__________________
Lời tác giả : Xin cảm Ơn Độc giả Tu Anh Tran Texas đã cho tôi nguồn cảm hứng và một số tình tiết để viết nên câu chuyện này.
Hai Hùng SG
Đang nằm trên chiếc võng bổng thằng Nhân ngồi bật lên, nó há hốc nhìn bà Năm
ngoại nó đang "Tha" cái trang thờ Thần tài và thổ Địa cũ mèm về
nhà, thắc mắc trong đầu nó bèn buộc miệng hỏi ba Năm :
-Chèn
ơi! Cái chòi mình ở còn nhỏ hơn cái lỗ mũi nữa, ngoại rinh chi mấy thứ đó về
cho chật.
Nghe
thằng cháu ngoại hỏi như vậy, bà Năm không giận nhưng bà nghiêm nét mặt nói với
Nhân:
- Bậy
nè, con không được nói vậy không tốt đâu, cái trang thờ này để ngoại thờ hai
ông Thần tài và Thổ địa để phù hộ cho nhà mình .
Thằng
Nhân chưa hài lòng với câu giải thích nọ của bà Năm nó cãi lại:
-
Bây giờ thế kỷ hăm mốt rồi mà ngoại còn tin tưởng thần thánh lung tung hết,
nghèo giàu ăn thua mình làm lụng dành dụm thôi ngoại ơi!
Đến
lúc này bà Năm không còn nhẫn nại nữa, bà lớn tiếng la Nhân:
-Con
im đi, con còn nhỏ biết gì mà nói, nói càn nói quấy ông bà quở chết nghe con.
Để
vuốt giận ngoại mình thằng Nhân hỏi:
-Vậy
hả ngoại, con biết rồi con xin lỗi ngoại, à nhà mình chạy ăn từng bữa rồi tiền
đâu ngoại "Thỉnh" hai ông về để thờ phượng.
Nghe
thắng cháu nói với cái giọng lo âu, bà Năm với nụ cười "bí hiểm" bà
nói:
-Có
đây rồi con ơi, bây khỏi lo, chưa chi lo không có tiền chạy gạo nấu cơm bây ăn
rồi hả?.
Nói
xong câu trên, bà Năm lôi ra từ cái giỏ đệm đang mang trên vai hai pho tượng Thần
tài và Thổ địa cũ mèm, thằng Nhân nó trố mắt nhìn, ông Thần Tài bị hư một bên
vai, màu sơn loang lổ, còn ông Thổ địa thì cũng chẳng hơn gì, cái quạt để ông
phe phẩy bị mất một nửa, cái khăn quấn trên đầu cũng bay màu không còn như
nguyên thủy, tệ hơn nữa nơi dùng để cắm điếu thuốc lá mỗi khi cúng kiến cho ông
mà thiên hạ thường làm đã bị sứt góc trông thật thảm hại, trong bụng thằng Nhân
nó tự hỏi:
"
Hai ông này cũ sì rồi làm sao linh thiêng để thờ cúng, vậy mà ngoại cũng
ráng đem về cho được"
Dường
như đọc được ý nghĩ của thằng Nhân, bà Năm vội phân bua :
-Cái
trang thờ này và tượng hai ngài bà "Thỉnh" lại của bá tánh, họ
để hai ông nằm chỏng chơ bên cái miếu ven đường, có thờ có thiêng con ơi, coi
hai ngài "xấu xấu" vậy đó nhưng linh thiêng lắm nghe con.
Sở
dĩ bà Năm không dùng chữ lượm vì bà cho rằng dùng chữ này sẽ bất kính với các vị
thần trên nên bà thay vào chữ thỉnh thật long trọng.
Đến
nước này thì thằng Nhân nó chẳng buồn tranh luận với ngoại mình, nó nghĩ nếu cố
giành giật phần thắng trong tranh luận thì nó biết chắc rằng ngoại sẽ buồn tủi
nhiều lắm, vì từ khi mẹ nó qua đời, cha thêm bước nữa với người phụ nữ khác, nó
"mồ côi" từ dạo ấy, nếu không có ngoại mình thì không biết cuộc đời
mình trôi nổi về đâu ...
