huynh , đại sư tỷ và bạn bè gần xa ...
Cô ơi , em vừa ngủ dậy , vừa nhâm nhi ly cà phê buổi sáng vừa đọc bài của cô , em thấy cô luôn vẫn là cô giáo của em trong hiện tại , vì em lại vừa học thêm được 1 điều rất hữu ích trong cuộc sống mỗi ngày : niềm tình yêu , hy vọng và cách sống chủ quan là điều mà ở tuổi nào ta cũng phải luôn duy trì cô hé . Em cám ơn cô nha .
Cô 5 RG
Cô 5 Xin lỗi đã viết sai sống " chủ quan " , phải nói là cách sống " Lạc quan , yêu đời " mới đúng hơn .
Bài nầy dạy con người lạc quan như cô Katie 5RG nói thì cũng đúng.
Tuy nhiên, như bài luận tôi thấy tác giã (cô giáo trẻ mới về trường) chủ quan nên lý luận một chiều một chút.
Quá khứ: tuổi thơ, tuổi tình yêu, kỹ niệm, tình cha mẹ anh em, cội nguồn, lịch sữ... cũng lắm điều hay để học hỏi, nhớ thương.
Tương lai: không có ai biết hết nhất là người Tha Hương mình; ba nhân vật F.Roosevelt, W.Churchill, A.Hitler trong chuyện ai cũng đi xem bói hết.
Thuyết Hiện Đại đã qua mấy chục năm rồi, những triết gia nầy đã nằm yên trong lòng đất.
Con người không quá khứ, không rõ tương lai chỉ sống hiện tại là con người chăng?
Nhìn về phía mặt trời coi chừng hư mắt, nghĩa đen như nghĩa bóng.
Những suy ngẫm, trong bài thơ Trang Châu post cùng ngày, áp dụng rộng cho cuộc đời, tôi thấy thắm thía hơn.
Tại sao không làm người bình thường?
Tr. Thật Thà
Post a Comment