Nhân
phụ với ngoại đặt bàn thờ hai ông cạnh cửa bên trong nhà nơi thông xuống
chái bếp, hai bà cháu lau dọn sạch sẽ, trong khi bà năm sắp xếp nơi yên vị
cho hai ông thần, thằng Nhân nó chạy u qua nhà con Út Đẹt bạn nó đễ xin
cái lon sữa bò đã dùng qua, nó khui bỏ cái nắp trên rửa sạch và nhận đầy cát
vào thay thế cho lư hương như những nhà khá giả xài, thấy thằng cháu ngoại mình
mau mắn như vậy bà Năm vui trong bụng rồi bà lên tiếng khen:
-Con
như vậy là giỏi lắm đó, thế nào hai ông sẽ phù hộ cho con khỏe mạnh may mắn.
Bà
Năm vừa dứt câu, bên ngoài sân con Út Đẹt lên tiếng kêu:
-Anh
Nhân ơi, ngoại ơi ! Có nhà không?
Nghe
tiếng Út Đẹt réo ngoài sân thằng Nhân vội chạy ra, nó chưa kịp hỏi han thì Út Đẹt
lên tiếng:
-Má
của Út kêu đem bình bông Trang, mấy cái bánh tiêu , bịch Thịt heo quay và bánh
hỏi cho ngoại cúng Thần tài với ông Địa.
Đón
nhận những món quà từ trên trời rơi xuống Nhân cảm động vô cùng, vì biết
nhà mình thật nghèo vậy mà gia đình Út Đẹt chẳng những không khinh rẻ mà
còn giúp đỡ cho mình với ngoại nhiều lúc thắt ngặt trong đời sống.
Nhân
mời mọc :
-Đẹt
vô nhà anh chơi, xem ngoại " Khai trương" cái trang thờ cho vui.
Út Đẹt
cười hiền:
- Dạ
anh .
Hai
đứa mang quà vào trong nhà đặt lên trang thờ khiến bà Năm ngạc nhiên, bà thắc mắc
:
-
Bây tìm đâu ra mấy thứ này hay vậy, ngoại quên phức cái vụ bình bông này, tao
chỉ mua một ít đậu phộng luộc của bà Hai bán ngoài xóm thôi.
Út Đẹt
nhanh nhẩu :
- Má
con nghe anh Nhân nói bà ngoại mới thỉnh hai ông về, nên má biểu mang qua cho
ngoại cúng cho đủ bộ. Mà sao ngoại cúng ít quá vậy?
Bà
Năm giải thích:
-Cúng
kiến ăn thua tấm lòng thôi con ơi, mấy ông cũng không cần mình cúng la liệt đồ
ăn thức uống mà lòng không thành tâm đó con, Nhân con rót ly nước để ngoại đốt
nhang .
Thấy
ngoại cầm ba nén nhang quỳ xuống khấn vái điều gì đó với hai vị thần mới được
bà thỉnh về, Nhân và Út Đẹt cũng cảm thấy không khí trong nhà ấm hẳn lên, khói
hương bay cuộn lên cao như ước mơ của bà Năm mong hai vị thần linh hiển phù hộ
cho bà và thằng cháu có cuộc sống khác nhẹ nhàng như làn khói mong manh kia ...
***
Mấy
lúc gần đây trong xóm xuất hiện một cô gái trẻ đi bán vé số, cô gái tuy không đẹp
nhưng ăn nói có duyên khiến việc buôn bán cũng không tệ, chắc cô cũng xuất thân
từ gia đình nghèo khó nên chọn cái nghề ít vốn này để mưu sinh, có hôm còn sớm
cô đã bán sạch trơn, vì thế có hôm cô ghé lại lân la làm quen với bà Năm,cũng
chính cô gái này thấy bà Năm còn khốn khó hơn cả mình, cô gái thỉnh thoảng cho
bà bó rau vài con cá nhỏ với thái độ rất chân tình, một hôm trong lúc vui miệng
bà nói với cô gái:
-
Thiệt tình nghe Hai, tự dưng không bà con gì ráo mà bây cứ cho bà đồ ăn hoài,
tao mà có tiền chắc tao nhớ bây suốt luôn đó.
Cô
Hai bán vé số nổi hứng:
-Con
cảm ơn bà Năm, thôi vầy nè còn còn vài vé số chiều sổ, con tặng bà Năm một vé,
con vái ông địa ông thần tài nhà bà phù hộ cho bà vô độc đắc đi, được vậy mới hết
khổ bà Năm ơi!
Nhận
tờ giấy số từ cô gái, bà Năm cảm động lắm nhưng bà cũng không mong gì trúng số,
vì bà nghe mấy người chơi vé số hay nói chuyện với nhau là hành động này như
"Mò kim đáy biển", ý họ miêu tả là trúng số độc đắc thật khó khăn chứ
không dễ ăn như mọi người trông đợi .
Cô
gái đi khỏi, bà Năm dằn tờ giấy số nơi trang thờ hai vị thần nọ, khi cắm cây
nhang vào cái lon sữa bò thì tàn nhang rớt trên mù bàn tay khiến bà đau nhói,
lúc này bà lại cho rằng hai vi thần linh kia đã chứng giám lòng thành của
mình..
Đang
lui cui nấu cơm dưới bếp để có cơm cho thằng Nhân ăn khi cháu tan học về, thì
bà Năm thấy cô Hai bán vé số hớt hải chạy nhanh đến báo tin :
-Trời
ơi! Linh thiêng thiệt bà Năm ơi! Thần tài gõ cửa nhà bà rồi, bà Năm chưng hửng
sau câu nói không đầu không đuôi của cô gái nọ, bà hỏi :
-Con
Hai bây nói vụ gì mà Thần tài gõ cửa, nhà tao đây cửa bằng lá không hà ổng
có gõ cũng đâu có chỗ cho ổng gõ.
Nói
xong bà Năm cười hề hề coi như không có chuyện gì xãy ra:
Cô
gái bèn đến thì thào gì đó với bà Năm, khi nghe xong mặt này bà tái nhợt như
người vừa trúng gió, lúc này thằng Nhân và con Út Đẹt vừa đi học về đến, nó chạy
nhanh vô bếp cùng với cô Hai vé số dìu ba Năm ra cái chõng tre nằm nghỉ, bà Năm
chỉ tay về phía cái trang thờ kêu thằng Nhân đem tờ vé số lại cho bà xem, các
con số trên tờ giấy dò số trùng khố với tờ vé số mà bà Năm nắm trong tay, trong
bụng bà lúc này bà thật sự tin hai ông Thần mà bà thỉnh về đã thấu nghe lời cầu
nguyện hàng ngày của bà nên cho và gặp cô Hai tốt bụng này nên bà mới có cơ hội
sắp đổi đời ...
Xây
xong căn nhà gạch thay cho cái nhà lá hôm nào, bà Năm rất vui mừng vì từ nay bà
và thằng Nhân không còn phải vất vả trong căn nhà lá chật chội ngày xưa nữa, sắm
sửa thêm một ít đồ đạc trong nhà như cái truyền hình màu, cái tủ lạnh nho nhỏ
.v.v... Riêng cái trang thờ và tượng hai vị thần linh nọ bà Năm vẫn không thay
cái mới vì bà nghe lời đồn đãi từ lâu, tượng thờ càng lâu thì sự linh
thiêng càng tăng lên bấy nhiêu, chỉ có điều bà nâng số lượng đồ cúng lên nhiều
hơn mọi lần xem như một cách trả ơn cho hai vị thần ân nhân của mình dạo
nào.
Một đêm nọ trời vừa nhá nhem tối, một băng tần nọ trên. Vô tuyến truyền
hình chiếu tuồng cải lương ( Hai mùa mai nở ) vở tuồng nói về cuộc chiến
thần tốc của vị vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh chiếm lại Thăng long thành năm
Kỷ Dậu từ tay giặc tàu, các nghệ sỹ phô diễn tài ca hát và điệu bộ lẫn trang phục
thật đẹp mắt khiến bà Năm vốn là dân mê cải lương khoái chí vô cùng, đang say
mê theo dõi bổng tiếng của cô Hai bán vé số gọi ngoài sân :
- Má
Năm ơi có nhà không ?
bà
Năm vui vẻ đáp :
-
Tao đây bây ơi.
Bà
Năm tắt vô tuyến truyền hình trong sự chẳng đặng đừng nhưng bà không tiếc
cho lắm, vì đến đoạn này bà cũng đoán được kết cuộc vở tuồng như thế nào, bước
ra cổng bà thấy một thanh niên bên cạnh cô Hai vé số , bà Năm buộc miệng hỏi cô
Hai :
- Ai
vậy Hai.
Cô
Hai vé số đáp :
- Dạ
ông xã con nè má Năm, hôm nay con dẫn anh đến làm quen má Năm cho vui.
Bà
Năm gật đầu chào rồi mở cổng cho hai vợ chồng Hai vé số vô nhà:
Vốn
thân nhau tư trước, rồi qua vụ trúng số nhờ cái vía của Hai vé số đem may mắn đến
cho mình nên bà Năm xem cô Hai vé số như con cháu trong nhà , hai bên chẳng còn
câu nệ gì nói nói cười cười trò chuyện rất thân tình. Sau lần đó vợ chồng Hai
vé số đến chơi thường xuyên hơn khiến bà năm vui và cảm thấy căn nhà thêm phần ấm
cúm khi nà quyết định nhận vợ chồng cô Hai vé sô làm con nuôi..
Một
hôm bà Năm vừa định đóng của đi ngủ, chợt thấy thằng Tiến chồng cô Hai vé số vừa
đến nơi, bà ngạc nhiên hỏi :
- Gì
đó con, bây đây còn con Hai đâu, vô uống nước con .
Bà mở
cửa cho Tiến vào, anh ta trần tình với bà là do cô Hai vé mời số về quê gấp
sáng nay vì mẹ ruột lâm trọng bệnh ngoài quê, không kịp đến giã từ bà Năm, rồi
anh viện cớ ở nhà một mình buồn xin qua ở chung nhà má nuôi ít hôm cho vui, bà
Năm vốn người thật thà mà hơn nữa Tiến là con nuôi nên bà dồng ý ngay không
chút nghi ngại.
Đang
mơ màng trong giấc điệp, ba Năm nghe văng vẳng bên tai :
- Dậy
mau bà già, cấm la lớ quớ tui thụi bà một dao là chầu ông bà sớm nghe bà già.
Giật
mình thức dậy bà tưởng chừng mình đang trong giấc mơ nào đó, dụi mắt nhìn kỹ bà
thấy thằng Tiến với hai thằng lạ hoắc đang lăm lăm con dao cầm trên tay, trừ Tiến
ra hai tên nọ với gương mặt hung tợn , một thằng hất hàm hỏi bà với giọng anh
chị :
- Bà
kia tui nghe bà trúng độc đắc tiền nhiều lắm, chia lại tụi này một mớ để sống
coi, ba giấu giếm là chết với tụi tui nghe chưa bà.
Run
lập cập bà Năm nói :
-
Tui xây nhà và mua sắm đồ đạc chẳng còn nhiều đâu mấy chú, thôi để tui giao cho
mấy chú luôn.
Bà
Năm nhìn mặt Tiến như dò xét tại sao có cớ sự như vầy, Tiến thấy ánh mắt cầu cứu
của bà Năm, dường như Tiến xấu hổ với sự tiếp tay của mình với bọn cướp nên Tiến
nhanh chóng tranh ánh mắt của bà Năm,
Cọc
tiền của bà Năm trao được chia ba phần, trong đó Tiến con nuôi bà được một phần,
ba Năm để ý thằng Tiến cầm tiền một cách hững hờ, thái độ nó nói lên sự sợ sệt
khi đang làm điều trái với lương tâm, mà quả vậy Tiến đang ăn năn khi tay trót
nhúng chàm, một trong hai tên kia dường như đang đói bụng hắn lao nhanh đến tủ
lạnh lấy một ly chè Sâm bổ lượng bà Năm để dành cho thằng Nhân cháu bà, nó lấy
muỗng định múc ăn , bà Năm bất bình lên tiếng:
-
Chú ơi, tiền chú lấy rồi còn ly chè đó của cháu tui chú đừng đụng đến.
Tên
cướp nghe bà Năm nói vậy nó quăng ly chè ra ngoài sân vỡ tan tành, lúc này thằng
Tiến quá bất nhẫn với thái độ của thằng kia nó lao đến đánh túi bụi vào thằng nọ,
tên cướp còn lại nhào vô can gián, thằng Nhân lúc này tĩnh ngủ, biết cướp đang
hành hung ngoại mình phía trước nên Nhân lòn ra cửa sau hô hoán lên để bà con đến
cứu giúp.
Bà
con xúm lại tóm cổ cả ba người trước khi cảnh sát đến, Thằng Tiến với gương mặt
buồn buồn nó lén nhìn bà Năm như với ngụ ý có gì bà nói đỡ cho nó một tiếng để
nhẹ tội phần nào, hiểu ý nó bà Năm đến bên một người dường như sếp của các cảnh
sát đến " ăn kết" vụ cướp:
-
Chú ơi ! Thằng Tiến con tui nó lỡ dại thông đồng với hai thằng kia, nhưng nó đã
đánh lại hai thằng đó để bênh vực cho tôi, mong mấy chú ghi nhận giảm bớt tội
cho cháu.
Bà
Năm xoay qua nói với Tiến :
-
Con dại dột quá, nhưng thôi lỡ rồi má không trách con đâu vì con biết hối cải,
con làm lại từ đầu đi, mãn hạn về với má, để khi nào con Hai đi thăm nuôi con
má sẽ đi theo.
Thằng
Tiến quỳ xuống lạy bà Năm như tế sao, nó thổn thức :
-
Con tạ tội với má, con thật sự không sáng đáng với sự yêu thương của má, mong
má chăm sóc con Hai giúp con.
Ông
Cảnh sát già đỡ thằng Tiến đang rồi ông nói :
-Chú
em mầy có bà mẹ tuyệt vời như vậy mà không giữ gìn, bậy hết sức nói.
Nói
xong ông đẩy nhẹ lưng thằng Tiến để cùng ra xe chở tù với hai thanh niên đồng bọn.
Vừa
đặt chân lên bục của chiếc xe chở tù, Tiến nghe bà Năm kêu lên :
-
Khoan Tiến ơi, má gửi con cái này.
Bà
Năm ráng sức chạy nhanh đến bên Tiến, bà đặt vào tay nó một tượng ngài Quán thế
âm bồ tác , rồi bà căn dặn :
-
Đây là tượng mẹ hiền Quán thế âm rất linh hiển , di vật này của bà cố của má
truyền lại đến bây giờ, má để dành cho thằng Nhân cháu ngoại của má, nhưng nay
con vướng vòng lao lý nên con cần hơn, con nhớ một điều đồng tiền phải là mồ
hôi nước mắt làm ra thì mới là tiền của mình, ông bà mình có câu : "Của
phi nghĩa có giàu đâu" , má chỉ dành lại một ít tiền, số còn lại má sẽ bố
thí hết cho những mảnh đời khổ cực như má ngày xưa, phần con nhớ niệm danh hiệu
ngài khi gặp điều không vui nhe con .
Nước
mắt lưng tròng Tiến bùi ngùi gật đầu bước lên xe để làm lại từ đầu cho cuộc đời
mình, nhìn chiếc xe tù rú còi inh ỏi phóng nhanh ra đường bỏ lại đám bụi mù bay
lởn vởn trong không gian buồn tẻ một buổi sáng trời u ám , bất chợt bà Năm ngước
mặt nhìn lên khoảng trời không , bà buộc miệng:
- Cuộc
sống thật vô thường
Viết
xong 3.9.2017. - 19h19
No comments:
Post a Comment